1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH TRÀ VINH (Luận văn thạc sĩ kinh tế)

106 681 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 106
Dung lượng 0,93 MB

Nội dung

Tính cấp thiết của đề tài Châu Thành là một trong 07 huyện, thành phố của tỉnh Trà Vinh thuộckhu vực đồng bằng sông Cửu Long; vị trí địa lý của huyện nằm ven thành phốTrà Vinh, cách trun

Trang 1

NGUYỄN HỮU NGHĨA

PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP

HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH TRÀ VINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.

Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả luận văn

Nguyễn Hữu Nghĩa

Trang 3

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

4 Phương pháp nghiên cứu 3

5 Bố cục của luận văn 3

6 Tổng quan nghiên cứu 4

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CỦA MỘT ĐỊA PHƯƠNG 7

1.1 KHÁI QUÁT NGÀNH CÔNG NGHIỆP 7

1.1.1 Khái niệm ngành công nghiệp 7

1.1.2 Đặc trưng chủ yếu của ngành công nghiệp 8

1.1.3 Phân loại ngành công nghiệp 12

1.1.4 Vai trò của công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân 15

1.2 KHÁI NIỆM, NỘI DUNG VÀ CÁC TIÊU CHÍ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CỦA MỘT ĐỊA PHƯƠNG 16

1.2.1 Khái niệm phát triển công nghiệp 16

1.2.2 Nội dung phát triển công nghiệp 16

1.2.3 Các tiêu chí đánh giá phát triển công nghiệp 28

1.3 NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP 31

1.3.1 Nhóm nhân tố điều kiện tự nhiên 31

1.3.2 Nhóm nhân tố kinh tế - xã hội 31

1.3.3 Nhóm nhân tố nguồn lực 33

Trang 4

1.4.1 Phát triển công nghiệp của huyện Tiểu Cần 35

1.4.2 Phát triển công nghiệp của huyện Trà Cú 36

1.4.3 Kinh nghiệm thực tiễn cho huyện Châu Thành 37

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CHÂU THÀNH 39

2.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI TÁC ĐỘNG ĐẾN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP 39

2.1.1 Điều kiện tự nhiên 39

2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 43

2.2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HUYỆN CHÂU THÀNH GIAI ĐOẠN 2005-2012 50

2.2.1 Các chủ trương, chính sách về phát triển công nghiệp 50

2.2.2 Phát triển theo chiều rộng ngành công nghiệp 51

2.2.3 Phát triển theo chiều sâu ngành công nghiệp 67

2.2.4 Kết quả phát triển ngành công nghiệp 71

2.3 THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP .74

2.3.1 Thuận lợi 74

2.3.2 Khó khăn 75

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CHÂU THÀNH ĐẾN NĂM 2020 77

3.1 MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 77

3.1.1 Mục tiêu tổng quát 77

3.1.2 Mục tiêu cụ thể 77

3.2 ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP 78

Trang 5

3.3 CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN

HUYỆN CHÂU THÀNH ĐẾN NĂM 2020 83

3.3.1 Hoàn thiện quy hoạch phát triển công nghiệp 83

3.3.2 Giải pháp về cơ chế, chính sách 84

3.3.3 Giải pháp về vốn 85

3.3.4 Giải pháp về nguồn nguyên liệu 87

3.3.5 Giải pháp về phát triển thị tường 88

3.3.6 Giải pháp về khoa học công nghệ 89

3.3.7 Giải pháp về bảo vệ môi trường 90

3.3.8 Giải pháp về nguồn nhân lực 91

3.3.9 Giải pháp về tổ chức và quản lý 92

3.4 KIẾN NGHỊ 94

3.4.1 Đối với Trung ương 94

3.4.2 Đối với UBND tỉnh 95

KẾT LUẬN 97

TÀI LIỆU THAM KHẢO 98

QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI (bản sao)

Trang 6

CNCB : Công nghiệp chế biến

CNH-HĐH : Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa

KV NQD : Khu vực ngoài quốc doanh

KV ĐTNN : Khu vực đầu tư nước ngoàiGTSXCN : Giá trị sản xuất công nghiệpGTSL : Giá trị sản lượng

SXKD : Sản xuất kinh doanh

TSCĐ : Tài sản cố định

VLXD : Vật liệu xây dựng

Trang 7

Số hiệu

2.4 Giá trị sản xuất và giá trị tăng thêm của ngành xây dựng 47

2.6 Giá trị gia tăng ngành công nghiệp giai đoạn 2005-2012 522.7 Giá trị sản xuất và giá trị tăng thêm của ngành công nghiệp 532.8 Số lượng cơ sở sản xuất công nghiệp – TTCN 552.9 Sản phẩm chủ yếu ngành công nghiệp – TTCN 562.10 Giá tri sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế giai

2.12 Giá trị sản xuất và tốc độ tăng giá trị sản xuất ngành công

nghiệp khai thác giai đoạn 2005-2012

60

2.13 Khối lượng lưới điện hiện hữu (theo điện áp vận hành) 632.14 Giá trị sản xuất và số lao động công nghiệp 642.15 Nhận định của doanh nghiệp về trình độ thiết bị và công nghệ 66

3.2 Sản phẩm chủ yếu ngành Công nghiệp – TTCN 813.3 Bảng vốn đầu tư các ngành kinh tế đến năm 2020 82

Trang 8

hình Tên hình Trang

DANH M C SỤC SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ Ơ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ VÀ BI U ỂU ĐỒ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ

Số hiệu

1.1 Quá trình chuyển hóa các yếu tố sản xuất công nghiệp 82.1 Cơ cấu giá trị sản xuất ngành công nghiệp theo thành

phần kinh tế năm 2012

582.2 Cơ cấu ngành công nghiệp theo giá trị sản xuất năm 2012 602.1 Quy trình khai thác và chế biến sản phẩm công nghiệp 69

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Châu Thành là một trong 07 huyện, thành phố của tỉnh Trà Vinh thuộckhu vực đồng bằng sông Cửu Long; vị trí địa lý của huyện nằm ven thành phốTrà Vinh, cách trung tâm thành phố khoảng 7 km về hướng Đông Nam.Huyện có tiềm năng phát triển nông nghiệp và công nghiệp như điều kiệnthiên nhiên ưu đãi, sản lượng nông nghiệp, công nghiệp, thủy sản, nguồn laođộng dồi dào,… Thực tiễn cho thấy, sau hơn 20 mươi năm từ khi tái lập tỉnhTrà Vinh, huyện Châu Thành tập trung phát triển nông nghiệp cũng chỉ “đủăn” và bước đầu giải quyết được việc làm cho lao động nông thôn, xóa đượcđói nghèo; thu nhập bình quân đầu người chỉ đạt khoảng 600USD/người/năm; chưa tạo được sự phát triển mạnh mẽ, đột phá Bài toán banđầu là muốn phát triển kinh tế - xã hội phải quan tâm nhiều hơn cho phát triểncông nghiệp trên cơ sở tiềm năng và thế mạnh của huyện

Vì thế, từ Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ IX (2005-2010), huyện đã xácđịnh tiềm năng lợi thế lớn của huyện là kinh tế nông nghiệp, công nghiệp vàthủy sản Từ sau Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ IX (2005-2010) và đến Đạihội Đảng bộ huyện lần thứ X (2011-2016) đã xác định tập trung phát triểncông nghiệp trên cơ sở các lợi thế và tiềm năng của huyện để phát triển kinh

tế ổn định và ngang bằng với các huyện khác trong tỉnh và ngoài tỉnh

Để thực hiện quyết tâm nêu trên, công nghiệp huyện Châu Thành cầnphát triển theo hướng nào? Với những ngành công nghiệp chủ lực gì? Cần cóbước đi, chính sách và giải pháp như thế nào? Đó là vấn đề bức thiết và là câuhỏi lớn đối với những nhà lãnh đạo, quản lý của huyện và sự quan tâm giúp

đỡ của các Sở ngành tỉnh, UBND tỉnh Vì thế, đề tài “Phát triển công nghiệp

huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh” có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc và thực hiện

Trang 10

nghiên cứu này nhằm tìm ra những giải pháp hiệu quả cho công nghiệp củahuyện phát triển ổn định, tận dụng được thế mạnh, tiềm năng của huyện vàkhắc phục các nhược điểm để khai thác các nguồn lực một cách có hiệu quả.

2 Mục tiêu nghiên cứu

2.1 Mục tiêu chung

Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn, hệ thống hóa một số lý luận cơ bản

về công nghiệp và phát triển công nghiệp theo hướng CNH-HĐH; phân tích,đánh giá thực trạng phát triển công nghiệp của huyện Châu Thành từ năm2005-2012 và đề xuất một số giải pháp phát triển công nghiệp của huyệnChâu Thành đến năm 2020

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu các nội dung về phát triển công nghiệp

và các nhân tố tác động đến phát triển công nghiệp của một địa phương cấphuyện

Trang 11

4 Phương pháp nghiên cứu

4.1.1 Phương pháp thu thập số liệu

Các số liệu thống kê, quy hoạch, báo cáo và ý kiến các chuyên gia cóliên quan đến lĩnh vực phát triển công nghiệp trên địa bàn huyện; các nghịđịnh, thông tư, văn bản của Chính phủ, Bộ Công Thương, Sở Công Thươngtỉnh Trà Vinh về lĩnh vực phát triển công nghiệp; các thông tin có liên quantrên báo, tạp chí, internet để chứng minh Luận văn có kế thừa và phát triểnkết quả của các công trình nghiên cứu trước đây

4.1.2 Phương pháp phân tích số liệu theo mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu 1: Sử dụng số liệu thứ cấp để làm rỏ cơ sở lý luận về chính

sách phát triển công nghiệp

Mục tiêu 2 và 3: Sử dụng phương pháp luận để nhận định, đánh giá số

liệu thứ cấp và phân tích thống kê mô tả, so sánh bằng cách sử dụng phầnmềm Exel

Mục tiêu 4: Tìm hiểu nguyên nhân để đưa ra một số giải pháp về phát

triển công nghiệp của huyện cho phù hợp (về thị trường, nguồn lực, khoa học

- công nghệ, môi trường - thể chế,…)

5 Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo,luận văn kết cấu thành 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển công nghiệp của một địa phương

Trang 12

Chương 2: Thực trạng phát triển công nghiệp trên địa bàn huyện ChâuThành.

