1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học

158 1,9K 12
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 158
Dung lượng 2,31 MB

Nội dung

Biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Từ những năm cuối thế kỉ XX, nhiều nước phát triển đã công bố chiếnlược phát triển kinh tế - xã hội những năm đầu thế kỉ mới, mà hạt nhân củanhững chiến lược đó là tiến hành cải cách giáo dục ( Hàn Quốc -1998, Pháp –

1989, Anh và Mỹ -1992) Đường lối phát triển giáo dục nói chung và cải cáchgiáo dục tập trung vào mấy hướng chính: Đổi mới mục tiêu giáo dục và hiệnđại hóa nội dung dạy học và phương pháp dạy học ( PPDH), trong đó đổi mớiPPDH và công nghệ dạy học được coi là then chốt Đó chính là xu hướngphát triển của giáo dục trên bình diện toàn thế giới

Đảng và Nhà nước ta đã nhận định rõ tình hình đó, đã đưa ra các Nghịquyết quan trọng về đổi mới giáo dục Trong đó Nghị quyết 4 BCH TW khóaVII (1992), và Nghị quyết 2 BCH TW khóa VIII ( 1996) đánh dấu một bướcquan trọng trong sự phát triển của nền giáo dục Việt Nam

Cải cách giáo dục Việt Nam đã được khởi động từ sau đại hội ( ĐH)Đảng VII ( 1992), sau nhiều lần điều chỉnh mục tiêu, đến năm 2002 Bộ GD&

ĐT đã chính thức triển khai Bộ chương trình giáo dục phổ thông mới đồngthời đã xác định rõ : Đổi mới PPDH vừa là mục tiêu then chốt vừa là giảipháp đột phá Tư tưởng chỉ đạo trên được phát triển bổ sung, hoàn thiện chophù hợp với yêu cầu thực tế qua các kỳ Đại hội VIII, IX, X, XI của Đảngcộng sản Việt Nam Tuy nhiên cho đến nay trong thực tế dạy học các trườngphổ thông, lối dạy phổ biến vẫn là truyền thụ một chiều, người học thụ độngtrong tiếp nhận, học chưa đi đôi với thực hành, kiến thức ít được vận dụngtrong thực tiễn, những năng lực quan trọng của con người chưa được chú ýđúng mức trong nhà trường, những phẩm chất tư duy linh hoạt, độc lập, sáng

Trang 2

tạo ít được quan tâm hình thành cho người học Mặt khác việc dạy và họctrong trường phổ thông vẫn còn chịu tác động nặng nề bởi mục tiêu thi cử,"chạy theo thành tích" học để thi, dạy để thi Do đó việc dạy học chủ yếu vẫntập trung ôn luyện kiến thức đáp ứng kiểm tra thi cử, chưa thực sự quan tâmđến việc hình thành thói quen tự học, tự khám phá kiến thức, năng lực giảiquyết vấn đề, cho người học.

Kết luận của hội nghị trung ương Đảng lần thứ VI khóa IX( 2002) đãnhấn mạnh: " Tập trung chỉ đạo đổi mới nội dung chương trình, phương phápgiáo dục theo hướng dẫn chuẩn hóa, hiện đại hóa, tiếp nhận trình độ tiên tiếncủa khu vực và quốc tế, tăng cường thực hiện gắn bó với cuộc sống xã hội"Luật giáo dục 2005, tại điều 28 cũng đã ghi " phương pháp dạy học phổthông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh;phù hợp với đặc điểm của môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả nănglàm việc theo nhóm, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tácđộng đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh"

Như vậy, đổi mới PPDH là một trong các trọng điểm mà công cuộc cảicách giáo dục hiện nay đặt ra đó cũng chính là yêu cầu khách quan của sựnghiệp phát triển giáo dục & đào tạo của đất nước Một sự thay đổi căn bảnnhư thế cần có một chiến lược và một phương pháp chỉ đạo đúng đắn, có hiệuquả

Trong những năm gần đây, Sở giáo dục & Đào tạo tỉnh Đắk Nông nóichung, các trường TH nói riêng đã có nhiều Hội thảo thảo chuyên đề về đổimới PPDH Nhưng trong thực tế công tác đổi mới PPDH còn nhiều lúng túng,chưa đưa lại hiệu quả thực tế như mong đợi, trước hết do việc tổ chức và chỉđạo đổi mới PPDH ở các trường TH còn nhiều bất cập, việc quản lý chuyênmôn dạy học theo những quan niệm và cơ chế vừa cũ, vừa khô cứng

Trang 3

Chính vì vị trí, tầm quan trọng của công tác quản lý và biện pháp quản

lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng theo định hướng đổi mới phương phápdạy học, đặc biệt ở trường TH

Cho đến nay, đã có một số công trình nghiên cứu về đề tài biện phápquản lý hoạt động dạy học theo chương trình tiểu học mới ở các trường tiểuhọc, nhưng về biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo định hướng đổi mớiphương pháp dạy học của hiệu trưởng ở các trường tiểu học ở huyện Đắk R'Lấp hoàn toàn chưa được nghiên cứu

Từ những lý do trên, tôi chọn đề tài: “Biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học của hiệu trưởng ở các trường tiểu học huyện Đắk R' Lấp”, mong muốn góp một phần nhỏ

vào công tác quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở trường TH

2 Mục đích nghiên cứu

Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo định hướngđổi mới phương pháp dạy học của hiệu trưởng ở các trường TH huyện ĐắkR'Lấp – tỉnh Đăk Nông

3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo định

hướng đổi mới phương pháp dạy học của Hiệu trưởng ở trường tiểu học

3.2 Khách thể nghiên cứu: Quá trình quản lý hoạt động dạy học theo định

hướng đổi mới phương pháp dạy học của Hiệu trưởng ở các trường tiểu học

Chủ thể nghiên cứu là gì, sao không có ?

4 Giả thiết khoa học

Biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo định hướng đổi mới phương

Trang 4

Nông đã phần nào đáp ứng được những đòi hỏi của sự phát triển giáo dục.Tuy nhiên, so với yêu cầu đổi mới của giáo dục TH hiện nay, các biện phápnày còn có những hạn chế Điều đó làm ảnh hưởng đến hiệu quả của quản lýhoạt động dạy học, đặc biệt, hạn chế khả năng phát huy tính tích cực của giáoviên trong hoạt động dạy học theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học

ở trường TH

Có thể dựa trên kết quả khảo sát về thực trạng hoạt động dạy học, vềquản lý hoạt động dạy học và về biện pháp quản lý hoạt động dạy học theođịnh hướng đổi mới phương pháp dạy học của Hiệu trưởng ở trường TH để

đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học này góp phần nâng caochất lượng dạy học của các trường TH huyện Đắk R'Lấp – tỉnh Đăk Nông

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1 Xác lập cơ sở lý luận nghiên cứu biện pháp quản lý hoạt động dạyhọc theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học của Hiệu trưởng ở cáctrường TH

5.2 Làm rõ (thay từ Xác định) thực trạng về hoạt động dạy học, quản lý

hoạt động dạy học và về biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo địnhhướng đổi mới phương pháp dạy học của hiệu trưởng tại các trường THhuyện Đắk R' Lấp

5.3 Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động dạy học theođịnh hướng đổi mới phương pháp dạy học của Hiệu trưởng trường tiểu học vàlàm rõ tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp này góp phần nâng caochất lượng dạy học ở trường tiểu học

Theo anh phần này là mục tiêu của đề tài nên đưa và đặt vấn đề.

Đây là phần sợi chỉ đỏ của đề tài, phải dùng nhiều thông tin đưa vào như:

Trang 5

- Xác l p c s lý lu n nghiên c u bi n pháp qu n lý ho t đ ng ập cơ sở lý luận nghiên cứu biện pháp quản lý hoạt động ơ sở lý luận nghiên cứu biện pháp quản lý hoạt động ở lý luận nghiên cứu biện pháp quản lý hoạt động ập cơ sở lý luận nghiên cứu biện pháp quản lý hoạt động ứu biện pháp quản lý hoạt động ện pháp quản lý hoạt động ản lý hoạt động ạt động ộng đây là cơ ây là c ơ

s ở để so sánh (phải trích tài liệu nào… đây là cơể so sánh (phải trích tài liệu nào… so sánh (ph i trích tài li u nào… ải trích tài liệu nào… ệu nào… là t ng quan c a ổng quan của đề tài ủa đề tài đây là cơề tài tài )

- Thực trạng về hoạt động dạy học, quản lý hoạt động (đây là số liệu mà thống kê được của các trường trên địa điểm nghiên cứu….)

- Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động dạy học (khi có số lieu thực trạng so sánh với cơ sở lý luân xem cái mà minh có, cái không có, điều thuận lợi, điều khó khăn… để đưa ra kết luận……đề xuất sác thực tại nơi mình quản lý?

6.Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài

6.1 Về nội dung nghiên cứu: Chỉ nghiên cứu một số biện pháp quản lý

của hiệu trưởng đối với hoạt động dạy học theo định hướng đổi mới phươngpháp dạy học ở các trường tiểu học

6.2 Về địa bàn nghiên cứu: Chỉ nghiên cứu tại các trường TH ở Huyện

Đắk R'Lấp tỉnh Đắk Nông

7 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

7.1 Phương pháp luận nghiên cứu

-Tiếp cận hệ thống: Tiếp cận hệ thống trong quản lý hoạt động giảng dạy ởcác trường tiểu học là xem xét quá trình quản lý hoạt động giảng dạy như làmột hệ thống đa thành tố Các thành tố này tạo nên một thể thống nhất, hoànchỉnh và đảm bảo cho quá trình quản lý hoạt động giảng dạy đạt được hiệuquả tối ưu Quan điểm tiếp cận này cần được quán triệt vào nghiên cứu, xemxét các biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo định hướng đổi mới phươngpháp dạy học của hiệu trưởng ở trường TH

- Tiếp cận thực tiễn: Việc đề ra các biện pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu

Trang 6

của Hiệu trưởng ở các trường tiểu học dựa trên việc khảo sát thực tiễn thựctrạng hoạt động dạy học, quản lý hoạt động dạy học và biện pháp quản lý hoạtđộng dạy học theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học của Hiệutrưởng Qua khảo sát, phát hiện những mặt mạnh, mặt yếu, những nguyênnhân hạn chế, từ đó đề ra các biện pháp phù hợp mang tính khả thi hơn.

