6. Phương pháp nghiên cứu
3.5.1. Nhận thức những cách phòng tránh từ phía học sinh
Chốn học đường thường được xem là môi trường an toàn nhưng giờ đây đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi tình trạng học sinh hành xử nhau theo kiểu xã hội đen. Bạo lực học đường đã đánh lên lên một hồi chuông báo động về một thực trạng phổ biến trong các trường học.
Có thể thấy các vụ việc BLHĐ ngày càng diễn biến phức tạp, nhiều vụ học sinh đánh nhau có sử dụng hung khí dẫn đến chết người và những vụ đánh nhau có nguyên nhân từ học sinh nữ ngày càng nhiều hơn, cho thấy sự xuống cấp về mặt đạo đức ở một số bộ phận học sinh hiện nay. Điều đó để lại rất nhiều hậu quả như tổn thương về thể xác và tinh thần; tổn hại đến gia đình, bạn bè, người thân người bị hại; tạo sự bất ổn trong xã hội như tâm lý bất an, lo lắng bao trùm từ gia đình, nhà trường đến xã hội. Điều đáng quan tâm ở đây chính là các giáo dục học sinh cách làm người- đó là một vấn đề rất lớn đòi hỏi không chỉ trong ngành giáo dục và gia đình học sinh phải quan tâm mà nó đòi hỏi sự chung tay của cả xã hội. Hình thành nhân cách con người, dạy học sinh ứng xử có văn hóa phụ thuộc vào nền tảng văn hóa của một dân tộc. Hiện văn hóa ứng xử của học sinh đang bị xuống cấp một cách tệ hại. Điều quan trọng hiện nay là phải giáo dục học sinh cách ứng xử có văn hóa, học cách làm người trước khi học chữ.
Việc ngăn chặn những vụ việc BLHĐ đã trở nên cấp thiết và cần sự đồng thuân của toàn xã hội, nhưng trước hết những chủ thể và đối tượng của bạo lực học đường (chính là các em học sinh) cần phải nhận thức rõ được điều
này.
Để tìm hiểu nhận thức của khách thể về các biện pháp phòng tránh khi
xảy ra Bạo lực học đường, chúng tôi đưa ra câu hỏi: “Giả sử, nếu bị bạn khác
Bảng 3.16: Mức độ nhận thức về các biện pháp phòng tránh khi xảy ra BLHĐ (đơn vị %) TT Các hành động Nên làm như vậy (%) Không nên làm như vậy (%) Không biết có nên làm thế không (%) 1 Tránh đi nơi khác 70 17.5 12.5 2 Một mình đánh lại 5 90.8 4.2
3 Gọi bạn bè, người thân đến đánh lại 11.7 83.3 5
4 Chấp nhận bị đánh và không làm gì cả 11.7 64.2 24.2
5 Nhờ người khác giúp đỡ: thầy cô giáo, bảo vệ, cha mẹ, công an…
91.7 5.8 2.5
6 Kiềm chế bản thân, không làm gì phức tạp thêm tình hình
90 7.5 2.5
7 Khóc 8.3 60 31.7
8 Kể lại chuyện với bạn 30.8 35 34.2
9 Nhờ người thân đưa đón khi đi học 70.8 10 19.2
10 Nghỉ học một thời gian 6.7 84.2 9.2
11 Bình tĩnh nói chuyện để giải tỏa hiểu lầm
95 2.5 2.5
12 Tìm lý do bị bắt nạt 51.7 30 18.3
13 Nghĩ cách làm gì đó để chống đối lại 22.5 56.7 20.8
14 Tìm hiểu kẻ bắt nạt mình là ai để xem có đối đầu được không
20 62.5 17.5
70 5 11,7 11,7 91,7 90 8,3 30,8 70,8 6,7 95 51,7 22,5 20 6,7 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 C1 C2 C3 C4 C5 C6 C7 C8 C9 C10 C11 C12 C13 C14 C15
Nên làm như vậy Không nên làm như vậy Không biết có nên làm vậy không
Biểu đổ 3.6: : Mức độ nhận thức về các biện pháp phòng tránh khi xảy ra BLHĐ (đơn vị %)
Qua quá trình nghiên cứu thông qua thống kê chúng tôi nhận thấy, khi xảy ra BLHĐ khách thể thường có các cách giải quyết chia theo 2 xu hướng sau:
* Các hành vi liên quan đến giải quyết vấn đề
Ở xu hướng thứ 1, khách thể lựa chọn hướng giải quyết vấn đề khi xảy ra BLHĐ theo 2 cách: đối đầu trực tiếp và thương lượng tìm kiếm hoà bình để giải quyết mâu thuẫn của hai bên.