Chương 3: Một số giải pháp về phát triển công nghiệp trên địa bànhuyện Châu Thành đến năm 2020

6 Tổng quan nghiên cứu

Ở Việt Nam, về lý thuyết đề cập tới vấn đề phát triển công nghiệp ở địaphương nhằm phát huy lợi thế so sánh trong việc phát triển kinh tế - xã hội đãđược đề cập trong “Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2010 vàtầm nhìn đến năm 2020”; và nhiều bài viết được đăng tải trên nhiều tạp chí vàbáo chuyên ngành

Đến nay, cũng đã có một số địa phương trong nước áp dụng thành công

mô hình phát triển công nghiệp như: Vĩnh Long, Đồng Nai, Bình Dương,

Nội dung phát triển công nghiệp cũng có nhiều cuộc hội thảo, đề án,công trình, bài báo của các cơ quan nghiên cứu và các học giả đề cập đến,như:

+ Quy hoạch phát triển các ngành công nghiệp theo vùng lãnh thổ năm

2010 và tầm nhìn đến năm 2020, đã làm công tác quy hoạch tổng thể pháttriển các ngành công nghiệp cho 06 vùng lãnh thổ (theo cách phân vùng của

Bộ Công nghiệp), trong đó có ngành CNCB nông, lâm, thủy sản

+ Đề tài của TS.Lê Thế Tiệm - Viện Kinh tế Nông nghiệp - Bộ Nôngnghiệp và Phát triển Nông thôn (2001) “Nghiên cứu chính sách và giải phápphát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong bảo quản, chế biến và tiêu thụ một

số sản phẩm nông nghiệp” Đối tượng nghiên cứu là các Doanh nghiệp nhỏ vàvừa thực hiện quá trình bảo quản và chế biến các loại nông sản chủ yếu

+ Luận án tiến sĩ kinh tế của Nguyễn Thị Kim Anh “Phương hướng vàcác giải pháp chủ yếu phát triển CNCB thủy sản xuất khẩu tỉnh Khánh Hòa”(2002) Đề tài nghiên cứu một nhóm ngành cụ thể trên địa bàn tỉnh Khánh

Trang 13

Hoà - tỉnh có nhiều lợi thế về phát triển CNCB thủy sản Tác giả cho rằng,CNCB thủy sản xuất khẩu là một trong các ngành được nhiều quốc gia quantâm đầu tư phát triển (nhất là các quốc gia có lợi thế về biển) vì các ưu thế vềvốn đầu tư không quá lớn, tận dụng được nguồn nhân công trong nước và tạothuận lợi cho mở rộng quan hệ thương mại và giao lưu quốc tế Tuy nhiên,CNCB thủy sản xuất khẩu có những đặc trưng rất cơ bản, nó chi phối và tácđộng trực tiếp đến kết quả SXKD của ngành kinh tế - kỹ thuật này, buộc cácnhà sản xuất và quản lý phải quan tâm đến nó.

+ Đề tài “Định hướng và giải pháp phát triển ngành CNCB phục vụmục tiêu xuất khẩu trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh” của Viện Nghiêncứu Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, do TS Bùi Thị Minh Hằng làm chủnhiệm Đề tài đã đề xuất những luận cứ khoa học làm cơ sở cho việc địnhhướng phát triển ngành CNCB phục vụ mục tiêu xuất khẩu trên địa bàn TP

Hồ Chí Minh và các giải pháp thực hiện, các chính sách và biện pháp hỗ trợcần thiết

+ Bài viết “Lao động ngành chế biến nông, lâm sản Việt Nam trướchội nhập kinh tế” của tác giả Nguyễn Mạnh Dũng, đăng trên Tạp chí Nôngnghiệp và Phát triển Nông thôn, đã nêu quá trình phát triển và những thànhtựu đạt được của ngành chế biến nông, lâm sản Việt Nam trong nền kinh tếhàng hoá Tác giả đi vào phân tích thực trạng lao động trong ngành chế biếnnông, lâm sản; đồng thời, đề xuất định hướng phát triển của ngành chế biếnnông, lâm sản trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

+ Nghiên cứu của GS.TS.Nguyễn Kế Tuấn (2004), “Phát triển CNCBnông, lâm sản xuất khẩu”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số 82, tr.68 Bài viếttrên cơ sở đánh giá khái quát tình hình phát triển một số nhóm sản phẩmCNCB Việt Nam, đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm phát triển CNCBnông, lâm sản xuất khẩu Việt Nam thời gian tới

Trang 14

+ Kinh tế Phát triển “2010” của PGS.TS Bùi Quang Bình đã đề cập tới

sự phát triển công nghiệp trong phát triển gắn với các mô hình khác nhau như:

Mô hình ngành công nghiệp tập trung; mô hình phát triển cân đối và khôngcân đối; mô hình kết hợp phía trước và phía sau; mô hình bốn con đường pháttriển công nghiệp

+ PGS.TS Bùi Quang Bình (2011) đề cập tới điều kiện để phát triểncông nghiệp nói chung và CNCB nói riêng trên cơ sở nâng cao chất lượngnguồn nhân lực

+ Bài viết về “Phát triển bền vững tài nguyên khoáng sản” của TS.Nguyễn Đức Quý, Hội Tuyển khoáng Việt Nam - 2010

+ Bài viết về “Xây dựng mô hình phát triển bền vững cho ngành côngnghiệp khai khoáng Việt Nam” của PGS.TS Nguyễn Cảnh Nam và ThS.Đinh Văn Sơn - 2010

+ PGS.TS Phan Đăng Tuất (2011), Quy hoạch phát triển công nghiệptỉnh Trà Vinh đến năm 2020

Ngoài ra, còn có nhiều hội thảo, hội nghị, liên quan đến vấn đề pháttriển CNCB nông, lâm, thủy sản nói chung, như: “Đề án phát triển CNCBnông, lâm, thủy sản đến năm 2010” của Cục Chế biến nông, lâm sản và nghềmuối; các bài viết khác của các tác giả đăng tải trên tạp chí, báo, trang web, trong nước và quốc tế có liên quan đến phát triển công nghiệp Tuy nhiên,chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện, sâu sắc cả về lý luậnphát triển công nghiệp gắn với phát triển kinh tế của địa phương (cấp huyện).Với công trình này, sẽ đi sâu nghiên cứu các vấn đề đó Qua đó, đánh giá thựctrạng tình hình phát triển công nghiệp; và đề xuất định hướng, giải pháp nhằmphát triển ngành công nghiệp gắn với phát triển kinh tế - xã hội của huyệnChâu Thành trong quá trình CNH - HĐH

Trang 15

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP

CỦA MỘT ĐỊA PHƯƠNG

1.1 KHÁI QUÁT NGÀNH CÔNG NGHIỆP

1.1.1 Khái niệm ngành công nghiệp

Theo Từ điển Bách khoa toàn thư: Công nghiệp là một bộ phận của nềnkinh tế, là lĩnh vực sản xuất hàng hóa vật chất mà sản phẩm được “chế tạo,chế biến” cho nhu cầu tiêu dùng hoặc phục vụ hoạt động kinh doanh

Theo Từ điển tiếng Việt: Công nghiệp là toàn thể những hoạt động kinh

tế nhằm khai thác các tài nguyên và các nguồn năng lượng, và chuyển biếncác nguyên liệu gốc động vật, thực vật hay khoáng vật thành sản phẩm

Công nghiệp là ngành kinh tế thuộc lĩnh vực sản xuất vật chất - một bộphận cấu thành nền sản xuất vật chất của xã hội Công nghiệp gồm 3 loại hoạtđộng chủ yếu:

- Khai thác tài nguyên thiên nhiên tạo ra nguồn nguyên liệu để tạo rasản phẩm

- Chế biến ra các loại sản phẩm khác nhau nhằm đáp ứng các nhu cầucủa xã hội

- Hoạt động sản xuất và sửa chữa các sản phẩm công nghiệp nhằm làm

ra sản phẩm để sử dụng hoặc khôi phục giá trị sử dụng của chúng

Để thực hiện các hoạt động đó, dưới sự tác động của phân công laođộng xã hội trên cơ sở phát triển khoa học công nghệ, trong nền kinh tế quốcdân hình thành các ngành công nghiệp như: khai thác, chế biến và dịch vụ sửachữa Xét trong tổng thể quá trình tái sản xuất xã hội, khai thác là hoạt độngkhởi đầu toàn bộ quá trình sản xuất công nghiệp, có nhiệm vụ cắt đứt mối liên

hệ trực tiếp của đối tượng lao động với điều kiện tự nhiên Chế biến là hoạt

Trang 16

động sử dụng các tác động cơ học, lý học, hóa học và sinh học làm thay đổihình dáng, kích thước, tính chất của các loại nguyên liệu để tạo ra các sảnphẩm trung gian và tiếp tục chế biến ra các sản phẩm cuối cùng đưa vào sửdụng trong sản xuất và sinh hoạt