7.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thể

7.2.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

Phương pháp khái quát hoá tài liệu, (các văn bản của Đảng, nhà nước,ngành và các công trình nghiên cứu khoa học có liên quan đến đề tài để làm

cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu)

7.2.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

7.2.2.1 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

Sử dụng hệ thống bảng câu hỏi, các phiếu trưng cầu ý kiến đối với cán

bộ quản lý và giáo viên ở các trường tiểu học của Huyện Đắk R’Lấp nhằmthu thập số liệu để đánh giá thực trạng về hoạt động dạy học, về công tácquản lý hoạt động giảng dạy và về biện pháp quản lý hoạt động dạy học theođịnh hướng đổi mới phương pháp dạy học để đề xuất các biện pháp phùhợp

7.2.2.2 Phương pháp quan sát

Nhằm thu thập thông tin qua việc quan sát các hoạt động quản lý củađội ngũ CBQL và hoạt động giảng dạy của đội ngũ giáo viên theo địnhhướng đổi mới phương pháp dạy học để đề xuất các biện pháp phù hợp

7.2.2.3 Phương pháp phỏng vấn

Trang 7

Phỏng vấn, trao đổi trực tiếp với cán bộ quản lý, giáo viên và tham khảo

ý kiến các chuyên gia với mục đích tìm các kết luận thỏa đáng trong việcđánh giá thực trạng công tác quản lý hoạt động giảng dạy và đề xuất một sốbiện pháp giúp cho việc quản lý hoạt động giảng dạy trong các trường tiểuhọc của huyện Đắk R’Lấp có hiệu quả

7.2.3 Phương pháp thống kê toán học

Sử dụng phần mềm nào (Excel hay phần gì?) Được dùng để xử

lý số liệu thu được

8 Đóng góp của nghiên cứu

Tuy về lý luận, nghiên cứu không có đóng góp mới, nhưng về thực tiễn,nghiên cứu đã xác định được rõ thực trạng hoạt động dạy học của giáo viên,thực trạng quản lý hoạt động dạy học, biện pháp quản lý hoạt động dạy họctheo định hướng đổi mới phương pháp dạy học của hiệu trưởng các trường

TH ở huyện Đắk R’Lấp và đề xuất được một số biện pháp quản lý hoạt độngdạy học của hiệu trưởng các trường xem xét Những kết quả này góp phầnvào nâng cao hiệu quả của công tác quản lý hoạt động dạy học ở trường THtại địa bàn nghiên cứu và có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho cán bộ quản

lý ở các địa bàn tương tự

8 Cấu trúc của luận văn

Luận văn gồm Mở đầu, 3 chương, kết luận và khuyến nghị, tài liệutham khảo và phụ lục các tài liệu nghiên cứu Phần nội dung chính có … bảng

số và … biểu đồ, sơ đồ

Trang 8

Chương 1

Cơ sở lý luận nghiên cứu biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học của hiệu trưởng trường tiểu học

1.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu

1.1.1 Các nghiên cứu ngoài nước

Ngay từ thời cổ đại, vấn đề dạy học đã được nhiều nhà triết học đồngthời là nhà giáo dục ở cả phương Đông và phương Tây đề cập đến Có thể kểđến các tư tưởng và công trình chủ yếu dưới đây:

Ở phương Tây, từ trước công nguyên, Xôcrat (469 - 339) đã quan niệmgiáo dục phải giúp con người tìm thấy và tự khẳng định chính bản thân mình.Ông cho rằng để nâng cao hiệu quả dạy học cần có phương pháp giúp thế hệtrẻ từng bước tự khẳng định, tự phát hiện tri thức mới mẻ, phù hợp với chân

lý [tài liệu nào]

Còn Platon (429 - 347 trước CN) xác nhận vai trò tất yếu của giáo dụctrong xã hội, tính quyết định của chính trị đối với giáo dục [tài liệu nào]

Ở phương Đông, Khổng tử (551 - 479 trước CN) quan niệm phươngpháp dạy học là dùng cách gợi mở, đi từ gần đến xa, từ đơn giản đến phứctạp, nhưng vẫn đòi hỏi người học phải tích cực suy nghĩ, phải hình thành nềnếp, thói quen trong học tập [tài liệu nào]

Đến cuối thế kỷ XIV, khi mà chủ nghĩa tư bản bắt đầu xuất hiện, vấn

đề dạy học và quản lý dạy học đã được nhiều nhà giáo dục thực sự quan tâmnổi bật nhất là Cômenxki (1952 - 1670) Ông đã đưa ra các nguyên tắc dạy

Trang 9

học như: nguyên tắc trực quan, nguyên tắc nhất quán, nguyên tắc đảm bảotính khoa học và tính hệ thống; đồng thời đã khẳng định hiệu quả dạy học cóliên quan đến chất lượng người dạy thông qua việc vận dụng có hiệu quả cácnguyên tắc dạy học [tài liệu nào].

Vào cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, khoa học giáo dục thực sự có

sự biến đổi về lượng và chất Trên cơ sở lí luận của chủ nghĩa Mác - Lênin,các nhà nghiên cứu giáo dục đã đi sâu nghiên cứu về vai trò và trách nhiệmcủa đội ngũ cán bộ quản lý trong việc quản lý hoạt động dạy học trong nhàtrường [tài liệu nào]

V.A.Xukhomlinxki, V.P Xtrezicondin, Jaxapob đã nghiên cứu và đề ramột số vấn đề quản lý của hiệu trưởng ở trường phổ thông như vấn đề phâncông nhiệm vụ giữa hiệu trưởng và phó hiệu trưởng Các tác giả đã thống nhất

và khẳng định Hiệu trưởng phải là người lãnh đạo toàn diện và chịu tráchnhiệm trong công tác quản lý nhà trường [tài liệu nào]

P.V Zimin, M.I.Konđakôp, N.I.Saxerđôtôp đã đi sâu nghiên cứucôngtác lãnh đạo hoạt động giảng dạy, giáo dục trong nhà trường và xem đâylàkhâu then chốt trong công tác quản lý của hiệu trưởng [34]

Đối với công tác xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, các nhànghiên cứu đều cho rằng trong những nhiệm vụ của hiệu trưởng thì nhiệm vụhết sức quan trọng là xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên Hiệu trưởngphải biết lựa chọn đội ngũ giáo viên bằng nhiều nguồn khác nhau và bồidưỡng họ trở thành những giáo viên tốt theo tiêu chuẩn nhất định bằng nhữngbiện pháp khác nhau

Đối với việc tổ chức dự giờ và phân tích sư phạm bài dạy của giáoviên, tác giả V.A.Xukhomlinxki đã thừa nhận tầm quan trọng của biện phápnày và chỉ rõ thực trạng yếu kém của việc phân tích sư phạm bài dạy, cho dù

Trang 10

hoạt động dự giờ và góp ý với giáo viên sau giờ dự của hiệu trưởng diễn rathường xuyên Từ thực trạng đó, tác giả đã đưa ra nhiều cách phân tích sưphạm bài dạy của giáo viên [tài liệu nào].

1.1 2 Ở Việt Nam

Trước hết phải nói đến quan điểm về giáo dục của Chủ tịch Hồ ChíMinh (1890 - 1969) Bằng việc kế thừa những tinh hoa của các tư tưởng giáodục tiên tiến và vận dụng sáng tạo phương pháp luận của triết học Mác -Lênin, Người đã để lại cho chúng ta những nền tảng lý luận về vai trò giáodục, định hướng phát triển giáo dục, mục đích dạy học, các nguyên lý dạyhọc, các phương thức dạy học, vai trò của quản lý và cán bộ quản lý giáo dục,phương pháp lãnh đạo và quản lý [tài liệu nào]

Hệ thống các tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục có giá trịcao trong quá trình phát triển lý luận dạy học, lý luận giáo dục của nền giáodục cách mạng Việt Nam Trong luận văn này, chúng tôi chỉ xin đề cập đếnmột số quan điểm cụ thể của Người như sau:

Thứ nhất, Người rất quan tâm đến chính sách giáo dục và dạy học.Người cho rằng: “Muốn lãnh đạo cho đúng, tất nhiên phải theo đường lốichung” , và “ Chính sách đúng là nguồn gốc của thắng lợi” Theo cách hiểutrên, trong quản lý giáo dục cần phải có chính sách đúng

Thứ hai, về việc bồi dưỡng nâng cao trình độ cho cán bộ, Người dạy:

“Những cán bộ giáo dục phải luôn luôn cố gắng học tập thêm, học chính trị,học chuyên môn Nếu không tiến bộ mãi thì sẽ không theo kịp đà tiến chung,

sẽ trở thành lạc hậu” Như vậy, muốn dạy học đạt kết quả cao thì phải chăm lođến việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên bằng việc tạo điều kiện chogiáo viên được học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ

Trang 11

Thứ ba, Người đã nói rõ về phương pháp dạy học “Phải nâng cao vàhướng dẫn việc tự học” hoặc “Lấy tự học làm cốt, do thảo luận và chỉ đạogiúp vào” Quan điểm này cho thấy: Muốn mang lại hiệu quả dạy học thì cầnphải lựa chọn những phương pháp dạy học đề cao năng lực tự học, phát huytinh thần độc lập suy nghĩ và sáng tạo của người học.

Thứ tư, về mối quan hệ giữa điều kiện và phương tiện dạy học với hoạtđộng dạy học, Người khẳng định: “Kinh tế tiến bộ thì giáo dục mới tiến bộ,kinh tế không phát triển thì giáo dục cũng không phát triển được,…hai việc

đó có quan hệ mật thiết với nhau” [29]

Trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ ChíMinh, đã có nhiều nhà khoa học, nhà giáo dục Việt Nam nghiên cứu về quản

lý nhà trường, quản lý hoạt động dạy học như Nguyễn Ngọc Quang, HoàngChúng, Hà Sĩ Hồ, Nguyễn Văn Lê, Hoàng Tâm Sơn, Nguyễn Văn Tường,…Mặc dù mỗi tác giả đi sâu vào những bình diện khác nhau của hoạt động dạyhọc nhưng tất cả đều hướng đến việc giải quyết mối quan hệ giữa giáo viên vànhà quản lý, những nội dung quản lý hoạt động dạy học của người hiệutrưởng

Tác giả Nguyễn Ngọc Quang xác định: “Dạy học và giáo dục trong sựthống nhất là hoạt động trung tâm của nhà trường, quản lý nhà trường thựcchất là quản lý quá trình lao động sư phạm của người thầy” [35] Tác giả Hà

Sĩ Hồ và Lê Tuấn khi nghiên cứu về mục tiêu, nội dung,biện pháp quản lý nhàtrường cũng đã khẳng định: “Việc quản lý hoạt động dạy và học (hiểu theonghĩa rộng) là nhiệm vụ quản lý trung tâm của nhà trường” và “Người hiệutrưởng phải luôn luôn kết hợp một cách hữu cơ quá trình dạy và học” [22]

Tác giả Hoàng Tâm Sơn thì quan tâm đến việc tổ chức các hoạt độngkhoa học cho giáo viên để phát huy yếu tố nội lực của chính đội ngũ [36] Tác

Trang 12

giả Nguyễn Văn Lê tập trung nghiên cứu công tác bồi dưỡng đội ngũ giáoviên về tư tưởng chính trị, về chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao năng lựcgiảng dạy cho họ [41].

