HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
ĐINH THỊ MINH THUẬN
PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO TẠI MỘT SỐ KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN
TINH BAC NINH
Nganh: Quan tri kinh doanh
Mã số: 60 34 01 02
Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Công Tiệp
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, Luận văn “ Phát triển Nguồn Nhân lực chất lượng cao tại một
số khu công nghiệp trên địa bàn Tỉnh Bắc Ninh” là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các nội dung nghiên cứu và kết quả trình bảy trong luận văn là trung thực, rõ ràng và
chưa được dùng để bảo vệ các học vị khác
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ đê thực hiện luận văn đã được cảm ơn và các
thông tin trích dẫn trong luận văn đã được ghi rõ nguôn gốc Nếu sai tôi xin hoàn toàn
chịu trách nhiệm
Hà Nội ngày tháng năm 2016 Tác giả luận văn
Trang 3LOI CAM ON
Đề hoàn thành luận văn này, ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận
được sự hướng dẫn rất tận tình của thầy Nguyễn Công Tiệp cùng với những ý kiến
đóng góp quý báu của các thây, cô của Học viện nông nghiệp Việt Nam Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới những sự giúp đỡ đó
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn tới: UBND tỉnh Bắc Ninh, Sở Lao động Thương
binh & xã hội, Cục Thống ké tinh Bac Ninh, Phong Quản lý lao động, các phòng ban,
đơn vị của Ban Quản lý các KCN Bắc Ninh, các trường đào tạo, đơn vị dạy nghề và các doanh nghiệp trong các KCN Bắc Ninh đã giúp đỡ tơi hồn thành đề tải
Tôi xin chân thành cảm ơn./
Hà Nội ngày tháng năm 2016 Tác giả luận văn
Trang 4MỤC LỤC U00 0 1 LỜI CẲmM ƠI - - - Q99 11111 9g Họ re il MỤC LUC ee eec cece cceecccceecceeeccccccccuscccuscccusscceusscceueccceuccseuucesesceseuscssusscseueceuaesseuacesescesuneess 11 Danh mục chữ 118 0 ‹ẼẼỐ VI M0017 .:A-.*”l Vil Trich yéu 1am VAN wee ecccsecececeescscsesscecscssecscscscsssscsvscsvenscsnsseasacavevsvsnstsnsnsevanstststensees Vill Thesis aDStract 2.0 .A X Phần I Lời mở đẦU << << +s#YeE©EteYYreE+seoYeeTrerrserrserrserrsorrserp 1
LI Tính cấp thiết của để tài - - - sec 11 181111 11111111111 71111111111 11 g0 1
1.2 \/014áš10i8i13s115i0 0777 2
1.2.1 ]\/Ñ) l0) Ế y111 1> aiỔỔỒỒỒŨ 2
PP ae 2
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên CỨU ¿- - + 2 + E*EEEE+E‡E+EEEEEEEEEEEEEEekererrrees 2
1.3.1 Đối tượng nghiên CỨU - Ă- CS S11 3E TT E3 SE H1 0T 2
1.3.2 Phạm vI nghiÊn CỨU 2 222222022032331 11111118199 89989 122 12 1111111 1k vn vrh 2 Phan II Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển nguồn nhân lực chất lượng
cao tại một số khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh 3
2.1 600800: aa 3
2.1.1 Một số khái niệm cơ bản ¿- 5552 2+ 2x22 2222112121121 xe 3 2.1.2 Các tiêu chí đánh giá nguồn nguồn nhân lực chất lượng cao trong
ðI921i8i1345712000Ẽ0Ẽ®Ẽ®e7ee 7 2.1.3 Nội dung phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của doanh
014011900 II 9
2.1.4 Những yếu tố ảnh hưởng tới phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao 13 2.1.5 Vai trò nhân lực chất lượng cao trong phát triển kinh tế khu công nghiệp 17
2.2 Kïnh nghiệm phát triển nguôn nhân lực chất lượng cao tại một số nước
và VIỆt NaIm - - - - CC S111 S1 S1 ng TK TT Kvceở 20
2.2.1 Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tại một số nước
Trang 52.2.3 Bài học kinh nghiệm rút ra cho phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tại một số KCN tỉnh Bắc Ninh . -:-55+22+2ctvExtsrxerrtsrrrrrrrrrriee 23 Phan III Dic điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu -s -s-ss<«- 24
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên UU cece eeccescsecsescscsesesscscsvevesstsssssacsvevseeeees 24
3.1.1 Điều kiện tự nhiên và điều kiện xã hội -:-cccccccrriersrrrrrrrrrrrree 24
3.1.2 Sự hình thành và phát triển hệ thống các khu công nghiệp,cụm công nghiệp trên địa bàn Tỉnh Bắc Ninh . ¿SE SE*x#E#ESEEEEEEEEEkekerererees 27
3.2 Phương pháp nghiên CỨU . - (25 2222311111331 11 E52 36
3.2.1 Phương pháp thu thập sỐ liệu ¿- - 2+ + EESE+E+E£E£EEEEEEEEEEEEeErEerrkrkrkred 36
3.2.2 Phương pháp xử lý thông tin và phân tích số liệu ¿-5- -s+s+c+zzcee: 40
Phần IV Kết quả nghiên €ứỨ .- << ° ° < e * *søsxøesexeseseesesssee 42
4.1 Thuc trang nguồn nhân lực chất lượng cao tại một số KCN trên địa bàn
ãn;82101 010 7 42 4.1.1 Tình hình nguôn nhân lực chất lượng cao tại một số khu công nghiệp 42
4.1.2 Kết quả điều tra, khảo sát một số doanh nghiệp tại KCN s: 48 4.2 Thực trạng các trường, đơn vị dạy nghề trên địa bàn tỉnh Băc Ninh 55
4.3 Qui hoạch, tuyển dụng, sử dụng, chính sách đãi ngộ, đảo tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao KCN (sửa sau khi BV) - 57 4.3.1 Về qui hoạch nguồn nhân lỰC . - ¿2 + SE EE+EEE£E#E£ESEEEEEEEEEErEerrrerees 57
4.3.3 Chính sách đãi ngộ nguồn nhân lỰC ¿- + + +2 E*EEEE+E£k£E+EeEeEEkrkrkereree 60 4.3.4 Đào tạo và phát triển nguồn nhân lỰC . - - ¿+5 + EEE+k‡k‡EsEeEeErkrkrkeeeree 61
4.4 Một số nhận xét về nguôn nhân lực chất lượng cao trong KCN 62
4.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nguôn nhân lực chất lượng cao tại một số KCN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh . -¿c:5ccccxcertsrrrsrrrrrrsee 65
4.5.1 Sự hài lòng về công việc hiỆn ẨậI - - + 11111 1v vn vn ng ng re, 65
4.5.2 Thu nhập của nhân lực chất lượng cao trong doanh nghiệp . - 66
4.5.3 Công tác đảo tạo, bồi dưỡng đối với lao động eee eeeseetseeeeeeeens 67
4.6 Đánh giá chung tình hình phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tại một số KCN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh . -¿c:5ccccxcertsrrrsrrrrrrsee 67
4.6.1 Kết quả đạt đưỢC c1 11 1H TT 1111111111111 1111111111111 greg 67
Trang 64.7 Định hướng và giải pháp chủ yếu phát triển nguồn nhân lực chất lượng
cao tại một số KCN tỉnh Bắc Ninh những năm tới - 2-5-5 sec: 70 4.7.1 — Định hướng chung . - - c S222 3003111111 111111102 1111 1n vn ng kg 70 4.7.2 Giải pháp chủ yếu phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tại KCN an¡8: 0à 0 74 Phan V Kết luận và kiến nng hj o-° << se xe eexeseseeesesssee 78 5.1 KGt LUA 78 5.2 Kién nghivncccececcccscscseccscscecscscscscscsversvscsusscscscavevsvstscsusecssevanevsvsnsnsasacevevsvaeees 78 5.2.1 Dé6iv6i co quan chite nang Cla tinh wo ee cess esse eesscesscseeestessseeaneeees 78
5.2.2 Đối với các nhà quản lý doanh nghiép ccccee ees csesseeeeseeessesessseeeeeseeeeees 79 IV 8i i0 i03 81
Trang 7Chữ viết tắt BHXH BHYT CMKT CN CNH, HDH DN KCN KCX NLD PCCC THPT UBND BIZA CLNNL CSVN
DANH MUC CHU VIET TAT
Nghia tiéng viét Bảo hiểm xã hội Bảo hiểm y tế Chuyên môn kỹ thuật Công nghiệp Công nghiệp hóa, hiện đại hóa Doanh nghiệp Khu công nghiệp Khu chế xuất Người lao động Phòng cháy chữa cháy Trung học phổ thông Ủy ban nhân dân
Ban quản lý các khu công nghiệp Bắc Ninh Chất lượng nguồn nhân lực
Trang 8DANH MỤC BÁNG
Bảng 2.I Tiêu chí đánh giá nguồn nhân lực tại một số nước và Việt Nam 21
Bảng 3.1 Thực trạng các KCN 6 Bac Ninh nam 2015 wo.cceccccccsscscseseescscscesetstessssenees 30
Bang 3.2 Kết quả hoạt động của các KCN Bac Ninhen ccc cscsescecceceverstessssesees 35 Bảng 3.3 Đối tượng điều tra - 5c S331 91511112111 11111111111 111111111111 re 37
Bảng 3.4 Bảng phân bổ và kết quả thu về phiêu điều tra 5-5-5 +cs£czxssd 39
Bảng 4.1 Nhân lực trong các KCN theo năm . - - <5 22221113333 vssssssrsxss 42 Bảng 4.2 Tình hình nhân lực trong các KCN của Bắc Ninh qua các năm 43
Bảng 4.3 Nhân lực đã qua đào tạo tại các KCN Bắc Ninh - 2c scc se ssssez 44
Bảng 4.4 Phân bổ nhân lực ở các KCN Bắc Ninh (2013-2015) . -2 555 45
Bang 4.5 Trình độ nguồn nhân lực chất lượng cao tại một số KCN năm 2015 46 Bảng 4.6 Dự báo trình độ nhân lực theo yêu cầu KCN Bắc Ninh đến năm 2020 47 Bang 4.7 Nguồn nhân lực của Tập đoàn DABACO -— Bắc Ninh - 255552 49
Bảng 4.11 Đánh giá của các trường đào tạo, đơn vị dạy nghề _ 56
Bang 4.12 Dự báo trình độ nhân lực theo yêu cầu KCN Bac Ninh đến năm 2020 57 Bảng 4.13 Dự kiến nhu cầu nhân lực chất lượng cao đến năm 2020 . 5-5- 58 Bang 4.14 So sánh về nhu câu đối với nhân viên kinh doanh, kỹ thuật tại một số
KCN trén địa bàn Tỉnh Bắc Ninh năm 2013-2015 -. -c-ccc+ccee2 58
Trang 9TRÍCH YÊU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Đình Thị Minh Thuận
Tên luận văn : “Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tại một số khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh”
Ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 60340102
Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu: Luận văn đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh
hưởng đến nguồn nhân lực chất lượng cao tại một số KCN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh,
trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp nhăm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển của doanh nghiệp tại KCN trên địa bàn Tỉnh Bắc Ninh trong thời g1an tới
Phương pháp nghiên cứu: Các nội dung nghiên Cứu:
- Thực trạng nguôn nhân lực chất lượng cao tại một số khu công nghiệp trên địa ban tinh Bac Ninh
- Tác động của nguôn nhân lực chất lượng cao với sự phát triển KCN trênđịa ban tinh Bac Ninh
- Đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tô ảnh hưởng tới nguồn nhân lực chất lượng cao tại một số KCN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh thời gian qua
- Đề xuất một số giải pháp chủ yêu nhằm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tại một số KCN tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới
Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp thu thập số liệu - Phương pháp xử lý số liệu
- Phương pháp phân tích số liệu Kết quả chính và kết luận :
Trang 10Đánh giá đúng vị trí và vai trò nguồn nhân lực chất lượng cao khu công nghiệp là điều kiện để góp phan vào thành công của quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Khoa học kỹ thuật phát triển nhanh chóng đòi hỏi nguôn nhân lực trong doanh nghiệp phải nâng cao tính chủ động, sáng tạo, phải được đảo tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nâng cao trình độ học vấn và tay nghề, biết tiếp thu những tiễn bộ kỹ thuật
Trang 11THESIS ABSTRACT
Author: Dinh Thi Minh Thuan
Thesis title: "Development of high-quality human resources in a number of industrial parks in Bac Ninh province"
Major: Business Administration Code: 60340102
Training Facility Name: Vietnam Agriculture Institute
The purpose of research: Thesis assessing the situation and analyze the factors affecting the quality of human resources in a number of industrial parks in Bac Ninh province, on that basis, to propose solutions to resource development high quality human resources to meet the development requirements of enterprises in industrial parks in Bac Ninh province in the coming time
Research Methods: The contents of the study:
- Current status of high quality human resources in a number of industrial parks in Bac Ninh province
- The impact of high-quality human resources for the development of industrial parks in Bac Ninh province
- Assessment of the status and analysis of factors affecting the quality of human resources in a number of industrial parks in Bac Ninh province last time
- Propose some solutions primarily aimed at developing high-quality human resources in a number of industrial parks in Bac Ninh province in the coming time Research Methods:
Trang 12Main results and conclusions:
Competition and global integration are of high quality human resources in the enterprise has always been strategic issues and current issues are of particular interest
Appreciate the position and the role of human resources of high quality industrial parks as a condition for contributing to the success of the process of production and business of enterprises
Trang 13PHAN I LOI MO DAU 1.1 TINH CAP THIET CUA DE TAI
Đất nước ta đang bước vào thời kỳ phát triển đối mới, đây mạnh công
cuộc đổi mới, thực hiện cơng nghiệp hố, hiện đại hoá nước nhà, tăng cường hội
nhập kinh tế quốc tế, phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước
công nghiệp theo hướng hiện đại, thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội
công băng, dân chủ, văn minh, xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện trên quan điểm : ”Mở rộng dân chủ, phát huy tối đa nhân tô con người, con
người là chủ thê, nguôn lực chủ yêu và mục tiêu của sự phát triên”
Nhân lực là nhân tố quyết định nhất đối với sự phát triển của mỗi quốc gia Trình độ phát triển của nguồn nhân lực là thước đo chủ yếu sự phát triển của các quốc gia Vì vậy, các quốc gia trên thế giới đều rất coi trọng phát triển nguồn nhân lực Trong thế kỷ XX đã có những quốc gia nghèo tài nguyên thiên nhiên, nhưng do phát huy tốt nguồn nhân lực nên đã đạt được thành tựu phát triển kinh tế-xã hội, hồn thành cơng nghiệp hố và hiện đại hoá trong vài ba thập ký
Bắc Ninh là một tỉnh có nhiều tiềm năng và thế mạnh phát triển sản xuất công nghiệp Trong những năm gần đây việc xây dựng các khu công nghiệp là khâu đột pha dé day nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh từ nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ sang công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ Phấn dau đến 2020 Bắc Ninh cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp như Đại hội Dang lần
thir XVI, XVII da dé ra
Mặc dù các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh được thành lập chưa lâu (chủ yếu sau tái lập tỉnh) nhưng đã có đóng góp tích cực vào thành quả phát triển
kinh tế của tỉnh Bắc Ninh như: thu hút đầu tư, tăng trưởng kinh tẾ, tạo việc làm
cho người dân trong tỉnh, tăng thu ngân sách cho nhà nước Tuy nhiên, thực trạng hoạt động của các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh thời gian qua cho thấy: chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng được nhu câu của sự phát triển,
đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao
Vì vậy, việc đảo tạo, sử dụng và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
đang đặt ra mối quan tâm của các nhà quản lý, lãnh đạo trên địa bàn tỉnh Xuất
Trang 141.2 MỤC TIỂU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới nguồn nhân lực
chất lượng cao tại một số KCN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, trên cơ sở đó đề xuất
những giải pháp nhăm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển của doanh nghiệp tại KCN trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về nguồn nhân lực chất lượng cao, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
- Đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển nguôn nhân lực chất lượng cao tại một số khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh thời gian qua
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nguồn nhân lực chất
lượng cao tại một số KCN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh trong thời g1an tới
1.3 DOI TUONG VA PHAM VI NGHIEN CUU
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Nhân lực đang làm việc trong các DN tại các KCN trên địa bàn tỉnh
Bắc Ninh
- Nhân lực đã qua đào tạo nghề, có chuyên môn nghiệp vụ và các đối
tượng có nhu cầu lao động trên địa bàn tỉnh
- Các Trung tâm giáo dục thường xuyên, trường đại học, trường cao đăng, trường trung cấp nghề và các cơ sở dạy nghề trên địa bàn Tỉnh
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung: Dé tài tập trung nghiên cứu vào số lượng và chất lượng nguồn nhân lực tại một số KCN từ đó đưa ra những giải pháp nhằm nhằm phat
triển nguồn nhân lực chất lượng cao tại một số KCN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
trong thời gian tới
- Không gian: Nghiên cứu một số KCN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh có sự
tham chiếu, so sánh với một số KCN ở một số tỉnh khác
- Thời gian: Nghiên cứu sử dụng số liệu thứ cấp thu thập trong 3 năm, từ
Trang 15PHAN II CO SO LY LUAN VA THUC TIEN VE PHAT TRIEN NGUON NHAN LUC CHAT LUONG CAO TAI MOT SO KHU
CONG NGHIEP TREN DIA BAN TINH BAC NINH
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Một số khái niệm cơ bản
2.1.1.1 Khái niệm nguồn nhân lực chất lượng cao
Nguôn nhân lực chât lượng cao: có rât nhiêu tác giả tiệp cận khái niệm
“nguôn nhân lực chât lượng cao” đêu thiên vê cách nhìn nhận, tiêu chí đê xác định
nguôn nhân lực chât lượng cao
< Nguồn nhân lực chất lượng cao trong thời kỳ CNH, HDH là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, nhân lực khoa học công nghệ —là những người có trình độ đại học,
cao đăng trở lên và nhóm công nhân kỹ thuật chất lượng cao” (trang Wed Đài phát
thanh truyền hình Hải Phòng, tin ngày 21/4/2008 Hội thảo về đề án nguồn nhân lực
chất lượng cao)
Nguồn nhân lực chất lượng cao “bao gồm những nhân lực có trình độ đại học, cao đăng, nguồn nhân lực lãnh đạo quản lý và hoạch định chính sách, nguồn
nhân lực khoa học công nghệ, đội ngũ giảng viên các trường đại học, cao đăng” (trang Wed www.tapchicongnghiep.vn Tin ngay 25/4/2005:Thuc trang va giai pháp
phat trién nguồn nhân lực chất lượng cao)
Như vậy nguồn nhân lực chất lượng cao phải được xem xét trên tất cả khía
cạnh hình thành chất lượng nguồn nhân lực như: thé luc, trí lực, tâm lực
+ Thể lực nguồn nhân lực: là sức khoẻ cơ thể và sức khoẻ tinh thân Thể lực là trạng thái thể lực tốt nhất, là điều kiện đảm bảo con người phát triển, trưởng thành một cách bình thường , có thể đáp ứng những đòi hỏi về sự hao phí sức lực, thần
kinh, cơ bắp trong lao động
+ Trí lực nguồn nhân lực: là trình độ văn hố, chun mơn kỹ thuật và kỹ
Trang 16Cách nhìn nhận, đánh giá nguồn nhân lực có phải là nguồn nhân lực chất lượng cao hay không là cách đánh giá toàn diện trên tất cả các khía cạnh, đảm bảo
sẵn với kết quả lao động Sự phát triển của phân công lao động có quan hệ chặt chẽ với quá trình phát triển của khoa học công nghệ Từ đó kéo theo sự hình thành các nguồn lực khác nhau theo hướng phát triển phân công lao động xã hội
Tựu trung lại: “ nguồn nhân lực chất lượng cao là khái nệm chỉ những người lao động cụ thể, có trình độ lành nghề (về chuyên môn kỹ thuật) ứng với một
nghành nghề cụ thể, theo tiêu thức phân loại lao động về chuyên môn, kỹ thuật nhất
định (đại học, trên đại học, lao động kỹ thuật lành nghề), có kỹ năng lao động giỏi
và khả năng thích ứng nhanh với những thay đối nhanh chóng của công nghệ sản xuất kinh doanh, có sức khoẻ và phẩm chất tốt, có khả năng vận dụng sáng tạo những tri thức, những kỹ năng đã được đảo tạo vào quá trình lao động sản xuất nhằm đem lại năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả cao”