Như vậy, công nghiệp là quá trình sản xuất ra sản phẩm để sử dụng,hay để trao đổi trong thương mại và đảm bảo sản phẩm đó không vi phạmpháp luật Về thực chất công nghiệp là quá trình chuyển hóa các yếu tố đầuvào biến chúng thành các sản phẩm hoặc dịch vụ ở đầu ra Ta có thể hìnhdung quá trình này qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 1.1 Quá trình chuyển hóa các yếu tố sản xuất công nghiệp

1.1.2 Đặc trưng chủ yếu của ngành công nghiệp

Quá trình sản xuất xã hội là sự tổng hợp của hai mặt: mặt kỹ thuật củasản xuất và mặt kinh tế - xã hội của sản xuất Do sự phát triển của phân cônglao động xã hội, các ngành sản xuất vật chất được chia thành nhiều ngànhkinh tế như công nghiệp, nông nghiệp, ngư nghiệp, lâm nghiệp, xâydựng,v,v Song, xét về phương diện sự khác biệt về công nghệ sản xuất,công nghiệp và nông nghiệp được coi là hai ngành lớn có tính chất đại diện,còn các ngành kinh tế khác chỉ là những dạng đặc thù của hai ngành này Từ

đó, việc xem xét các đặc trưng của công nghiệp chủ yếu là xem xét sự khác

Trang 17

nhau giữa công nghiệp và nông nghiệp trên cả hai mặt kỹ thuật sản xuất vàkinh tế - xã hội của sản xuất

a Đặc trưng về kỹ thuật sản xuất

- Về công nghệ sản xuất:

Sản xuất công nghiệp chủ yếu sử dụng các phương pháp cơ học, lý học,hóa học và quá trình sinh học làm thay đổi hình dáng, kích thước và tính chấtcủa nguyên liệu để làm ra các sản phẩm phục vụ sản xuất hoặc sinh hoạt;trong khi đó, sản xuất nông nghiệp chủ yếu sử dụng quá trình sinh học thểhiện ở quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng và vật nuôi Trongquá trình sản xuất nông nghiệp, các phương pháp cơ học, lý học, hóa học (làmđất, bón phân, sử dụng các phế phẩm hóa học…) chỉ là những tác động làmcho cây trồng, vật nuôi thích ứng với điều kiện môi trường tự nhiên hoặc rútngắn chu kỳ sản xuất nông nghiệp

Nghiên cứu đặc trưng về công nghệ sản xuất có ý nghĩa quan trọng vớiviệc tổ chức sản xuất và ứng dụng những thành tựu mới của khoa học côngnghệ thích ứng với từng ngành

- Về sự biến đổi của đối tượng lao động sau mỗi chu kỳ sản xuất:

Sau mỗi giai đoạn của quá trình công nghệ, các đối tượng lao động vànguyên liệu của công nghiệp có sự thay đổi về hình dáng, kích thước và tínhchất Trong sản xuất công nghiệp, từ một loại nguyên liệu có thể tạo ra nhiềuloại sản phẩm có giá trị sử dụng khác nhau Trong khi đó, quá trình sản xuấtnông nghiệp, đối tượng lao động, gồm các loại động, thực vật khác nhau, cóthể có sự thay đổi về hình dáng, kích thước, nhưng cuối quá trình sản xuất,người ta thu được sản phẩm giống như nguyên liệu ban đầu nhưng với khốilượng lớn hơn

Nghiên cứu đặc trưng này của quá trình sản xuất công nghiệp, có thểthấy rõ khả năng của sản xuất công nghiệp và ý nghĩa thiết thực với việc tổ

Trang 18

chức sản xuất, tổ chức lao đông trong công nghiệp.

- Về công dụng kinh tế của sản phẩm:

Trong khi sản phẩm nông nghiệp chủ yếu đáp ứng nhu cầu ăn uống củacon người và dùng làm nguyên liệu cho một số ngành công nghiệp sản xuấthàng tiêu dùng, thì sản phẩm công nghiệp có khả năng đáp ứng hầu hết mọinhu cầu của sản xuất và đời sống, phát triển khoa học công nghệ của nền kinh

tế quốc dân Công nghiệp là ngành kinh tế duy nhất sản xuất các loại tư liệulao động, từ những công cụ, dụng cụ thủ công đơn giản, tới hệ thống máymóc có trình độ hiện đại Do đó, sự phát triển công nghiệp có tác động trựctiếp và to lớn đến quá trình hiện đại hóa nền kinh tế, phát triển sản xuất vànâng cao mức sống của dân cư

- Về mức ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên đến quá trình sản xuất:Sản xuất nông nghiệp chịu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên nhiều hơn

so với sản xuất công nghiệp Các yếu tố về thổ nhưỡng, địa hình, thời tiết, khíhậu,v.v được coi là điều kiện không thể thiếu để phát triển trồng trọt và chănnuôi Trong quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp, việc bố trí các loạicây trồng, vật nuôi phải đảm bảo thích ứng với điều kiện tự nhiên của từngvùng Tuy các thành tựu khoa học công nghệ được ứng dụng ngày càng rộngrãi trong sản xuất nông nghiệp, nhưng tình trạng phụ thuộc vào điều kiện tựnhiên của sản xuất nông nghiệp vẫn không thể khắc phục được Trong khi đó,các ngành sản xuất công nghiệp khác nhau chịu ảnh hưởng của điều kiện tựnhiên ở mức độ khác nhau: các ngành công nghiệp khai thác chịu ảnh hưởngcủa điều kiện tự nhiên với mức độ lớn hơn các ngành công nghiệp chế biến.Với sự phát triển của khoa học công nghệ, công nghiệp có thể phát triển mạnhngay cả khi điều kiện tự nhiên không thuận lợi

Đặc trưng này cho thấy công nghiệp có khả năng sản xuất cao hơnnông nghiệp và cũng như vai trò chủ đạo của công nghiệp trong nền kinh tế

Trang 19

được xác định như vấn đề tất yếu.

b Đặc trưng về kinh tế - xã hội của sản xuất

- Về trình độ xã hội hóa sản xuất:

Công nghiệp là ngành có trình độ xã hội hóa cao Một sản phẩm côngnghiệp thường là kết tinh lao động của nhiều đơn vị khác nhau, các đơn vị này

có thể trong cùng một tổ chức, hoặc thuộc các tổ chức khác nhau được phân

bố ở những địa điểm khác nhau Sự liên kết giữa chúng, từ khâu nghiên cứuthiết kế sản phẩm tới khâu tiêu dùng sản phẩm và các dịch vụ sau bán hàngtạo thành chuỗi có liên kết chặt chẽ Quan hệ liên kết này không chỉ thực hiệngiữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành, mà còn thực hiện giữa cácngành khác nhau Sản xuất nông nghiệp cũng đạt tới trình độ xã hội hóa nhất định,nhưng ở trình độ thấp hơn nhiều so với công nghiệp Các khâu của quá trình sảnxuất có thể thực hiện ở phạm vi hẹp, thậm chí chỉ ở phạm vi hộ nông dân

- Về đội ngũ lao động:

Sự phát triển công nghiệp kéo theo sự phát triển đội ngũ lao động côngnghiệp Do những đặc trưng về kỹ thuật sản xuất, công nghiệp đại diện chophương thức sản xuất mới, lao động công nghiệp có tư duy, tác phong và kỷ luậtcao, nhanh nhạy với sự thay đổi của môi trường và có những đổi mới mang tínhcách mạng Sự phát triển của công nghiệp dẫn đến sự phát triển của đội ngũ laođộng công nghiệp cả về số lượng và chất lượng Trong khi đó, nền sản xuất nôngnghiệp mang tính phân tán, trình độ kỹ thuật thấp, lao động nông nghiệp có chấtlượng thấp hơn, tính bảo thủ cao hơn, sự đổi mới và khả năng thích ứng với cáimới chậm hơn so với lao động công nghiệp Hơn nữa, tương ứng sự thay đổi vịtrí các ngành trong cơ cấu kinh tế, tỷ trọng lao động nông nghiệp trong cơ cấulao động xã hội ngày càng giảm Liên minh giữa giai cấp công nghiệp và giaicấp nông dân là nhân tố đảm bảo sự thành công của cách mạng dân tộc dân chủ,trong đó, giai cấp công nhân luôn giữ vai trò lãnh đạo

Trang 20

- Về quản lý công nghiệp:

Do trình độ kỹ thuật ngày càng hiện đại, trình độ xã hội hóa ngày càngđược nâng cao, phân công lao động xã hội ngày càng sâu sắc, quản lý quátrình sản xuất công nghiệp được thực hiện hết sức chặt chẽ và khoa học Đó làđiều kiện để bảo đảm quá trình sản xuất diễn ra liên tục với hiệu quả kinh tếcao Các phương pháp quản lý công nghiệp ngày càng được hoàn thiện gắnvới ứng dụng mới của thành tựu khoa học công nghệ và ngày càng hiện đại.Các phương pháp và mô hình quản lý công nghiệp thường được coi là hìnhmẫu cho đổi mới quản lý các ngành kinh tế quốc dân, trong đó có nôngnghiệp

Nghiên cứu các đặc trưng của công nghiệp có thể thấy rõ hơn những ưuthế về công nghiệp, điều kiện bảo đảm công nghiệp có được vai trò lãnh đạodẫn dắt các ngành kinh tế quốc dân trong quá trình xây dựng nền kinh tế