Gần đây nhất, vào năm 2001, Viện Khoa học giáo dục Việt nam đã choxuất bản tuyển tập “Giáo dục học - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” của cốgiáo sư Hà Thế Ngữ (1929 - 1990) Trong công trình này, thông qua việctrình bày về đối tượng nghiên cứu và cấu trúc của khoa học quản lý giáo dục,các khái niệm cơ bản của lý luận quản lý giáo dục, những nguyên tắc quản lýgiáo dục và những quy luật giáo dục, tác giả đã giới thiệu nhiều tri thức vềphương pháp luận nghiên cứu hiệu quả giáo dục và dạy học [tài liệu nào].Ngoài ra, qua nghiên cứu ở các bộ phận lưu trữ của trường Đại học Sư phạm

Hà Nội, chúng tôi nhận thấy có một số tác giả đã chọn vấn đề nghiên cứu gầnvới đề tài chúng tôi nghiên cứu để làm luận văn tốt nghiệp cao học chuyênngành Quản lý Giáo dục Trong các đề tài này, các nhà nghiên cứu quan tâmđến nghiệp vụ quản lý hoạt động dạy học theo định hướng đổi mới phươngpháp dạy học cho đội ngũ cán bộ quản lý các trường phổ thông, dạy nghề,trung học chuyên nghiệp, cao đẳng và đưa ra các biện pháp chung nhằm gópphần nâng cao chất lượng giảng dạy ở các trường

Quản lý hoạt động dạy học theo định hướng đổi mới phương pháp dạyhọc thực sự là vấn đề cấp thiết đã được nhiều người quan tâm nghiên cứu Vớinguồn tư liệu thu thập được, chúng tôi nhận thấy chưa có tác giả nào đề cập

và đi sâu nghiên cứu vấn đề này ở phạm vi huyện Đắk R’Lấp tỉnh Đắk Nông

Từ đó tôi xác định vấn đề đặt ra ở luận văn này là tìm hiểu thực trạng quản

lý hoạt động giảng dạy theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học củahiệu trưởng trường tiểu học huyện Đắk R’Lấp và từ đó đề xuất những biện

Trang 13

pháp quản lý phù hợp, mang tính khả thi để góp phần nâng cao chất lượngdạy và học trong nhà trường tiểu học.

1.2 Hoạt động dạy học theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học ở trường tiểu học

1.2.1 Trường TH

1.2.1.1 Vị trí trường tiểu học trong hệ thống giáo dục quốc dân

Vị trí của trường tiểu học được xác định tại Điều 2, Điều lệ trường tiểuhọc: “Trường tiểu học là cơ sở giáo dục của bậc tiểu học, bậc học có nền tảngcủa hệ thống giáo dục quốc dân Trường tiểu học có tư cách pháp nhân và condấu riêng” [4]

Điều 26, Luật Giáo dục năm 2005 ghi rõ: “Giáo dục tiểu học được thựchiện trong năm năm học, từ lớp một đến lớp năm Tuổi của học sinh vào lớpmột là sáu tuổi” [28]

Với vai trò là bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân, giáodục tiểu học phải vững chắc thì mới đảm bảo được nhiệm vụ xây dựng toàn

bộ nền móng không chỉ cho giáo dục phổ thông mà còn cho cả sự hình thành

và phát triển nhân cách con người

1.2.1.2 Nhiệm vụ và quyền hạn của trường tiểu học

a Tổ chức giảng dạy, học tập và hoạt động giáo dục đạt chất lượngtheo mục tiêu, chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học do Bộtrưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

b Huy động trẻ em đi học đúng độ tuổi, vận động trẻ em khuyết tật, trẻ

em đã bỏ học đến trường, thực hiện phổ cập giáo dục và chống mùchữ trong cộng đồng Nhận bảo trợ và giúp các cơ quan có thẩm

Trang 14

quyền quản lí các hoạt động giáo dục của các cơ sở giáo dục khácthực hiện chương trình giáo dục tiểu học theo sự phân công của cấp

có thẩm quyền Tổ chức kiểm tra và công nhận hoàn thành chươngtrình tiểu học cho học sinh trong nhà trường và trẻ em trong địa bàntrường được phân công phụ trách

c Xây dựng, phát triển nhà trường theo các quy định của Bộ GD & ĐT

và nhiệm vụ phát triển giáo dục của địa phương

d Thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục

e Quản lí cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh

f Quản lí, sử dụng đất đai, cơ sở vật chất, trang thiết bị và tài chínhtheo quy định của pháp luật

g Phối hợp với gia đình, các tổ chức và cá nhân trong cộng đồng thựchiện hoạt động giáo dục

h Tổ chức cho cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên và học sinh thamgia các hoạt động xã hội trong cộng đồng

i Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của phápluật

1.2.2 Hoạt động dạy học ở trường TH

1.2.2.1 Hoạt động dạy học :Hoạt động dạy học bao gồm hoạt

động dạy của thầy và hoạt động học của học sinh

a Hoạt động dạy: là sự tổ chức, điều khiển tối ưu quá trình học sinhlĩnh hội tri thức, hình thành và phát triển nhân cách của mình Ở đây,thầy giáo là chủ thể của hoạt động dạy theo phương thức nhàtrường, với nội dung dạy học quy định trong chương trình, giúp học

Trang 15

sinh lĩnh hội nền văn hóa xã hội, phát triển tâm lý thông qua tái tạonền văn hóa đó, hình thành kỹ năng, thái độ

b Hoạt động học: là hoạt động đặc thù của con người được điều khiểnbởi mục đích tự giác là lĩnh hội những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo,những hình thức hành vi và những hoạt động nhất định

Sự tiếp thu tri thức, kỹ xảo trong hoạt động học là sự tiếp thu có tính

tự giác cao Hoạt động học là hoạt động hướng vào làm thay đổichính mình, không chỉ hướng vào việc tiếp thu cả những tri thức củachính bản thân hoạt động, nói cách khác tiếp thu được cả phươngpháp chiếm lĩnh tri thức đó

Hoạt động học có 2 chức năng thống nhất với nhau: lĩnh hội thôngtin và tự điều khiển quá trình chiếm lĩnh khái niệm một cách tự giác,tích cực, tự lực

c Sự thống nhất giữa hoạt động dạy và hoạt động học

Khi tiến hành hoạt động dạy, thầy giáo không nhằm phát triển chínhmình mà nhằm tổ chức tái tạo nền văn hóa xã hội , nhằm tạo ra cáimới trong tâm lý học sinh Muốn làm được điều đó, cái cốt lõi tronghoạt động dạy là làm sao tạo ra được tính tích cực trong hoạt độngcủa học sinh, làm cho các em ý thức được đối tượng cần lĩnh hội,vừa biết cách chiếm lĩnh được đối tượng đó Chính tính tích cực nàycủa học sinh trong hoạt động học quyết định chất lượng học tập.Cũng vì thế trong lý luận dạy học, người ta khẳng định rằng chấtlượng học tập phụ thuộc vào trình độ tổ chức và điều khiển hoạtđộng học của thầy Như vậy, hai hoạt động dạy và học được tiếnhành do hai chủ thể ( thầy- trò) khác nhau, thực hiện hai chức năng(tổ chức - lĩnh hội) khác nhau nhưng gắn bó chặt chẽ với nhau, vì

Trang 16

hoạt động diễn ra để tổ chức và điều khiển hoạt động học và hoạtđộng học chỉ có đầy đủ ý nghĩa của nó khi được diễn ra dưới sự tổchức và điều khiển của hoạt động dạy Với ý nghĩa đó, hoạt động dạy

và hoạt động học hợp thành hoạt động dạy – học, trong đó người dạythực hiện chức năng tổ chức và điều khiển hoạt động dạy, người học

có chức năng hoạt động tích cực để lĩnh hội kinh nghiệm mà xã hội

đã tích lũy được, biến kinh nghiệm xã hội thành kinh nghiệm cánhân, tạo ra sự phát triển tâm lý của chính mình

Sự tác động qua lại giữa dạy và học phải đáp ứng được yêu cầu:nhận thức rõ được mục đích điều khiển, tổ chức tốt các mối liên hệngược - xuôi, lựa chọn những phương pháp dạy học thích hợp trên

cơ sở phân tích những thông tin thu được Sự tác động qua lại giữadạy – học, giữa thầy- trò diễn ra theo cấu trúc như sau:

Sơ đồ : Chu trình dạy học

Qúa trình dạy học luôn ở trạng thái vận động và phát triển Nó gồmnhiều nhân tố cấu trúc tồn tại trong mối quan hệ biện chứng Không có dạy thìkhông có học và không có học thì việc dạy vô nghĩa Nhờ hoạt động học mànhân cách của học sinh ngày càng được phát triển và hoạt động dạy lại cóthêm tiền đề mới, cơ sở mới để tiến hành ở trình độ cao hơn Mặt khác, trongquá trình dạy học, hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ sự phạm của thầy cũngđược nâng cao và hoàn thiện

b Hoạt động dạy học ở trường TH

Trang 17

- Định nghĩa hoạt động dạy học ở trường TH

Hoạt động giảng dạy ở trường TH được hiểu là quá trình người giáo viêntruyền thụ tri thức, kinh nghiệm cho người học, là hoạt động tổ chức điềukhiển của giáo viên đối với hoạt động nhận thức của học sinh nhằm hìnhthành trong mỗi học sinh tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, thái độ, hành vi Đồngthời, hoạt động giảng dạy của giáo viên TH còn giữ vai trò tổ chức, lãnh đạo,điều khiển quá trình dạy học, mọi hoạt động giảng dạy, tổ chức, điều khiểncủa giáo viên đều nhằm mục đích duy nhất là thúc đẩy sự nhận thức củangười học Vì vậy, người giáo viên TH phải nắm vững kiến thức một cáchkhoa học và hệ thống, phải am hiểu và tinh thông kiến thức thực tiễn cùngvới việc sử dụng phương pháp giảng dạy hợp lý, khoa học

- Nội dung hoạt động dạy học ở trường TH

Hoạt động giáo dục bao gồm hoạt động giáo dục trong giờ lên lớp vàhoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nhằm rèn luyện đạo đức, phát triển nănglực, bồi dưỡng năng khiếu, giúp đỡ học sinh yếu phù hợp đặc điểm tâm sinh

lý, sinh lý lứa tuổi học sinh tiểu học

Hoạt động giáo dục trong giờ lên lớp được tiến hành thông qua việc dạyhọc các môn học bắt buộc và tự chọn trong chương trình giáo dục phổ thôngcấp tiểu học do Bộ trưởng bộ GD & ĐT ban hành

Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp bao gồm hoạt động ngoại khóa,hoạt động vui chơi, TDTT, tham quan du lịch, giao lưu văn hóa; hoạt động bảo vệ môi trường; lao động công ích và các hoạt động xã hội khác

1.2.3 Hoạt động dạy học theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học ở trường TH

1.2.3.1 Phương pháp dạy học và đổi mới phương pháp dạy học

Trang 18

a.Phương pháp dạy học

Khái niệm phương pháp dạy học

Phương pháp dạy học là hệ thống những cách thức hoạt động của giáoviên và học sinh nhằm thực hiện tốt mục đích và nhiệm vụ dạy học xác định.Phương pháp dạy học bao gồm phương pháp dạy và phương pháp học

- Phương pháp dạy: Phương pháp tổ chức nhận thức, phương pháp điều khiểncác hoạt động trí tuệ và thực hành, phương pháp giáo dục ý thức và thái độđúng đắn cho học sinh

- Phương pháp học: Phương pháp nhận thức và rèn luyện để hình thành

hệ thống tri thức và kĩ năng thực hành, hình thành nhân cách người học

Hai phương pháp này không tồn tại độc lập, tách rời nhau mà nó liênquan và phụ thuộc nhau, chúng vừa là mục đích vừa là nguyên nhân tồn tạicủa nhau

b.Đổi mới phương pháp dạy học

Cùng với việc đổi mới của mục tiêu, nội dung chương trình tiểu học vàcách đánh giá kết quả học tập của học sinh, phương pháp dạy học cũng buộcphải thay đổi theo Đổi mới phương pháp dạy học là nội dung hết sức quantrọng trong việc nâng cao chất lượng dạy và học Đổi mới phương pháp dạyhọc là vấn đề then chốt của chính sách đổi mới giáo dục Việt Nam trong giaiđoạn hiện nay Đổi mới phương pháp dạy học sẽ làm thay đổi tận gốc nếpnghĩ, nếp làm của các thế hệ học trò - chủ nhân tương lai của đất nước Nhưvậy, đổi mới phương pháp dạy học sẽ tác động vào mọi thành tố của quá trìnhgiáo dục và đào tạo Nó tạo ra sự hiện đại hóa của quá trình này Đổi mớiphương pháp dạy học thực chất không phải là sự thay thế các phương phápdạy học cũ bằng một loạt các phương pháp dạy học mới Về mặt bản chất, đổimới phương pháp dạy học là đổi mới cách tiến hành các phương pháp, đổi

Trang 19

mới các phương tiện và hình thức triển khai phương pháp trên cơ sở khai tháctriệt để ưu điểm của các phương pháp cũ và vận dụng linh hoạt một sốphương pháp mới nhằm phát huy tối đa tính tích cực, chủ động và sáng tạocủa người học Như vậy, mục đích cuối cùng của đổi mới phương pháp dạyhọc là làm thế nào để học sinh phải thực sự tích cực, chủ động, tự giác, luôntrăn trở tìm tòi, suy nghĩ và sáng tạo trong quá trình lĩnh hội tri thức và lĩnhhội cả cách thức để có được tri thức ấy nhằm phát triển và hoàn thiện nhâncách mình [10]

Những phương pháp dạy học thường được sử dụng trước đây mà người

ta vẫn gọi là phương pháp dạy học truyền thống, như phương pháp thuyếttrình, phương pháp hỏi - đáp, vẫn đang được thực hiện trong tất cả các giờdạy của giáo viên hiện nay Nhưng nếu các phương pháp này vẫn được tiếnhành theo cách mà ở những thập niên trước sử dụng thì chắc chắn nó trở nênkém hiệu quả Vì vậy, phương pháp thuyết trình cần phải được “đổi mới”

Hiện nay, phương tiện công nghệ thông tin phát triển đã không biếnngười học thành những “cỗ máy ghi chép” và người dạy là “máy đọc” Máyphotocopy, máy chiếu, đèn chiếu… sẽ làm giảm thời gian dành cho sự ghichép của giáo viên lên bảng và ghi chép của học sinh vào vở Trên lớp, giáoviên nên tập trung vào việc tổ chức quá trình lĩnh hội kiến thức Phương phápthuyết trình sẽ trở nên tích cực khi giáo viên thuyết trình trong một lượng thờigian phù hợp và biết kết hợp một cách nhuần nhuyễn, hợp lí và khoa học vớicác phương pháp khác để làm sao học sinh thích thú và hào hứng hoạt động.Những phương pháp có thể kết hợp với thuyết trình như: phương pháp minhhọa bằng sơ đồ biểu bảng hay vật thật, phương pháp hỏi đáp với các câu hỏikích thích được tư duy người học, phương pháp nêu vấn đề, phương pháp tìnhhuống…Tuy nhiên, nếu những phương pháp dạy học này không được tiến

Trang 20

hành theo đúng ý nghĩa và chức năng của nó thì chúng cũng không được gọi

và tình huống khác nhau để những phương pháp dạy học có tác động tích cựcđến người học Những phương pháp như thế mới được gọi là phương pháptích cực Như vậy, tính tích cực của phương pháp không nằm ở tên gọi mànằm ở quá trình sử dụng nó

1.2.3.2 Hoạt động dạy học theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học

a Định nghĩa hoạt động dạy học theo định hướng đổi mới phương phápdạy học là hoạt động dạy học nhằm khắc phục lối truyền thụ một chiều, rènluyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học Từng bước áp dụng cácphương tiện tiên tiến và các phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, bảođảm điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh”

b Nội dung hoạt động dạy học theo định hướng đổi mới phươngpháp dạy học là nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, tăng cường bồidưỡng cho thế hệ trẻ lòng yêu nước, yêu quê hương và gia đình; tinh thần tựtôn dân tộc, lý tưởng xã hội chủ nghĩa; lòng nhân ái, ý thức tôn trọng phápluật; tinh thần hiếu học, chí tiến thủ lập thân, lập nghiệp [21]

1.2.3.3 Hoạt động dạy học theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học ở trường TH

a Định nghĩa hoạt động dạy học theo định hướng đổi mới phương pháp

Trang 21

dạy học ở trường tiểu học được thể hiện trong tư tưởng Hồ Chí Minh, trongNghị quyết Trung ương 2 khoá VIII của Đảng Cộng Sản Việt Nam: “Đổi mớiphương pháp giáo dục - đào tạo khắc phục lối truyền thụ một chiều,hoạt độngdạy học nhằm khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duysáng tạo của học sinh tiểu học Từng bước áp dụng các phương tiện tiên tiến

và các phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, bảo đảm điều kiện và thờigian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh tiểu học”

b Nội dung hoạt động dạy học theo định hướng đổi mới phương phápdạy học ở trường tiểu học

- Đổi mới PPDH theo hướng phát huy cao độ tính tích cực, chủ động, sángtạo của học sinh trong quá trình lĩnh hội tri thức

- Đổi mới PPDH theo hướng kết hợp một cách nhuần nhuyễn và sáng tạophương pháp dạy học khác nhau (truyền thống và hiện đại) sao cho vừa đạtđược mục tiêu dạy học, vừa phù hợp với đối tượng thực tiễn ở cơ sở

- Đổi mới PPDH theo hướng phát triển khả năng tự học của học sinh

- Đổi mới PPDH theo hướng kết hợp hoạt động cá nhân với hoạt độngnhóm và phát huy khả năng của cá nhân

- Đổi mới PPDH theo hướng tăng cường kỹ năng thực hành

- Đổi mới PPDH theo hướng sử dụng phương tiện kỹ thuật hiện đại vào dạyhọc

- Đổi mới PPDH theo hướng đổi mới phương pháp kiểm tra và đánh giá kếtquả học tập của học sinh

- Đổi mới PPDH theo hướng đổi mới cách soạn giáo án, lập kế hoạch bàihọc và xây dựng mục tiêu bài học

Trang 22

1.3 Quản lý hoạt động dạy học theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học của hiệu trưởng ở trường TH

1.3.1 Hiệu trưởng trường TH

Hiệu trưởng trường tiểu học là người chịu trách nhiệm tổ chức, quản lícác hoạt động và chất lượng giáo dục của nhà trường Hiệu trưởng do Chủtịch ủy ban nhân dân huyện ( hoặc thành phố) bổ nhiệm đối với trường tiểuhọc công lập, công nhận đối với trường tiểu học tư thục theo quy trình bổnhiệm hoặc công nhận Hiệu trưởng của cấp có thẩm quyền

Nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng

Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trường; lập kế hoạch và tổ chứcthực hiện kế hoạch dạy học, giáo dục; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiệntrước Hội đồng trường và các cấp có thẩm quyền;

Thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các hội đồng tư vấntrong nhà trường; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó;

Phân công, quản lí, đánh giá, xếp loại; tham gia quá trình tuyển dụng,thuyên chuyển; khen thưởng, thi hành kỉ luật đối với giáo viên, nhân viêntheo quy định;

Quản lí hành chính; quản lí và sử dụng có hiệu quả các nguồn tàichính, tài sản của nhà trường;

Quản lí học sinh và tổ chức các hoạt động giáo dục của nhà trường; tiếpnhận, giới thiệu học sinh chuyển trường; quyết định khen thưởng, kỉ luật, phêduyệt kết quả đánh giá, xếp loại, danh sách học sinh lên lớp, ở lại lớp; tổ chứckiểm tra, xác nhận việc hoàn thành chương trình tiểu học cho học sinh trongnhà trường và các đối tượng khác trên địa bàn trường phụ trách;

Trang 23

Dự các lớp bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ quản lí;tham gia giảng dạy bình quân 2 tiết trong một tuần; được hưởng chế độ phụcấp và các chính sách ưu đãi theo quy định;

Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở và tạo điều kiện cho các tổ chứcchính trị - xã hội trong nhà trường hoạt động nhằm nâng cao chất lượng giáodục;

Thực hiện xã hội hoá giáo dục, phối hợp tổ chức, huy động các lựclượng xã hội cùng tham gia hoạt động giáo dục, phát huy vai trò của nhàtrường đối với cộng đồng

1.3.2 Quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng trường TH

1.3.2.1 Quản lý hoạt động dạy học

a) Khái niệm quản lý

Quản lý là một hiện tượng xã hội xuất hiện rất sớm Con người trong quátrình hoạt động của mình, để đạt được mục tiêu cá nhân phải dự kiến kếhoạch, sắp xếp trình tự tiến hành và tác động đến đối tượng bằng cách nào đótheo khả năng của mình Trong quá trình lao động tập thể càng không thểthiếu được kế hoạch, sự phân công và điều hành chung, sự hợp tác và quản lýlao động Như vậy quản lý tất yếu nảy sinh và nó chính là một phạm trù tồntại khách quan được ra đời từ bản thân nhu cầu của mọi chế độ xã hội, mọiquốc gia, trong mọi thời đại Có nhiều quan điểm khác nhau về quản lý:

Theo quan điểm của lý thuyết hệ thống, quản lý là phương thức tác động

có chủ đích của chủ thể quản lý lên hệ thống, bao gồm hệ thống các quy tắc, các ràng buộc về hành vi đối với mọi đối tượng ở các cấp trong hệ thống nhằm duy trì tính trội hợp lý của cơ cấu và đưa hệ thống sớm đạt tới mục tiêu.