2.1.1.2 Khái niệm phát triển nguôn nhân lực
Có nhiều định nghĩa, khái niệm về phát triển nguồn nhân lực
* Theo GS.TS Bùi Văn Nhơn trong sách Quản lý và phát triển nguồn nhân lực xã hội (2006): “Phát triển nguồn nhân lực là tổng thể các hình thức, phương pháp, chính sách và biện pháp nhăm hoàn thiện và nâng cao chất lượng cho nguôn nhân lực (trí tuệ, thể chất, và phẩm chất tâm lý xã hội) nhằm đáp ứng đòi hỏi về NNL cho sự phát triển kinh tế xã hội trong từng giai đoạn phát triển”
Trong khái niệm này chất lượng NNL được giải thích như sau: “Thể lực
của NNL: sức khỏe cơ thể và sức khỏe tỉnh thần”
“Trí lực của nguôn nhân lực: trình độ văn hóa, chuyên môn kỹ thuật và kỹ
năng lao động thực hành của người lao động”
“Phẩm chất tâm lý xã hội: ký luật, tự giác, có tinh thần hợp tác và tác
phong công nghiệp có tinh thần trách nhiệm cao.vv ”
Trang 17“Các kinh nghiệm học tập có tô chức Con người học có thê lĩnh hội kiến thức băng nhiều cách học khác nhau Trong phát triển nguồn nhân lực chúng ta
quan tâm đến việc học có chủ định, trong đó người học cam kết học tập với mục tiêu, kế hoạch học tập rõ ràng và có sự chuẩn bị cho việc đánh giá Học có chủ định được tổ chức chính thức, hoặc không chính thức Học chính thức liên quan đến sử dụng trang thiết bị, tài liệu Học không chính thức thường cá nhân hóa
hơn là học chính thức Học không chính thức không chỉ giới hạn đối với những
người có học van cao Đào tạo qua công việc là ví dụ về học không chính thức Đê có hiệu quả, đào tạo qua công việc cân được tô chức
Dé tang khả năng cải thiện kết quả thực hiện công việc: phát triên NNL
không thé chắc chan rang kinh nghiệm học tập sẽ thay đối kết quả thực hiện công việc Kết quả thực hiện công việc bị ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố, và nhiều
nhân tố năm ngoài sự quản lý của người làm công tác phát triển NNL Người quản lý trực tiếp mới là nhân tổ hàng đầu trong việc ảnh hưởng đến kết quả thực hiện công việc của người lao động Vì vậy, thông qua hoạt động phát triển NNL
chỉ có thể tăng khả năng cải thiện kế quả thực hiện công việc, khả năng phát triển
tô chức”
ce
dng cao kết quả thực hiện công việc Phần lớn hoạt động phát triển nguôn nhân lực đều quan tâm trực tiếp đến kết quả thực hiện công việc: cả công việc hiện tại và công việc tương lai Đây là hoạt động định hướng công việc và các tổ chức cung cấp nguôn lực thực hiện để công tác phát triển nguồn nhân lực
có tác động đền kêt quả thực hiện công việc”
“Phát triển tô chức: TỔ chức cung cấp cơ hội học tập cho người lao động giúp người lao động phát triển và từ đó sẽ giúp tô chức phát triển Nó không có nghĩa là phát triển nghề nghiệp mà nó thường gắn với công việc tương lai trong tô chức Sự thay đối là thường xuyên diễn ra và trong tổ chức nếu có một số người luôn được khuyến khích để nghĩ về sự phát triển không liên quan đến công việc thì họ sẽ sẵn sảng đi cùng tổ chức trong nhiều đường hướng không dự đoán
trước được”
“Phat triên cá nhán: khái niệm nay trât rộng, chủ yêu là nói đên kinh nghiệm học tập không liên quan đên công việc mà con người tìm kiêm đề có
được sự thỏa mãn tinh thân Hiện nay còn đang có tranh luận liệu tô chức có chịu
Trang 18hiện văn hóa của đât nước, của tô chức cũng như sự săn có vê nguôn lực cho việc học này”
Khái niệm này đã nhân mạnh đến mục tiêu cuối cùng của phát triển nguồn nhân lực là phát triển tô chức và có nhắn mạnh đến sự kết hợp giữa
mục tiêu phát triển cá nhân và mục tiêu phát triển tổ chức.Tuy nhiên khái niệm này cũng khăng định các hoạt động phát triển nguồn nhân lực chỉ tăng khả năng nâng cao kết quả thực hiện công việc và khả năng phát triển tổ chức
vì chỉ khi người học thực sự muốn áp dụng cái đã học được vào công việc thì mới có thê tạo ra sự thay đôi
* Từ sự phân tích các khái niệm phát triển NNL trên, tác giả sử dụng kết hợp khái niệm trong nghiên cứu của luận văn: Phát riển nguồn nhân lực chất lượng cao là quá trình thúc đầy việc học tập có tính tô chức nhằm nâng
cao kết qua thực hiện công việc và tạo ra thay đổi thông qua việc thực hiện
các giải pháp đào tạo, phái triển, các sáng kiến và các biện pháp quản lý với mục đích phát triển tô chức và phát triển cá nhân Nội hàm của khái niệm này
được hiệu như sau:
+ Học tập có tính tô chức: học tập có tính tổ chức là người chủ doanh
nghiệp khuyến khích nhân viên học tập nâng cao trình độ, cung cấp cơ hội học
tập cho người lao động Người học cam kết học tập với mục tiêu, kế hoạch học tập rõ ràng và có sự chuân bị cho việc đánh giá
+ Nâng cao kết quả thực hiện công việc: Các hoạt động phát triển nguồn nhân lực đều quan tâm trực tiếp đến kết quả thực hiện công việc: cả công việc
hiện tại và tương lai Việc cung cấp đúng những kinh nghiệm kiến thức mà nhân
viên thiêu sẽ góp phân nâng cao kêt quả thực hiện công việc của họ
+ Các giải pháp đảo tạo, phát triển: Cung cấp các hình thức đào tạo phù
hợp khi tô chức phát hiện nhân viên thiếu kiến thức và kỹ năng hoàn thành công
việc hiện tại sẽ góp phần tăng khả năng làm việc của nhân viên Nếu tổ chức phát hiện những nhân viên có tiềm năng phát triển và thực hiện các hình thức phát triển phù hợp sẽ giúp tăng năng lực và tiềm năng của nhân viên
+ Các sáng kiến và biện pháp quản lý:Việc nâng cao kết quả thực hiện
công việc không chỉ phụ thuộc vào việc đào tạo và phát triển nhân viên Trong
Trang 19nhưng khơng hồn thành cơng việc do bất mãn Vì vậy, nếu nguyên nhân của không hồn thành cơng việc là do các bất hợp lý về tô chức, quản lý thì việc đưa ra những sáng kiến đổi mới tổ chức, quản lý, hoặc những biện pháp quản lý phù
hợp như động viên khuyến khích người lao động, phân công công việc, bồ nhiệm
phù hợp tạo môi trường làm việc hợp tác vv, sẽ có tác dụng động viên người lao
động thực hiện tôt công việc của mình
+ Phát triển tổ chức: Doanh nghiệp nào cũng đều muốn tôn tại và phát triển đi lên Mục tiêu cuối cùng của phát triển NNL chất lượng cao là nhằm giúp
tô chức có nguồn nhân lực đủ năng lực thực hiện những mục tiêu phát triển của
tố chức Đó là những người có đủ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng trình độ, tay nghé Doanh nghiệp cần xây dựng rõ sứ mệnh, tầm nhìn và chiến lược phát triển đề nâng cao năng lực cạnh tranh của mình
+ Phát triển cá nhân: phát triển cá nhân rộng hơn việc trang bị kiến thức
hay phát triển kỹ năng, nó bao gồm cả sự trưởng thành và phát triển cá nhân mà
họ thể áp dụng vào công việc hiện tại Mục tiêu của phát triển cá nhân là phát
triển kiến thức, kỹ năng, và năng lực và nhờ đó thay đối hành vi phù hợp với
công việc hiện tại và đáp ứng được nhu cầu trước mắt của tổ chức cũng như nhu
cầu của cá nhân
Như vậy phát triển NNL chất lượng cao sẽ góp phần làm thay đôi chất lượng
nguồn nhân lực về mặt trí lực.Về mặt thể lực của nguồn nhân lực thì có nhiều nhân tố tác động đến từ tiền lương, chế độ phúc lợi, hoạt động thể dục thể thao
2.1.2 Các tiêu chí đánh giá nguồn nguồn nhân lực chất lượng cao trong doanh nghiệp
* “Tiêu chí chung
Khả năng thích ứng nhanh nhất với môi trường lao động và với tiến độ khoa học công nghệ mới, với năng lực chuyên môn và trình độ thành thạo nghiệp vụ cao
Có ý chí vượt khó, bên bỉ trong công việc, có năng lực kiêm chê bản thân
Có đạo đức nghề nghiệp thể hiện qua tỉnh thần kỷ luật, ý thức trách nhiệm, tỉnh thần dân chủ, hợp tác và ý thức vẻ tập thể, vì cộng đồng cao
Trang 20Có năng lực thực tê tạo nên kêt quả cao và vượt trội trong công việc, có năng lực cạnh tranh, đóng góp thực sự hữu ích cho xã hội
* Tiêu chí cụ thể
Thể lực nguồn nhân lực : Thể lực chính là sức khoẻ người lao động
bao gồm cả những yếu tố về thể chất lẫn tinh thần Thể lực nguồn nhân lực
chính là sự nhanh nhẹn tháo vat, bén bi, déo dai của sức khoẻ co bắp trong công việc Thể lực là điều kiện quan trọng của trí lực Bởi nếu thê lực yếu sẽ
không chịu được sức ép công việc chứ chưa nói đến khả năng tìm tòi, sáng tạo ra những nghiên cứu phát minh mới Thể lực nguồn nhân lực hình thành, duy
trì và phát triển bởi chế độ dinh dưỡng tốt, chăm sóc sức khỏe tốt Thể lực nguồn nhân lực phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện kinh tế xã hội, phân phối
thu nhập cũng như chính sách xã hội môi quôc g1a
Trí lực nguồn nhân lực: Tri thức là yếu tố cơ bản của trí lực, là sự
tong hop khái quát những kinh nghiệm cuộc sống, là nhận thức lý tính Năm
bắt được nó sẽ có lợi trong chỉ đạo thực tiễn, có lợi trong nâng cao khả năng
phân tích và giải quyết vấn đề Trí lực nguồn nhân lực được phân tích dưới hai góc độ sau:
(¡) Vẻ trình độ văn hoá, chuyên môn nghiệp vụ:
Trình độ văn hoá là khả năng về tri thức và kỹ năng để có thể tiếp thu những kiến thức cơ bản, thực hiện những công việc đơn giản Trình độ văn hoá được cung cấp bởi hệ thống giáo dục chính quy, không chính quy, qua quá trình học tập suôt đời của môi cá nhân
Trang 21Khi nói đến nguồn nhân lực chất lượng cao cũng cần đề cập đến kinh
nghiệm sông năng lực hiểu biết thực tiễn, bởi vì kinh nghiệm sống đặc biệt là