1.1.3 Phân loại ngành công nghiệp

Với sự phát triển của khoa học công nghệ và phân công lao động xãhội, công nghiệp phát triển thành nhiều bộ phận khác nhau, các bộ phận ấyđược xác định theo những căn cứ khác nhau và có những đặc trưng khácnhau Phân loại ngành công nghiệp thực chất là xác định những tiêu chí đểphân chia công nghiệp thành những bộ phận khác nhau, làm cơ sở để xác địnhnhũng nội dung và phương pháp quản lý phù hợp hướng tới mục tiêu pháttriển hài hòa và có hiệu quả giữa các bộ phận

a Phân loại theo công dụng kinh tế của sản phẩm

Xem xét công dụng kinh tế của sản phẩm là xem xét một cách tổngquát sản phẩm công nghiệp đáp ứng nhu cầu tiêu dùng sản xuất hay nhu cầutiêu dùng cá nhân Theo công dụng kinh tế của sản phẩm, công nghiệp đượcchia thành công nghiệp sản xuất tư liệu sản xuất và các ngành công nghiệpsản xuất tư liệu tiêu dùng và được xếp tương ứng vào các ngành nhóm A và

Trang 21

nhóm B Trong thực tế, người ta thường quy ước sắp xếp các doanh nghiệpcông nghiệp sản xuất tư liệu sản xuất vào nhóm công nghiệp nặng và cácdoanh nghiệp công nghiệp sản xuất tư liệu tiêu dùng vào nhóm công nghiệpnhẹ Nếu sản phẩm của một doanh nghiệp công nghiệp vừa có thể dùng làm

tư liệu sản xuất, vừa có thể dùng làm tư liệu tiêu dùng, thì việc sắp xếp lại căn

cứ vào tỷ trọng sản phẩm chủ yếu đáp ứng loại nhu cầu nào

Phân loại công nghiệp theo cách này là cơ sở quan trọng để kế hoạchhóa phát triển công nghiệp bảo đảm sự cân đối giữa sản xuất tư liệu sản xuất

và sản xuất tư liệu tiêu dùng phù hợp với yêu cầu cụ thể của đất nước và quan

hệ kinh tế với nước ngoài

b Phân loại theo phương thức tác động đến đối tượng lao động

Quá trình sản xuất công nghiệp là quá trình người lao động sử dụng tưliệu lao động tác động đến đối tượng lao động để tạo ra sản phẩm Những loạisản xuất sử dụng tư liệu lao động cắt đứt mối liên hệ trực tiếp của đối tượnglao động với các điều kiện tự nhiên để tạo ra các sản phẩm thô được xếp vàocông nghiệp khai thác Đối tượng lao động của công nghiệp khai thác là cácloại đối tượng lao động do tự nhiên tạo ra, sự phát triển gắn liền với điều kiện

tự nhiên; sản phẩm thường là các loại nguyên liệu nguyên thủy Các loại sảnxuất sử dụng tư liệu lao động với các phương pháp cơ học, lý học, hóa học vàsinh học làm thay đổi hình dáng, kích thước và tính chất của nguyên liệu đểtạo ra các sản phẩm trung gian và sản phẩm cuối cùng được xếp vào côngnghiệp chế biến

Cách phân loại này là cơ sở kế hoạch hóa cân đối giữa công nghiệpkhai thác và công nghiệp chế biến Sự cân đối này không phải hiểu theo quy

mô và tốc độ phát triển khai thác một loại tài nguyên nào thì phải tương ứngvới quy mô và tốc độ chế biến loại tài nguyên đó Sự cân đối giữa chúng phảixem xét phù hợp với trình độ phát triển của công nghiệp trong quá trình công

Trang 22

nghiệp hóa, hiện đại hóa và quá trình hợp tác kinh tế quốc tế của đất nướctrong thời kỳ đổi mới.

c Phân loại theo sự tương đồng về kinh tế - kỹ thuật

Hệ thống công nghệ được cấu thành bởi nhiều phân hệ; mỗi phân hệđược cấu thành bởi nhiều phần tử, mỗi phần tử là một doanh nghiệp côngnghiệp Trong đó, các doanh nghiệp công nghiệp có sự tương đồng nhất định

về công nghệ hay sản phẩm,v.v Dựa vào sự tương đồng của công dụng sảnphẩm về công nghệ sản xuất, về vật liệu sử dụng và cơ cấu lao động của cácdoanh nghiệp công nghiệp được chia ra thành các ngành chuyên môn hóakhác nhau Như vậy, ngành công nghiệp chuyên môn hóa là tập hợp cácdoanh nghiệp công nghiệp có sự tương đồng về công dụng cụ thể của sảnphẩm, về công nghệ sản xuất, về nguyên vật liệu sử dụng và cơ cấu lao động.Một ngành chuyên môn hóa tổng hợp có thể được phân chia thành các ngànhchuyên môn hóa hẹp tùy theo trình độ phát triển công nghiệp và yêu cầu quản

lý chuyên sâu

Các phân loại này là cơ sở để thực hiện quản lý theo ngành kinh tế - kỹthuật và tiến hành kế hoạch hóa cơ cấu ngành công nghiệp

d Phân loại theo hình thức sở hữu

Tương ứng với các hình thức sở hữu khác nhau, các doanh nghiệp côngnghiệp được sắp xếp vào các thành phần kinh tế khác nhau Ở Việt Nam, hệthống công nghiệp đa thành phần bao gồm: công nghiệp thuộc thành phầnkinh tế nhà nước, công nghiệp thuộc thành phần kinh tế tập thể, công nghiệpthuộc thành phần kinh tế tư nhân, công nghiệp thuộc thành phần kinh tế cá thể

và công nghiệp thuộc thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài Trong cơcấu công nghiệp đa thành phần, mỗi thành phần kinh tế có vai trò, vị trí riêng

và có quan hệ chặt chẽ với nhau tạo thành nền tảng kinh tế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa Tuy khác nhau về hình thức sở hữu, nhưng các

Trang 23

doanh nghiệp công nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đều bình đẳng vớinhau, tồn tại trong môi trường vừa cạnh tranh, vừa hợp tác với nhau Vai tròcủa Nhà nước là phải tạo lập môi trường bình đẳng cho các doanh nghiệpcùng phát triển, khai thác mọi nguồn lực trong và ngoài nước phục vụ côngcuộc phát triển kinh tế - xã hội.

e Phân loại theo trình độ trang bị kỹ thuật

Nâng cao trình độ trang bị kỹ thuật là xu hướng chung của sự phát triểncác ngành, các lĩnh vực kinh tế Nhưng trong những điều kiện nhất định, bêncạnh các doanh nghiệp hiện đại, vẫn còn các doanh nghiệp sản xuất ở trình độthủ công Theo đó, công nghiệp được chia thành hai bộ phận: công nghiệphiện đại và thủ công nghiệp Sản xuất thủ công sẽ dần được thay thế bằngmáy móc thiết bị, nhưng có những loại sản xuất hoặc những bộ phận nhấtđịnh trên dây truyền sản xuất, máy móc thiết bị không thể thay thế được laođộng thủ công Chẳng hạn, trong một số ngành sản xuất thủ công mỹ nghệ,lao động thủ công sẽ tạo nên sản phẩm độc đáo, mang đậm bản sắc dân tộcphục vụ xuất khẩu

Xét về trình độ công nghệ, công nghiệp của một địa phương sẽ gồm cácdoanh nghiệp với nhiều “tầng công nghệ” khác nhau

1.1.4 Vai trò của công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân

- Công nghiệp đóng vai trò chủ đạo đối với sự phát triển của nền kinh tế: Công nghiệp là ngành sản xuất vật chất chủ yếu trong nền kinh tế quốc

dân, vừa tạo ra tư liệu tiêu dùng, vừa tạo ra tư liệu sản xuất; trình độ phát triểncông nghiệp là một trong những tiêu chí để đánh giá trình độ phát triển kinh tếcủa một địa phương

- Công nghiệp thúc đẩy nông nghiệp và dịch vụ phát triển theo hướng CNH-HĐH: Công nghiệp tạo đầu ra và điều kiện cho nông nghiệp phát triển,

đồng thời thu hút lao động từ khu vực nông thôn, góp phần cơ cấu lại lao

Trang 24

động, nâng thu nhập và trình độ cho lao động nông thôn

- Quyết định sự thành công của quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa: Trong quá trình CNH-HĐH, công nghiệp ngày càng chiếm tỷ trọng lớn

trong GDP của nền kinh tế và có vai trò quyết định đối với quá trình tăngtrưởng kinh tế

- Góp phần phát triển lực lượng sản xuất: Công nghiệp là ngành có lực

lượng sản xuất phát triển ở trình độ cao; đội ngũ lao động có tính kỷ luật cao,trình độ tiên tiến, luôn tiếp cận với những tiến bộ khoa học - công nghệ hiệnđại, chế tạo ra các công cụ lao động mới làm cho quá trình sản xuất côngnghiệp - sản xuất của cải vật chất xã hội không ngừng phát triển

- Đảm bảo tăng cường tiềm lực quốc phòng: Với đặc điểm kỹ thuật của

ngành công nghiệp trực tiếp sản xuất ra các khí tài, phương tiện phục vụcông tác đảm bảo an ninh quốc phòng; giúp quốc gia có thêm nguồn lực đểtăng cường tiềm lực quốc phòng và góp phần đẩy nhanh tiến trình hiện đạihóa lĩnh vực an ninh quốc phòng

1.2 KHÁI NIỆM, NỘI DUNG VÀ CÁC TIÊU CHÍ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CỦA MỘT ĐỊA PHƯƠNG

1.2.1 Khái niệm phát triển công nghiệp

Phát triển công nghiệp là quá trình thực hiện phân công lao động xã hộigiữa các thành phần kinh tế, tổ chức mối liên hệ sản xuất giữa các ngành vàviệc lựa chọn địa điểm, phân bố các doanh nghiệp công nghiệp đáp ứng cácyêu cầu giảm tối đa chi phí đầu vào, chi phí tiêu thụ sản phẩm, hạ giá thànhsản phẩm Phát triển công nghiệp của địa phương được thực hiện gắn liền vớiquá trình phân bố lực lượng sản xuất, tập trung hình thành các khu côngnghiệp làm cơ sở cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội

1.2.2 Nội dung phát triển công nghiệp

Phát triển công nghiệp là quá trình vận động đi lên theo hướng ngày

Trang 25

càng hoàn thiện hơn về mọi mặt của ngành sản xuất Có nhiều cách biểu hiệnnhư hoàn thiện về chiều rộng, chiều sâu và các mối liên kết mọi mặt Chúng

ta sẽ đề cập tới từng vấn đề:

a Phát triển theo chiều rộng ngành công nghiệp

Sự phát triển công nghiệp theo chiều rộng theo các lý thuyết trong kinh

tế phát triển thường gắn liền với sự gia tăng quy mô công nghiệp Sự gia tăngquy mô này bắt đầu từ việc gia tăng các nguồn lực đi liền với gia tăng sốlượng cơ sở sản xuất hay gia tăng quy mô từng cơ sở sản xuất công nghiệp vàkết quả của quá trình đó là sản lượng công nghiệp cũng tăng theo Tỷ lệ giatăng giữa đầu vào và đầu ra tùy thuộc vào trình độ công nghệ để sản xuất đạtđược tính kinh tế của quy mô nào Trước hết chúng ta sẽ xem xét sự gia tăngsản lượng đầu ra

* Gia tăng sản lượng và giá trị sản lượng ngành công nghiệp:

Sản lượng công nghiệp là kết quả của quá trình sản xuất trong các cơ sởcông nghiệp Nếu tiếp cận theo hướng hàm sản xuất thì mức gia tăng sảnlượng công nghiệp phụ thuộc vào số lượng các yếu tố nguồn lực như vốn, laođộng và trình độ công nghệ,v.v Khi mức sản lượng công nghiệp tăng lêntheo thời gian sẽ phản ánh kết quả hoạt động sản xuất của các cơ sở côngnghiệp tăng lên Nếu giả định rằng chất lượng sản phẩm công nghiệp khôngđổi thì nền kinh tế cũng có nhiều sản phẩm công nghiệp hơn Khối lượng sảnphẩm công nghiệp tăng thêm này là cơ sở để có thể tăng tích lũy cho pháttriển sản xuất công nghiệp nói riêng và tăng vốn cho nền kinh tế cũng nhưtrang bị kỹ thuật cho nền kinh tế tốt hơn Ngoài ra, khối lượng sản phẩm côngnghiệp tăng thêm bảo đảm tăng mức tiêu dùng cho xã hội Nếu công nghệ sảnxuất trong công nghiệp tốt hơn và chất lượng sản phẩm được nâng cao sẽ tạo

ra "cú sốc công nghệ" khiến cả tổng cung và tổng cầu tăng lên kích thích nềnkinh tế phát triển

Trang 26

Quá trình sản xuất công nghiệp có nhiều sản phẩm khác nhau, thậm chí

có nhiều sản phẩm là kết quả của nhiều quá trình sản xuất khác nhau trongnhiều cơ sở sản xuất khác nhau trong chuỗi cung ứng sản phẩm Để phản ánhkết quả và sự gia tăng sản xuất công nghiệp người ta có thể sử dụng đơn vịhiện vật, nhưng chỉ cho từng loại sản phẩm mà thôi Nếu nhiều loại sản phẩmkhác nhau thì người ta phải quy ra giá trị hay tính bằng tiền Đó chính là giátrị sản lượng công nghiệp Do tính bằng giá trị nên giá trị sản lượng côngnghiệp chịu ảnh hưởng của giá dùng để tính, nên để phản ánh sự phát triểncông nghiệp người ta phải dùng giá cố định

Tiêu chí phản ánh sự gia tăng sản lượng công nghiệp và giá trị sảnlượng công nghiệp:

- Số lượng và mức tăng sản lượng sản phẩm nào đó

- Giá trị sản lượng công nghiệp Y = ∑ Pi.Qi (Pi giá sản phẩm i và Qilượng sản phẩm i)

Mức tăng GTSL công nghiệp của năm t so với năm t-1 = Yt – Yt-1

* Gia tăng số lượng và quy mô các cơ sở sản xuất:

Sự phát triển của công nghiệp theo chiều rộng có thể diễn ra nhờ nhiềungười sản xuất hay doanh nghiệp tham gia vào thị trường Khi họ tham giathêm nghĩa là số lượng cơ sở sản xuất sẽ tăng thêm Thông thường số lượngcác cơ sở tăng, chứng tỏ hoạt động của ngành công nghiệp có nhiều thuận lợi

và đạt hiệu quả trong kinh doanh Qua đó cũng chứng tỏ khả năng sản xuấtsản phẩm đã đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng, thúc đẩy các thànhphần kinh tế khác phát triển Tùy theo điều kiện của các nhà sản xuất mà quy

mô và trình độ công nghệ của mỗi cơ sở này có thể khác nhau nhưng sự giatăng số lượng sẽ kéo theo sản lượng sản phẩm gia tăng

Tiêu chí để phản ánh: số lượng và mức tăng cơ sở sản xuất

Trang 27

* Gia tăng quy mô các cơ sở sản xuất:

Quy mô sản xuất của từng cơ sở sẽ quyết định quy mô sản xuất chungcủa ngành công nghiệp Sự gia tăng quy mô sản xuất của từng cơ sở thể hiệnthông qua sự gia tăng quy mô về vốn, máy móc, lao động, nguồn nguyênliệu,

♦ Quy mô về vốn:

Vốn là nhân tố đầu vào quan trọng của doanh nghiệp Vốn giúp doanhnghiệp có thể thực hiện mua sắm trang thiết bị máy móc cho sản xuất để muanguyên vật liệu duy trì quá trình sản xuất, Muốn mở rộng quy mô sản xuấtphải bắt đầu từ tăng quy mô vốn Ngoài ra, quy mô về nguồn vốn thể hiện khảnăng tài chính của doanh nghiệp, dựa vào tiêu chí phân loại doanh nghiệptheo nguồn vốn (Theo Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 củaChính phủ) để xác định doanh nghiệp thuộc loại nào, cụ thể: Nguồn vốn từ 20

tỷ đồng trở xuống là doanh nghiệp nhỏ, từ 20 đến 100 tỷ đồng là doanhnghiệp vừa Nếu doanh nghiệp có quy mô vốn lớn thể hiện được khả năng đầu

- Mức tăng tổng tài sản của doanh nghiệp;

- Quy mô và mức tăng vốn của chủ sở hữu với doanh nghiệp;

- Tỷ lệ vốn vay/tổng tài sản của doanh nghiệp

♦ Về nguồn nguyên liệu:

Nguyên vật liệu là đối tượng lao động – một trong ba yếu tố cơ bản củaquá trình sản xuất Đối với các doanh nghiệp thì chi phí nguyên vật liệuthường chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất kinh doanh Trong

Trang 28

các nguyên vật liệu, thì nguyên liệu đầu vào giữ vai trò quyết định Ngànhcông nghiệp tồn tại và phát triển được hay không hoàn toàn phụ thuộc vàonguồn nguyên liệu có được.

Nguyên liệu của ngành công nghiệp hiện nay được cung cấp từ hainguồn chính là trong nước và nhập khẩu

Do nguồn nguyên liệu trong nước không đáp ứng đủ nhu cầu về chủngloại sản phẩm nên Việt Nam phải nhập khẩu một khối lượng tương đối lớnnguyên liệu từ các nước trong khu vực và trên thế giới Việc nhập khẩu từmột số quốc gia có nền công nghiệp chưa phát triển đang đứng trước nhữngnguy cơ bị các tổ chức phi chính phủ quốc tế lên án và yêu cầu hạn chế Cácnước này cũng đang dần phải hoàn thiện phát triển bền vững để đáp ứngnhững yêu cầu của các tổ chức quốc tế đề ra Như vậy, trong một vài năm tớiviệc nhập khẩu nguyên liệu từ các nước trên thế giới sẽ bị hạn chế rất nhiều

Để phát triển ổn định, nâng cao khả năng cạnh tranh, ngành côngnghiệp cần chủ động nguồn nguyên liệu, khai thác các thị trường cung cấpmột cách hữu hiệu nhằm đạt được mục tiêu sản xuất đảm bảo các yêu cầuquản lý chất lượng với chi phí thấp nhất có thể Nguồn nguyên liệu thực sự làmột yếu tố quan trọng, với đặc trưng của ngành công nghiệp, giải quyết đượcbài toán nguyên liệu là đã có được lợi thế nhất định trong quá trình phát triểnngành công nghiệp

♦ Về nguồn nhân lực:

Nguồn nhân lực là nhân tố quan trọng hàng đầu cho sự hình thành vàphát triển các doanh nghiệp, nó quyết định quá trình sử dụng, khai thác, táitạo, phát triển các nguồn lực khác Xã hội càng hiện đại thì vai trò của conngười càng được thể hiện rõ hơn, do đó nguồn nhân lực của doanh nghiệpđược xem là vốn quý nhất Trình độ của nguồn nhân lực thể hiện ở trình độquản lý của các cấp lãnh đạo, trình độ lành nghề của nhân viên, công nhân;

Trang 29

trình độ tư tưởng văn hóa của mọi thành viên Trình độ nguồn nhân lực cao sẽtạo ra các sản phẩm có hàm lượng kỹ thuật cao, là cơ hội để bán được nhiềuhơn, với giá cao hơn, lợi nhuận của doanh nghiệp ngày càng tăng, uy tín vàdanh tiếng doanh nghiệp ngày càng lớn Nhờ uy tín và danh tiếng đó màdoanh nghiệp có điều kiện phát triển thị trường, mở rộng quy mô, góp phầnlàm cho nền kinh tế ngày càng phát triển.