Theo quan điểm của điều khiển học, quản lý là "chức năng của những hệ có

Trang 24

tổ chức, với bản chất khác nhau (sinh học, xã hội, kỹ thuật ) nó bảo toàn cấu trúc các hệ, duy trì chế độ hoạt động Quản lý là một tác động hợp quy luật khách quan, làm cho hệ vận hành và phát triển.

Frederik Winslon Taylo (1856 - 1915), người Mỹ, được coi là Cha đẻcủa thuyết quản lý khoa học, là một trong những người mở ra Kỷ nguyên

vàng" trong quản lý đã thể hiện tư tưởng cốt lõi của mình trong quản lý là:

"Mỗi loại công việc dù nhỏ nhất đều phải chuyên môn hoá và đều phải quản lý chặt chẽ" Ông cho rằng: "Quản lý là nghệ thuật biết rõ ràng chính xác cái gì cần làm và làm cái đó như thế nào bằng phương pháp tốt nhất, rẻ nhất."

Đề cập đến vấn đề quản lý, Đặng Vũ Hoạt và Hà Thế Ngữ cho rằng:

"Quản lý là một quá trình định hướng, quá trình có mục tiêu, quản lý một hệ thống nhằm đạt được những mục tiêu nhất định

Theo Nguyễn Văn Lê thì: Quản lý là một hệ thống xã hội, là khoa học và nghệ thuật tác động vào từng thành tố của hệ thống bằng những phương pháp thích hợp, nhằm đạt các mục tiêu đề ra cho hệ và từng thành tố của hệ

Theo Trần Kiểm: Quản lý là những tác động của chủ thể quản lý trongviệc huy động, phát huy, kết hợp, sử dụng, điều chỉnh, điều phối các nguồnlực (nhân lực, vật lực, tài lực) trong và ngoài tổ chức (chủ yếu là nội lực) mộtcách tối ưu nhằm đạt mục đích của tổ chức với hiệu quả cao nhất

Những quan niệm về quản lý trên đây tuy có cách tiếp cận khác nhau

nhưng chúng tôi nhận thấy chúng đều bao hàm một nghĩa chung, đó là: Quản

lý là hệ thống tác động có chủ định, phù hợp quy luật khách quan của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý nhằm khai thác và tận dụng tốt nhất những tiềm năng và cơ hội của đối tượng quản lý để đạt được mục tiêu quản lý trong một môi trường luôn biến động.

Quản lý là một môn khoa học sử dụng tri thức của nhiều môn khoa học

Trang 25

tự nhiên và xã hội nhân văn khác như : toán học, thống kê, kinh tế, tâm lý và

xã hội học Nó còn là một nghệ thuật đòi hỏi sự khôn khéo và tinh tế cao đểđạt tới mục đích

Quản lý là một dạng lao động đặc biệt Hoạt động quản lý có các chứcnăng cơ bản sau:

Chức năng kế hoạch: Là chức năng hạt nhân quan trọng nhất của quá

trình quản lý Kế hoạch được hiểu là tập hợp những mục tiêu cơ bản được sắpxếp theo một trình tự nhất định, lôgíc với một chương trình hành động cụ thể

để đạt được những mục tiêu đã được hoạch định, trước khi tiến hành thựchiện các nội dung mà chủ thể quản lý đề ra Kế hoạch đặt ra xuất phát từ đặcđiểm tình hình cụ thể của tổ chức và những mục tiêu định sẵn mà tổ chức cóthể hướng tới và đạt được theo mong muốn, dưới sự tác động có định hướngcủa chủ thể quản lý

Chức năng tổ chức: Là sắp xếp, bố trí một cách khoa học và phù hợp với

những nguồn lực (nhân lực, vật lực và tài lực) của hệ thống thành một hệ toànvẹn nhằm đảm bảo cho chúng tương tác với nhau để đạt được mục tiêu của hệthống một cách tối ưu nhất, hiệu quả nhất

Đây là một chức năng quan trọng, tạo thành sức mạnh của tổ chức đểthực hiện thành công kế hoạch, như V.I Lênin nói: Tổ chức là nhân tố sinh ra

hệ toàn vẹn, biến một tập hợp các thành tố rời rạc thành một thể thống nhất,người ta gọi là hiệu ứng tổ chức

Chức năng chỉ đạo: Chức năng này có tính chất tác nghiệp, điều

chỉnh, điều hành hoạt động của hệ thống nhằm thực hiện đúng kế hoạch đãđịnh để mục tiêu trong dự kiến thành hiện thực Trong quá trình chỉ đạo phảibám sát các hoạt động, các trạng thái vận hành của hệ thống đúng tiến trình,đúng kế hoạch đã định Đồng thời phát hiện ra những sai sót để kịp thời sửa

Trang 26

chữa, uốn nắn không làm thay đổi mục tiêu, hướng vận hành của hệ thốngnhằm giữ vững mục tiêu chiến lược mà kế hoạch đã đề ra.

Chức năng kiểm tra đánh giá: Thu thập những thông tin ngược từ đối

tượng quản lý trong quá trình vận hành của hệ thống để đánh giá xem trạngthái của hệ thống đã đến đâu, xem mục tiêu dự kiến ban đầu và toàn bộ kếhoạch đã đạt đến mức độ nào ? Trong quá trình kiểm tra, kịp thời phát hiệnnhững sai sót trong quá trình hoạt động để kịp thời điều chỉnh, sửa chữa mụctiêu, đồng thời tìm ra nguyên nhân thành công, thất bại giúp cho chủ thể quản

lý rút ra được bài học kinh nghiệm để thực hiện cho quá trình quản lý tiếptheo

Các chức năng quản lý tạo thành một chu trình quản lý, chúng có mốiquan hệ mật thiết với nhau, ảnh hưởng qua lại, làm tiền đề cho nhau, khi thựchiện hoạt động quản lý trong quá trình quản lý thì yếu tố thông tin luôn cómặt trong tất cả các giai đoạn với vai trò vừa là điều kiện, vừa là phương tiện

để tạo điều kiện cho chủ thể quản lý thực hiện các chức năng quản lý và đưa

ra được các quyết định quản lý

Mối quan hệ giữa các chức năng quản lý và hệ thống thông tin được biểudiễn bằng sơ đồ chu trình quản lý như sau:

Kế hoạch

Chỉ đạo

Thông tin

Trang 27

Sơ đồ 1.1: Mô hình chu trình quản lý

b) Khái niệm quản lý hoạt động dạy học

Quản lý hoạt động dạy học là những tác động của chủ thể quản lý vàoquá trình dạy học ( được tiến hành bởi tập thể giáo viên và học sinh, với sự hỗtrợ đắc lực của các lực lượng xã hội ) nhằm hình thành và phát triển toàn diệnnhân cách học sinh theo mục tiêu đào tạo của nhà trường

c) Khái niệm quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng trường tiểu họcQuản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng ở trường tiểu học là nhữngtác động của hiệu trưởng vào quá trình dạy học ở trường tiểu học ( được tiếnhành bởi tập thể giáo viên và học sinh, với sự hỗ trợ đắc lực của các lực lượng

xã hội ) nhằm hình thành và phát triển toàn diện nhân cách học sinh theo mụctiêu đào tạo của nhà trường

d) Nội dung quản lý của hiệu trưởng trường tiểu học

- Quản lý việc phân công giảng dạy cho giáo viên

Việc phân công nhiệm vụ cho giáo viên phải căn cứ vào năng lực củagiáo viên, điều kiện cụ thể của nhà trường, quyền lợi của học sinh, đặc điểmyêu cầu của mỗi lớp và có tham khảo nguyện vọng của giáo viên Phân cônggiáo viên đúng với khả năng sẽ đem lại kết quả tốt Ngược lại, nếu phân côngnặng về cảm tính, tình cảm cá nhân sẽ dẫn tới hậu quả xấu đối với hoạt độnggiảng dạy của nhà trường Vì vậy, hiệu trưởng phải lắng nghe nguyện vọngcủa giáo viên và lựa chọn, cân nhắc kỹ lưỡng từng trường hợp để phát huy tốtnhất khả năng của từng người

- Quản lý việc thực hiện chương trình

Thực hiện chương trình dạy học là yêu cầu bắt buộc để đảm bảo kếhoạch đào tạo theo đúng mục tiêu Nó là pháp lệnh của Nhà nước do Bộ giáodục và đào tạo ban hành Muốn quản lý tốt việc thực hiện chương trình dạy

Trang 28

học, hiệu trưởng phải nắm vững chương trình các môn học theo qui định của

Bộ giáo dục và đào tạo, quán triệt cho giáo viên phải tuân thủ một cáchnghiêm túc, không được tùy tiện thay đổi, làm sai lệch chương trình

Để điều khiển hoạt động giảng dạy, hiệu trưởng phải dựa vào nội dungchương trình Vì vậy, việc nắm vững chương trình dạy học là tiền đề đảm bảohiệu quả quản lý hoạt động giảng dạy Quản lý việc thực hiện chương trìnhcủa giáo viên tiểu học là quản lý việc dạy đúng, dạy đủ các môn học theo yêucầu qui định của Bộ giáo dục và đào tạo Có thực hiện dạy đúng và đủ cácmôn học theo yêu cầu, quy định của Bộ giáo dục và đào tạo thì những cơ sởkhoa học, tính chất giáo dục toàn diện, mục tiêu đào tạo của chương trình dạyhọc mới trở thành hiện thực Nếu ví chương trình dạy học là “bản thiết kế”của một công trình, thì hoạt động giảng dạy của giáo viên là sự “thi công”,còn người hiệu trưởng là “tổng công trình sư” điều khiển sự thi công sao chođúng bản thiết kế Muốn làm tốt điều này, hiệu trưởng phải nắm vững và làmcho toàn thể giáo viên cùng nắm vững và thực hiện tốt chương trình dạy học

Cụ thể là phải nắm vững các vấn đề sau:

Những nguyên tắc cấu tạo chương trình dạy học bậc tiểu học;

Những nguyên tắc cấu tạo chương trình dạy học của các môn học, nộidung và phạm vi kiến thức của từng môn học;

Phương pháp dạy học đặc trưng của từng môn học và hình thức tổ chứcdạy học của từng môn học, bài học;

Đảm bảo thực hiện đúng, đủ phân phối chương trình về mặt số tiết,

về thời gian, về trình tư; nghiêm cấm việc cắt xén chương trình

- Quản lý việc chuẩn bị giờ lên lớp của giáo viên

Soạn bài là khâu chuẩn bị quan trọng nhất của giáo viên cho giờ lênlớp Tuy không thể dự kiến hết các tình huống trong quá trình lên lớp nhưng

Trang 29

soạn bài thực sự là lao động sáng tạo của giáo viên Nó thể hiện sự đầu tư suynghĩ, lựa chọn của giáo viên về nội dung, phương pháp, hình thức, qui trìnhlên lớp phù hợp với đối tượng học sinh và phù hợp với chương trình Việcsoạn bài còn là sự chuẩn bị các thiết bị dạy học trước giờ lên lớp

Để việc soạn bài, chuẩn bị lên lớp của giáo viên được thực hiện theomột kế hoạch đồng bộ và có hiệu quả, hiệu trưởng cần hướng dẫn giáo viênlập kế hoạch bài dạy, chỉ đạo tổ chuyên môn trao đổi phương pháp giảng dạytừng bài, đặc biệt là đối với những bài khó, xác định và bổ sung tư liệu chobài giảng, những điều kiện vật chất, trang thiết bị, phương tiện dạy học đảmbảo cho giờ dạy đạt kết quả cao

Để quản lý tốt việc soạn bài và chuẩn bị giờ lên lớp, hiệu trưởng phảichú ý tới một số công việc cụ thể sau:

+ Hướng dẫn giáo viên lập kế hoạch soạn bài Kế hoạch này căn cứ vào phânphối chương trình, bảo đảm sự thống nhất chung trong toàn trường

+ Hướng dẫn giáo viên sử dụng sách giáo khoa, sách giáo viên, tập bài soạnmẫu (nếu có) trong soạn bài

+ Hướng dẫn các tổ chuyên môn thống nhất nội dung và hình thức soạn bài + Đưa việc lập kế hoạch bài dạy, chuẩn bị giờ lên lớp của giáo viên vào nềnếp, nghiêm túc và đảm bảo chất lượng; khuyến khích tính sáng tạo của giáoviên

+ Phân công trách nhiệm cụ thể cho tổ trưởng chuyên môn, cho khối trưởngtrong việc kiểm tra theo dõi, nắm tình hình soạn bài của giáo viên

+ Đảm bảo đủ các điều kiện vật chất, kỹ thuật cho giờ lên lớp

- Quản lý giờ lên lớp của giáo viên

Giờ lên lớp là hình thức tổ chức cơ bản, chủ yếu nhất của quá trìnhdạy học Nó đóng một vai trò quan trọng, quyết định chất lượng dạy học trong

Trang 30

nhà trường Người giáo viên giảng dạy giữ vai trò là người trực tiếp quyếtđịnh kết quả giờ lên lớp, còn việc quản lý như thế nào để các giờ lên lớp củagiáo viên đạt kết quả tốt là việc làm của cán bộ quản lý Vì vậy người cán bộquản lý phải có những biện pháp tác động cụ thể, tạo điều kiện cho giáo viênthực hiện giờ lên lớp có hiệu quả.

Để quản lý giờ lên lớp, hiệu trưởng tiến hành xây dựng tiêu chuẩnđánh giá giờ dạy trên lớp dựa trên những quy định chung của ngành và hoàncảnh riêng của nhà trường Do hình thức tổ chức lên lớp khác nhau tùy thuộcvào từng loại bài, từng môn học, từng đối tượng nên đòi hỏi hệ thống tiêuchuẩn đánh giá giờ lên lớp phải linh hoạt và phù hợp với tình hình cụ thể củamỗi giờ lên lớp Hiệu trưởng sử dụng tiêu chuẩn đánh giá giờ lên lớp làm cơ

sở kiểm tra, đánh giá và từng bước nâng cao chất lượng giờ lên lớp

- Quản lý công tác kiểm tra, đánh giá của giáo viên đối với học sinhKiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh là một bộ phận hợpthành một khâu không thể thiếu được trong quá trình dạy học Kết quả học tậpcủa học sinh sẽ phản ánh chất lượng giảng dạy của giáo viên Kiểm tra, đánhgiá kết quả học tập của học sinh là quá trình thu thập và xử lý thông tin vềtrình độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của giáo viên; từ thôngtin đó làm cơ sở để điều chỉnh quá trình giảng dạy của giáo viên

Quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh nhằm tácđộng trực tiếp đến giáo viên để họ thực hiện đầy đủ và khoa học quá trìnhkiểm tra, đánh giá theo hướng đảm bảo tính công bằng, khách quan Từ đó,thúc đẩy quá trình học tập của học sinh và quá trình giảng dạy của người giáoviên Quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh cần phảiđược thực hiện nghiêm túc Việc đánh giá xếp loại học sinh phải đảm bảonguyên tắc công bằng, khách quan thông qua viêc quán triệt và vận dụng đầy

Trang 31

đủ các văn bản hướng dẫn về đánh giá xếp loại của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Quản lý hoạt động học của học sinh là quản lý việc lĩnh hội những tri thức,

kỹ năng, kỹ xảo, những hình thức hành vi và những hoạt động nhất định củahọc sinh

- Xây dựng nề nếp, kỷ cương trong hoạt động học tập của học sinh.Trong thực tế, nếu học sinh không có nề nếp, kỉ cương thì việc giáo dục

và dạy-học trên lớp sẽ không đạt hiệu quả cao Đi đôi với chất lượng – Kếtquả học tập, công tác xây dựng nề nếp, kỉ cương cho học sinh là một trongnhững nhiệm vụ trọng yếu hàng đầu của người giáo viên tiểu học Thực tế,nếu học sinh không có nề nếp, kỉ cương thì việc giáo dục và dạy học trên lớp

sẽ không đạt hiệu quả cao

- Quản lý hoạt động học tập trong giờ lên lớp và ngoài giờ lên lớp

Trong nhà trường có hai hệ thống giáo dục cơ bản đó là: Hoạt động giáo dụctrong hệ thống các môn học và các hoạt động ngoài hệ thống môn học thườnggọi là Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp HĐGDNGLL mặc dù chỉ là hoạtđộng giáo dục ngoài kế hoạch dạy học các môn chính khóa, nhưng hoạt độngnày lại là công cụ mạnh mẽ để phát triển giá trị, nội dung, các quan hệ xã hội

Thứ nhất: Chương trình giáo dục phổ thông HĐGDNGLL thực sự là một bộ

phận quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục Một mặt nó kiểmnghiệm kiến thức đã có, bổ sung những kiến thức còn thiếu hụt và việc mởrộng kiến thức; mặt khác thông qua các HĐGDNGLL người học nâng caotầm hiểu biết và nhận thức đầy đủ hơn về xã hội, gắn kiến thức đã học vớithực tế trong cuộc sống, tăng cường phát triển trí lực, thể lực, rèn luyện kỹnăng sống và tính thẩm mỹ Đây là con đường dẫn dắt các em từng bước đếnvới nền văn hóa, xã hội của dân tộc và nền văn hóa văn minh của nhân loại,

Trang 32

học tập những cái hay, cái đẹp mà thế giới và dân tộc đã để lại.

Thứ hai: Với những đặc điểm riêng biệt về tâm lý, về xã hội của tuổi

học trò việc tổ chức các HĐGDNGLL thì đây là dịp tạo cho các em có cơ hộicác hoạt động thực tiễn để có thêm những hiểu biết, tích luỹ được kinhnghiệm giao tiếp, giàu thêm vốn sống cho mình, mở đƣợc một tầm nhìnthực tế Vì vậy nếu quản lý tốt hai hai hoạt động này thì sẽ đem lại hiệu quảgiáo dục rất cao

- Quản lý việc phù đạo học sinh yếu, kém và bồi dưỡng học sinh giỏi.Phụ đạo cho học sinh yếu kém và bồi dưỡng học sinh giỏi là một hoạtđộng bình thường và không thể thiếu được trong bất kỳ trường TH nào Đâychính là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của người thầy, của nhà trường

để góp phần giúp cho các học sinh giỏi phát huy hết khả năng của mình; còncác học sinh yếu không theo kịp bạn bè có thể nắm bắt được những lỗ hổngkiến thức bản thân Trong đơn vị trường học việc tổ chức các lớp học phụ đạocho học sinh yếu kém và bồi dưỡng học sinh giỏi là việc làm thường xuyênchứ không phải chỉ là phong trào thi đua hoặc để đối phó với một đợt thi hoặckiểm tra Quản lý tốt việc phù đạo học sinh yếu, kém và bồi dưỡng học sinhnhằm thúc đẩy quá trình học tập của học sinh và quá trình giảng dạy củangười giáo viên

e) Quản lý các điều kiện hỗ trợ cho hoạt động dạy học

- Quản lý việc phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm lớp với giáo viên bộmôn Hiệu quả giáo dục của một lớp phụ thuộc một phần quan trọng vào hoạtđộng và phẩm chất của giáo viên chủ nhiệm và các giáo viên bộ môn Vì vậygiáo viên chủ nhiệm và các giáo viên bộ môn phải có sự phối hợp, trao đổithống nhất tác động sư phạm đến học sinh thông qua một số hoạt động Giáoviên chủ nhiệm thường xuyên theo dõi kết quả học tập của học sinh thông qua

Trang 33

giáo viên bộ môn (trao đổi trực tiếp với giáo viên bộ môn, thông qua nhận xétđánh giá của giáo viên bộ môn ở sổ theo dõi tiết học, sổ gọi tên ghi điểm củalớp mình quản lý)

Giáo viên chủ nhiệm thông qua việc dự giờ trên lớp các giáo viên bộ môn lớpmình quản lý để quan sát thái độ, hứng thú học tập từng bộ môn của học sinhlớp mình chủ nhiệm