- Bằng cách đối đầu:
Bảng 3.17: Mức độ nhận thức về các biện pháp phòng tránh bằng cách đối đầu khi xảy ra BLHĐ (đơn vị %)
Các hành động Nên làm như vậy (%) Không nên làm như vậy (%) Không biết có nên làm thế không (%) Một mình đánh lại 5 90.8 4.2
Gọi bạn bè, người thân đến đánh lại 11.7 83.3 5
Chấp nhận bị đánh và không làm gì cả 11.7 64.2 24.2
Đây là cách giải quyết mà hậu quả có thể nhìn thấy rõ nên rất ít khách thể chọn. Khi xảy ra BLHĐ, nếu như dùng đối đầu để giải quyết thì cho dù bên nào thắng cũng để lại những hậu quả nghiêm trọng đối với học sinh. Về thể chất: nhẹ thì trầy xước ngoài da; nặng có thể gãy xương, u đầu, sứt trán, nghiêm trọng hơn nữa có thể dẫn đến tử vong… Về tinh thần: tâm trạng bất an, lo lắng, học hành sa sút, sợ bị trả thù… Chưa kể đến, nếu như nhà trường phát hiện sẽ có những hình thức kỷ luật, thậm chí có thể bị đuổi học. Chính vì những hậu quả trực tiếp như vậy, mà đây là giải pháp tồi nhất và hầu hết khách thể đều bỏ qua không chọn:
- Một mình đánh lại (90.8% không nên làm như vây);
- Gọi bạn bè, người thân đến đánh lại (83.3% không nên làm như vây); - Chấp nhận bị đánh và không làm gì cả (64.2% không nên làm như
vậy);
- Chửi bậy (85.5% không nên làm như vậy)
Khi hỏi khách thể sao không chọn phương án đánh lại hay mắng chửi những người bắt nạt mình, N.T.Huyền- Học sinh lớp 10, đã trả lời như sau:
“Ai dại gì mà một mình đánh lại hả chị! Nói lại một câu cũng không dám chứ
gì đến chửi bậy, bọn chúng nghe được có mà tan xương, em chỉ có một mình bọn nó thì cả hội”. Như vậy hầu hết khách thể nếu gặp trường hợp trên đều
tìm cách đảm bảo an toàn cho mình trước. Dù ai đúng ai sai, thì hãy để sau này phán xét, còn ngay lúc ấy không nên đánh trả hay gây gổ lại chỉ thiệt hại bản thân mình. Đây là giải pháp khôn khéo mà học sinh vẫn thường dùng nếu rơi vào tình trạng trên.
