6. Phương pháp nghiên cứu
1.2.5. Cách phòng tránh BLHĐ
* Từ phía gia đình
Gia đình là tế bào của xã hội, là trường học đầu tiên của mỗi con người, việc giáo dục phòng tránh BLHĐ ngay từ trong gia đình rất quan trọng đối với mỗi đứa trẻ.
- Cha mẹ phải xây dựng hình ảnh tốt đẹp, là tâm gương cho con cái noi theo. Đồng thời, quan tâm đúng mực, nghiêm khắc giáo dục khi con mắc lỗi, tạo điều kiện cho con cái có môi trường giải trí, giao lưu, tham gia các hoạt động xã hội tích cực, lành mạnh.
- Cha mẹ có những hiểu biết về tâm sinh lý lứa tuổi HS THPT để có thể giúp đỡ các em, không nên hà khắc và áp đặt những suy nghĩ bảo thủ của bản
* Từ phía nhà trường
- Đổi mới giáo dục, chú trọng hơn nữa vấn đề giáo dục đạo đức, giáo dục giới tính, kỹ năng sống, nếp sống văn minh-thanh lịch cho học sinh.
- Phát triển vai trog công tác Đoàn, các hoạt động ngoại khóa nhằm giúp các em tham gia nhiều hơn vào các quan hệ xã hội với thầy cô và bạn bè trong và ngoài nhà trường, vui chơi giải trí lành mạnh.
- Theo dõi sát sao học sinh và kịp thời can thiệp khi phát hiện những biểu hiện BLHĐ. Sự can thiệp có mức độ và phù hợp với đặc điểm từng học sinh để có tác dụng chấn chỉnh thái độ các em ngay từ đầu.
- Kịp thời tuyên dương, nêu gương học sinh tốt trong học tập và rèn luyện đạo đức. Khen thưởng những HS có hành vi phòng tránh BLHĐ. PHát động các phong trào Phòng tránh BLHĐ trong HS THPT.
* Từ phía xã hội
- Có sự nhìn nhận đúng mức của các cơ quan chức năng về nguyên nhân BLHĐ ở HS THPT về sự suy thoái đạo đức do các các hình thức phim ảnh, các trò chơi bạo lực trên Internet… đem lại cho các em. Đồng thời phải có những chế tài xử phạt nghiêm minh đối với các hành vi BLHĐ.
- Có sự quản lý đối với các hình thức giải trí thông qua truyền hình: phim ảnh, game online…
- Tuyên truyền giáo dục nếp sống lành mạnh, an toàn cho HS THPT với các hình thức cụ thể tích cực như: phong trào bảo vệ môi trường, giúp đỡ người nghèo…