Nhận thức về vai trò của gia đình, nhà trường và xã hội để hạn

Một phần của tài liệu Nhận thức của học sinh trường THPT Nguyễn Trường Tộ (TP.Vinh - Nghệ An) và vấn đề bạo lực học đường (Trang 100)

6. Phương pháp nghiên cứu

3.5.2. Nhận thức về vai trò của gia đình, nhà trường và xã hội để hạn

chế bạo lực học đường

Các môi trường xã hội hóa cá nhân cơ bản bao gồm gia đình, nhà trường, nhóm bạn bè, các tổ chức xã hội và các phương tiện truyền thông đại chúng. Đây là những môi trường quan trọng trong việc cung cấp thông tin và giáo dục mỗi cá nhân về những vấn đề trong cuộc sống. Chúng tôi nghiên cứu xem, môi trường nào là nguồn cung cấp thông tin chủ yếu để hình thành nên nhận thức và thái độ của học sinh về vấn đề bạo lực học đường. Những hoạt

động giáo dục, phòng ngừa và hạn chế bạo lực học đường diễn ra như thế nào và tính hiệu quả ra sao của mỗi môi trường xã hội hóa? Cùng với đó, học sinh đã có ý thức tham gia và hòa nhập vào các hoạt động đó của các môi trường xã hội hóa như thế nào?

Bảng 3.20: Mức độ nhận thức về vai trò của gia đình, nhà trường và xã hội để hạn chế bạo lực học đường (đơn vị %)

TT Các giải pháp Cần phải làm như vậy (%) Không cần phải làm như vậy (%) Không biết có cần hay không (%) 1 Cha mẹ được học những kiến thức để

quản lý con cái

82.5 7.5 10

2 Cha mẹ cần quan tâm, chăm sóc, yêu thương con cái

94.2 1.7 4.2

3 Nhà trường có các giờ học giáo dục kỹ năng sống cho học sinh

95 4.2 0.8

4 Nhà trường có thêm nhiều hoạt động ngoại khóa để học sinh tham gia

81.7 7.5 10.8

5 Đổi mới cách học giáo dục công dân, liên hệ thực tế cuộc sống và thực hành nhiều hơn

80 7.5 12.5

6 Thầy cô giáo lắng nghe, chia sẻ khi học sinh cần

95 4.2 0.8

7 Có các hình thức xử phạt hành vi bạo lực học đường

82.5 9.2 8.3

8 Hạn chế mức tối đa các hình ảnh bạo lực phản cảm trên phim ảnh

65 13.3 21.7

9 Cấm các trò chơi game bạo lực 58.3 15.8 25.8

10 Nghiêm cấm các cơ sở kinh doanh trò chơi bạo lực

56.7 22.5 20.8

82,5 94,2 95 81,7 80 95 82,5 65 58,3 56,7 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 C1 C2 C3 C4 C5 C6 C7 C8 C9 C10

Cần phải làm như vậy Không cần làm như vậy Không biết có cần hay không

Biểu đồ 3.7: Mức độ nhận thức về vai trò của gia đình, nhà trường và xã hội

để hạn chế bạo lực học đường (đơn vị %)

* Các giải pháp từ phía gia đình

Gia đình là môi trường xã hôi đầu tiên của các em, các em học cách ứng xử và các giá trị sống thì cha mẹ nên làm gương và hướng dẫn các em sống có trách nhiệm với bản thân từ những việc nhỏ và biết cách hợp tác chia sẻ với mọi người, đấy cũng là những bước khởi đầu giúp các em nhận biết được đúng/sai, tốt/xấu trong cuộc sống.

Chúng tôi đưa ra 2 giải pháp cơ bản đứng trên góc độ gia đình giúp các em phòng tránh BLHĐ.

Bảng 3.21: Mức độ nhận thức về vai trò của gia đình, để hạn chế bạo lực học đường (đơn vị %) Các giải pháp Cần phải làm như vậy (%) Không cần phải làm như vậy (%) Không biết có cần hay không (%) Cha mẹ được học những kiến thức

để quản lý con cái

82.5 7.5 10

Cha mẹ cần quan tâm, chăm sóc, yêu thương con cái

Kết quả với tỉ lệ chọn khá cao (82.5% và 94.2%) chứng tỏ khách thể đã

có những hiểu biết về cách hạn chế BLHĐ nhờ những ảnh hưởng của cách giáo dục cha mẹ.

