6. Phương pháp nghiên cứu
3.2.3. Bạo lực về kinh tế (vật chất)
Bạo lực học đường không chỉ là những hành vi cố ý của học sinh/giáo viên diễn ra trong (hay ngoài) phạm vi nhà trường đối với người khác mà gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất và tinh thần mà còn về kinh
tế. Có 2 hành vi gây tổn hại đến kinh tế được liệt kê trong bảng: “Vay tiền
Bảng 3.5: Mức độ nhận thức về các hình thức Bạo lực học đường về về kinh tế (vật chất) (đơn vị: %) Các hành vi Là BLHĐ (%) Không là BLHĐ (%) Không chấp nhận được (%) Vay tiền nhưng cố tình không trả 5.8 57.5 79.2
Đe dọa để lấy tiền của học sinh khác 88.3 5 96.7
5,8 88,3 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 C12 C16 Là BLHĐ Không là BLHĐ Không biết Biểu đồ 3.2: Mức độ nhận thức về các hành vi BLHĐ về kinh tế (vật chất) (đơn vị: %)
Đa số khách thể chỉ nhận diện được 1 hành vi bạo lực học đường là:
“Đe dọa để lấy tiền của học sinh khác”(65,8%). Đây là một trong những hành
vi điển hình trong thời gian qua, nổi lên như là một vấn nạn trong môi trường sư phạm. Thỉnh thoảng đâu đó lại bùng lên những vụ việc học sinh kết thành nhóm đe doạ, chặn đường các học sinh khác cướp đoạt tài sản (tiền, điện thoại, vật dụng có giá trị…). Không riêng gì ở trường THPT Nguyễn Trường Tộ (TP.Vinh- NA) mà ở nhiều trường học trên trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã xảy ra những hành vi trên giữa những học sinh trong và ngoài trường. Sở dĩ khách thể nhận biết được là do sự cảnh báo của những người xung quanh hoặc đã chứng kiến những hiện tượng đó.
Qua phỏng vấn cô T.T.Thìn (giáo viên chủ nhiệm lâu năm, đồng thời kiêm nhiệm phụ trách giáo dục đạo đức cho học sinh), chúng tôi được biết:
“Trong năm học 2009-2010 đã có hiện tượng học sinh ở các lớp lớn lập thành
nhóm uy hiếp các em học sinh mới vào trường với hình thức “đóng lệ phí nhập học”. Khi nhà trường phát hiện ra đã cảnh cáo và xử lý nghiêm những em học sinh đó, đồng thời nhắc nhở thường xuyên trong các giờ chào cờ đầu tuần để học sinh toàn trường biết và phòng tránh”.
Kết luận chung:
Dựa vào bảng số liệu thu được, chúng tôi nhận thấy quá trình nhận thức của khách thể về các hình thức bạo lực học đường còn sơ sài, chưa đầy đủ, chưa nắm được bản chất của hiện tượng. Chủ yếu học sinh chỉ nhận diện được các hình thức bạo lực học đường về thể chất khi có sự tổn thương về mặt cơ thể đối với nạn nhân mà các em có thể nhìn thấy trực tiếp. Số lượng khách thể nhận thức được những hành vi gây tổn thương về tinh thần, kinh tế chiếm tỉ lệ không đáng kể do những hậu quả tác động tới cảm xúc, suy nghĩ của đối tượng chịu BLHĐ khó có thể nhìn thấy được ngay lập tức.