Nguyên nhân từ phía chủ thể (bản thân học sinh)

Một phần của tài liệu Nhận thức của học sinh trường THPT Nguyễn Trường Tộ (TP.Vinh - Nghệ An) và vấn đề bạo lực học đường (Trang 62)

6. Phương pháp nghiên cứu

3.3.1. Nguyên nhân từ phía chủ thể (bản thân học sinh)

Con người với tư cách là chủ thể của hoạt động, chủ thể của hành vi là nhân tố quyết định người đó có thực hiện hành động này hay hành động kia hay không, do đó, trong mỗi hành động, vai trò của mỗi cá nhân là không thể phủ nhận. Mặt khác, các đặc điểm phảm chất nhân cách, đạo đức, tính cách và đặc điểm về tâm- sinh lý đóng vai trò quan trọng, tham gia vào điều chỉnh,

điều khiển việc ra quyết định hành động. Các nghiên cứu trước đây đã khẳng định, các đặc điểm tâm- sinh lý của học sinh là một trong những nguyên nhân thúc đẩy các em có những hành vi sai lệch, phạm pháp (trong đó có các hành vi bạo lực học đường).

Để tìm hiểu xem học sinh trường THPT Nguyễn Trường Tộ (TP.Vinh- Nghệ An) đã có hiểu biết về nguyên nhân dẫn tới bạo lực học đường hay

chưa, chúng tôi đưa ra câu hỏi: Theo suy nghĩ của Em, những trường hợp nào

sau đây dễ dẫn tới hành vi Bạo lực học đường? (chọn phương án trả lời đúng nhất), kết quả chúng tôi thu được như sau:

Bảng 3.6: Mức độ nhận thức về các nguyên nhân dẫn tới Bạo lực học đường (đơn vị: %) TT Các trường hợp Dễ dẫn đến BLHĐ (%) Khó dẫn đến BLHĐ (%) Không biết (%) 1 Hai đối tượng có mâu thuẫn với nhau 97.5 0 2.5

2 Hai người cùng có cảm tình với một người 61.7 19.2 19.2

3 Bạn thân bị bắt nạt 68.3 12.5 19.2

4 Anh (em) của mình bị đánh 80 9.2 10.8

5 Người bạn có cảm tình bị bắt nạt 57.5 21.7 20.8

6 Bạn bè bị đánh 64.2 17.5 18.3

7 Vay tiền không chịu trả 70 11.7 18.3

8 Trộm cắp tài sản 73.3 10 16.7

9 Chấn lột tiền người khác 84.2 6.7 9.2

10 Đe dọa để lấy tiền 81.7 5.8 12.5

11 Mượn tiền nhưng không có khả năng để trả 25.8 40 34.2

12 Học lực kém 3.3 71.7 25

97,5 61,7 68,3 80 57,5 64,2 70 73,3 84,2 81,7 25,8 3,3 7,5 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% C1 C2 C3 C4 C5 C6 C7 C8 C9 C10 C11 C12 C13 Dễ dẫn đến BLHĐ Khó dẫn đến BLHĐ Không biết

Biểu đồ 3.3 : Mức độ nhận thức về các nguyên nhân khi xảy ra BLHĐ (đơn vị: %)

Bạo lực học đường không phải là một vấn đề mới mẻ, nó xảy ra ở bất cứ giai đoạn lịch sử và bất cứ xã hội nào. Tuy nhiên trong những năm gần đây, bạo lực học đường được đề cập và quan tâm đến như một vấn đề xã hội bởi quy mô, hình thức cũng như tính chất của nó đang ngày càng trở nên đa dạng và phức tạp, thậm chí nhiều hành vi bạo lực học đường còn mang yếu tố phạm tội. Chính vì vậy việc xác định nguyên nhân dẫn đến các hành vi bạo lực học đường là một trong những việc làm cần thiết, để từ đó đề xuất các biện pháp ngăn chặn, phòng tránh bạo lực học đường cho giới trẻ.