Bảng 3.18: Mức độ nhận thức về các biện pháp phòng tránh bằng tìm kiếm hoà bình khi xảy ra BLHĐ (đơn vị %)
Các hành động Nên làm như vậy (%) Không nên làm như vậy (%) Không biết có nên làm thế không (%) Nhờ người khác giúp đỡ: thầy cô giáo,
bảo vệ, cha mẹ, công an…
91.7 5.8 2.5
Kiềm chế bản thân, không làm gì phức tạp thêm tình hình
90 7.5 2.5
Bình tĩnh nói chuyện để giải tỏa hiểu lầm
95 2.5 2.5
Tìm lý do bị bắt nạt 51.7 30 18.3
Nghĩ cách làm gì đó để chống đối lại 22.5 56.7 20.8
Tìm hiểu kẻ bắt nạt mình là ai để xem có đối đầu được không
20 62.5 17.5
Trong 6 cách thương lượng và giải quyết mâu thuẫn bằng giải pháp hoà bình xem ra được nhiều khách thể hưởng ứng, có 4/6 phương án được khách thể đồng thuận với tỉ lệ cao:
- Nhờ người khác giúp đỡ: thầy cô giáo, bảo vệ, cha mẹ, công an…
(91.7% nên làm như vậy)
- Kiềm chế bản thân, không làm gì phức tạp thêm tình hình (90% nên
làm như vậy)
- Bình tĩnh nói chuyện để giải tỏa hiểu lầm (95% nên làm như vậy) - Tìm lý do bị bắt nạt (51.7% nên làm như vậy)
Theo biểu đồ trên, nhìn chung học sinh đều có xu hướng “dĩ hoà vi quí” và nhờ tới sự giúp đỡ của người lớn để ngăn chặn BLHĐ xảy ra. Bởi những lúc như thế này vai trò của người lớn, nhất là những người có uy tín, vị thế rất quan trọng, cách xử lý, sự hoà giải của họ có trọng lượng đối với cả 2 bên. Xét theo góc độ nghiên cứu, chúng tôi thấy rằng phần lớn học sinh đã hiểu và biết cách phòng tránh không để các vụ việc BLHĐ xảy ra. Đây là cách giải
quyết an toàn, phù hợp với hoàn cảnh cũng như trình độ nhận thức của khách thể.
“Em cũng gặp trường hợp này một lần rồi, lần đó em chạy đi nhờ cô
giáo chủ nhiệm, chứ một mình em cũng không biết làm thế nào”. (H.T.Linh-
Học sinh lớp 10)
Qua đây cho thấy, phần lớn học sinh đã có quan tâm đến bạo lực học đường và đã biết cách để giải quyết vấn đề mâu thuẫn, xích mích trong hoà bình. Đây là giải pháp tốt mà những người làm công tác giáo dục cần chú ý để hướng dẫn, khuyến khích các em tìm đến khi có nguy cơ dẫn tới BLHĐ. Khi xảy ra mâu thuẫn, cãi cọ thì trước hết những người trong cuộc cần bình tĩnh nói chuyện để giải toả hiểu lầm. Cần thiết nhất trong những lúc này là biết kiềm chế cảm xúc, tránh nói những lời, hành động gây tổn hại đối phương. Bởi chỉ một chút nóng giận cũng có thể gây ra những hậu quả vô cùng đáng tiếc.
Bên cạnh đó một số học sinh lại có những suy nghĩ và giải pháp khác:
- Nghĩ cách làm gì đó để chống đối lại (56.7% không nên làm như vậy); - Tìm hiểu kẻ bắt nạt mình là ai để xem có đối đầu được không (62.5%
không nên làm như vậy);
Chứng tỏ sự nhận thức của các em đã có biến chuyển rất lớn trong việc tìm ra các phương pháp tối ưu để không xảy ra BLHĐ. Khi xảy ra BLHĐ, không phải là cứ tìm cách chống lại hay tìm hiểu xem kẻ bắt nạt mình là ai để đương đầu. Nếu thấy có khả năng thì sẽ tiếp tục đối đầu để chứng tỏ bản thân với những người xung quanh, còn nếu như kẻ đó quá mạnh thì sẽ tìm các phương án khác.
Nhìn chung, phương án chuyển từ đối đầu sang đối thoại và giải quyết mâu thuẫn trong hoà bình xem ra là biện pháp được khách thể đồng thuận với tỉ lệ chọn cao vì những ưu điểm của nó.