Giáo viên chủ nhiệm có thể trao đổi với giáo viên bộ môn về hoàn cảnhgia đình, sức khỏe, tâm lý,… của từng học sinh Từ đó có những đề xuất vớigiáo viên bộ môn về phương pháp hướng dẫn học sinh học tập và cũng thôngqua đó tiếp thu những ý kiến phản ánh của giáo viên bộ môn về lớp mình phụtrách Bên cạnh đó, giáo viên chủ nhiệm cũng nên nêu những nguyện vọngcủa lớp đối với giáo viên bộ môn.Thông qua nhận xét của giáo viên bộ môn,kết hợp với sự theo dõi và quan sát của giáo viên chủ nhiệm, mỗi người giáoviên chủ nhiệm sẽ tìm được một giải pháp phù hợp với thực trạng của lớp, vàphương pháp chủ yếu ở đây là nhắc nhở, giáo dục tư tưởng cho học sinh nhậnthức được cái sai để làm sao cho các em ý thưc được rằng khi mắc phải điềusai tự các em thấy có lỗi với thầy cô, với bạn bè và tự điều chình hành vi củamình Chỉ có như thế thì lớp mới tiến bộ và đi vào nề nếp Quản lý tốt việcphối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm lớp với giáo viên bộ sẽ có tác động tíchcực đối với việc nâng cao chất lượng học tập của học sinh

- Quản lý công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viênCông tác bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ giáo viên có ý nghĩa hếtsức quan trọng để nâng cao chất lượng giảng dạy và là một yêu cầu, tiêuchuẩn không thể thiếu được Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên vừa là mục tiêu,vừa là động lực cho sự phát triển bền vững của nhà trường Nội dung quản lývấn đề này bao gồm:

Trang 34

+ Bồi dưỡng thường xuyên theo chu kỳ chương trình của Bộ GD & ĐT,bồi dưỡng chuẩn hoá và bồi dưỡng nâng cao trình độ;

+ Với nghề dạy học, việc bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũgiáo viên là một yêu cầu thường xuyên và liên tục Nội dung chủ yếu của hìnhthức bồi dưỡng này là cập nhật kiến thức, hướng dẫn rèn luyện kỹ năng trongcác môn học, hướng dẫn đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học;+ Việc đào tạo chuẩn hoá và nâng chuẩn đội ngũ giáo viên là yêu cầucấp bách nhằm đáp ứng yêu cầu giảng dạy trong giai đoạn hiện nay

Muốn quản lý bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, người cán bộ quản lý phải chủđộng xây dựng chương trình, kế hoạch bồi dưỡng hợp lý để từng bước nângcao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giáo viên thuộcđơn vị mình quản lý

- Quản lý công tác thi đua, khen thưởng trong giáo viên và học sinh.Công tác thi đua, khen thưởng là việc làm không thể thiếu trong bất kì các tổchức nào vì vậy quản lý tốt công tác thi đua, khen thưởng nhằm tạo động lựcđộng viên, khuyến khích và tôn vinh các tập thể, cá nhân phát huy truyềnthống yêu nước, hăng hái thi đua “Dạy tốt - Học tốt”, năng động, lao độngsáng tạo, vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần thực hiệnthắng lợi các mục tiêu phát triển của ngành giáo dục

- Quản lý cơ sở vật chất- thiết bị dạy học

Hiệu quả giảng dạy phụ thuộc một phần vào phương tiện và điều kiện cơ sởvật chất của nhà trường Các yếu tố về phương tiện và các điều kiện hỗ trợhoạt động giảng dạy tuy không trực tiếp làm thay đổi quá trình dạy học củathầy và nhận thức học tập của học sinh, song nó rất quan trọng vì chúng tạođiều kiện cho hoạt động giảng dạy đạt hiệu quả Quản lý tốt các phương tiện

và các điều kiện hỗ trợ hoạt động giảng dạy sẽ có tác động tích cực đối với

Trang 35

việc nâng cao chất lượng giảng dạy của đội ngũ giáo viên.

g Quản lý hoạt động dạy học theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học của hiệu trưởng trường TH

Định nghĩa quản lý hoạt động dạy học theo định hướng đổi mới phươngpháp dạy học của hiệu trưởng trường TH

Quản lý hoạt động dạy học theo định hướng đổi mới phương pháp dạyhọc của hiệu trưởng trường TH là một trong những nhiệm vụ trọng tâm củahiệu trưởng Trước hết, hiệu trưởng cần nắm vững thế nào là đổi mới phươngpháp dạy học tiểu học và làm cho giáo viên hiểu rằng việc đổi mới phươngpháp dạy học không phải là sự thay thế các phương pháp dạy học cũ bằng cácphương pháp dạy học mới mà đổi mới phương pháp dạy học là đổi mới cáchtiến hành các phương pháp, đổi mới các phương tiện và hình thức triển khaiphương pháp trên cơ sở khai thác triệt để ưu điểm của các phương pháp cũ vàvận dụng linh hoạt một số phương pháp mới nhằm phát huy tối đa tính tíchcực, chủ động và sáng tạo của người học Đồng thời hiệu trưởng cần làm chogiáo viên hiểu rõ những định hướng trong đổi mới phương pháp dạy học

1.4 Biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học của hiệu trưởng ở trường TH

1.4.1 Biện pháp

Một số khái niệm biện pháp, giải pháp, phương pháp, cách thức

Định nghĩa biện pháp: Đây là một khái niệm được sử dụng rộng rãitrong khoa học giáo dục Theo Từ điển Tiếng Việt tường giải và liên tưởng:

“Biện pháp là cách làm, cách hành động đối phó để đi đến một mục đích nhấtđịnh” [ 66]

Trang 36

Trong cuốn Từ điển Tiếng Việt – Hoàng Phê chủ biên đã đưa ra địnhnghĩa: “ Biện pháp là cách làm, cách giải quyết một vấn đề cụ thể” [ 64]

Vậy chúng ta có thể hiểu: Biện pháp là cách làm, cách giải quyết một vấn đề cụ thể nhằm đạt được một mục đích nhất định đề ra.

Để hiểu rõ hơn khái niệm biện pháp, chúng ta cần phân biệt nó với một

số khái niệm tương tự như phương pháp, giải pháp, cách thức Điểm giốngnhau của khái niệm này đều nói về cách làm, cách tiến hành một công việc.Điểm khác nhau ở chỗ biện pháp nhấn mạnh cách làm, cách hành động cụthể, trong khi đó phương pháp nhấn mạnh đến trình tự các bước có quan hệvới nhau tạo nên một hệ thống để tiến hành một công việc có mục đích; giảipháp không chỉ nói đến cách hành động mà còn nói đến tư tưởng hành động,còn cách thức là đường lối phải theo để làm một việc gì đó

Đặc điểm của biện pháp: đặc điểm riêng cơ bản của biện pháp là nhấnmạnh đến cách làm, cách hành động cụ thể , có nghĩa là biện pháp phải xuấtphát từ các giải pháp và sử dụng các phương pháp cụ thể

1.4.2 Biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học của hiệu trưởng ở trường TH

1.4.2.1 Định nghĩa biện pháp quản lý hoạt động dạy học : là cách tác độngcủa chủ thể quản lý vào quá trình dạy học ( được tiến hành bởi tập thể giáoviên và học sinh, với sự hỗ trợ đắc lực của các lực lượng xã hội ) nhằm hìnhthành và phát triển toàn diện nhân cách học sinh theo mục tiêu đào tạo củanhà trường

1.4.2.2 Định nghĩa biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo định hướng đổimới phương pháp dạy học là cách khắc phục lối truyền thụ một chiều, rènluyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học Từng bước áp dụng các

Trang 37

phương tiện tiên tiến và các phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, bảođảm điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh”

1.4.2.3 Phân loại các nhóm biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo địnhhướng đổi mới phương pháp dạy học của hiệu trưởng ở trường TH

- Biện pháp nâng cao nhận thức của cán bộ giáo viên và học sinh về đổimới PPDH

- Biện pháp chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch dạy học theo hướng đổi mớiphương pháp dạy học

- Biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên và hoạt động họctập của học sinh theo hướng đổi mới PPDH

- Biện pháp xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên theo hướng đổi mớiPPDH

- Biện pháp quản lý việc thực hiện kiểm tra đánh giá theo định hướngđổi mới PPDH

- Biện pháp quản lý điều kiện phục vụ dạy học đổi mới phương pháp dạyhọc

- Biện pháp phối hợp với các tổ chức trong và ngoài nhà trường trong

quản lý dạy học đổi mới phương pháp dạy học.

1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý và biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học của hiệu trưởng trường TH

Cơ sở vật chất, trang thiết bị các trường TH của huyện còn nhiều thiếu thốn,chưa đáp ứng đủ để đổi mới phương pháp daỵ học theo định hướng đổi mớiphương pháp dạy học có hiệu quả cao; Công tác quản lý giáo dục vẫn còn một

số bất cập; việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học ở một số trường chưatrở thành hành động tự giác của cán bộ, giáo viên cụ thể:

Trang 38

Đối với GV huyện Đắk R’Lấp hiện nay, nhiều người càng dạy lâu thì sức chiphối của thói quen, kinh nghiệm giảng dạy cũ càng lớn; trên thực tế cho thấyvới thời gian bồi dưỡng chủ trương đổi mới PPDH là quá ngắn, giáo viênchưa được trang bị thật đầy đủ kiến thực lý luận và thực hành nên bước đầuthực hiện còn rơi vào lúng túng, khó khăn Về nghiệp vụ sư phạm, nhiều giáoviên còn lúng túng trong năng lực tổ chức học sinh kĩ năng hoạt động nhóm,hướng dẫn học sinh có phương pháp tự học có hiệu quả; Hạn chế trong sửdụng thiết bị dạy học đó là sự hiểu biết, kỹ năng của chúng để đạt được mụcđích truyền thụ tốt nhất Một bộ phận đội ngũ giáo viên ở nhà trường, trong

đó phải nói đến đội ngũ giáo viên lâu năm, họ không muốn hoặc không tíchcực thực hiện đổi mới PPDH Nguyên nhân cơ bản để dẫn đến tình trạng này

là do ngại vất vả, tốn thời gian vì thói quen bảo thủ, trì trệ hoặc do trình độthấp, thiếu năng lực, hoặc do thiếu động lực, vật chất và tinh thần mà tạmbằng lòng với cái ổn định xưa cũ Một bộ phận khá lớn giáo viên TH trên địabàn huyện Đắk R’Lấp nhận thức rõ nhu cầu phải đổi mới, muốn thực hiện,muốn làm nhưng không có điều kiện để làm hoặc lúng túng trong thực hiện.Qua số liệu thăm dò còn có giáo viên ủng hộ đổi mới PPDH Tuy nhiên, trong

bộ phận giáo viên nhiệt tình đón nhận và thực hiện đổi mới vẫn có một sốlượng khá lớn GV còn vấp phải những khó khăn trong thực hiện đó là thiếutính khoa học trong phương pháp, dẫn đến sự lúng túng, loay hoay, kém hiệuquả hoặc kém khả thi trong đổi mới Qua thực tế dự giờ thăm lớp chúng tôithấy một hiện tượng khá phổ biến đó là pháp vấn của giáo viên đã trở nên quátải cho học sinh trong giờ học

cũng là sự lệch lạc khá phổ biến trong không ít giáo viên Với giáo viên, độnglực lao động thực hiện đổi mới PPDH chủ yếu là tinh thần, ý thức trách nhiệmvới công việc, còn hiện nay chưa có động lực hấp dẫn nào khác hơn là kêu gọi

