Mô tả mẫu nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nhận thức của học sinh trường THPT Nguyễn Trường Tộ (TP.Vinh - Nghệ An) và vấn đề bạo lực học đường (Trang 48)

6. Phương pháp nghiên cứu

2.5. Mô tả mẫu nghiên cứu

Theo kết quả từ phiếu điều tra mà chúng tôi thu được, khách thể nghiên cứu có các đặc trưng sau:

Nghề nghiệp: học sinh THPT

Các đặc trưng SL %

Giới tính Nam 106 44.2

Nữ 134 55.8

Địa bàn Trường THPT Nguyễn Trường Tộ 240 100

Xếp loại học lực Giỏi 10 4.2 Khá 92 38.3 Trung bình 134 55.8 Yếu 4 1.7 Xếp loại hạnh kiểm Tốt 120 50 Khá 104 43.3 Trung bình 16 6.7 Yếu 0 0

Tiểu kết chương II

- Về địa bàn: Trường THPT Nguyễn Trường Tộ được chọn làm địa bàn nghiên cứu vì ở đây trong những năm học qua nổi lên nhiều các vụ việc gây gổ, đánh nhau giữa các em học sinh.

- Về phương pháp:

Để thực hiện các nhiệm vụ của để tài đặt ra, chúng tôi đã sử dụng phối hợp nhiều phương pháp, công cụ nghiên cứu khác nhau, trong đó các phương pháp chủ yếu là điều tra bảng hỏi và phỏng vấn sâu. Việc tổ chức được tiến hành một cách chặt chẽ nhằm:

• Phát hiện thực trạng nhận thức của học sinh trường THPT Nguyễn Trường Tộ về bạo lực học đường

• Phát hiện các nhận tố nhận thức ảnh hưởng đến thái độ và hành vi của học sinh trường THPT Nguyễn Trường Tộ về bạo lực học đường.

CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN

Bạo lực học đường là vấn đề không thể bỏ qua đối với ai muốn xây dựng một môi trường giáo dục lành mạnh. Nhận thức về bạo lực học đường của học sinh Trường THPT Nguyễn Trường Tộ (TP.Vinh- Nghệ An) là sự hiểu biết về: khái niệm, hình thức, nguyên nhân, hậu quả của bạo lực học đường và áp dụng hiểu biết đó vào giải quyết các mối quan hệ trong trường học.

Nhiều sự việc mang tính chất bạo lực học đường đã được phản ánh qua các kênh thông tin đại chúng trong thời gian gần đây cho thấy, tuy không phải là dòng chảy chủ đạo của văn hoá học đường, song dẫu sao cũng gây nhiều lo ngại cho xã hội. Bởi vì bạo lực học đường đã vượt ra ngoài khuôn khổ của cái

gọi là “thứ ba học trò” (không còn là trò chơi nghịch ngợm, ngộ nghĩnh; không chỉ diễn ra với “nam thanh” mà còn lan mạnh trong “nữ tú”). Nếu

không kịp thời khắc phục vấn nạn bạo lực học đường thì chắc chắn hậu quả của nó không thể lường trước được. Qua kết quả nghiên nghiên cứu của mình chúng tôi cũng chỉ xin đóng góp thêm một phần nhỏ trong việc cùng cộng đồng chung tay đẩy lùi nạn bạo lực học đường.

Một phần của tài liệu Nhận thức của học sinh trường THPT Nguyễn Trường Tộ (TP.Vinh - Nghệ An) và vấn đề bạo lực học đường (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)