Yêu thương con cái không chỉ là cho chúng ăn ngon, mặc đẹp, đáp ứng mọi đòi hỏi của con cái mà không cần quan tâm đến tâm tư tình cảm, những khó khăn trong học tập và các mối quan hệ xung quanh các em. Cha mẹ cần hiểu rõ nhu cầu lớn lên của con trẻ không chỉ dừng lại ở vật chất mà còn cả về tinh thần và tình cảm, chỉ khi nào các nhu cầu này được đáp ứng thì trẻ mới phát triển toàn diện. Nhiều cha mẹ lại để cho con “mồ côi” trong chính ngôi

nhà của mình. “Cha mẹ cần quan tâm, chăm sóc, yêu thương con cái” với tỉ lệ chọn 94.2% chứng tỏ trong cuộc sống các em đang rất thiếu sự quan tâm từ

cha mẹ và chính các em đã tự đánh giá và xem trọng vai trò của cha mẹ trong nhận thức của các em về BLHĐ. Đây là điều mà các bậc phụ huynh phải suy nghĩ lại cách thể hiện tình yêu thương với các con. Chín tháng mười ngày mang nặng đẻ đau, con cái chính là hạnh phúc của cha mẹ nhưng không phải phụ huynh nào cũng biết cách yêu thương con cái. Cuộc sống hiện đại với bao bộn bề lo toan, những bữa cơm quây quần các thành viên trong gia đình thưa dần. Những câu chuyện tâm sự, thủ thỉ, chia sẻ giữa cha mẹ và con cái không còn nữa. Cho nên khi gặp vấn đề khó khăn các em chỉ biết tự mình đương đầu, tự vùng vẫy trong giới hạn nhận thức chưa đủ “chín” của bản thân mình, mặc cho hậu quả sẽ đi đến đâu!

Việc học kỹ năng làm cha mẹ, những kỹ năng để quản lý con cái cũng

rất quan trọng. Giải pháp “Cha mẹ được học cách quản lý con cái” với tỉ lệ chọn 82.5% là một minh chứng rõ nét cho sự thiếu hụt hiểu biết trong cách

giáo dục con cái của các bậc phụ huynh. Quản lý không phải nghiêm khắc bắt buộc con cái làm theo những suy nghĩ của cha mẹ, mà phải hiểu được tâm lý lứa tuổi, những mong muốn, suy nghĩ của trẻ để có thể uốn nắn, định hướng

hành vi cho trẻ. Từ cách giáo dục ấy trẻ có thể tự mình phòng tránh những mối nguy hại bên ngoài và hoàn thiện nhân cách của trẻ. Gia đình là trường học đầu tiên của trẻ, cha mẹ chính là người hướng dẫn chỉ đường. Nếu cha mẹ có kỹ năng dạy dỗ thì hành trang đứa trẻ mang trên vai để bước vào đời rất dễ dàng. Vì thế, cha mẹ, người thân trong gia đình và thầy cô nơi trường học nên biết thường xuyên khuyến khích các hành vi đúng của trẻ em - học sinh và khen ngợi khi các em làm điều hay, điều phải, việc này sẽ giúp học sinh xây dựng được hình ảnh tích về bản thân cũng như về người khác. Bản thân mỗi đứa trẻ sinh ra như một trang giấy trắng và nó sẽ hoàn thiện khi người lớn biết viết lên đó những “dòng chữ đẹp”.

* Các giải pháp từ phía Nhà trường

Bảng 3.22: Mức độ nhận thức về vai trò của nhà trường để hạn chế bạo lực học đường (đơn vị %) Các giải pháp Cần phải làm như vậy (%) Không cần phải làm như vậy (%) Không biết có cần hay không (%) Nhà trường có các giờ học giáo dục

kỹ năng sống cho học sinh

95 4.2 0.8

Nhà trường có thêm nhiều hoạt động ngoại khóa để học sinh tham gia

81.7 7.5 10.8

Đổi mới cách học giáo dục công dân, liên hệ thực tế cuộc sống và thực hành nhiều hơn

80 7.5 12.5

Thầy cô giáo lắng nghe, chia sẻ khi học sinh cần

95 4.2 0.8

Với 4 giải pháp được đưa ra, hầu hết khách thể nghiên cứu đều tán

đồng ý kiến: nhà trường cần có thêm các giờ học kỹ năng sống (95%), đối

mới phương pháp dạy học gắn với thực tế (80%), có thêm các hoạt động ngoại khoá (81.7%) và thấy cô lắng nghe chia sẻ với học sinh nhiều hơn (95%)... Đây là những điều mà các em tự nhận thức và rút ra trong cuộc sống

của mình và những người xung quanh. Để phòng tránh BLHĐ đang ngày một lan rộng, các em cần được sự giúp sức từ nhà trưòng và các thầy cô giáo.