Chất lượng đội ngũ lao động, cán bộ quản lý là yếu tố quyết định hiệuquả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, qua đó ảnh hưởng đến năng lựcphát triển của doanh nghiệp Trình độ, năng lực của cán bộ quản lý ảnh hưởngrất lớn đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Nếu các thành viên có trình

độ, kinh nghiệm, khả năng đánh giá, năng động, có mối quan hệ tốt với bênngoài thì họ sẽ mang lại những lợi ích dài hạn cho doanh nghiệp Trình độ taynghề, chuyên môn nghiệp vụ của người lao động và cả lòng hăng say làm việccủa họ cũng là một yếu tố tác động mạnh mẽ đến khả năng phát triển củadoanh nghiệp Đây là tiền đề để doanh nghiệp có thể tham gia và đứng vữngtrên thị trường

Số lượng và chất lượng của nguồn nhân lực có ảnh hưởng lớn đến sựphát triển của ngành công nghiệp Những doanh nghiệp có đội ngũ lao động

kỹ thuật cao và đông đảo công nhân lành nghề có khả năng tạo ra nhiều sảnphẩm độc đáo với chất lượng cao, mẫu mã đa dạng, hấp dẫn, được ưa chuộngtrên thị trường trong và ngoài nước Cơ sở quan trọng cho việc nâng cao năngsuất lao động và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp là nguồn lao động

có trình độ chuyên môn kỹ thuật, khả năng tiếp thu tốt khoa học kỹ thuật hiệnđại và ứng dụng vào trong sản xuất Doanh nghiệp nào sở hữu được đội ngũlao động trí tuệ, tay nghề cao thì dễ dàng đi đến thành công trong sản xuất vàkinh doanh

Tiêu chí phản ánh:

Trang 30

- Số lượng và mức tăng lao động của doanh nghiệp;

- Cơ cấu lao động của doanh nghiệp

♦ Về thiết bị và công nghệ:

Những tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ có ảnh hưởng rất lớnđến sự phát triển và phân bố công nghiệp Nó không chỉ tạo ra những khảnăng sản xuất mới, đẩy nhanh tốc độ phát triển một số ngành, làm cho việckhai thác, sử dụng tài nguyên và phân bố các ngành công nghiệp hợp lý, cóhiệu quả, thay đổi quy luật phân bố sản xuất, mà còn làm nảy sinh những nhucầu mới, xuất hiện một số ngành công nghiệp mới với công nghệ tiên tiến và

mở ra triển vọng phát triển công nghiệp trong tương lai

Nhiệm vụ của các doanh nghiệp là phải nhanh chóng nắm bắt và ứngdụng tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại vào sản xuất kinh doanh, vì cácsản phẩm có hàm lượng khoa học và công nghệ cao sẽ thắng thế trong cáccuộc cạnh tranh Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phải tạo được thếmạnh trên thị trường bằng những sản phẩm có chất lượng cao làm thỏa mãnnhu cầu của người tiêu dùng, tăng khả năng cạnh tranh

Bên cạnh việc đầu tư thiết bị và công nghệ hiện đại, để sử dụng côngnghệ có hiệu quả, doanh nghiệp cần lựa chọn công nghệ thích hợp, phải đàotạo đội ngũ công nhân đủ trình độ để điều khiển và kiểm soát công nghệ, nếukhông sẽ xảy ra trường hợp công nghệ hiện đại nhưng không được khai tháchiệu quả Trong thời đại ngày nay, khoa học kỹ thuật phát triển với tốc độ lớn,các công nghệ rất nhanh chóng bị lạc hậu Vì vậy, các doanh nghiệp cần chú ý

sử dụng các công nghệ hiện đại, có độ linh hoạt cao để dễ dàng cải tiến, đổimới Doanh nghiệp được trang bị công nghệ, máy móc hiện đại, nguyên vậtliệu tốt thì mới có điều kiện nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng suất, hạgiá thành, tạo điều kiện tăng khả năng cạnh tranh

Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất không nên hiểu

Trang 31

chỉ là tăng đầu tư mua sắm những trang thiết bị mới, áp dụng những quy trìnhcông nghệ tiên tiến mà điều đặc biệt quan trọng hiện nay đối với các doanhnghiệp là phải tận dụng kỹ thuật hiện có trong doanh nghiệp Đây cũng làhướng quan trọng của nhiều nước trên thế giới, kể cả các nước phát triểnmạnh về công nghiệp Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ là biện pháp rất

cơ bản để tăng năng suất lao động và tăng hiệu quả kinh tế của sản xuất

♦ Đa dạng hóa sản phẩm của ngành công nghiệp:

Sự phát triển công nghiệp không chỉ thực hiện thông qua việc gia tăngnguồn lực cho ngành sản xuất qua đó tăng sản lượng công nghiệp Mức sảnlượng và mức tăng sản lượng phụ thuộc vào mức tăng từng sản phẩm côngnghiệp Điều này phụ thuộc vào thị trường tiêu thụ cho từng sản phẩm Nếucác sản phẩm không được liên tục đa dạng hóa theo thị hiếu của thị trường thìsản phẩm đó khó tiêu thụ và sản xuất không phát triển Do đó, yêu cầu chủngloại, chất lượng sản phẩm phải đáp ứng nhu cầu của từng đối tượng kháchhàng

Việc đa dạng hóa các sản phẩm tức là quá trình các doanh nghiệp thayđổi cải tiến mẫu mã, tăng thêm tính năng, nâng cấp hay hiện đại hóa sản phẩm

để có những sản phẩm mới thỏa mãn nhu cầu của khách hàng Tuy nhiên,điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải điều chỉnh và tăng cường các nguồn lực

để thực hiện thiết kế cải tiến hoàn thiện và phát triển sản phẩm Việc mở rộngsản phẩm này giúp cho doanh nghiệp chiếm lĩnh thị trường, nâng cao nănglực cạnh tranh của chính họ và do đó tăng sản lượng và doanh thu

Tiêu chí phản ánh đa dạng hóa sản phẩm:

- Số lượng sản phẩm mới hay cải tiến trong kỳ;

- Doanh thu từ sản phẩm mới

b Phát triển theo chiều sâu ngành công nghiệp

Sự phát triển công nghiệp về lâu dài phải dựa vào khai thác các nhân tố

Trang 32

chiều sâu hay dựa vào tiến bộ công nghệ và cải tiến tổ chức và quản lý.Những điều này sẽ được thực hiện thông qua: đầu tư đổi mới công nghệ vàcải tiến quy trình sản xuất; nâng cao trình độ tổ chức sản xuất; tổ chức liên kếttrong sản xuất

* Đổi mới công nghệ sản xuất và cải tiến quy trình sản xuất:

Công nghệ và quy trình sản xuất là cách thức để doanh nghiệp kết hợpcác yếu tố đầu vào trong sản xuất sản phẩm Công nghệ sản xuất quyết địnhchi phí sản xuất và chất lượng sản phẩm nên quyết định sự phát triển của mỗidoanh nghiệp cũng như ngành sản xuất

Đổi mới công nghệ là thay đổi cách thức kết hợp các yếu tố đầu vàotrong quá trình sản xuất để với một khối lượng đầu vào cho trước sản lượngtạo ra nhiều hơn Do thay đổi và tiến bộ công nghệ mà người ta có thể thaythế các yếu tố đầu vào Có ba xu hướng đổi mới công nghệ: trung hoà, tiếtkiệm lao động và tiết kiệm vốn Đổi mới công nghệ trung hoà là việc đổi mớicách thức kết hợp yếu tố đầu vào sao cho với một khối lượng đầu vào chotrước sản lượng tạo ra nhiều hơn nhưng khối lượng đầu vào có tỷ lệ khôngđổi Ví dụ như thực hiện chuyên môn hoá sản xuất làm tăng sản lượng đượcsản xuất ra với khối lượng lao động và tư bản cho trước do vậy mở rộngđường giới hạn khả năng sản xuất Ngoài ra, đổi mới công nghệ có thể dẫn tớitiết kiệm lao động hay tư bản: tức là sử dụng ít lao động hay tư bản Như thayđổi dây chuyền sản xuất tăng tư bản giảm lao động, hay tổ chức sản xuất tốtnhờ vậy giảm lượng lao động Ngoài ra, đổi mới công nghệ có thể dẫn tớităng năng lực của lao động hay tư bản: tức là sử dụng lao động hay tư bản.Tăng năng suất của vốn và lao động

Các phương thức đổi mới công nghệ và quy trình sản xuất:

+ Hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ (R&D):

Đổi mới công nghệ được đẩy mạnh nhờ hoạt động nghiên cứu và phát

Trang 33

triển Quá trình này thực chất gồm hai giai đoạn (1) nghiên cứu và (2) pháttriển Nghiên cứu chỉ mới đưa ra được ý tưởng sản phẩm hay phát minh sángchế về sản phẩm Phát triển là quá trình biến ý tưởng hay phát minh sáng chếthành sản phẩm hàng hóa Nhưng những hàng hóa này phải được thị trườngchấp nhận Quá trình kết hợp này làm cho các kết quả nghiên cứu được ứngdụng tạo ra sản phẩm nhanh hơn và có thể thương mại hoá được Nghĩa làcách thức sản xuất mới đã có hiệu quả kinh tế

Tuy nhiên, nghiên cứu và phát triển đòi hỏi chi phí lớn và rủi ro cao vìxác suất thành công không cao lắm mà nếu thành công thì khả năng bị saochép và vi phạm quyền sở hữu trí tuệ khá cao khiến khả năng thu hồi vốn khókhăn

+ Đầu tư trong đổi mới công nghệ sản xuất:

Đây là nguồn tài chính để thúc đẩy sự đổi mới công nghệ sản xuất.Đổi mới công nghệ có thể bằng tự nghiên cứu công nghệ mới hay tiếp nhậnchuyển giao công nghệ Hai cách này đòi hỏi đều phải có nguồn tài trợ đểthực hiện Công nghệ thường đi kèm với trang thiết bị và máy móc, do đókhoản vốn tài trợ này được coi là đầu tư

+ Chuyển giao công nghệ:

Tận dụng lợi thế của nước đi sau để có thể đi tắt đón đầu tiếp cận vớinhững công nghệ mới Để thực hiện có thể thông qua sự đầu tư vào sản xuấtcủa các công ty đa quốc gia hay mua bán chuyển nhượng bằng phát minhsáng chế từ các nước phát triển Tuy nhiên, có rất nhiều ràng buộc và rào cản

để thực hiện

Đổi mới công nghệ và thay đổi quy trình sản xuất như thế nào tùythuộc vào điều kiện của doanh nghiệp và địa phương chứ không thay thế máymóc và một cách thức riêng biệt

Kết quả của việc đổi mới công nghệ và quy trình sản xuất thể hiện rõ

Trang 34

nhất thông qua nâng cao chất lượng sản phẩm.