những kinh nghiệm nếm trải trực tiếp của con người, đó là nhu cầu và thói quen vận dụng tổng hợp tri thức và kinh nghiệm của mình, của cộng đồng vào việc tìm tòi, sáng tạo, để ra những giải pháp mới trong công việc Ngoài ra nguồn nhân lực chất lượng cao thì một yếu tố quan trọng đó là phẩm chất đạo đức, thái độ và phong cách làm việc của con người Còn “ nguồn nhân lực”
thì được hiểu đơn giản là trí lực và thể lực
(ii) K¥ nang mém:
Ngày nay doanh nghiệp khi tuyển dụng tìm kiếm nguồn nhân lực chất lượng cao thì ngoài những người có trình độ chuyên môn nghiệp vụ (thường được thể hiện qua bang cap, hoc van ) thì có những kỹ năng mềm khác hỗ trợ cho công việc Kỹ năng mềm là thuật ngữ dùng để chỉ các kỹ năng như: kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lãnh đạo làm việc theo nhóm kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng sắp xếp công việc trình độ tin học, ngoại ngữ là những kỹ năng không phải lúc nào cũng được học trong nhà trường, không liên quan đến kiến thức chuyên môn Nó bồ trợ và làm hoàn thiện hơn năng
lực làm việc của người lao động, chúng quyết định bạn là ai, làm việc thế nào, là thước đo hiệu quả công việc của bạn
2.1.3 Nội dung phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của doanh nghiệp Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong doanh nghiệp gồm những nội dung cơ bản như: quy hoạch nguồn nhân lực, tuyến dụng nguồn
nhân lực, chính sách đãi ngộ nguồn nhân lực, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
Quy hoạch nguồn nhân lực: Quy hoạch nguôồn nhân lực là quá trình dự
báo, nghiên cứu, xác định nhu cầu nguồn nhân lực trong một tô chức, từ đó
đưa ra các chính sách, chương trình hành động cho tương lai đảm bảo cho tổ chức có đủ nhân lực với phẩm chất và kỹ năng phù hợp với công việc, nhằm
thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp đề ra
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong doanh nghiệp phải có
tâm nhìn chiên lược, găn liên chặt chẽ với phát triên kinh doanh của doanh
Trang 22sản xuât và thực hiện mục tiêu của tô chức Đê đảm bảo cho công tác phát
triên nguôn nhân lực cao trong doanh nghiệp, môi doanh nghiệp cân có một kê hoạch cụ thể, chỉ tiết
Quy hoạch nguồn nhân lực là cơ sở để nâng cao, phát triển nguồn nhân lực, góp phần tạo ra sự phối hợp ăn ý trong quá trình thực hiện Nó giải đáp những yêu cầu của doanh nghiệp như: phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
nhằm mục đích gì, hướng đến nhóm đối tượng cụ thể nào, có phù hợp với doanh
nghiệp không (ví dụ: doanh nghiệp chuyên về sản xuất thì nguồn nhân lực chất lượng cao là đội ngũ công nhân lành nghẻ, bàn tay vàng trong lao động chứ không hoàn toàn là đội ngũ kỹ sư giỏi ), có đảm bảo lợi thế cạnh tranh và duy trì được lâu dài lợi thế cạnh tranh đó hay không
Tuyến dụng, sử dụng, đánh giá nguôn nhân lực: Nguồn nhân lực trong doanh nghiệp không phải là nguồn nhân lực cô định mà doanh nghiệp hoàn toàn có thể thu hút các nguồn lực từ bên ngoải vào để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thông qua quá trình tuyến dụng
Tuyển dụng nguồn nhân lực là quá trình tìm kiếm và lựa chọn nhân sự thoả mãn những tiêu chí mà doanh nghiệp đặt ra Nói cách khác, tuyển dụng là quá trình cung cấp yếu tố đầu vào đặc biệt cho doanh nghiệp, đó chính là yếu tố con người Quá trình này bao gồm hai khâu cơ bản là thu hút, tìm kiếm, và tuyến
chọn nhân lực Hai khâu này có mối liên hệ mật thiết với nhau Nếu tìm kiếm tốt thì mới chọn được nhân sự có chất lượng, đồng thời làm tăng uy tín của quá trình
tuyến dụng, qua đó giúp cho việc thu hút, tìm kiếm nhân tài nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho doanh nghiệp
Công tác tuyến dụng có vị trí đặc biệt quan trọng trong việc phát triển
nguồn nhân lực chất lượng cao của mỗi tổ chức Nếu công tác tuyển dụng được
thực hiện tốt sẽ tuyến được những người thực sự có năng lực, trình độ, phẩm chất đạo đức tốt, có đức, có tài vào làm việc Việc tuyến chọn phải đảm bảo các
nguyên tắc như: căn cứ nhu cầu công việc để tuyến dụng khi tuyển dụng phải đảm bảo khách quan, công bằng, việc tuyển dụng cần xác định số lượng nhân sự cần tuyến trên cơ sở phân tích các vị trí, công việc để đưa ra những tiêu chuẩn,
điều kiện cụ thể khi tuyển dụng
Trang 23việc sẽ tạo điều kiện thuận lợi để họ phát huy sở trường, năng lực theo trình
độ chuyên môn nghiệp vụ đã được đào tạo, góp phần thúc đấy sự phát triển của doanh nghiệp
Công tác đánh giá thực hiện công việc đóng một vị trí quan trọng trong quản tr nhân lực của một doanh nghiệp Bởi vì sự đánh giá công việc giúp doanh
nghiệp thay duoc thanh tich cua nhan luc tai don vi minh, đồng thời là động lực
giúp họ làm việc tốt hơn Hầu hết các doanh nghiệp đều xây dựng cho mình hệ
thống đánh giá tình hình thực hiện công việc của đơn vị mình một cách cụ thể và
có sự đánh giá sát sao của người quản lý
Chính sách đãi ngộ nguôn nhân lực: Đây là quá trình chăm lo đời sống, vat chat, tinh thần người lao động để người lao động có thể yên tâm làm việc, công hiên hêt mình cho công việc
Chính sách đãi ngộ thông qua hai hình thức cơ bản là đãi ngộ tài chính và
đãi ngộ phi tài chính Đãi ngộ tải chính là những đãi ngộ về lương, tiền thưởng,
phụ cấp, trợ cấp, công tác phí, cô phân Đãi ngộ phi tài chính là đãi ngộ thông qua công việc và môi trường làm việc nhằm đáp ứng nhu cầu về đời sống tỉnh thân ngày càng cao của người lao động, nó giúp họ có được niềm vui trong công
viéc, trong cudc song, sự hứng thú, say mê làm việc, được đối xử công băng,
được kính trọng trong doanh nghiệp
Ngoài ra sự đãi ngộ nhân sự còn giúp doanh nghiệp tái sản xuất, nâng cao sức lao động Sức lao động là công năng về thể lực, trí lực của người lao động Trong quá trình lao động, sáng tạo công năng đó sẽ tiêu hao dần vào
quá trình sản xuất, dẫn tới giam về thể lực, sức khỏe, stress Đãi ngộ sẽ giúp
vai trò khôi phục và nâng cao sức lao động nguôn nhân lực cả về thể lực và trí
lực Ví dụ trả lương cao cho CBCNV phải đảm bảo cuộc sống cho bản thân họ
và gia đình, với nguồn lực chất lượng cao thì trả lương phải tương xứng công
sức lao động của họ
Trong chính sách đãi ngộ nguồn nhân lực cần đặc biệt quan tâm đến việc
giữ chân và thu hút nhân tài cho doanh nghiệp Đây cũng là nội dung đề tài hướng đến Trong bất kỳ doanh nghiệp nào thì nguồn nhân lực chất lượng cao
Trang 24nhiều doanh nghiệp Nhân lực giỏi không có nghĩa là họ sẽ gắn bó suốt đời với doanh nghiệp tận tâm với công việc nếu không có một chế độ đãi ngộ tốt Việc
họ rời bỏ doanh nghiệp mà doanh nghiệp không tìm được người tương đương đồng nghĩa chất lượng nguồn nhân lực giảm xuống Trước khi nghĩ đến việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho doanh nghiệp cần phải giữ chân được những nhân lực có tay nghề cao, có chuyên môn, nghiệp vụ tốt Doanh nghiệp
thực hiện tốt việc đãi ngộ sẽ khiến họ gan bó với doanh nghiệp, và ngoài ra ta có
thể thu hút những nhân tài từ bên ngoài vào làm việc cho doanh nghiệp, qua đó nâng cao được chất lượng nhân lực cho doanh nghiệp
Ngoài ra sự đãi ngộ nhân sự còn khiến cho nhân sự không ngừng học hỏi,
hoàn thiện năng lực của bản thân Việc thỏa mãn nhu cầu vật chất và nhu cầu về
tỉnh thần tạo động lực thúc đây người lao động say mê làm việc, phát huy tốt năng lực bản thân
Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
Tiêu chí quan trọng nhất để đánh giá nguồn nhân lực chất lượng cao đó
chính là trí lực nguồn nhân lực Trí lực nguồn nhân lực thông qua trình độ học
vấn, chuyên môn, nghiệp vụ kỹ năng nghẻ nghiệp Vì vậy, để nâng cao trí lực nguồn nhân lực, doanh nghiệp cần phải thường xuyên thực hiện các chương trình
đào tạo và đào tạo lại nguôn nhân lực
Việc đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực sẽ giúp doanh nghiệp có đội
ngũ nhân lực giỏi, có thể đáp ứng kịp thời sự phát triển của khoa học và công nghệ, đảm bảo doanh nghiệp có lực lượng lao động giỏi, giúp doanh nghiệp hoàn
thành thắng lợi các mục tiêu Trong các doanh nghiệp, sức lao động đặc biệt là
lao động băng chất xám là một tài nguyên vô cùng quý giá, nó thể hiện sự lành nghề trong sản xuất, kinh doanh đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nên sản xuất
hiện đại và sự tiễn bộ của khoa học kỹ thuật
Bên cạnh đó đào tạo và đào tạo lại nhân lực còn giúp nhân lực tại doanh
nghiệp không ngừng nâng cao trình độ văn hoá, mở mang kiến thức, nâng cao
năng lực bản thân Đồng thời còn giúp họ tự chăm sóc sức khoẻ của mình một cách tốt nhất, có thái độ tích cực trong công việc, øóp phần hoàn thiện nhân lực
Trang 252.1.4 Những yếu tố ảnh hướng tới phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao 2.1.4.1 Yếu tô khách quan
Các nhân tố bên ngoài là các yếu tổ khung cảnh kinh tế, văn hóa xã hội, đối thủ cạnh tranh, khoa học kỹ thuật, khách hàng và chính trị
Sự phát triển của KHKT và quá trình toàn cầu hoá nên kinh tế thế giới
Trong giai đoạn nên kinh tế phát triển như hiện nay, cạnh tranh dé ton tại
giữa các doanh nghiệp rất khốc liệt Nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi tại các khu cơng nghiệp yêu cầu nhân lực phải có trình độ chuyên mơn kỹ
thuật cao Ngồi ra sự tiến bộ của khoa học công nghệ đã tạo ra nhiều ngành
nghề mới, vật liệu mới đòi hỏi nhân lực phải được trang bị kiến thức và kỹ năng
mới dẫn đến cuộc chạy đua về khoa học, công nghệ và sản xuất Chính vì vậy,
