6. Phương pháp nghiên cứu
1.3.2. Đặc điểm tâm-sinh lý của học sinh lứa tuổi THPT
1.3.2.1. Đặc điểm sinh lý của học sinh THPT
So với lứa tuổi thiếu niên, sự phát triển của học sinh THPT đã đạt được sự trưởng thành và ổn định hơn nhiều. Ở lứa tuổi thiếu niên (11-15 tuổi), sự phát triển về mặt cơ thể diễn ra rất mạnh do xuất hiện hiện tượng dậy thì, làm biến đổi sâu sắc về mặt tâm lý. Đến giai đoạn này, ở các em bắt đầu thời kỳ tương đối “êm ả” về mặt sinh lý, đi dần tới sự hoàn chỉnh. Điều này thể hiện rõ ở những điểm sau:
Thứ nhất: Sự gia tăng chiều cao giảm dần (con gái khoảng 16, 17 tuổi;
con trai khoảng 17, 18 tuổi (±13 tháng). Sự phát triển hệ xương, cơ không còn mạnh mẽ như ở lứa tuổi thiếu niên mà chậm chạp hơn, song có sự cân đối, đồng đều giữa các bộ phận. Điều này giúp hình thành một cơ thể cân đối, đẹp, khỏe của người thanh niên, thay cho sự lóng ngóng, vụng về, dễ gây đổ vỡ ở lứa tuổi thiếu niên.
Thứ hai: Trọng lượng cơ thể phát triển nhanh, cân nặng của một thanh
niên 16, 17 tuổi có thể gấp đôi cậu thiếu niên 11, 12 tuổi. Các tố chất thể lực như sức mạnh, sức bền, sức dẻo dai được tăng cường.
Thứ ba: Cơ bắp, sức lực phát triển mạnh. Ở tuổi thiếu niên, sự phát
triển của hệ thống tim mạch và các tuyến nội tiết trong cơ thể hoạt động rất mạnh song thiếu sự đồng bộ, thường gây nên sự rối loạn của hệ tuần hoàn và của hoạt động thần kinh. Vì thế các em hay mệt mỏi, không có khả năng tập trung lâu vào công việc và dễ bị ức chế hoặc bị kích động mạnh. Đến thời kỳ này, các hiện tượng đó về cơ bản đã chấm dứt.
Thứ tư: Thời kỳ trưởng thành về giới tính là giai đoạn “nam thanh nữ
tú”, chấm dứt giai đoạn khủng hoảng của thời kỳ phát dục để chuyển sang thời kỳ ổn định hơn, cân bằng hơn xét cả trên các hoạt động hưng phấn, ức chế của hệ thần kinh cũng như các mặt phát triển khác của thể chất.
Thứ năm: Sự phát triển của hệ thần kinh có những thay đổi quan trọng
do cấu trúc bên trong của não phức tạp và các chức năng của não phát triển. Cấu trúc của tế bào bán cầu đại não có những đặc điểm như trong cấu trúc tế bào não của người lớn. Số lượng dây thần kinh liên hợp tăng nhanh, liên kết các phần khác nhau của vỏ não lại. Điều đó tạo tiền đề cần thiết cho sự phức tạp hóa hoạt động phân tích tổng hợp của vỏ bán cầu đại não trong quá trình học tập.
Tuổi đầu thanh niên chiếm vị trí trung gian giữa trẻ em và người lớn. Các em không còn là trẻ em nữa mà đang trở thành người lớn. Đây là giai đoạn lứa tuổi mà con người có những điều kiện thể chất thuận lợi để hoàn thiện vẻ đẹp ngoại hình của mình, tạo điều kiện cho hoạt động học tập, lao động, thể thao, nghệ thuật… phát triển mạnh mẽ.