Trang 39

lòng yêu nghề, tất cả vì sự tiến bộ tích cực của HS Trong khi đó để tập trungvào nghiên cứu, tìm tòi, thử nghiệm đổi mới PPDH là khá mất nhiều thời gianvật chất, trí tuệ

Kết luận chương 1

Hoạt động giảng dạy ở trường TH được hiểu là quá trình người giáoviên truyền thụ tri thức, kinh nghiệm cho người học, là hoạt động tổ chứcđiều khiển của giáo viên đối với hoạt động nhận thức của học sinh nhằmhình thành trong mỗi học sinh tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, thái độ, hành vi.Đồng thời, hoạt động giảng dạy của giáo viên TH còn giữ vai trò tổ chức,lãnh đạo, điều khiển quá trình dạy học, mọi hoạt động giảng dạy, tổ chức,điều khiển của giáo viên đều nhằm mục đích duy nhất là thúc đẩy sự nhậnthức của người học Vì vậy, người giáo viên TH phải nắm vững kiến thứcmột cách khoa học và hệ thống, phải am hiểu và tinh thông kiến thức thựctiễn cùng với việc sử dụng phương pháp giảng dạy hợp lý, khoa học

Cùng với việc đổi mới của mục tiêu, nội dung chương trình tiểu học vàcách đánh giá kết quả học tập của học sinh, phương pháp dạy học cũng buộcphải thay đổi theo Đổi mới phương pháp dạy học là nội dung hết sức quantrọng trong việc nâng cao chất lượng dạy và học Đổi mới phương pháp dạyhọc là vấn đề then chốt của chính sách đổi mới giáo dục Việt Nam trong giaiđoạn hiện nay Đổi mới phương pháp dạy học sẽ làm thay đổi tận gốc nếpnghĩ, nếp làm của các thế hệ học trò - chủ nhân tương lai của đất nước Nhưvậy, đổi mới phương pháp dạy học sẽ tác động vào mọi thành tố của quá trìnhgiáo dục và đào tạo Nó tạo ra sự hiện đại hóa của quá trình này Đổi mớiphương pháp dạy học thực chất không phải là sự thay thế các phương phápdạy học cũ bằng một loạt các phương pháp dạy học mới Về mặt bản chất, đổimới phương pháp dạy học là đổi mới cách tiến hành các phương pháp, đổi

Trang 40

mới các phương tiện và hình thức triển khai phương pháp trên cơ sở khai tháctriệt để ưu điểm của các phương pháp cũ và vận dụng linh hoạt một sốphương pháp mới nhằm phát huy tối đa tính tích cực, chủ động và sáng tạocủa người học

Quản lý hoạt động dạy học theo định hướng đổi mới phương pháp dạyhọc của hiệu trưởng trường TH là một trong những nhiệm vụ trọng tâm củahiệu trưởng Trước hết, hiệu trưởng cần nắm vững thế nào là đổi mới phươngpháp dạy học tiểu học và làm cho giáo viên hiểu rằng việc đổi mới phươngpháp dạy học không phải là sự thay thế các phương pháp dạy học cũ bằng cácphương pháp dạy học mới mà đổi mới phương pháp dạy học là đổi mới cáchtiến hành các phương pháp, đổi mới các phương tiện và hình thức triển khaiphương pháp trên cơ sở khai thác triệt để ưu điểm của các phương pháp cũ vàvận dụng linh hoạt một số phương pháp mới nhằm phát huy tối đa tính tíchcực, chủ động và sáng tạo của người học Đồng thời hiệu trưởng cần làm chogiáo viên hiểu rõ những định hướng trong đổi mới phương pháp dạy học Những nội dung chính của công tác quản lý này

- Quản lý việc chuẩn bị giờ lên lớp của giáo viên

- Quản lý giờ lên lớp của giáo viên

- Quản lý công tác kiểm tra, đánh giá của giáo viên đối với học sinh

- Quản lý hoạt động học tập trong giờ lên lớp và ngoài giờ lên lớp

- Quản lý việc phù đạo học sinh yếu, kém và bồi dưỡng học sinh giỏi

- Quản lý các điều kiện hỗ trợ cho hoạt động dạy học

- Quản lý việc phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm lớp với giáo viên bộ môn

- Quản lý công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên

- Quản lý công tác thi đua, khen thưởng trong giáo viên và học sinh

Ngày đăng: 25/02/2013, 17:08

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.2: Cơ cấu tuổi đời và thời gian quản lý của cán bộ quản lý 12 trường được khảo sát     - Biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học
Bảng 2.2 Cơ cấu tuổi đời và thời gian quản lý của cán bộ quản lý 12 trường được khảo sát (Trang 48)
Bảng 2.2: Cơ cấu tuổi đời và thời gian quản lý của cán bộ quản lý 12 trường được khảo sát - Biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học
Bảng 2.2 Cơ cấu tuổi đời và thời gian quản lý của cán bộ quản lý 12 trường được khảo sát (Trang 48)
Bảng 2.5: Về việc vận dụng, sử dụng PPDH của giáo viên ở 12 trường TH được khảo sát - Biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học
Bảng 2.5 Về việc vận dụng, sử dụng PPDH của giáo viên ở 12 trường TH được khảo sát (Trang 57)
Bảng 2.5: Về việc vận dụng, sử dụng PPDH của giáo viên ở 12 trường TH được khảo sát - Biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học
Bảng 2.5 Về việc vận dụng, sử dụng PPDH của giáo viên ở 12 trường TH được khảo sát (Trang 57)
Bảng 2.6: Thực trạng về định hướng của giáo viên cho hoạt động học tập của học sinh - Biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học
Bảng 2.6 Thực trạng về định hướng của giáo viên cho hoạt động học tập của học sinh (Trang 59)
Bảng 2.6: Thực trạng về định hướng của giáo viên cho hoạt động học tập  của học sinh - Biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học
Bảng 2.6 Thực trạng về định hướng của giáo viên cho hoạt động học tập của học sinh (Trang 59)
Bảng 2.7 :Nhận thức của học sinh về vai trò của hoạt động học tập - Biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học
Bảng 2.7 Nhận thức của học sinh về vai trò của hoạt động học tập (Trang 63)
Bảng 2.7 :Nhận thức của học sinh về vai trò của hoạt động học tập - Biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học
Bảng 2.7 Nhận thức của học sinh về vai trò của hoạt động học tập (Trang 63)
Bảng 2.10: Thực trạng quản lý việc phân công giảng dạy - Biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học
Bảng 2.10 Thực trạng quản lý việc phân công giảng dạy (Trang 73)
Bảng 2.10: Thực trạng quản lý việc phân công giảng dạy - Biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học
Bảng 2.10 Thực trạng quản lý việc phân công giảng dạy (Trang 73)
bảng 2.11: - Biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học
bảng 2.11 (Trang 75)
Bảng số liệu trên cho thấy các tiêu chí 1, 2, 3,4, 5,7 được CBQL và GV các trường TH huyện Đắk R’Lấp đánh giá từ mức độ tốt trở lên là cao - Biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học
Bảng s ố liệu trên cho thấy các tiêu chí 1, 2, 3,4, 5,7 được CBQL và GV các trường TH huyện Đắk R’Lấp đánh giá từ mức độ tốt trở lên là cao (Trang 77)
Bảng số liệu trên cho thấy các tiêu chí 1, 2, 3, 4, 5, 7 được CBQL và GV  các trường TH huyện Đắk R’Lấp đánh giá từ mức độ tốt trở lên là cao - Biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học
Bảng s ố liệu trên cho thấy các tiêu chí 1, 2, 3, 4, 5, 7 được CBQL và GV các trường TH huyện Đắk R’Lấp đánh giá từ mức độ tốt trở lên là cao (Trang 77)
Bảng 2.13: Thực trạng quản lý việc đổi mới phương pháp dạy học - Biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học
Bảng 2.13 Thực trạng quản lý việc đổi mới phương pháp dạy học (Trang 78)
Bảng 2.13: Thực trạng quản lý việc đổi mới phương pháp dạy học Nội dung quản lý Nhóm SL Tổng Rất  Tốt TB Chưa  Giá - Biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học
Bảng 2.13 Thực trạng quản lý việc đổi mới phương pháp dạy học Nội dung quản lý Nhóm SL Tổng Rất Tốt TB Chưa Giá (Trang 78)
Bảng 2.14: Thực trạng quản lý côngtác kiểm tra, đánh giá kết quả giảng dạy - Biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học
Bảng 2.14 Thực trạng quản lý côngtác kiểm tra, đánh giá kết quả giảng dạy (Trang 80)
2.3.3.7. Quản lý việc bồi dưỡng đội ngũ giáo viên tiểu học - Biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học
2.3.3.7. Quản lý việc bồi dưỡng đội ngũ giáo viên tiểu học (Trang 81)
Bảng 2.15: Thực trạng quản lý việc bồi dưỡng đội ngũ giáo viên tiểu học - Biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học
Bảng 2.15 Thực trạng quản lý việc bồi dưỡng đội ngũ giáo viên tiểu học (Trang 81)
Bảng 2.15: Thực trạng quản lý việc bồi dưỡng đội ngũ giáo viên tiểu học - Biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học
Bảng 2.15 Thực trạng quản lý việc bồi dưỡng đội ngũ giáo viên tiểu học (Trang 81)
Bảng 2.16: Thực trạng quản lý việc sử dụng phương tiện và đồ dùng dạy học - Biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học
Bảng 2.16 Thực trạng quản lý việc sử dụng phương tiện và đồ dùng dạy học (Trang 83)
Bảng 2.16: Thực trạng quản lý việc sử dụng phương tiện và đồ  dùng dạy học - Biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học
Bảng 2.16 Thực trạng quản lý việc sử dụng phương tiện và đồ dùng dạy học (Trang 83)
3.4.1. Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết - Biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học
3.4.1. Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết (Trang 113)
Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết của các biện pháp T - Biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học
Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết của các biện pháp T (Trang 113)
Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết của các biện pháp T - Biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học
Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết của các biện pháp T (Trang 113)
Bảng 3.2 Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp - Biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học
Bảng 3.2 Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp (Trang 114)
Bảng 3.2 Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp - Biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học
Bảng 3.2 Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp (Trang 114)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w