Nhìn vào bảng số liệu 3 và biểu đồ có thể thấy phần lớn khách thể đã nhận biết được một số nguyên nhân dẫn tới bạo lực học đường. Chúng tôi đưa ra 11 trường hợp chia làm 2 nguyên nhân chính là:

- Nguyên nhân trực tiếp

Bảng 3.7: Mức độ nhận thức về các nguyên nhân trực tiếp dẫn tới Bạo lực học đường (đơn vị: %) Các trường hợp Dễ dẫn đến BLHĐ (%) Khó dẫn đến BLHĐ (%) Không biết (%)

Hai đối tượng có mâu thuẫn với nhau 97.5 0 2.5

Hai người cùng có cảm tình với một người 61.7 19.2 19.2

Vay tiền không chịu trả 70 11.7 18.3

Trộm cắp tài sản 73.3 10 16.7

Chấn lột tiền người khác 84.2 6.7 9.2

Đe dọa để lấy tiền 81.7 5.8 12.5

Mượn tiền nhưng không có khả năng để trả 25.8 40 34.2

Hầu hết các khách thể đã nhận diện chính xác các nguyên nhân trực tiếp gây ra BLHĐ với tỉ lệ cao. Sở dĩ như vậy vì hầu hết các hành vi bạo lực học đường gây xôn xao dư luận trong thời gian qua đều chịu tác động của các nguyên nhân trên:

* “Hai đối tượng có mâu thuẫn với nhau”: có tới 97,5% khách thể chọn với phương án dễ dẫn đến BLHĐ và chỉ có 2,5% khách thể do dự không đưa

ra câu trả lời. Chính vì đây là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn tới những hành vi bạo lực học đường nên không lạ gì khi hầu hết khách thể lựa chọn đúng. Tâm lý lứa tuổi học sinh trung học phổ thông với sự phát triển chưa hoàn thiện: cái “tôi”, bản tính “anh hùng” muốn thể hiện bạn thân trước bạn bè và không muốn thua thiệt “bùng phát” làm cho các em đôi khi chưa biết kiềm chế cảm xúc, dễ dẫn đến những hành vi xô xát, gây gổ đánh nhau. Khả năng nhận thức cũng như tư duy chưa chín muồi, vốn kỹ năng sống chưa trang bị đủ, hiểu biết về xã hội còn quá ít làm cho các em rất dễ bị kích động bởi những sự việc đơn giản, đôi khi đó chỉ là sự hiểu nhầm rất nhỏ. Trên thực tế không thiếu những hành vi BLHĐ nghiêm trọng mà xuất phát điểm chỉ là những xích mích, hiểu lầm nhỏ giữa học sinh với nhau.

Ngày 18/09/2010, hai em học sinh lớp 11, gây gổ đánh nhau trong giờ ra chơi, nguyên nhân là do một học sinh lớp 11E nghe bạn bè kể lại, một học

sinh khác ở lớp 11K nói mình “bám váy mẹ”. Chỉ một lời nói như vậy, chưa

biết đúng sai thế nào L.N.Tuấn đã sử dụng “nắm đấm” để chứng tỏ sức mạnh

hỏi, nhưng nó lại bảo em đặt điều, tức quá em không kiềm chế được bản thân, em đánh nó…” (L.N.Tuấn- Học sinh lớp 11).

Khi tìm hiểu các vụ việc đánh nhau giữa học sinh trong thời gian qua, có một trường hợp mà làm cho chúng tôi phải suy nghĩ: Ngày 18/09/2010, do có mâu thuẫn nhỏ về việc tranh sân chơi bóng trong giờ thể dục, em Quản (Học sinh lớp 11) đã gọi thêm 2 bạn của mình đánh em Ân (Học sinh lớp 10). Ngày 20/09/2010, Ân gọi 3 người bạn của mình đến đe doạ Quản. Tan học cùng ngày, Quản cùng nhóm bạn chặn đánh Ân ngay trước cổng trường, khiến Ân phải vào viện. Qua vụ việc đó, để thấy rằng, đối với lứa tuổi học sinh THPT sự bồng bột, không chịu “lép vế” người khác đã dẫn tới những hành vi không kiểm soát được dù đôi khi nguyên nhân không có gì là to tát.