Sản phẩm của ngành công nghiệp cung cấp cho thị trường nội địa cũngnhư xuất khẩu Trong hiện tại và tương lai xuất khẩu sản phẩm có nhu cầu rấtlớn trên thị trường trong và ngoài nước, điều này mở ra hướng phát triển tíchcực cho các ngành công nghiệp xuất khẩu Trước hết, chất lượng sản phẩm tốtmang lại hiệu quả kinh tế cao, “chất lượng là tiết kiệm” Sở dĩ có thể khẳngđịnh như vậy bởi nếu mọi sản phẩm được sản xuất ra đều đảm bảo chất lượng,không có phế phẩm hoặc tỷ lệ phế phẩm nhỏ thì những lao động quá khứ nằmtrong nguyên liệu, trong máy móc thiết bị, trong nhà xưởng và những laođộng hiện tại để làm ra sản phẩm không bị bỏ đi (do lượng phế phẩm) mà cònđược gia tăng giá trị (nhờ đảm bảo chất lượng) Sản xuất không khuyết tật thìdoanh nghiệp không phải bỏ thêm lao động, thời gian, nguyên liệu, hao mònmáy móc để khắc phục những hư hỏng, từ đó mà tiết kiệm chi phí sản xuất.Mặt khác, chất lượng sản phẩm tốt làm cho chi phí sử dụng và chi phí môitrường giảm Như vậy, rõ ràng là chất lượng mang lại tiết kiệm cho cả quốcgia và doanh nghiệp

Chất lượng sản phẩm là yếu tố quan trọng nhất để nâng cao năng lựccạnh tranh cho sản phẩm Chất lượng cao đồng nghĩa với nhu cầu của ngườitiêu dùng được thỏa mãn cao, tạo được niềm tin và nhờ vậy mà doanh thu củadoanh nghiệp mới tăng, có điều kiện để mở rộng quy mô sản xuất và ngàycàng khẳng định vị trí trên thị trường

Do đó, vấn đề đặt ra là phải quản lý chất lượng theo các tiêu chuẩnquốc tế cũng như của Việt Nam như: ISO 9001, TQM, nhằm mang lại năngsuất và hiệu suất cao, giảm được nhiều chi phí, tạo cơ sở cho sự phát triển ổnđịnh

+ Tiêu chí phản ánh đổi mới công nghệ và quy trình sản xuất:

- Tỷ lệ trang thiết bị hiện đại trong doanh nghiệp;

Trang 35

- Tỷ lệ đổi mới trang thiết bị và công nghệ sản xuất của doanh nghiệp;

- Sự thay đổi tỷ lệ giá trị trang thiết bị máy móc mới/lao động

* Nâng cao trình độ tổ chức quản lý:

Tổ chức quản lý sản xuất là quá trình chủ thể quản lý - các nhà quản trịcủa doanh nghiệp hay tổ chức tạo ra một cơ cấu các bộ phận trong doanhnghiệp với những chức năng phù hợp bảo đảm cho tổ chức hoạt động theomục tiêu nào làm tác động, cùng với quá trình đó họ sử dụng nhiều công cụkhác nhau để điều khiển quá trình hoạt động tổ chức đó

Nâng cao trình độ tổ chức quản lý là tất yếu để tồn tại và phát triển tổchức, nếu không có quá trình hoàn thiện về cơ cấu tổ chức và cách thức quản

lý doanh nghiệp sẽ thất bại trong kinh doanh Trong bối cảnh cạnh tranh quyếtliệt và những thay đổi liên tục của môi trường kinh doanh, sự hoàn thiện vànâng cao trình độ tổ chức quản lý cho phép doanh nghiệp thích ứng với môitrường có thể đưa ra những sản phẩm mới thích hợp hơn và hiệu quả kinhdoanh cao hơn

Nâng cao trình độ tổ chức quản lý phải bắt đầu từ nâng cao trình độ củanhà quản trị các cấp thông qua đào tạo bồi dưỡng thường xuyên gắn liền vớicông tác tuyển chọn, sử dụng, đãi ngộ và đào thải

Hiện nay, các doanh nghiệp và tổ chức thường sử dụng các bộ tiêuchuẩn ISO làm tiêu chuẩn thực hiện những điều chỉnh và tổ chức hoạt độngcủa doanh nghiệp hay tổ chức của mình Điều này cũng đưa tới những thànhcông nhất định Tuy nhiên hoàn thiện tổ chức quản lý có nhiều cách khácnhau và tùy theo đặc điểm của mỗi loại tổ chức mà lựa chọn mô hình và cáchthức áp dụng khác nhau

* Tổ chức các mối liên kết trong khai thác và chế biến sản phẩm:

Liên kết có 02 loại liên kết dọc và liên kết ngang

Liên kết dọc là liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi Liên kết dọc là

Trang 36

một mô hình kinh doanh, trong đó mục tiêu chính là tạo mối liên kết giữa bảnthân doanh nghiệp và các đối tác liên quan trực tiếp đến họ như các nhà cungcấp và nhà phân phối Liên kết dọc dựa trên nguyên lý cộng sinh; để hìnhthành một liên kết dọc, phải có lộ trình, có các yêu cầu rõ ràng và các bên cầntương nhượng với nhau để đạt được liên kết.

Phương pháp này hoàn toàn không khó khăn nên có thể áp dụng trongnhiều ngành khác nhau

Liên kết ngang là liên kết giữa các tác nhân trong cùng một khâu

Đã hình thành Hiệp hội các doanh nghiệp tại một số địa phương; tuynhiên, sự liên kết giữa các doanh nghiệp trong Hiệp hội còn lỏng lẻo chưamang tính ràng buộc Mặt khác, chưa có sự liên kết giữa các doanh nghiệp vớicác chủ thể khai thác nhằm tạo nguồn nguyên liệu cho chế biến Hay nói cáchkhác, các doanh nghiệp khai thác, chế biến trong nước còn chưa chủ động liênkết với nhau để có thể đáp ứng các đơn hàng với khối lượng lớn và chưa thật

sự chia sẻ thông tin trong khai thác thị trường xuất khẩu

Tiêu chí phản ánh:

- Số lượng các nhóm liên kết khai thác và chế biến sản phẩm;

- Số doanh nghiệp tham gia vào các nhóm liên kết khai thác và chế biếnsản phẩm

1.2.3 Các tiêu chí đánh giá phát triển công nghiệp

Để đánh giá kết quả đạt được của quá trình thực hiện người ta thườngdựa vào đầu ra của quá trình đó để xem xét Do vậy, để đánh giá sự phát triểncủa công nghiệp có nhiều tiêu chí để đánh giá; tuy nhiên, ta có thể đánh giáqua những kết quả mà công nghiệp đạt được như quy mô, tốc độ phát triểncông nghiệp, năng lực cạnh tranh các sản phẩm công nghiệp,v.v Dưới đây lànhững chỉ tiêu thường dùng để đánh giá sự phát triển của công nghiệp

Trang 37

a Quy mô và tốc độ phát triển của ngành công nghiệp

Phát triển công nghiệp là sự gia tăng cả số lượng cũng như chất lượngcủa quá trình sản xuất Do đó, để xem xét sự phát triển công nghiệp, trước hết

ta có thể thấy rõ trong quy mô và tốc độ phát triển của ngành công nghiệp.Quy mô của ngành phản ánh sự gia tăng nhiều hay ít, còn tốc độ tăng trưởngđược sử dụng có ý nghĩa tương đối và phản ánh sự gia tăng nhanh hay chậmgiữa các thời kỳ và các khu vực với nhau Sự gia tăng về lượng của ngành cóthể biểu hiện dưới dạng hiện vật hoặc giá trị, và có thể xem xét qua các chỉtiêu về giá trị gia tăng hay tổng giá trị sản xuất của ngành tạo ra trong mộtthời gian nhất định