1.3.2.2. Đặc điểm tâm lý của học sinh THPT
Ở lứa tuổi thiếu niên là lứa tuổi diễn ra nhiều chuyển biến mạnh mẽ về tâm lý, mà tính chất phức tạp của nó được phản ánh bằng những tên gọi như: “tuổi khủng hoảng”, “tuổi nổi loạn”, “tuổi bất trị”… thì sang lứa tuổi PTTH, những mẫu thuẫn, những khó khăn về lứa tuổi, sự mất cân bằng về sinh lý, tâm lý dần dần qua đi, các em được phát triển bình thường và lành mạnh. Nói
như Erick Ericson: “Đây là giai đoạn người thanh niên trẻ đang hình thành,
tìm kiếm cái bản sắc riêng có tính mục đích xã hội của mình” [21; 121]
Cũng giống như tuổi thiếu niên, đặc điểm nổi bật của học sinh lứa tuổi PTTH là muốn vươn lên làm người lớn, được độc lập, tự do quyết định mọi việc theo cách riêng của mình. Tuy vậy, vị trí của các em có tính chất không
xác định. Mặc dù các em có vóc dáng người lớn, bới người lớn quyết định nội dung và xu hướng hoạt động chính của họ. Các em vẫn phụ thuộc vào cha mẹ về vật chất và vẫn đến trường học tập theo sự chỉ đạo của người lớn. Thế những các em thực sự mong muốn được công nhận là mình đã lớn, đã trưởng thành và được tự quyết định những vấn đề liên quan đến bản thân mình. Chính vì lẽ đó, thanh niên sẽ phản ứng một cách trực tiếp hoặc ngầm ẩn đối với thái độ ứng xử của cha mẹ và những người xung quanh về “vị trí không xác định” của mình. Một mặt, cha mẹ và thầy cô giáo nhắc nhở các em đã là người lớn, đòi hỏi các em phải có tính độc lập, ý thức trách nhiệm và thái độ hợp lý…; mặt khác lại đòi hỏi các em phải thích ứng với cha mẹ và giáo viên. Xuất phát từ những lý do đó, thanh niên sẵn sàng phản ứng lại để đòi hỏi sự tôn trọng, sự bình đẳng của người lớn trong cách đổi sử, đôi khi là sự lầm lì, bất mãn hoặc cãi vã…
Ở lứa tuổi này, quá trình phát triển tự ý thức diễn ra sôi nổi, mạnh mẽ và có tính đặc thù riêng: các em có nhu cầu tìm hiểu và đánh giá những đặc điểm tâm lý của mình theo quan điểm về mục đích sống và hoài bão của mình. Chính điều này khiến các em quan tâm sâu sắc tới đời sống tâm lý, phẩm chất nhân cách và năng lực riêng. Nếu ở lứa tuổi thiếu niên, các em có thể hiểu rõ mình ở những phẩm chất nhân cách bộc lộ rõ như: lòng yêu lao động, tính cần cù, dũng cảm… thì bước sang lứa tuổi này, từ những yêu cầu của cuộc sống và hoạt động, địa vị mới mẻ trong tập thể, những mối quan hệ mới mẻ xung quanh, buộc các em phải tự ý thức được đặc điểm nhân cách của mình và hiểu rõ được những phẩm chất phức tạp, biểu hiện những quan hệ nhiều mặt của nhân cách: tinh thần trách nhiệm, lương tâm, lòng tự trọng, tình cảm, nghĩa vụ… Tuy nhiên, thanh niên mới lớn có sai lầm khi tự đánh giá. Các em thường có xu hướng cường điệu trong khi tự đánh giá bản thân mình hoặc đánh giá thấp cái tích cục, tập trung phê phán cái tiêu cực; hoặc là đnáh
giá quá cao nhân cách của mình, tỏ ra tự cao, coi thường người khác. Chính vì vậy, trong cuộc sống các em rất dễ mắc phải tự ái, khó chấp nhận ý kiến phê phán của người khác, khó chấp nhận khuyết điểm về mình đôi khi còn thể hiện sự ngông cuồng, đặt mình cao hơn người khác để chứng tỏ mình là người có bản lĩnh.
Khi bắt đầu bước vào bậc PTTH, quan niệm của các em về tình bạn có sự chuyển biến so với tuổi thiếu niên. Trước đó, việc lựa chọn bạn chơi đôi khi chỉ là sự tự phát, các em chơi theo nhóm, theo “bè”, “phe” và không thực sự quan tâm đến việc xây dựng tình bạn mang tính chất bền lâu suốt cuộc đời. Tuổi thanh niên mới lớn là tuổi mang tính chất tập thể nhất. Điều quan trọng với các em là được sinh hoạt với các bạn cùng trang lứa, là cảm thấy mình cần cho nhóm, có uy tín, có địa vị nhất định trong nhóm. Do đó việc lựa chọn nhóm bạn chơi là vô cùng quan trọng, bởi các em luôn có xu hướng hoàn thiện bản thân mình và đáp ứng các yêu cầu của nhóm đề ra cái được coi là chuẩn mực để các em soi mình vào đó, điều chỉnh, điều khiển hành vi của mình sao cho phù hợp. Việc tham dự vào các nhóm bạn bè tiêu cực tất yếu sẽ ảnh hưởng tới nhân cách và hành động của các em, làm cho các em có những biểu hiện tiêu cực trong cuộc sống, ở gia đình và trường học.