* “Hai người cùng có cảm tình với một người” với tỉ lệ chọn chiếm 61.7% và chỉ có 19,2% cho rằng khó dẫn tới BLHĐ, 19.2% lựa chọn phương án không biết. Ở lứa tuổi học sinh THPT, đời sống tình cảm của các em rất

phong phú, được thể hiện rõ qua tình bạn của các em với những hình thức đối xử có lựa chọn đối với người nào đó trở nên sâu sắc. Nhu cầu về tình bạn khác giới trở được tăng cường và ở một số em xuất hiện những “xúc cảm” đầu tiên khá mạnh mẽ. Đó là một trạng thái mới mẻ nhưng rất tự nhiên trong đời sống tình cảm của thanh thiếu niên. Nhưng vì lý do nào đó các em chưa có được sự giáo dục, định hướng của gia đình và nhà trường nên đã ảnh hưởng ít nhiều đến các mối quan hệ bạn bè trong trường học. Và hậu quả là nhiều vụ việc BLHĐ khi tìm hiểu nguyên nhân chỉ vì các em cùng thích một bạn gái (bạn trai) nào đó. Sự ganh đua giành tình cảm được các em biểu hiện bằng những hành vi “bạo lực”.

Đã không ít lần trên báo chí, mạng truyền thông xuất hiện những vụ việc bạo lực học đường mà nguyên nhân là “tranh giành tình yêu” của các cô cậu học trò tuổi mới lớn. Trên địa bàn chúng tôi tiến hành nghiên cứu, trong tháng 3/2010, đã xảy ra vụ việc: vì cùng thích một học sinh nữ mới chuyển vào lớp, hai học sinh nam đã gọi nhau ra sau giờ học để “đọ sức”. Và các em

đều bao biện cho những hành vi sai trái bằng lý do “chính đáng” là “bảo vệ

tình yêu của mình”.

* “Vay tiền không chịu trả” (70%), “Trộm cắp tài sản” (73.3%), “Chấn

lột tiền người khác” (84.2%), “Đe doạ để lấy tiền” (81.7%) cũng là những

nguyên nhân góp phần làm tăng các vụ việc BLHĐ. Những hành vi trên liên quan đến bạo lực về kinh tế và xảy ra thường xuyên trong môi trường học đường. Những học sinh có “máu mặt”, thường sử dụng hành vi tiêu cực này để chứng tở sức mạnh, vị thế bản thân trước những học sinh khác trong trường. Nạn nhân của những hành vi trên thường là những học sinh yếu thế, những học sinh lớp dưới, học sinh mới chuyển trường đến.

“Hôm em vừa ra khỏi trường đã thấy mấy anh lớp 12, chặn lại bảo em

nhìn đểu anh ta, em sợ quá xin lỗi mặc dù biết mình bị vu oan. Nhưng các anh ấy bảo xin lỗi suông chưa đủ, phải bồi thường bằng tiền. Lục túi còn 20.000đ em đưa luôn để khỏi bị đánh” (H.Tuấn - Học sinh lớp 11).

Tuy nhiên, một điều bất ngờ xảy ra: nếu như ở câu hỏi mức độ nhận thức về các loại BLHĐ hầu hết học sinh không nhận diện được hình thức BLHĐ về kinh tế. Thì ở câu hỏi này, đa số học sinh lại nhận diện được nguyên nhân gây ra BLHĐ liên quan đến hành vi chiếm đoạt vật chất của

người khác “vay tiền không chịu trả”, “chấn lột”. Điều đó để thấy rằng, chỉ

khi đặt các hành vi BLHĐ vào tình huống cụ thể học sinh mới có thể nhận thức được.

- Nguyên nhân gián tiếp

Bảng 3.8: Mức độ nhận thức về các nguyên nhân gián tiếp dẫn tới Bạo lực học đường (đơn vị: %) Các trường hợp Dễ dẫn đến BLHĐ (%) Khó dẫn đến BLHĐ (%) Không biết (%) Bạn thân bị bắt nạt 68.3 12.5 19.2

Anh (em) của mình bị đánh 80 9.2 10.8

Người bạn có cảm tình bị bắt nạt 57.5 21.7 20.8

Bạn bè bị đánh 64.2 17.5 18.3

Với đa số khách thể được hỏi đều nhận diện được những nguyên nhân gián tiếp gây ra BLHĐ, chứng tỏ các em bước đầu đã có những chuyển biến trong nhận thức. Nguyên nhân gián tiếp chịu sự ảnh hưởng, tác động từ chính tâm lý lứa tuổi các em. Nếu như ở những giai đoạn lứa tuổi trước vai trò của những người thân trong gia đình gia đình là quan trọng bậc nhất, thì khi bước vào bậc học THPT sự cố kết bên ngoài xã hội tăng dần mà biểu hiện rõ nhất là việc đề cao các mối quan hệ bạn bè. Bắt đầu hình thành các nhóm bạn với cùng sở thích, tính cách và bạn bè có ảnh hưởng lớn, chi phối nhận thức, thái độ, hành vi của các em.