.tiêu chí đặt ra cho nguồn nhân lực ngày càng tăng cao Kỹ thuật càng phát triển thì cảng cần nhiều đến nguồn nhân lực chất lượng cao Và nếu doanh nghiệp
không có nhân lực chât lượng cao là đã tụt hậu so với các doanh nghiệp khác
Các yêu tô văn hóa, xã hội của quốc gia
Các yếu tố này tác động lớn đến tâm tính, hành vi, phong cách, lỗi sống và
sự thay đổi cách nhìn nhận về các gia tri cua nguồn nhân lực Ảnh hưởng đến
cách tư duy và các chính sách phát triển nguồn nhân lực nhằm phát huy cao độ những yếu tố tích cực, đồng thời khắc phục những mặt tiêu cực trong tác phong lao động của nguồn nhân lực tại doanh nghiệp
Trình độ phái triển giáo dục, đào tạo
Nguồn nhân lực chất lượng cao là những con người được đầu tư phát triển, có kiến thức, kỹ năng, tay nghề, kinh nghiệm, năng lực sáng tạo (nói cách khác đó chính là năng lực thực hiện nguồn nhân lực) Nguồn nhân lực này chỉ có thể thông qua giáo dục, đảo tạo và tích luỹ kinh nghiệm trong quá trình làm việc Tuy nhiên việc tích luỹ kinh nghiệm này cũng phải dựa trên một nền giáo dục, đảo tạo nghề nghiệp một cách cơ ban Như vậy ta có thể thấy, nhân tổ này ảnh hưởng đến chất lượng cung ứng nguồn lao động ra thị trường, ảnh hưởng gián tiếp đến chất lượng nguôn nhân lực tại doanh nghiệp Khi chất lượng nguồn nhân
lực tại các trường đại học, cao đăng, dạy nghề được nâng cao .thì đồng nghĩa
Trang 26chuyên môn nghiệp vụ cao, giảm thiểu chỉ phí đào tạo lại của doanh nghiệp
Giáo dục, đào tạo tạo ra sự ganh đua trong xã hội, những người có học van
thấp, tay nghề thấp khó có thé cạnh tranh được với những người có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao Chính vì vậy, nhân lực có tay nghề thấp, trình độ thấp phải băng mọi cách nâng cao năng lực của mình và cách hiệu quả nhất là đầu tư
vào giáo dục, đào tạo nghê
Chê độ xã hội, viê, chăm sóc sức khoẻ
Trên thực tế nền tảng đầu tiên của nguồn nhân lực chính là thể trạng và sức khoẻ Đây là kết quả tổng hợp của nhiều yếu tố như môi trường, chăm sóc
sức khoẻ ban đâu, chế độ dinh dưỡng, thể dục, thể thao, hưởng thụ văn hoá, học tập Mọi nguồn nhân lực đều cần đến một thể chất tốt để duy trì và phát triển trí tuệ, để chuyển tải tri thức vào thực tiễn, biến tri thức thành sức mạnh vật chất Hơn nữa cần phải có sự dẻo dai của hoạt động thần kinh, niềm tin và ý chí, khả
năng vận động của trí lực trong những điều kiện khác nhau Phát triển ytễ và
chăm sóc sức khoẻ là nhân tố tác động đến thể lực nguồn nhân lực Sức khoẻ ngày nay không chỉ hiểu là một cơ thể không bệnh tật mà còn là sự hoàn thiện cả về mặt thê chất và tâm hồn
2.1.4.2 Yếu tổ chủ quan
Các nhân tô bên trong là các yêu tô bên trong của công ty Môi trường bên trong chủ yêu là sứ mạng, mục tiêu của công ty, chính sách và chiên lược của công ty và bầu không khí văn hóa của công ty Cô đơng và cơng đồn cũng có một ảnh hưởng không nhỏ
Chính sách thu hút nguôn nhân lực
Chính sách thu hút nguồn nhân lực thể hiện quan điểm về mục đích, yeu cầu, đối tượng và cách thức tuyến chọn lao động của doanh nghiệp nhằm đảm
bảo cho doanh nghiệp có đủ số lượng và chất lượng nguồn nhân lực với cơ cấu
phù hợp để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của mình trong giai đoạn hiện tại
hay tương lai (Dương Quang Nam, 2013)
Một doanh nghiệp có chính sách thu hút nguồn nhân lực phù hợp và hấp
Trang 27đầu cao hơn Điều này góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển nguồn
nhân lực tại doanh nghiệp Ngược lại, nếu doanh nghiệp nào không nhận ra tầm
quan trọng của nguồn lực trong công ty mình, không tạo ra được những lợi ích
để thu hút, giữ chân người tài, đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đó không thê
phat trién một cách bên vững và ôn định
Chê độ bồ trí, sứ dụng nguôn nhân lực
Chế độ bố trí, sử dụng nguồn nhân lực là một trong những yếu tố quan trọng tác động đến phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp Phân công đúng người, đúng việc, đánh giá đúng tính chất và mức độ tham gia, đóng góp
của từng người lao động để khích lệ, đãi ngộ họ kịp thời sẽ mang lại mức độ sinh lợi cao của hoạt động chung và tạo ra sự động viên to lớn đối với người lao động
(Dương Quang Nam, 2013)
Khi nào, ở đầu có cách sử dụng nhân lực như vậy Khi đó, ở đó người
lao động không chỉ thể hiện, công hiến tối đa những phẩm chất lao động sẵn có mả còn tự đầu tư, tự tổ chức không ngừng nâng cao trình độ (kiến thức và kỹ năng) của mình Nó tạo tiền đề vững chắc cho phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp
Chế độ đào tạo và đào tạo lại
Chê độ đào tạo và đào tạo lại là vân đề côt lõi có tác động trực tiêp và
mạnh mẽ đên phát triên nguôn nhân lực tại doanh nghiệp dưới góc độ nâng cao chât lượng nguồn nhân lực một cách toàn diện
Đào tạo nâng cao chất lượng nhân lực của doanh nghiệp là nhu cầu, đòi
hỏi thường xuyên Khi chính sách đào tạo nâng cao trình độ của doanh nghiệp
hướng theo tất cả các loại người lao động, mỗi loại có số lượng hợp lý, suất chỉ
toàn bộ đủ lớn cho bất kỳ hình thức đảo tạo nào trong hoặc ngoài nước là chính sách có mức độ hấp dẫn cao (Dương Quang Nam, 2013)
Ché độ đãi ngộ
Các chế độ đãi ngộ về vật chất và tinh thần đối với người lao động là một trong những yếu tô cốt lõi để duy trì và phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là
nhân lực chất lượng cao của doanh nghiệp Cụ thể là thiết lập và áp dụng các
Trang 28điêu kiện làm việc, thực hiện các chê độ về y tê, bảo hiểm và an toàn lao động
Dé giữ được nhân viên giỏi, về lâu dài xét trên mặt băng chung, doanh nghiệp thường phải có mức lương cao hơn mức trung bình của thị trường cùng lĩnh vực
Hình thức khen thưởng cũng nên nghiên cứu và cải thiện, thực tế cho thay
các hình thức khen thưởng mang tính đại trà không đem lại hiệu quả cao, không
tạo những động lực rõ rệt thúc đây sự làm việc tích cực hơn của nhân viên
Văn hóa doanh nghiệp
Là hệ thống các giá trị đặc trưng được gây dựng nên và gìn giữ trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp trở thành các quan niệm va tập quán, truyền thống ăn sâu vào hoạt động của doanh nghiệp ay va
tạo thành hệ thống các chuẩn mực về tỉnh thần và vật chất chỉ phối tinh cam,
nếp suy nghĩ và các mối quan hệ, thái độ và hành vi ứng xử của mọi thành viên
trong doanh nghiệp việc để theo đuổi và thực hiện các mục tiêu dé ra (Dương Quang Nam, 2013)
Tài chính công ty
Tài chính là một trong những yếu tô cơ bản nhất cho sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp Nó là điều kiện tiên quyết để đảm bảo cho việc thực thi các hoạt động phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong doanh nghiệp Chính vì vậy, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong doanh nghiệp cần phải được xem xét phù hợp với năng lực tài chính của doanh nghiệp (Dương Quang Nam, 2013) Một công ty có tiềm lực tài chính đủ mạnh, họ sẽ có nhiều
điều kiện hơn để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực như cử đi học tập, đào tạo ở nước ngoài, đem những tiến bộ khoa học tiên tiễn nhất trên thế giới phục vụ cho phát triển doanh nghiệp
Công nghệ
Trình độ công nghệ hiện tại và trong tương lai của doanh nghiệp cũng là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển nguồn nhân lực trong nghiệp Phát triển nguồn nhân lực phải phù hợp với công nghệ sản xuất đang được áp dụng và những dự kiến thay đối công nghệ trong tương lai của doanh nghiệp
Trình độ ngoại ngữ
Trang 29hiện nay, đặc biệt là những chuyên viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao
Ngày nay móc móc thiết bị hiện đại đều được chuẩn hoá băng tiếng nước người
Vì vậy thông thạo ngoại ngữ, đặc biệt là ngoại ngữ chuyên ngành là vô cùng
quan trọng, nó giúp chuyên viên tại các doanh nghiệp tự học hỏi không phải thông qua phiên dịch Mặt khác, tại các KCN Bắc Ninh có rất nhiều các cơng ty
nước ngồi, ơng chủ là người nước ngoài, vì vậy biết ngoại ngữ là một lợi thế vô
cùng lớn, nhân viên doanh nghiệp có thể trực tiếp trao đối công việc với ông chủ
Hiện nay tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại tỉnh Bắc Ninh, khi
tuyến chọn nhân sự thì bao giờ thông thạo ngoại ngữ cũng là một lợi thế
2.1.5 Vai trò nhân lực chất lượng cao trong phát triển kinh tế khu công nghiệp
Nguồn nhân lực chất lượng cao có ý nghĩa vô cùng to lớn trong việc phát
triển kinh tế xã hội Trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011-2020, được
thông qua đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Đảng CSVN khăng định: “ Phát
triển và nâng cao nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một
đột phá chiến lược, là yếu tổ quyết định đây mạnh phát triển và ứng dụng khoa
học, công nghệ, cơ câu lại nên kinh tế, chuyển đôi mô hình tăng trưởng và là lợi
thế cạnh tranh quan trọng nhất, đảm bảo cho sự phát triển nhanh và bền vững” Nguôn lực con người được coi là nguôn lực quan trọng nhât, “quí báu
nhât, có vai trò quyêt định, đặc biệt đôi với nước ta, khi nguôn lực tài chính và nguon luc vat chat con han hep”
Nó là yếu tố quyết định cho sự thành công của quá trình cơng nghiệp hố,
hiện đại hoá đất nước Vấn đề đặt ra là, cần phải hiểu như thế nào luận điểm coi
nguồn lực con người là yếu tố quyết định nhất cho sự thành công của sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá?
