6. Phương pháp nghiên cứu
1.2.3. Nguyên nhân của BLHĐ
1.2.3.1. Nguyên nhân từ phía cá nhân
Một điều không thể phủ nhận là hành vi con người phù thuộc ở chỗ: cá nhân đó là người như thế nào, động cơ, tình cảm, nhân cách của họ ra sao? Khi nghiên cứu nguyên nhân của vấn đề bào lực học đường, việc tìm hiểu các đặc điểm nhân cách của con người có ý nghĩa quan trọng bởi chính con người đóng vai trò quyết định việc thực hiện hay không thực hiện hành vi này hay hành vi khác. Nguyên nhân từ phía chủ thể biểu hiện ở một số đặc điểm sau:
Thứ nhất: Nhận thức của cá nhân và hệ thống kiến thức, thái độ của học sinh:
- Cá nhân có thể nhận thức sai hoặc không đầy đủ về bạo lực học đường do đó dẫn đến các hành vi vi phạm. Trường hợp này cá nhân không biết mình đã vi phạm.
- Cá nhân không chấp nhận các qui chuẩn đạo đức của xã hội, quan điểm riêng khác với chuẩn mực chung “bạo lực học đường là vi phạm chuẩn
mực đạo đức xã hội”. Ở trường hợp này cá nhân hành động theo quan điểm
của mình và cho rằng mình đúng, không chịu thừa nhận cái sai. Ví dụ: hành
hung bạn bè được coi là biểu hiện củ bạo lực học đường, nhưng nhiều em vẫn
cố tình vi phạm. Các em cho rằng ở lứa tuổi mình điều đó là tất nhiên, nó thể hiện sự “trưởng thành”.
- Cá nhân biết mình sai nhưng vẫn cố tình vi phạm. Trường hợp này do cá nhân không kiềm chế được bản thân, đồng thời do cơ chế kiểm tra, xử phạt của xã hội lỏng lẻo, cá nhân có điều kiện vi phạm.
Thứ hai: Do tính cách và các đặc điểm tâm-sinh lý của các em
Đó là những kiểu phản ứng nhất định của mỗi cá nhân trước một sự vật hiện tượng: ra quyết định nhanh hay chậm, thụ động hay chủ động, phụ thuộc hay độc lập. Các đặc điểm tâm –sinh lý của học sinh là một trong những nhân tố ảnh hưởng tới hành vi lệch chuẩn (bạo lực học đường) ở các em. Bên cạnh đó, các công trình nghiên cứu cũng cho thấy, đặc điểm nhân cách của chủ thể làm cho hành động đi chệch chuẩn mực xã hội có thể là những nét đặc thù của kinh nghiệm cá nhân đó; tính công kích và tính kích động cao; lòng ham muốn thô lỗ và sự không kiềm chế trong việc thỏa mãn chúng. Cùng thái độ phủ nhận những giá trị chuẩn mực xã hội và quan niệm phủ định về các quan hệ xã hội và giá trị xã hội thì những đặc điểm trên đây của nhân cách cũng góp phần làm cho chủ thể của nó có lựa chọn sai những con đường phi pháp để đạt mục tiêu ngay cả khi có những con đường hợp pháp.[6; 38]
1.2.3.2. Nguyên nhân từ phía gia đình:
Gia đình là một trong những yếu tố quan trọng trong việc hình thành nhân cách của mỗi cá nhân, là cái nôi nuôi dưỡng và cũng là nơi ảnh hưởng sâu sắc tới hành vi của con người. Khi nghiên cứu các bạo lực học đường, đa số các em có vấn đề về gia đình.
Các em bị tiêm nhiễm từ lối cư xử của những người lớn trong gia đình. Nhiều học sinh có cha mẹ hoặc người thân là những người hành nghề tự do trong xã hội và có cách cư xử không đúng chuẩn mực đạo đức. Chính những thói quen ứng xử hằng ngày của họ đã “vô tình” gieo vào đầu các em những suy nghĩ không tốt, dẫn đến việc các em có lối cư xử, hành vi không đúng với bạn bè. Nhiều em sống trong gia đình thường xuyên có các hành vi bạo lực (cha mẹ suốt ngày mắng chửi, đánh nhau, cha hoặc mẹ nghiện ngập...) nên ngay từ nhỏ đã tiêm nhiễm vào đời sống tinh thần các em tính bạo lực, sẵn sàng chống đối.