* “Bạn thân bị bắt nạt” với tỉ lệ chọn 68.3%, “Bạn bè bị đánh” với tỉ lệ chọn

64.2%. Chính vì tâm lý, “bạn là mình” và khi bạn bị đánh cũng như mình bị đánh nên đã xảy ra trường hợp: sau khi một nhóm học sinh bị lập biên bản vì hành vi đánh nhau trong trường, giáo viên hỏi ra mới biết, chỉ một trong số đó có mâu thuẫn

với nạn nhân, số còn lại “xả thân” để bảo vệ bạn mình. “Trường nào cũng có nhiều

hội, nhóm tự thành lập và kết nạp thành viên. Nếu một thành viên trong nhóm bị “xúc phạm”, các bạn khác sẽ đi “xử” thay”. (N.T.Lan - Học sinh lớp 10)

Qua những số liệu trên có thể thấy rõ từ những thực tế các em được chứng kiến, các em đã tự rút ra cho bản thân mình những hiểu biết về nguyên nhân BLHĐ. Những nguyên nhân mà chúng tôi đưa ra khi được hỏi, các em đều cùng chung ý kiến là đã nhìn thấy hoặc nghe kể từ những vụ việc BLHĐ xảy ra ở trường học của các em.

- Và 2 trường hợp theo chúng tôi chưa phải là nhũng nguyên nhân chính gây ra BLHĐ, mà chỉ là những yếu tố ảnh hưởng tới hành vi BLHĐ và kết quả chúng tôi thu được như sau:

Bảng 3.9: Các hành vi không phải là nguyên nhân dẫn tới Bạo lực học đường (đơn vị: %) Các trường hợp Dễ dẫn đến BLHĐ (%) Khó dẫn đến BLHĐ (%) Không biết (%) Học lực yếu 3.3 71.7 25 Hạnh kiểm kém 7.5 60.8 31.7

Đa số khách thể nhận cho rằng: “học lực kém” (71.7%) và “hạnh kiểm

kém” (60.8%), khó có thể là nguyên nhân dẫn đến BLHĐ với tỉ lệ cao. Và

cũng không ít các em lưỡng lự phân vân không biết (25% và 31.7%).

“Theo em nhận thấy thì có bạn là học sinh giỏi hẳn hoi mà vẫn tham

gia đánh nhau, một khi đã có mâu thuẫn thì chẳng còn để ý đến học lực giỏi hay kém đâu”.(L.T.Hương - Học sinh lớp 11).

Tuy nhiên cũng phải nhận thấy là nếu các em học sinh khá, giỏi thì “cái tôi” định hướng sự đam mê vào những hành động đúng. Từ đó những đam mê cám dỗ không thể thâm nhập. Bạo lực học đường hiện nay thường rơi vào những học sinh yếu, kém về học lực và hạnh kiểm. Lúc này “cái tôi” và sự đam mê trong học tập bị mất chỗ đứng, mất vị thế so với các bạn cùng lớp. Do vậy, “cái tôi” và sự đam mê này chuyển dịch và trỗi dậy ở hoạt động khác dễ thực hiện hơn (sử dụng sức mạnh để lấy lại vị trí của bạn thân trước mọi người). Nhưng không phải tất cả học sinh học lực yếu hay hạnh kiểm kém đều dẫn tới hành vi BLHĐ. Hai yếu tố này không phải là nguyên nhân mà chỉ là “chất xúc tác” làm tăng nguy cơ gây ra BLHĐ.

Một phần của tài liệu Nhận thức của học sinh trường THPT Nguyễn Trường Tộ (TP.Vinh - Nghệ An) và vấn đề bạo lực học đường (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)