Ở học sinh THPT, điều kiện giao tiếp chủ yếu trong môi trường học đường, việc phát tiển nhu cầu, sở thích các em có xu hướng thiên về bạn bè nhiều hơn là cha mẹ. Đời sống tình cảm của các em rất phong phú. Đặc điểm đó được thể hiện rõ qua tình bạn của các em, vì đây là lứa tuổi mà những hình thức đối xử có lựa chọn đối với người nào đó trở nên sâu sắc. Các em có nhu cầu rất lớn về tình bạn tâm tình và mối quan hệ giữa nam thanh niên và nữ thanh niên được tích cực hóa một cách rõ rệt. Nhu cầu về tình bạn khác giới trở được tăng cường và ở một số em xuất hiện những “xúc cảm” đầu tiên khá mạnh mẽ, nhu cầu chân chính về tình yêu hình thành sâu sắc. Đó là một trạng
thái mới mẻ nhưng rất tự nhiên trong đời sống tình cảm của thanh thiếu niên. Vì vậy các em cần có sự giáo dục, định hướng của gia đình và nhà trường để giữ được sự trong sáng cần thiết cho tình cảm đầu đời này, không để những vấn đề liên quan đến tình bạn, tình yêu ảnh hưởng tới hoạt động học tập.
Giống như lứa tuổi thiếu niên, các em học sinh (nhất là các em học sinh lớp 10) có như cầu rất lớn trong việc tìm hiểu khám phá cuộc sống. Tuy địa vị của các am đã khác đi nhưng tính cách trẻ con vẫn bộc lộ rõ. Các em có những biểu hiện hiếu kỳ, mong muốn được hiểu, được khám phá thế giới của người lớn, bắt chước những hành động của người lớn để chứng tỏ mình cũng giống như họ. Đó là một trong những biểu hiện để chứng tỏ “cái Tôi” cá nhân của các em. Nhưng chính các em lại không nhận biết được sự nguy hiểm của việc học làm người lớn ấy, thậm chí có trường hợp cố tình đánh bòng bản thân trong mắt bạn bè.
Cũng trong giai đoạn lứa tuổi này, tính chất và nội dung học tập của các em khác nhiều so với những lứa tuổi trước đó. Các em đang đứng trước những sự lựa chọn cho mình một ngành nghề cụ thể cho tương lai gần sau khi các em tốt nghiệp PTTH. Vì vậy đời sống tâm lý các em bị chi phối rất nhiều. Hầu hết các em nhận thức được cuộc sống tương lai phụ thuộc vào cách lựa chọn nghề đúng đắn và chuẩn bị cho mình tâm thế để thi vào các trường đại học hay dạy nghề nào đó. Việc thi vào đai học đôi khi có ảnh hưởng tiêu cực đến các em nhất là đối với những em có học lực yếu. Do đó, ở lứa tuổi này, nhất là nhũng học sinh cuối cấp, các em chịu rất nhiều áp lực từ học tập, từ gia đình… Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây căng thẳng và lo âu cho các em.
Tiểu kết chương I
1. Phần lịch sử nghiên cứu chúng tôi đã tìm hiểu, nghiên cứu và trình bày một số công trình nghiên cứu về vấn đề bạo lực học đường, các hành vi sai lệch chuẩn mực của học sinh ở trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.
2. Vấn đề nhận thức của học sinh về bạo lực học đường đang được Tâm lý học quan tâm nghiên cứu. Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi đã làm rõ các khái niệm: nhận thức, học sinh THPT, bạo lực học đường; Trong đó, xây dựng
nên khái niệm nhận thức về bạo lực học đường: Nhận thức về bạo lực học đường
là sự hiểu biết của chủ thể về nội dung khái niệm bạo lực học đường và có thể vận dụng những tri thức đó vào giải quyết các mối quan hệ xung quanh và bày tỏ thái độ, điều chỉnh hành vi ứng xử của mình. Đây là khái niệm có tính chất
công cụ làm cơ sở cho chúng tôi tiến hành nghiên cứu thực tế.
Trong nghiên cứu, chúng tôi không đặt “nhận thức của học sinh” như một yếu tố cô lập, mà luôn đặt trong mối quan hệ biện chứng với các yếu tố xã hội khác. Các yếu tố đó bao gồm các yếu tố chủ quan và khách quan, trực tiếp và gián tiếp. Mặt khác trong bản thân “nhận thức của học sinh” lại có những yếu tố khác nhau và chúng có tác động qua lại lẫn nhau, trong đó có mối quan hệ rõ ràng giữa “nhận thức”, “thái độ” và “hành vi”.
Chúng tôi không chỉ đi tìm hiểu xem học sinh biết cái gì, biết như thế nào về bạo lực học đường mà còn xem xét đến mối quan hệ của nó với thái độ và tâm thế hành vi của học sinh. Trong đó, chú trọng đến tác động của nhận thức đến thái độ và tâm thế hành vi. Thông thường, khi học sinh có hiểu biết đầy đủ, đúng đắn về bản chất của bạo lực học đường thì họ sẽ có sự định hình rõ ràng về thái độ và hành vi ứng xử của mình đối với vấn đề này. Họ sẽ có xu hướng thiên về một loại thái độ nào đó, đồng tình hay phản đối, quan tâm hay thờ ơ, từ đó hình thành nên xu hướng hành vi là tham gia hay không tham gia vào việc giải quyết, hạn chế và ngăn chặn sự phát triển của vấn đề bạo lực học đường.
CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU