6. Phương pháp nghiên cứu
1.3.1. Khái niệm nhận thức
1.3.1.1. Định nghĩa nhận thức
Nhận thức là một trong ba mặt cơ bản của đời sống tâm lý con người (nhận thức, tình cảm, hành động). Nhận thức là sự phản ánh chủ quan về thế giới khách quan trong đầu óc con người. Trong quá trình hoạt động, con
người phải nhận thức, hiểu biết, phản ánh hiện thực xung quanh và cả hiện thực bản thân mình, trên cơ sở đó, con người tỏ thái độ, tình cảm và hành động.
Trong quá trình nhận thức thế giới, con người có thể đạt tới những mức độ khác nhau từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp. Mức độ thấp là nhận thức cảm tính, đó là cảm giác, tri giác, trong đó con người nhận biết được những cái bên ngoài của sự vật hiện tượng đang trực tiếp tác động tới giác quan của con người; mức độ cao hơn là nhận thức lý tính, còn gọi là quá trình tư duy, con người nắm được cái bản chất bên trong, những mối quan hệ có tính qui luật, bản chất của sự vật hiện tượng. Các quá trình này bổ sung cho nhau, chi phối lẫn nhau trong cùng một hoạt động nhận thức thống nhất của con người. [14; 117]
Từ điển Tâm lý học của Nguyễn Khắc Viện (chủ biên) định nghĩa:
“Nhận thức là quá trình hoặc kết quả phản ánh và tái hiện hiện thực vào
trong tư duy, nhận biết và hiểu biết thế giới khách quan”. [8; 256]
Dưới góc độ Tâm lý học, nhận thức là sự phản ánh những thuộc tính của sự vật hiện tượng trong mối quan hệ của chúng trong hiện thực khách quan thông qua hoạt động thực tiễn của con người. Sống trong điều kiện tự nhiên và môi trường xã hội đòi hỏi con người phải nhận thức được những qui luật của tự nhiên và các qui luật của xã hội để hoạt động nhằm cải tạo tự nhiên, cải tạo xã hội và cải tạo chính bản thân con người.[8; 256]
Tâm lý học xem nhận thức là một trong ba mặt cơ bản của đời sống tâm lý con người. Nhận thức có mối quan hệ với thái độ và thành vi. Trong đó nhận thức vừa là cơ sở của thái độ đúng và cũng có những thái độ, hành vi sai.bao gồm nhiều quá trình khác nhau, biểu hiện ở những mức độ
Nhận thức là một hoạt động gồm nhiều quá trình khác nhau, biểu hiện ở những mức dộ khác nhau và mang lại những sản phẩm khác nhau về hiện
thực khách quan. Nhận thức bao gồm các quá trình cảm giác, tri giác, trí nhớ, tư duy, tưởng tượng. Quá trình này phản ánh và tái tạo lại hiện thực ở trong tư duy của con người. Như vậy, quá trình nhận thức được hiểu là quá trình tiếp cận, tiến gần đến chân lý nhưng không bao giờ ngừng ở một trình độ nào vì không bao giờ nắm hết được toàn bộ hiện thực. Quá trình này diễn ra liên tục và không bao giờ ngừng bởi hiện thực khách quan là vô cùng và luôn luôn phát triển.
Các quan niệm của các nhà Tâm lý học cho thấy rằng: nhận thức là sự phản ánh chủ quan về thế giới khách quan trong đầu óc con người, bao gồm các quá trình từ biết (nhận biết, ghi nhớ, nhắc lại), đến hiểu (có thể áp dụng kiến thức vào giải quyết tình huống mới). Quá trình nhận thức vận động, phát triển liên tục không ngừng, mang bản chất xã hội - lịch sử. Kết quả cuối cùng của quá trình nhận thức cho ta hiểu biết và kiếm thức giúp con người ngày càng tiếp cận hiện thực, tiếp cận chân lý. Kiến thức là những hiểu biết của con người về thế giới tự nhiên và xã hội, nhờ học tập trong nhà trường và từng trải trong thực tế cuộc sống mà có. Kiến thức của loài người là kết quả của quá trình nhận thức. Kiến thức phong phú, đa dạng vì nó phản ánh đúng sự vật hiện tượng và các quan hệ có tính qui luật của hiện thực khách quan nhưng cũng chứa đựng những hiểu biết nông cạn không thật chính xác.
Nhận thức của con người luôn có tính đối tượng. Đối tượng phản ánh nhận thức ở con người không chỉ là những thuộc tính của sự vật hiện tượng vốn có trong thế giới mà còn phản ánh những thuộc tính của sự vật hiện tượng do con người sáng tạo ra trong quá tình hoạt động nhận thức của mình vào đối tượng bên trong và bên ngoài của con người, vào những vật cụ thể và những vật trừu tượng.
Từ đó, chúng tôi xây dựng khái niệm nhận thức về bạo lực học đường dưới góc độ Tâm lý học:
Nhận thức về bạo lực học đường là sự hiểu biết của chủ thể về nội dung khái niệm bạo lực học đường và có thể vận dụng những tri thức đó vào giải quyết các mối quan hệ xung quanh và bày tỏ thái độ, điều chỉnh hành vi ứng xử của mình.
1.3.1.2. Các mức độ nhận thức
Căn cứ vào tính chất phản ánh, nhà Tâm lý học chia toàn bộ hoạt động nhận thức thành nhiều mức độ nhận thức khác nhau, từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ nông đến sâu, từ hiểu biết chưa đầy đủ đến đầy đủ, từ nhận thức cảm tính đến nhận thức lý tính.
- Mức độ nhận thức cảm tính:
Là quá trình nhận thức đầu tiên, ở mức độ thấp nhất, sơ đẳng nhất trong toàn bộ hoạt động nhận thức của con người. Đặc điểm chủ yếu của nhận thức cảm tính là chỉ phản ánh những thuộc tính bề ngoài, cụ thể của sự vật hiện tượng đang trực tiếp tác động vào giác quan của con người.
Sản phẩm hoạt động nhận thức cảm tính là những hình ảnh cụ thể, trực quan về thế giới, chứ chưa phải là những khái niệm và qui chế về thế giới. Mặc dù vậy nhận thức cảm tính có vai trò quan trọng trong đời sống tâm lý con người, nó cung cấp nguyên liệu cho các hoạt động tâm lý cấp cao.
- Mức độ nhận thức lý tính:
Nhận thức lý tính phản ánh những thuộc tính bên trong, những mối liên hệ bản chất của sự vật hiện tượng trong hiện thực khách quan mà con người chưa biết. Nhận thức lý tính bao gồm 2 mức độ: tư duy, tưởng tượng.
Khác với nhận thức cảm tính, nhận thức lý tính có khả năng đi sâu vào sự vật hiện tượng nhằm vạch ra những thuộc tính chung, những mối quan hệ có tính qui luật giữa chúng. Chính nhờ phản ánh cái khái quát, cái qui luật mà nhận thức lý tính giúp con người không chỉ nhận thức thế giới mà còn có khả năng cải tạo thế giới. Đến mức độ nhận thức lý tính, con người nhận thức thế
giới một cách gián tiếp – nhận thức bằng ngôn ngữ. Nhờ phương tiện ngôn ngữ và khả năng phản ánh khái quát, phản ánh gián tiếp thế giới mà con người có khả năng vạch ra được các thuộc tính bản chất, các mối quan hệ có tính qui luật, dự đoán được chiều hướng phát triển và diễn biến của chúng để nhận thức và cải tạo chúng.
Nghiên cứu các mức độ nhận thức
B.S.Bloom – nhà sư phạm người Mỹ, năm 1956, ông và các đồng sự biên soạn tài liệu “Hệ phân loại các mục tiêu Sư phạm, lĩnh vực nhận thức”. B.S.Bloom đưa ra 3 khía cạnh đánh giá: nhận thức, thái độ, hành vi. Ông chia nhận thức thành nhiều mức khác nhau, phân loại mục tiêu nhận thức ra 6 mức độ từ thấp đến cao. Mỗi mức độ đặc trưng cho hoạt động trí tuệ:
Mức 1: Biết – đưa vào trí nhớ và phục hồi lại thông tin củ cùng một đối
tượng nhận thức, ghi nhớ, có thể nhắc lại các sự kiện, định nghĩa các khái niệm, nội dung các định luật…
Mức 2: Hiểu – có thể thuyết minh, giải thích, chững minh những kiến
thức đã lĩnh hội (phục hồi ngữ nghĩa thông tin trong những đối tượng khác nhau, thiết lập liên hệ ở những đối tượng khác nhau).
Mức 3: Vận dụng – có thể áp dụng kiến thức vào những tình huống
mới, khác với trong bài học (sử dụng các qui tắc, nguyên tắc, những phác đồ giải quyết một vấn đề nào đó).
Mức 4: Phân tích – biết phân chia một toàn thể thành các bộ phận, một
vấn đề lớn thành những vấn đề nhỏ hơn, làm sáng tỏ những mối quan hệ giữa các bộ phận (đồng nhất những bộ phận tạo nên cái tổng thể, từ đó phân biệt đối tượng trong ý tưởng đó).
Mức 5: Tổng hợp – biết sắp xếp các bộ phận thành toàn thể thống nhất,
ghép các vấn đề nhỏ thành các vấn đề lớn hơn, tạo thành một tổng thể mới liên kết tất cả các bộ phận tạo nên tổng thể.
Mức 6: Đánh giá – có thể nhận định, phán đoán về giá trị, ý nghĩa của
mỗi kiến thức (tạo thành những phán đoán về số lượng cũng như chất lượng thao tác tạo nên chất lượng của trí tuệ).
Trong đề tài này, chúng tôi áp dụng kết hợp nội dung đánh giá của
B.S.Bloom và chia thành 3 mức độ nhận thức, đó là: Biết – Hiểu – Vận dụng,
để đánh giá kết quả tác động của các yếu tố xã hội (gia đình, nhà trường, mối quan hệ bạn bè và các phương tiện thông tin đại chúng) tới nhận thức của học sinh trường THPT Nguyễn Trường Tộ (TP.Vinh-Nghệ An) về bạo lực học đường hiện nay.
Sở dĩ chúng tôi chỉ chọn 3 mức độ nhận thức trong thang đánh giá nhận
thức của B.S.Bloom, do:
- Ba mức độ đầu tiên trong thang đánh giá là 3 mức độ đơn giản và cần thiết trong quá tình nhận thức của mỗi cá nhân. Trong khả năng có hạn chúng tôi chỉ có thể đánh giá ở 3 mức độ đó trong thang đánh giá. Và đây cũng chỉ là những bước đánh giá đầu tiên trong nhận thức của học sinh PTTH về bạo lực học đường
- Những kết quả nghiên cứu trong đề tài này chỉ mang tính cơ sở tiền đề cho những nghiên cứu sâu hơn, cụ thể hơn về sau.
1.3.1.4. Nhận thức về bạo lực học đường
Nhận thức của HS THPT về bạo lực học đường được biểu hiện qua 3 độ từ thấp đến cao (cấu trúc nhận thức của B.S.Bloom), được cụ thể hóa như
sau:
Mức 1: Biết
HS THPT biết về bạo lực học đường trong cuộc sống hiện nay thể hiện ở việc nhận dạng được, biết được một số dấu hiệu của khái niệm bạo lực học đường nhưng chưa thật đúng, chưa thật đầy đủ; chỉ phân biệt được đặc điểm bên ngoài của khái niệm bạo lực học đường. Chẳng hạn, nhận biết và phân
biệt được khái niệm bạo lực học đường với các khái niệm khác, tuy nhiên chưa hiểu được bản chất của khái niệm.
Mức 2: Hiểu
HS THPT hiểu về khái niệm bạo lực học đường (hiểu được nội dung của khái niệm): hiểu về khái niệm bạo lực học đường là biểu hiện của việc hiểu chưa đầy đủ đến đầy đủ, từ chưa sâu sắc đến sâu sắc, từ nông đến sâu khái niệm. Hiểu được bản chất cũng như các đặc điểm, tính chất của khái niệm.
Hiểu về khái niệm bạo lực học đường có nhiều mức độ:
- Hiểu được bản chất của khái niệm một cách chung chung (Ví dụ: bạo lực học đường là hành vi gây hấn đối với người khác).
- Nêu được bản chất, nhưng chưa chỉ đúng các thuộc tính bản chất của khái niệm. Do đó, dẫn tới hiểu quá rộng hoặc quá hẹp khái niệm (bạo lực học đường chỉ xảy ra ở học sinh nữ/nam).
- Hiểu những dấu hiệu bản chất khái niệm bạo lực học đường, liên hệ với các khái niệm khác (như khái niệm hành vi gây hấn, khái niệm mâu thuẫn, xung đột…) để hiểu sâu sắc và chính xác hơn khái niệm. Nắm được các biểu hiện đa dạng của khái niệm.
Hiểu về khái niệm bạo lực học đường được thể hiện ở nhiều dạng khác nhau như: nhận ra được dấu hiệu bản chất đặc trưng nhất của khái niệm.
Hiểu là quá trình phản ánh được bản chất những mối liên hệ có tính qui luật của bạo lực học đường và sự tác động của cuộc sống gia đình và ngoài xã hội (bạn bè, thầy cô giáo).
Hiểu đối tượng dựa trên tri thức và những tư tưởng kiên định đã có trong kinh nghiệm mỗi người, chính vì thế mức độ hiểu của mỗi người về bạo lực học đường là khác nhau.
HS THPT vận dụng bạo lực học đường ở những điểm sau:
- Vận dụng hiểu biết về bạo lực học đường vào giải quyết các mối quan hệ xã hội (mối quan hệ trong gia đình, mối quan hệ bạn bè…).
- Vận dụng các nguồn tư liệu, các phương tiện thông tin đại chúng để có thêm những hiểu biết mới về bạo lực học đường.
- Phê phán, bình luận, đánh giá: biết vận dụng tri thức đã biết để làm sáng tỏ các vướng mắc xung quanh khái niệm bạo lực học đường. Nhận biết được giá trị chuẩn mực cũng như hậu quả của bạo lực học đường trong nhà trường hiện nay…
- Biểu hiện cao nhất của vận dụng khái niệm bạo lực học đường là điều khiển hành vi con người. Con người biết vận dụng hiểu biết về bạo lực học đường vào các mối quan hệ xã hội nhằm thay đổi hành vi của mình và của người khác.
Trong quá trình vận dụng hiểu biết bạo lực học đường vào giải quyết các vấn đề trong cuộc sống, con người mới hiểu đầy đủ ý nghĩa của khái niệm bạo lực học đường, nhận biết được chính xác bản chất của khái niệm. Việc vận dụng giúp cho con người phân biệt được khái niệm bạo lực học đường với các khái niệm khác. Trên cơ sở vận dụng hiểu biết khái niệm vào giải quyết các mối quan hệ trong cuộc sống, từ đó con người mới nảy sinh hoài nghi, thắc mắc, có nhu cầu nhận thức sâu sắc hơn, bản chất hơn nội hàm khái niệm. Chính nhu cầu hiểu và vận dụng khái niệm vào trong cuộc sống gia đình sẽ kích thích con người thường xuyên trau dồi hiểu biết của mình. Vì vậy, nhu cầu tìm hiểu và vận dụng hiểu biết về bạo lực học đường không những là kết quả của nhận thức mà còn là yếu tố quan trọng của quá trình nhận thức.
Nhìn chung 3 mức độ nhận thức có liên quan chặt chẽ với nhau, ảnh hưởng qua lại lẫn nhau. Nhận thức ở HS THPT không đơn thuần là quá trình
tiếp nhận đơn giản những hiểu biết về khái niệm bạo lực học đường đã có mà là quá trình hiểu và tư duy tích cực để vận dụng hiểu biết về khái niệm đó vào giải quyết các vấn đề xã hội, làm thay đổi những hiểu biết sai lầm tồn tại lâu trong tư tưởng của mỗi con người, để hiểu đúng bản chất của khái niệm.