* Các hành vi liên quan đến lảng tránh vấn đề
Ở xu hướng thứ 2, khách thể lựa chọn hướng giải quyết vấn đề khi xảy ra BLHĐ là lảng tránh không đương đầu hay đối chọi trực tiếp với đối tượng, được thể hiện rõ qua việc lựa chọn các hành động sau:
Bảng 3.19: Mức độ nhận thức về các biện pháp phòng tránh bằng cách lảng tránh vấn đề khi xảy ra BLHĐ (đơn vị %)
Các hành động Nên làm như vậy (%) Không nên làm như vậy (%) Không biết có nên làm thế không (%) Tránh đi nơi khác 70 17.5 12.5 Khóc 8.3 60 31.7
Kể lại chuyện với bạn 30.8 35 34.2
Nhờ người thân đưa đón khi đi học 70.8 10 19.2
Nghỉ học một thời gian 6.7 84.2 9.2
Nếu những giải pháp giải quyết vấn đề bằng cách đối đầu hay thương lượng trong hoà bình khi bị bắt nạt không đem lại hiệu quả, thì hầu hết các nạn nhân thường có xu hướng lảng tránh vấn đề. Đây là giải pháp mang tính tức thời, nó có thể làm cho nạn nhân của BLHĐ cảm thấy dễ chịu, bớt căng thẳng, lo lắng nhưng về lâu dài lại không mang tính khả thi. Bởi những mâu thuẫn vẫn còn đó mà chưa được giải quyết triệt để.
Với 5 hành vi liên quan tới lảng tránh vấn đề, khách thể chỉ chọn 2
hướng giải quyết trong số đó là: “Tránh đi nơi khác” (70%), đây là giải pháp
tức thời có thể áp dụng ngay đó, để tránh làm cho mâu thuẫn càng thêm sâu sắc rất dễ dẫn tới hành vi bạo lực. Dân gian ta có câu “tránh voi chả xấu mặt nào”, “một điều nhịn là chín điều lành”. Những lúc như thế này không nên để lòng tự cao, tính sỹ diện lấn át. Khi xảy ra mâu thuẫn cả 2 bên đều cho là mình đúng, chẳng ai nhận sai về mình, vì thế một số trường hợp, sau những cãi lộn là tiếp đến những hành động “thượng cẳng chân, hạ cẳng tay” ngay
với đối phương. Cho nên, để không xảy ra những hậu quả đáng tiếc, mỗi học sinh nên biết kìm chế cảm xúc và tránh đi nơi khác và những người trong cuộc có thời gian suy nghĩ về hành động của mình.
“Nhờ người thân đưa đón” (70.8%), cách này cũng được nhiều khách
thể lựa chọn với tỉ lệ cao. Một giải pháp an toàn nhưng không mang tính lâu dài. Trong suốt thời gian học ở trường không phải gia đình nào cũng có điều kiện để đưa ruớc con cái. Phương pháp này sẽ đem lại hiệu quả nếu chỉ thực hiện trong khoảng thời gian đầu khi mâu thuẫn chưa được giải quyết. Còn muốn giải quyết triệt để thì cần thêm những giải pháp khác.
Còn những phương án khác như: khóc, kể lại chuyện với bạn, nghỉ học
một thời gian... không mang tính khả thi. Bởi đây là những cách trốn tránh
đương đầu với sự việc để tìm ra cách giải quyết tốt cho cả hai bên. Học sinh cần phải đến trường, mỗi một buổi các em nghỉ học là mất đi bao nhiêu kiến thức và rất khó theo kịp chương trình. Hơn nữa sau khi nghỉ một thời gian, hầu hết các em đều có tâm lý rất sợ đến trường, sợ phải đối mặt với những vấn đề các em đã gặp phải. Các em có thể khóc, có thể tâm sự kể cho bạn nghe chuyện của mình để giải toả cảm xúc, có thêm những lời khuyên để đưa ra cách giải quyết sáng suốt. Nhưng những cách này chỉ là giải pháp bổ trợ trong quá trình muốn giải quyết vấn đề có liên quan tới BLHĐ.