Nhiều em có gia đình ly tán, gia đình không có sự chăm sóc hoặc thiếu hụt sự chăm sóc của cha mẹ cũng là nguyên nhân tạo cho các em sự hụt hẫng, khó khăn trong việc định hướng nhân cách và thường có xu hướng bất cần, muốn khẳng định, chỉ cần có cơ hội xấu là bộc phát và có hành vi hung tính, đánh nhau
Gia đình còn nhận thức lệch lạc hoặc thiếu kiến thức về giáo dục con cái dẫn đến việc quan tâm chiều chuộng thái quá trong nuôi dạy con, định
hướng giáo dục con cái về đạo đức còn hạn chế.
1.2.3.3. Nguyên nhân từ phía nhà trường:
Trong nhà trường, mâu thuẫn hàng ngày của các em không lớn, chỉ là những xích mích nhỏ nhặt. Nhưng các em đã quá đề cao “cái tôi” của mình nên chỉ cần một vài lời nói qua lại là cả hai bên “nộ khí xung thiên”. Do những giá trị vật chất trong cuộc sống đang được đề cao và có phần được tôn vinh nên giới trẻ đang dần bị lãng quên những giá trị văn hóa và tinh thần, trong đó có đạo đức học đường.
Trong khi những giờ học giáo dục đạo đức, giáo dục giá trị sống cho trẻ em ở nhà trường hiện nay còn quá ít. Nhưng xét cho cùng thì chương trình giáo dục bây giờ đã quá lỗi thời. Vẫn chỉ là những lời rao giảng đạo đức lý
thuyết, thiếu tính cập nhật nên không còn phù hợp với tình hình xã hội, đời sống và tâm sinh lý học sinh. Các bài học về giáo dục công dân cũng đang xa rời cuộc sống thực tế, ít đem lại những giá trị cụ thể để học sinh soi rọi từ trong đó, cho nên, các em đang thiếu dần kỹ năng sống. Giữa học sinh- giáo viên vẫn có một khoảng cách và các em chưa đủ niềm tin để tâm tình, trò chuyện cũng như bộc lộ những cảm xúc của mình. Còn ngoài xã hội lại có rất nhiều vấn đề đang từng ngày tác động xấu đến giới trẻ (trong đó có nền tảng đạo đức và những giá trị về văn hóa), trong lúc tuổi đời các em còn quá non nớt chưa định hướng đúng để có thể “miễn dịch” được với tất cả. Sự thiếu quan tâm hoặc quan tâm chưa đúng mức của người lớn đã làm cho các em đi sai đường, lạc lối và chắc chắn sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lường.
1.2.3.4. Nguyên nhân từ phía xã hội:
Mặt trái của cơ chế thị trường cũng ảnh hưởng không nhỏ tới hành vi các em. Không thể không nói đến vai trò của phim ảnh và truyền thông đến tình trạng bạo lực. Các cảnh bạo lực trên phim với những pha hành động, những pha đấm đá, tranh giành... những hoàn cảnh trên phim dần trở thành định hướng không tốt ở các em. Các trò chơi game online hiện nay cũng ảnh hưởng lớn tới việc hình thành tính cách bạo lực ở các em.Những khuôn mặt hân hoan, thỏa mãn của các em khi đối diện với những cảnh rùng rợn trong trò chơi. Các game bạo lực này đang dần phá hủy tâm hồn và nhân cách các em, biến các em thành những con người hung dữ và mất đi những giá trị đạo đức tốt đẹp của con người.
Bên cạnh đó, còn có một số nguyên nhân khác như: môi trường sống, bối cảnh kinh tế chính trị-văn hóa xã hội… Đều ảnh hưởng nhất định tới những hành vi bạo lực học đường.