Nguồn lực con người là yếu tố quyết định quá trình cơng nghiệp hố, hiện
đại hố đất nước Trong lịch sử Kinh tế học, một số nhà kinh tế học tư sản
trước Mác, như Adam Smít, đã coi lao động là nguồn gốc của mọi của cải vật chất Trong biện chứng của tự nhiên, Ph.Ăngghen khăng định răng, lao động đúng là như vậy, nhưng nếu chỉ một mình lao động thì chưa đủ để sản sinh ra mọi của cải vật chất Lao động trong sự kết hợp với giới tự nhiên, cái cung cấp
Trang 30Vi vậy, khi nói nguồn lực con người có vai trò quyết định, thì điều đó hoàn toàn không có nghĩa là tách nguồn lực con người một cách biệt lập với
nguồn lực tự nhiên và các nguồn lực khác Trái lại, cần phải đặt nguồn lực con
người trong mối quan hệ với các nguồn lực hiện có Theo đó, vai trò của nguồn
lực con người được thể hiện vừa với tư cách là chủ thể vừa với tư cách là khách
thể của các quá trình kinh tế- xã hội Trong quan hệ với nguồn lực tự nhiên và
các nguồn lực khác, nguồn lực con người thê hiện với tư cách là chủ thể của sự khai thác, sử dụng Nguồn lực tự nhiên và các nguồn lực khác tự chúng không
thể tham gia vào các quá trình kinh tế- xã hội, do đó cũng không thể trở thành
động lực của sự phát triển kinh tế- xã hội Vai trò động lực của sự phát triển kinh tế- xã hội luôn thuộc về con người Chính con người với sức lực và trí tuệ của mình mới là nhân tố quyết định hiệu quả của việc khai thác, sử dụng nguồn tự nhiên và các nguồn lực khác Đồng thời, việc khai thác và sử dụng các nguồn lực một cách có hiệu quả sẽ đem lại, nhân lên sức mạnh của nguồn lực con người
Đây chính là biện chứng của môi quạn hệ qiữa các nguồn lực
Thực tế cho thấy, nhờ có lợi thế về vị trí địa lý, nhờ nguồn tài nguyên thiên
nhiên phong phú, đồng thời do biết cách khai thác thế mạnh đó mà một số nuớc trong khu vực và trên thế giới đã trở thành những nước giàu có và có nên kinh tế tăng trưởng với tốc độ cao Nhưng con người không chỉ quyết định hiệu quả của
việc khai thác, sử dụng nguồn lực tự nhiên và các nguồn lực khác hiện có, mà
còn góp phân tạo ra các nguồn lực mới Điều đó có liên quan tới sự kế thừa giữa các thế hệ trong quá trình phát triển của xã hội loài người Mỗi thế hệ đều được
thừa hưởng các nguồn lực do thế hệ truớc để lại, đồng thời tạo ra các nguồn lực
mới cho thế hệ con cháu mai sau Đảng Cộng sản Việt Nam đã khăng định:” Xây dựng và phát triển kinh tế phải nhằm mục tiêu văn hoá, vì xã hội công bằng, văn minh, con người phát triển toàn diện Văn hoá là kết quả của kinh tế, đồng thời là động lực của sự phát triển kinh tế Các nhân tổ phải gắn kết chặt chẽ với đời sống
và hoạt động xã hội trên mọi phương diện chính trị, kinh tế, luật pháp kỷ
cương biên thành nguồn lực nội sinh quan trọng nhât của sự phát triên”
Với tư cách là chủ thê, con người không chỉ quyêt định hiệu quả của việc
khai thác, sử dụng nguồn lực tự nhiên vá các nguôn lực khác hiện có, mà góp
phân quan trọng vào sự phát triển bền vững trong tương tai
Trang 31sử dụng đầu tư và phát triển Khi nói đến vai trò của nguồn lực con người với tư
cách đối tượng của sự khai thác, sử dụng, người ta thường nói đến tính chất
không bị cạn kiệt của nguồn lực con người Cho tới vài thập kỷ gần đây, các nhà
khoa học và các nhà hoạch định chính sách, chiến lược của tất cả các quốc gia
trên thế giới đều nhận ra rằng nguồn lực tự nhiên dù có phong phú và giàu có
đến may cũng sẽ bị cạn kiệt trước sự khai thác của con người và chỉ có nguồn lực
con người mới là nguồn tài nguyên vô tận và khai thác không bao giờ hết
Khi đề cập tới nguồn lực con người, người ta thường tới mặt số lượng và mặt chất lượng của nó Số lượng nguồn lực con người chính là lực lượng lao động và khả năng cung cấp lực lượng lao động cho sự phát triển kinh tế- xã hội Các chỉ số về số lượng của nguồn lực con người của một quốc gia là dân số, tốc
độ tăng dân số, tuổi thọ trung bình, cầu trúc của dân số: số dân ở độ tuổi lao
động số người ăn theo,vv Số lượng nguồn lực con người đóng vai trò quan trộng đối với sự phát triển kinh tế- xã hội Số lượng nguồn lực con người không tương xứng với sự phát triển (hoặc thừa hoặc thiếu) sẽ có tác động không tốt đối
với sự phát triển kinh tế- xã hội Đối với một số nước, nhất là các nước đang phát triển thường có tình trạng thừa nhân lực, thừa lao động do đó vấn đề việc làm trở
thành một nhu cầu cấp bách của xã hội Nạn thiếu việc làm đã gây nhiều hậu quả và là một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng phạm tội trong xã hội Trái
lại, một số nước do tốc độ phát triển cao có nhu cầu lớn về lao động, đặc biệt là
lao động có tính chất thời vụ, lao động không cần tay nghề cao với mức lương thấp hoặc lao dộng trong những ngành nghề mà bản thân người lao động trong nước không muốn làm Điều đó buộc các nước nảy phải nhập khẩu lao động từ các nước khác, nhất là từ các nước đang phát triển Việc nhập khâu lao động đã giúp các nước thiếu lao động giải quyết được nhu cầu lao động, song lại tạo ra
những xáo trộn nhât định vê mặt xã hội
Nhưng yếu tô quan trọng nhất trong nguôn lực con người không phải là số lượng, mà là chất lượng nguồn lực con người Đây mới chính là yếu tố quyết định đối với phát triển kinh tế- xã hội, cũng như đối với sự nghiệp công nghiệp
hoá, hiện đại hoá Nói đến chất lượng của nguồn lực con người là nói đến hàm
lượng trí tuệ ở trong đó, nói tới “ người lao động có trí tuệ cao, có tay nghề thành
Trang 322.2 KINH NGHIEM PHAT TRIEN NGUON NHAN LUC CHAT LUOQNG CAO TAI MOT SO NUOC VA VIET NAM
2.2.1 Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tại một số nước trên thế giới
2.2.1.1 Kinh nghiệm từ Mỹ
Mỹ xác định phương châm “ Nguồn lực là trung tâm của mọi sự phát
triển” Dé Ø1ữ vị trí siêu cường về mặt kinh tế và khoa học, công nghệ, chiến lược
nguôn nhân lực tập trung vào đào tạo nguồn nhân lực và thu hút nhân tài Trong
đào tạo nguồn nhân lực hệ thống giáo dục Mỹ rất coi trọng giáo dục đại học Ở Mỹ có 4.200 trường đại học, cao đăng, đảm bảo cho mọi người dân có nhu cầu đều có thể tham gia vào các chương trình đào tạo cao đăng, đại học Ở
Mỹ, hệ thông các trường các trường cao đăng, đại học cộng đồng phát triển mạnh đảm bảo tính đại chúng trong giáo dục đại học, các trường này hướng vào đào tạo kỹ năng làm việc cho người lao động, hiện ở Mỹ 78% dân số tốt nghiệp đại học, cao đăng và trung học chuyên nghiệp
Trong giáo dục Mỹ, tính cạnh tranh các trường rất khốc liệt Các trường dai hoc tu khang dinh minh bang chất lượng giảng dạy và tự xây dựng thương
hiệu cho mình Nếu sinh viên vào được các trường đại học tốt, nôi tiếng và học giỏi thì cơ hội việc làm sẽ tăng lên rất nhiều
Các công ty ở Mỹ cũng rất chú ý đến phát triển nguồn nhân lực, đảo tạo nhân công Năm 1992 chi phi dao tạo nhân công ở các công ty là 210 tỷ USD, năm 1995
là 600 tỷ USD, năm 2000 là 800 tý USD và đến nay là gần 1000 tỷ USD
2.2.1.2 Kinh nghiệm của Singapore
Các nhà lãnh đạo Singapore quan niệm thăng trong cuộc đua về giáo dục sẽ thăng trong cuộc đua về phát triển kinh tế Chính phủ đã dành một khoản đầu
tư lớn để phát triển giáo dục, từ 3% GDP lên 5% GDP trong những thập niên đầu
thế kỷ XXIL, đến nay đầu tư cho giáo dục và đào tạo chiếm khoảng 10% GDP của Singapore
Đào tạo kỹ thuật và đào tạo nghề đóng một vai trò quan trọng trong nền
giáo dục của Singapore, kỹ thuật và công nghệ cao luôn là ưu tiên hàng đầu