Ngày nay, yêu cầu của sự tăng trưởng trong ngành công nghiệp cũngnhư của nền kinh tế được gắn liền với tính ổn định hay việc bảo đảm chấtlượng tăng trưởng ngày càng cao Theo khía cạnh này, điều được nhấn mạnhnhiều hơn là sự gia tăng liên tục, có hiệu quả cả về chỉ tiêu quy mô và tốc độphát triển Hơn thế nữa, quá trình ấy phải được tạo nên bởi nhân tố đóng vaitrò quyết định là khoa học kỹ thuật, vốn nhân lực trong một cơ cấu côngnghiệp hợp lý Đối với các khu vực, các nước có nền công nghiệp kém pháttriển thì tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp đạt ở mức cao, tuy nhiênquy mô của ngành lại thấp hơn rất nhiều so với khu vực và nước có nền côngnghiệp phát triển Đồng thời, sự phát triển này lại mang tính không ổn định,đôi khi lại phát triển quá nóng, thể hiện chất lượng phát triển còn hạn chế

b Chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp

Trong quá trình phát triển của công nghiệp, cơ cấu giá trị gia tănggiữa các bộ phận cấu thành nên ngành công nghiệp là một trong những chỉtiêu quan trọng nhất phản ánh xu hướng vận động và mức độ thành côngcủa công nghiệp hóa Đây là tiêu chí thể hiện chất lượng của quá trình pháttriển ngành công nghiệp Đặc biệt việc phân tích cơ cấu các phân ngành

Trang 38

trong ngành công nghiệp có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá sát thựchơn sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo hướng CNH-HĐH Thôngthường cơ cấu phân ngành phản ánh sát hơn khía cạnh chất lượng và mức

độ hiện đại hóa của nền kinh tế Ví dụ, những ngành công nghiệp chế biếnđòi hỏi tay nghề kỹ thuật cao, vốn lớn hay công nghệ hiện đại như cơ khíchế tạo, điện tử công nghiệp, dược phẩm, hóa mỹ phẩm,v.v chiếm tỷ trọngcao sẽ chứng tỏ nền kinh tế đạt mức độ CNH-HĐH cao hơn so với nhữngngành công nghiệp khai khoáng, sơ chế nông sản, công nghệ lắp ráp,v.v

Ngoài ra, một số chỉ tiêu kinh tế khác cũng thường được sử dụng là cơcấu giá trị sản xuất, chỉ tiêu này phản ánh giá trị hàng năm được sản xuất rathuộc sở hữu của một nền kinh tế hay cũng có thể là một ngành kinh tế Tuynhiên, ở các nước đang phát triển giá trị sản xuất thường lớn hơn rất nhiều sovới giá trị tăng thêm tạo ra trong cùng một thời gian do hiệu quả sản xuấtchưa cao Một ưu thế của cơ cấu giá trị gia tăng là phản ánh rỏ hơn nhữngkhía cạnh khác nhau của môi trường kinh doanh và cùng với cơ cấu theo giátrị gia tăng, cơ cấu lao động của ngành cũng được phản ánh rỏ ràng hơn

c Hoạt động xuất nhập khẩu các sản phẩm ngành công nghiệp

Hầu hết các nước đã trải qua quá trình công nghiệp hóa để trở thànhmột nước công nghiệp phát triển, cơ bản đều trải qua một mô hình chungtrong cơ cấu sản xuất và cơ cấu hàng xuất khẩu là: từ chỗ sản xuất và xuấtkhẩu hàng sơ chế sang các hàng công nghiệp, lúc đầu là các loại sản phẩmcông nghiệp sử dụng nhiều lao động, kỹ thuật thấp như lắp ráp, sản phẩmdệt may, chế biến nông lâm thủy sản,v.v chuyển dần sang các loại sảnphẩm sử dụng nhiều công nghệ kỹ thuật cao như sản phẩm cơ khí chế tạo,hóa chất, điện tử,v.v Vì vậy, sự chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu côngnghiệp từ những mặt hàng sơ chế sang những loại sản phẩm chế biến dựa

Trang 39

trên cơ sở công nghệ kỹ thuật cao luôn được một trong những thước đo rấtquan trọng đánh giá mức độ thành công của CNH-HĐH.

d Năng lực cạnh tranh của các sản phẩm công nghiệp

Công nghiệp là ngành sản xuất vật chất phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt

và nhu cầu sản xuất Để đáp ứng tốt hơn những nhu cầu ngày càng cao của xãhội, ngành công nghiệp phải không ngừng nâng cao chất lượng, tính năng, đổimới sản phẩm cũng như không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh các sảnphẩm Đây là tiêu chí đánh giá khả năng đáp ứng nhu cầu trên thị trường cũngnhư chất lượng và khả năng cạnh tranh của các sản phẩm trên thị trường đốivới các sản phẩm của khu vực khác

1.3 NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP

1.3.1 Nhóm nhân tố điều kiện tự nhiên

Nhóm này bao gồm: tài nguyên thiên nhiên, tình hình ô nhiễm môitrường, sự khan hiếm năng lượng (điện, hơi đốt,…), tài nguyên (vật liệu cungứng,…), vị trí địa lý có thuận lợi hay không, việc phân bố địa lý của các tổchức kinh doanh như thế nào? Tất cả các chỉ tiêu này đều ảnh hưởng đến hiệuquả kinh doanh của doanh nghiệp Nếu nguồn tài nguyên thiên nhiên phongphú, vị trí địa lý thuận lợi giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí đầuvào, chi phí vận chuyển hàng hoá và mở rộng quy mô tiêu thụ, từ đó nâng caohiệu quả kinh doanh

1.3.2 Nhóm nhân tố kinh tế - xã hội

a Môi trường pháp lý

Môi trường pháp lý bao gồm: luật, các văn bản dưới luật,… Mọi quyđịnh pháp luật về kinh doanh đều tác động trực tiếp đến kết quả và hiệu quảkinh doanh của các doanh nghiệp Vì môi trường pháp lý tạo ra “sân chơi” đểcác doanh nghiệp cùng tham gia kinh doanh, vừa cạnh tranh lại vừa hợp tác

Trang 40

với nhau nên việc tạo ra môi trường pháp lý lành mạnh là rất quan trọng Mộtmôi trường pháp lý lành mạnh vừa tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếnhành thuận lợi các hoạt động kinh doanh của mình, vừa điều chỉnh các hoạtđộng kinh tế vi mô theo hướng không chỉ chú ý đến kết quả và hiệu quả riêng

mà còn phải chú ý đến lợi ích của các thành viên khác trong xã hội Môitrường pháp lý đảm bảo tính bình đẳng của mọi loại hình doanh nghiệp sẽđiều chỉnh các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh, cạnh tranh nhau một cáchlành mạnh; mỗi doanh nghiệp buộc phải chú ý phát triển các nhân tố nội lực,ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật và khoa học quản trị tiên tiến đểtận dụng được các cơ hội bên ngoài nhằm phát triển kinh doanh của mình,tránh những đổ vỡ không cần thiết, có hại cho xã hội

Doanh nghiệp có nghĩa vụ chấp hành nghiêm chỉnh mọi quy định củapháp luật; kinh doanh trên thị trường quốc tế doanh nghiệp phải nắm chắc luậtpháp của nước sở tại và tiến hành các hoạt động của mình trên cơ sở tôn trọngluật pháp của nước đó

Tính nghiêm minh của luật pháp thể hiện trong môi trường kinh doanhthực tế ở mức độ nào cũng tác động mạnh mẽ đến hiệu quả và kết quả kinhdoanh của mỗi doanh nghiệp

b Môi trường kinh tế

Môi trường kinh tế là nhân tố bên ngoài tác động rất lớn đến hiệu quảsản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp Trước hết, phải kể đến các chínhsách đầu tư, chính sách phát triển kinh tế, chính sách cơ cấu,…Các chính sáchkinh tế vĩ mô này tạo ra sự ưu tiên hay kìm hãm sự phát triển của từng ngành,từng vùng kinh tế cụ thể Do đó, tác động trực tiếp đến kết quả và hiệu quảkinh doanh của các doanh nghiệp thuộc các ngành, vùng kinh tế nhất định

Việc tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh, các cơ quan quản lý nhànước làm tốt công tác dự báo để điều tiết đúng đắn các hoạt động đầu tư,

Ngày đăng: 11/03/2015, 16:53

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] PGS.TS. Bùi Quang Bình (2012), Kinh tế phát triển, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế phát triển
Tác giả: PGS.TS. Bùi Quang Bình
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2012
[3] Cục Thống kê tỉnh Trà Vinh (2012), Niên giám thống kê năm 2007, 2008, 2009, 2010, 2011, 2012 Khác
[4] Huyện ủy Châu Thành (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Châu Thành lần thứ X Khác
[5] Huyện ủy Châu Thành (2013), Nghị quyết về nhiệm vụ năm 2013 Khác
[6] Sở Công Thương Trà Vinh (2012), Báo cáo hiện trạng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp 5 năm gần đây và định hướng đến năm 2015 Khác
[7] Sở Công Thương Trà Vinh (2012), Báo cáo tình hình phát triển công nghiệp tỉnh Trà Vinh năm 2012 Khác
[8] Sở Công Thương Trà Vinh (2012), Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Trà Vinh đến năm 2020 Khác
[9] Sở Tài nguyên và Môi trường Trà Vinh (2012), Hiện trạng môi trường tỉnh Trà Vinh năm 2012 Khác
[10] Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trà Vinh (2012), Quy hoạch tổng thể ngành thủy sản giai đoạn 2010-2015 và tầm nhìn đến năm 2020 Khác
[11] Sở Nông nghiệp và PTNT Trà Vinh (2011), Quy hoạch phát triển ngành nông nghiệp tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2010-2015 và tầm nhìn đến năm 2020 Khác
[12] Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn Trà Vinh (2012), Báo cáo về hiện trạng khai thác và sử dụng tài nguyên nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Trà Vinh Khác
[13] Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh (2012), Quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh đến năm 2020 Khác
[14] Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh (2012), Báo cáo tổng kết tình hình kinh tế - xã hội giai đoạn 2005-2010 và phương hướng, nhiệm vụ giai đoạn 2011-2015 Khác
[15] Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh (2012), Phê duyệt tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Châu Thành đến năm 2020 Khác
[16] Ủy ban nhân dân huyện Châu Thành, Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2005, 2006, 2007, 2008, 2009, 2010, 2011, 2012 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w