Các Luật điều chỉnh Ngân hàng phát hành và người yêu cầu

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN THANH TOÁN QUỐC TẾ THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ CHO VIỆC SỬ DỤNG CÁC PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI VIỆT NAM” (Trang 25 - 26)

4. Phương thức tín dụng chứng từ

4.1.3.Các Luật điều chỉnh Ngân hàng phát hành và người yêu cầu

Căn cứ Khoản 1, Điều 11, Nghị định số 64/2001/NĐ-CP Về hoạt động thanh toán

qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thì các dịch vụ thanh toán bao gồm:

a. Cung ứng phương tiện thanh toán; b. Dịch vụ thanh toán trong nước; c. Dịch vụ thanh toán quốc tế; d. Dịch vụ thu hộ, chi hộ;

e. Dịch vụ thanh toán khác do Ngân hàng Nhà nước quy định.

Theo đó, tại Khoản 2, Điều 11 lại quy định “Ngân hàng được thực hiện các dịch vụ thanh

toán sau đây:

- Thực hiện dịch vụ thanh toán quy định tại các điểm a, b, d khoản 1 Điều này cho các tổ chức tín dụng khác, tổ chức và cá nhân;

- Thực hiện dịch vụ thanh toán quy định tại điểm c khoản 1 Điều này cho các tổ chức tín dụng khác, tổ chức và cá nhân nếu được Ngân hàng Nhà nước cho phép; ”

Như vậy, với 2 chủ thể là Ngân hàng phát hành L/C và doanh nghiệp thì Ngân hàng thương mại được Ngân hàng nhà nước cho phép chỉ được cung cấp dịch vụ thanh toán quốc tế cho các doanh nghiệp được phép. Về phía doanh nghiệp, theo Điều 3 của Nghị định trên “Chủ tài khoản tài khoản thanh toán là người đứng tên mở tài khoản. Đối

với tài khoản của cá nhân, chủ tài khoản là cá nhân đứng tên mở tài khoản. Đối với tài khoản của tổ chức, chủ tài khoản là người đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền của tổ chức mở tài khoản”. Ngoài ra, Ngân hàng phát hành và doanh nghiệp cũng

lần lượt phải tuân thủ các quy định khác của Luật các tổ chức tín dụng 2010 và Luật doanh nghiệp 2005.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN THANH TOÁN QUỐC TẾ THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ CHO VIỆC SỬ DỤNG CÁC PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI VIỆT NAM” (Trang 25 - 26)