Trang 33chiếm 1/3 thời lượng chương trình và nhà nước đầu tư xây dựng các học viện kỹ thuật và dạy nghề
Singapore cũng khuyến khích các công ty tham gia đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước Nhà nước áp dụng nhiều chính sách khuyến khích các công ty tự tô chức các khoá đảo tạo và dạy nghề cho nhân viên và công nhân trong quá
trình làm việc Việc giáo dục kỹ thuật kết hợp với các công ty thực hiện học vả hành nghề song song, các học viên được học nghề và được trả lương ngay tại các công ty, trong khi quá trình lý thuyết diễn ra tại các học viện dạy nghề Nhà
nước Singapore đâu tư rất ít vào trường công lập để có chất lượng mẫu mực, còn những trường liên doanh liên kết thì mời gọi những trường có uy tín để đảo tạo những nhân lực có chất lượng cao cho đất nước
2.2.2 Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tại Việt Nam Theo tiêu chí đánh giá về nguôn nhân lực chât lượng cao và so sánh các chỉ
tiêu cơ bản theo thang điêm 10 của Việt Nam và một sô nước châu A như sau:
Bảng 2.1: Tiêu chí đánh giá nguồn nhân lực tại một số nước và Việt Nam Hàn Trung | Indon | Philip | Malai Thai Việt Tiêu chí x x „ Quoc Quoc esia in sia Lan Nam Hệ thống giáo dục 8.0 5.12 0.5 3.8 4.5 2.64 3.25 Lao động chất 7.0 7.12 2.0 5.8 4.5 4.0 3.25 lượng cao Trình độ Tiếng Anh | _ 4.0 3.62 3.0 5.4 4.0 2.82 2.62 Sự thành thạo công 7.0 4.37 2.5 5.0 5.5 3.27 2.5 nghé cao
Nguôn: đánh giá chương trình phát trién LHQ-UNDP Theo đánh giá thế giới nguồn nhân lực Việt Nam được đánh giá có nhiều tư chất thông minh sáng tạo, nhạy bén trong tiếp thu và tiếp cận tri thức Đây là điểm nỗi trội của nguồn nhân lực nước ta Theo Báo cáo phát triển con người của Liên Hợp Quốc, chỉ số phát triển con người (HDD) của Việt Nam có sự tăng trưởng nhanh và liên tục: năm 1995 Việt Nam mới chỉ đứng thứ 7/10 trong khu vực Đông Nam Á, 35/50 của châu Á và 122/175 trên thế giới đã được xếp hạng
Trang 34thế giới, năm 2012 Việt Nam đứng thứ 127/187 quốc gia
Tuy nhiên, xét về nguồn nhân lực chất lượng của nước ta so với các nước
trong khu vực đứng ở mức thấp Nguồn nhân lực chất lượng cao đứng thứ 6, cao hơn so với Indonesia Trình độ ngoại ngữ (tiếng anh) đứng ở mức thấp nhất trong bảng xếp hạng Trình độ sử dụng thành thạo công nghệ cao cũng đứng ở mức thấp nhất so với bảng xếp hang Sự phát triển CNH-HĐH và phát triển nền kinh tế tri thức đặt ra những đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng nguồn nhân lực Điều đó buộc chúng ta phải áp dụng nhiều biện pháp tích cực, đồng bộ nhằm nhanh chóng xây dựng và bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao
* Kinh nghiệm tỉnh Vĩnh Phúc
Vĩnh Phúc là tỉnh đại diện phía bắc phát triển công nghiệp khá điền hình và hiệu quả Tỉnh tái lập cùng thời điểm của tỉnh Bắc Ninh, song đã đạt nhiều thành
tích đáng kế Hiện nay toàn tỉnh có gần 200 doanh nghiệp đi vào hoạt động sản
xuất kinh doanh Cac KCN đã sử dụng hơn 86.000 lao động Nhu cầu tuyến
dụng lao động của các dự án khoảng trên 15.000 lao động trên năm
Theo số liệu báo cáo nhu cầu tuyển dụng năm 2016 của các doanh nghiệp cần khoảng 16.0000 lao động, trong đó: khoảng 15% lao động có trình độ lành nghẻ
Để phát triển công nghiệp bền vững, ổn định Vĩnh Phúc đã thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, trong đó có giải pháp về đáp ứng nguồn nhân lực và hỗ trợ doanh nghiệp tuyến dụng được lao động đủ về số lượng, đáp ứng vẻ chất lượng,
cụ thể như:
Tỉnh Vĩnh phúc có chính sách khuyến khích doanh nghiệp tham gia đào tạo
lao động trực tiếp và hỗ trợ các chương trình đào tạo có địa chỉ tại các cơ sở dạy
nghề cung cấp lao động cho các Khu công nghiệp của tỉnh như: thông qua các hop đồng liên kết đào tạo - tuyển dụng giữa cơ sở đào tạo nghề với các doanh nghiệp dưới sự giám sát của cơ quan quản lý nhà nước
Tĩnh Vĩnh phúc đã quy hoạch quỹ đất và hỗ trợ đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng xã hội theo phương thức nhà nước và doanh nghiệp cùng làm như: xây
dựng nhà ở cho người lao động, các dịch vụ y tẾ, trường học phục vụ KCN
Trang 35trên địa bàn tỉnh như: ưu tiên trong tuyến dụng, trợ cấp có thời hạn nhà ở và học nghề khoảng 70% lao động tại các khu công nghiệp là dân địa phương Việc tuyến dụng nhân sự của các doanh nghiệp khi tuyến dụng đã đảm bảo công khai, minh bạch các tiêu chí tuyển dụng cũng như quyên lợi, chế độ người lao động được hưởng Chấp hành và tuân thủ đúng pháp luật lao động Việt Nam Các doanh nghiệp phải xây dựng chính sách tiền lương hợp lý nhằm đảm bảo lợi ích
cho người lao động để họ gắn bó lâu dài với doanh nghiệp Đây là một trong
những giải pháp quan trọng và bền vững nhất trong công tác tuyến dụng
Nâng cao hiệu quả và đối mới phương thức hoạt động của các trung tâm giới thiệu việc làm, sàn giao dịch việc làm, hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng trang Website để người lao động và doanh nghiệp có thể kết nối với nhau thông qua trang Web mà không cân tốn nhiều thời gian
2.2.3 Bài học kinh nghiệm rút ra cho phát triển nguồn nhân lực chất lượng
cao tại một số KCN tỉnh Bắc Ninh
Bắc Ninh là tỉnh có KCN khá muộn so với các địa phương khác trong cả nước Tuy nhiên KCN đã đạt được nhiều thành tích đáng kể, góp phần vào sự
phát triển kinh tế của tỉnh Qua phân tích nhân lực chất lượng cao một số nước, có thể rút ra bài học cho Bắc Ninh như sau:
Trước hết, tỉnh Bắc Ninh cần nhận thức rõ rằng, đồng thời phát triển các
KCN thi viéc phat trién nguồn nhân lực đặc biệt là nhân lực chất lượng cao là
điều kiện rất quan trọng để thu hút những dự án đầu tư vào các KCN, nhất là những dự án có công nghệ cao
Thứ hai: Sự phát triển nhanh về dự án đầu tư và nâng cao trình độ khoa học công nghệ tại các KCN đã kéo theo sự gia tăng về nhân lực, đặc biệt là nhân lực
chất lượng cao Đồng thời tạo ra nhiều việc làm, giải quyết nạn thất nghiệp, tăng
ngân sách địa phương Vì vậy tỉnh cần có sự hỗ trợ các điều kiện cần thiết vào KCN để tận dụng khả năng đào tạo, sáng tạo kỹ thuật, nâng cao chất lượng
nguôn nhân lực
Thứ ba: Cần có sự phối hợp tốt giữa các doanh nghiệp KCN với các cơ sở đảo tạo nhằm cung cấp cho doanh nghiệp nguồn nhân lực đầu vảo tốt nhất Đồng
thời cần có định hướng cụ thể quá trình đào tạo, đi trước, đón đầu với nguồn
Trang 36PHAN IIL DAC DIEM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 DAC DIEM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
3.1.1 Điều kiện tự nhiên và điều kiện xã hội *Điều kiện tự nhiên, điều kiện về địa lý
Bắc Ninh là một tỉnh thuộc vùng Đồng bằng Bắc bộ năm gọn trong vùng châu thổ sông Hồng, là cửa ngõ phía Bắc và cách Thủ đô Hà Nội 16 km Bắc Ninh là cầu nối giữa Hà Nội với các tỉnh trung du miễn núi phía Bắc, có hệ thông giao thông đường sông, đường bộ thuận lợi, đồng thời là đầu mối giao lưu kinh tế, văn hoá với các tỉnh, thành phố trên
- Với diện tích 803.87 km2, dân số hơn 1 triệu người,
- Bắc Ninh nằm ở cửa ngõ phía Bắc của thủ đô Hà Nội trong tam giác tăng trưởng kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, có các đường giao thông lớn quan trọng chạy qua, nối liền tỉnh với các trung tâm kinh tế, thương mại và văn
hoá của miên bắc
- Bắc Ninh đã và đang quy hoạch phát triển 15 Khu công nghiệp tập trung với tổng diện tích trên 3.000ha, 54 Cụm công nghiệp vừa và nhỏ với hạ tầng xây dựng đồng bộ hoàn chỉnh, đảm bảo đáp ứng kịp thời mặt bằng cho các nhà