Giáo dục đạo đức, lối sống lành mạnh cho học sinh là một quá trình sư phạm có mục đích, nội dung và phương pháp không giống như việc truyền thụ các kiến thức văn hoá ở các môn học khác. Học sinh có thể học thuộc lòng khái niệm, công thức Toán, Lý, Hoá... rồi vận dụng giải các dạng bài tập qua nhiều lần dần thành thạo, có kĩ năng, kĩ xảo để trở thành một học sinh giỏi môn học đó. Nhưng với giáo dục cách làm người cho học sinh thì hoàn toàn ngược lại, ngoài việc lắng nghe lời giảng của giáo viên, còn phải biết vận dụng những bài học triết lý từ sách giáo khoa áp dụng vào thực tế đời sống hàng ngày.

Chẳng hạn, khi học về “Tình bạn” , học sinh không thể chỉ đọc thao thao về cách ứng xử tốt đẹp giữa những người bạn với nhau, không thể chỉ đọc câu chuyện cảm động về những nhân vật trong sách vở, mà điều quan trọng là phải thể hiện sự quí mến, giúp đỡ bạn bè cùng lớp, cùng trường thông qua việc làm cụ thể, quan sát được, đánh giá được và có thể nêu gương cho những bạn cùng trang lứa học tập.

Tại Thông báo số 242-TB/TW, Bộ Chính trị (khoá X) đã chỉ rõ: “Cần

coi trọng cả ba mặt giáo dục: dạy làm người, dạy chữ, dạy nghề; đặc biệt chú ý giáo dục lý tưởng, phẩm chất đạo đức, lối sống, lịch sử, truyền thống văn hoá dân tộc, giáo dục về Đảng”. Đây là quan điểm chỉ đạo mà các cấp quản

lý ngành giáo dục, nhất là các nhà trường phổ thông cần phải quán triệt sâu sắc để thực sự đổi mới nội dung và phương pháp giáo dục, nhất là trong giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh.

Thực tế cho thấy, trong một thời gian dài, ngành giáo dục đã lệch lạc trong tư duy chỉ đạo giáo dục, làm cho những người trực tiếp tham gia hoạt động giáo dục trong các nhà trường sa vào nhồi nhét kiến thức, coi nhẹ việc

giáo dục đạo đức, lối sống theo chuẩn mực văn hoá; thiên về giảng giải lý thuyết, ít tổ chức các hoạt động hữu ích, ít gắn với thực tế đời sống xã hội, đặc biệt là ít coi trọng phương pháp giáo dục “nêu gương sáng để học sinh noi

theo”. Do vậy, trong quá trình rà soát chương trình, cần đổi mới cách học

giáo dục công dân, liên hệ thực tế cuộc sống và thực hành nhiều hơn. Quan

tâm đúng mức tới những môn thuộc khoa học xã hội và nhân văn, những

chuyên đề có thể lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Tổ chức cho học sinh tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa để hướng thế hệ trẻ vào những

giá trị căn bản làm người và sống nghĩa có tình.

Sự thiếu hụt về nhân cách, về kỹ năng sống là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng học sinh đánh nhau. Bà Đỗ Thị Hải - Viện Nghiên cứu Môi trường và Các vấn đề xã hội – cho biết, khảo sát trên 1.000 Học sinh-Sinh viên cho thấy có tới 95% các em nhận thức chưa đúng về kỹ năng sống; 77,7% chưa bao giờ được đào tạo tập huấn về vấn đề này; 76,4% rất cần được tập huấn, và hầu hết các em lúng túng khi xử lý các tình huống thường gặp trong cuộc sống. Việc giảm tải chương trình học, thay vào đó những giờ học kỹ năng là điều vô cùng cần thiết như rèn luyện kĩ năng giao tiếp để hạn chế những câu nói không hay gây mất lòng bạn bè của các em. Rèn luyện kỹ năng ứng xử để các em có những hành động thấu tình đạt lý, đạt tới giá trị nhân văn cao nhất. Rèn luyện kỹ năng kiềm chế cảm xúc để các em biết kìm nén những lúc xúc động, biết sống bao dung độ lượng với mọi người. Đối với học sinh việc rèn luyện qua các giờ học kỹ năng sống rất cần thiết bởi nó giúp các em rèn luyện kĩ năng giao tiếp để hạn chế những câu nói không hay gây mất lòng bạn bè. Rèn luyện kĩ năng ứng xử để các em có những hành động thấu tình đạt lý, đạt tới giá trị nhân văn cao nhất. Rèn luyện kĩ năng kiềm chế cảm xúc để các em biết kìm nén những lúc xúc động, biết sống bao dung độ lượng với mọi người.