đầu tư
- Bắc Ninh có 2 trường đào tạo CNKT: tốt nghiệp bậc 3/7 các nghề cơ khí
điện vận hành máy ,xây dựng đủ năng lực làm việc trong các doanh nghiệp KCN yéu cầu trình độ kỹ thuật cao
- Vệ an ninh, trật tự luôn ôn định, tạo niêm tin cho các nhà đâu tư
Trang 37~~ ~~ r2 S5 a" HUNG YEN
Hình 3.1 Bản đồ phân bố các Khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh
* Điều kiện kinh tế - xã hội
Cho đến nay Bắc Ninh vẫn thuộc diện phát triển kinh tế vào loại khá của
đất nước Những năm trước 1995, tỉnh đạt nhịp độ tăng trưởng bình quan 8%: giai đoạn 1997 - 2000 đạt 12,6%; 2001 - 2005 đạt 13,9%; 2006 - 2010 đạt 15,3%, năm 2011 kinh tế rơi vào tình trạng khó khăn nên chỉ đạt 14.6% Đáng chú ý năm 2010 tăng trưởng tới 17,86% Năm 2011-2015 tăng trưởng 17.2% Mặc dù tốc độ phát triển những năm gần đây khá cao, nhưng do xuất phát điểm khá thấp, lại mới chia tách, nên kinh tế của tỉnh còn gặp nhiều khó khăn
Trang 38Ninh là tỉnh thuần nông với nền công nghiệp không đáng kể, đa phần là làng nghẻ Tuy nhiên, đến 2015 Bắc Ninh là tỉnh có quy mô công nghiệp lớn là một trong những tỉnh có điều tiết ngân sách về trung ương
Trong những năm qua, đời sống dân cư ở Bắc Ninh có bước cải thiện đáng kế: GDP bình quân đầu người tăng dần qua các năm từ 237.000 đồng/người/tháng (năm1997) tăng lên 293.500 đồng/người/tháng (năm 2000),
580.100 đồng/người/tháng (năm 2005), 2.646.200 đồng/người/tháng (năm 2010)
và 2.109.400 đồng/ngườitháng (năm 2011), nam 2015 là 3.500.020 đồng/người/tháng Tốc độ tăng bình quân khoảng 16,4%/năm; nhiều công trình phúc lợi công cộng, hạ tầng kỹ thuật quan trọng được xây dựng, tạo điều kiện
thuận lợi về giao lưu hàng hoá, đi lại của nhân dân, số hộ nghèo đói giảm mạnh
từ 10,35% (1997) xuống còn 7,14% (năm 2000) và 5,80% (năm 2011) Hiện tại
tỉnh không còn hộ đói và hộ nghèo còn 3,7% Hàng năm tạo việc làm mới cho
15.000 — 20.000 lao động
Tuy nhiên, so sánh với các tỉnh lân cận và mức trung bình của cả nước thì
mức sống dân cư ở Bắc Ninh chưa tương xứng với điều kiện và tiểm năng của một tỉnh ở cửa ngõ của Thủ đơ
Về LĐÐ của tồn tỉnh: dân số và NLĐ có chất lượng cao là yếu tố thuận lợi
lớn cho sự phát triển KT - XH phát triển công nghiệp nói chung cũng như phát triển Khu công nghiệp nói riêng Tính đến hết năm 2011, số người trong độ tuổi lao động là 672.721 người, số NLĐ đang làm việc trong các ngành kinh tế là 603.806 người Căn cứ vào xu thế và mục tiêu giảm tỷ lệ sinh bình quân, dự báo quy mô dân số sẽ đạt 1.190 ngàn người năm 2016 và 1.124 ngàn người năm 2020
Về văn hoá - xã hội: thừa hưởng nền văn hoá Kinh Bắc khá đặc sắc với nhiều truyền thống và tập tục nỗi tiếng, có nhiều di tích văn hố gắn với hoạt động tơn giáo (toàn tỉnh có 203 di tích lịch sử đã được xếp hạng cấp quốc gia)
Tuy nhiên, các trung tâm đô thị từ rất lâu không được quan tâm đầu tư, chỉ sau ngày 01/01/1997 khi tái lập lại, tỉnh mới bắt đầu quy hoạch phát triển nên còn
chưa đồng bộ Dân cư ở Bắc Ninh không chỉ biết làm nghề nông lâu đời mà còn
khá thạo buôn bán, giao tiếp, làm nhiều ngành dịch vụ
Tất cả những đặc điểm tự nhiên và KT - XH kế trên về cơ bản thuận lợi
Trang 393.1.2 Sự hình thành và phát triển hệ thống các khu công nghiép,cum cong nghiệp trên địa bàn Tỉnh Bắc Ninh
3.1.2.I Khát niệm khu công nghiệp
Định nghĩa ban đầu về KCN được nêu ra trong Quy chế KCN ban hành kèm theo Nghị định số 192/CP ngày 28 tháng 12 năm 1994 của Chính Phủ: KCN được hiểu là KCN tập trung do Chính Phủ quyết định thành lập, có ranh giới địa
lý xác định chuyên sản xuất công nghiệp thực hiện các dịch Vụ hỗ trợ sản xuất
công nghiệp, không có dân cư sinh sống Theo Luật Đầu tư (2005), KCN là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo quy định của Chính phú
Những Định nghĩa trên đều phản ánh KCN với tư cách là đối tượng đặc
thù của quản lý nhà nước về kinh tế trong các giai đoạn phát triển, gồm những
đặc điểm chủ yếu về mục tiêu thành lập giới hạn hoạt động ranh giới địa lý và
thấm quyên ra quyết định thành lập
Sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của các ngành công nghiệp với sự gia tăng về số lượng các xí nghiệp sản xuất công nghiệp đã đặt ra những yêu cầu mới đối với sự phân bố các xí nghiệp công nghiệp với tư cách là những hoạt động sản
xuất đặc thù Sản xuất công nghiệp ngày càng đòi hỏi phải có không gian lãnh thổ tương đối riêng biệt, tách khỏi các khu dân cư với những điều kiện đặc thù về kết câu hạ tầng sản xuất, về cơ chế chính sách phát triển Do đó, sự hình thành và
phát triển các KCN với tư cách là không gian lãnh thổ dành riêng cho các hoạt động sản xuất công nghiệp là biểu hiện của trình độ tập trung sản xuất cao hơn, xuất phát từ yêu cầu mới đối với phát triển công nghiệp trên quy mô lớn của từng vùng kinh tế, từng quốc gia trên thế giới
Tính hiệu quả của sản xuất công nghiệp tập trung, với năng suất, chất lượng cao là nhât tổ thúc đây sự ra đời và phát triển KCN với quy mô và cơ cấu phủ hợp
Chinh vi vay, KCN trở thành động lực của vùng kinh té Không có KCN phat triển
thì không có vùng kinh tế trọng điểm theo ý nghĩa kinh tế thị trường
3.1.2.2 Vai trò KCN trong phát triển kinh tế - xã hội
Trang 40Về kinh tế, các KCN có vai trò đây nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ Sự phát triển của các KCN đã và đang tạo nhân tố chủ yếu thúc đây tăng trưởng công nghiệp nhờ tạo ra những thuận lợi cho hoạt động đầu tư sản xuất công nghiệp như:
Thứ nhất tạo ra những điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất công
nghiệp, thể hiện trên các phương diện:
Một là, tạo điều kiện thuận lợi về mặt bằng sản xuất cho các hoạt động
đầu tư hình thành các doanh nghiệp công nghiệp mới Hai là, cung cấp cho các
doanh nghiệp đầu tư tại KCN các dịch vụ về kết cầu hạ tang thuận tiện, chi phí thấp, từ đó có thể tiết kiện được chi phí đồng thời rút ngăn thời gian lưu thông Ba là, cho phép các doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận các dịch vụ về tư vấn, pháp
lý cũng như thu hưởng các chế độ chính sách của nhà nước nhanh nhất, thuận
tiện nhất Bốn là, thúc đấy phát triển theo mô hình liên doanh, liên kết kết hợp
sức mạnh với các doanh nghiệp khác để phát triển Đồng thời có cơ hội tiếp cận với nguôn lao động có chất lượng cao với sự hỗ trợ của các cấp chính quyên, các
trung tâm đào tạo Năm là, nâng cao trình độ cơng nghệ, hiện đại hố cách thức
quản lý sản xuất thông qua tiếp nhận công nghệ mới, tập trung những ngành nghề mới, góp phần chuyển dịch cơ câu kinh tế theo hướng CNH, HĐH Sáu là, thúc đây hội nhập kinh tế quốc tế, KCN góp phan quan trọng vào mở rộng thị phần, đây mạnh kinh tế đối ngoại và tăng kim ngạch xuất khẩu cho khu vực hành lang
kinh tế
Thứ hai, KCN thúc đây hiện đại hoá hệ thông kết cấu hạ tang Su phat triển của hệ thống các KCN trong phạm vi từng tỉnh, thành phố, vùng kinh tế và quốc gia đòi hỏi phải không ngừng xây dựng phát triển và hoàn thiện hệ thống kết cầu ha tang trong va ngoai hang rao KCN
Thứ ba, sự phái triển của các KCN có tác động tích cực nhát định tới đổi
mới công nghệ, náng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệD công nghiệp và thúc đây sự phái triển của các ngành công nghiệp phụ trợ
Cùng với sự phát triển của các KCN, KCX, một số lượng không nhỏ các