Bên cạnh đó, thầy cô dành thời gian quan tâm lắng nghe và chia sẻ khi

các em cần. Ở lứa tuổi này nhân cách các em chưa hoàn thiện nên việc nhìn

nhận vấn đề còn chưa thấu đáo, các em rất cần thấy cô quan tâm, cảm thông. Khi được hỏi Nhà trưòng đã có những biện pháp nào giúp học sinh phòng tránh BLHĐ, thầy Nguyễn Lương Ngọc- Bí thư Đoàn Trường THPT Nguyễn

Trường Tộ cho biết: “Nhà trường và Đoàn thanh niên cũng có nêu lên một vài

trường hợp bạo lực học đường để nhắc nhở và cảnh báo cho các em được biết, nhưng cũng chỉ dừng lại ở việc cảnh báo thôi, chứ cũng chưa có điều kiện để phổ biến cho các em về những hiểu biết sâu hơn về bạo lực học đường”. Trong

khi đó mảng tham vấn học đường cũng rất quan trọng trong việc ngăn chặn nguy cơ xảy ra BLHĐ thì vẫn còn đang bỏ ngỏ. Khi các em chưa có được tạo một môi trường an toàn và tin tưởng để lắng nghe, để chia sẻ những vướng mắc, mâu thuẫn thì thì những hành vi bạo lực vẫn chưa được hạn chế.

Qua nghiên cứu các tài liệu trên thế giới, chúng tôi nhận ở những nước có nền giáo dục tiên tiến đã cho thấy họ rất coi trọng giáo dục đạo đức công dân, nhất là với thế hệ trẻ. Không “đao to búa lớn”, họ dành nhiều thời lượng đối với việc giáo dục kĩ năng sống, giáo dục cách ứng xử thân thiện với bạn, với môi trường xung quanh. Trong nhà trường, các bài học về đạo đức, lối sống được biểu đạt bởi những ngôn từ khá mềm dẻo, không khô cứng và nặng tính giáo lý đơn thuần; thiên về tổ chức cho học sinh thực hiện các hoạt động thực tế, tìm tòi và đưa ra phương án xử lý những vấn đề đang xảy ra trong cuộc sống. Do vậy, học sinh được đưa vào môi trường tự giáo dục, tự rèn luyện. Chẳng hạn, Ở Mỹ, học sinh phổ thông trung học có thể tự lựa chọn một vấn đề cụ thể trong cuộc sống để làm “luận văn” tốt nghiệp. Ở Nhật, ngay từ lứa tuổi mầm non đã được tổ chức các trò chơi mang tính hợp tác giữa các trẻ với nhau, cho trẻ tự khám phá thế giới thực, xây dựng phim ảnh có tính giáo dục ý thức chấp hành luật giao thông .

* Các giải pháp từ phía Xã hội

Giáo dục, hình thành nếp sống văn hoá cho học sinh là một quá trình hướng tới mục tiêu xây dựng nếp sống văn minh trong xã hội hiện đại, đòi hỏi phải có sự đồng thuận xã hội và nâng cao trách nhiệm công dân của các đối tượng tham gia vào giáo dục thế hệ trẻ. Bạo lực học đường là hệ quả của sự ô nhiễm môi trường giáo dục rộng lớn, không chỉ trong khuôn viên nhà trường mà trong đời sống xã hội. Vì thế muốn đẩy lùi bạo lực học đường, trước hết phải làm cho môi trường giáo dục trong và ngoài nhà trường ngày càng đảm bảo tính thuần khiết. Công việc này đòi hỏi phải vừa xây dựng nếp sống văn hoá vừa chống lại những hành vi phản văn hoá. Vai trò của các môi trường xã hội hóa trong việc tuyên truyền, giáo dục cho học sinh là rất quan trọng

Bảng 3.23: Mức độ nhận thức về vai trò của xã hội để hạn chế bạo lực học đường (đơn vị %) Các giải pháp Cần phải làm như vậy (%) Không cần phải làm như vậy (%) Không biết có cần hay không (%) Cần có các hình thức xử phạt hành vi bạo lực học đường 82.5 9.2 8.3 Hạn chế mức tối đa các hình ảnh bạo lực phản cảm trên phim ảnh

65 13.3 21.7

Cấm các trò chơi game bạo lực 58.3 15.8 25.8

Nghiêm cấm các cơ sở kinh doanh trò chơi bạo lực

56.7 22.5 20.8

Nhìn vào bảng số liệu, chứng tỏ khách thể đã có nhận thức đúng đắn về các giải pháp nhằm ngăn chặn các hành vi BLHĐ. Tuy đây là những giải pháp mang tính gián tiếp nhưng lại có ảnh hưởng vô cùng lớn tới hành vi BLHĐ của giới trẻ hiện nay.

82.5% khách thể đồng ý với ý kiến cần có các hình thức xử phạt hành

Một phần của tài liệu Nhận thức của học sinh trường THPT Nguyễn Trường Tộ (TP.Vinh - Nghệ An) và vấn đề bạo lực học đường (Trang 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)