1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Biện pháp quản lý đổi mới phương pháp dạy học

127 3,7K 39
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 127
Dung lượng 1,16 MB

Nội dung

Biện pháp quản lý đổi mới phương pháp dạy học

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Trong thập niên đầu và thập niên thứ hai của thế kỷ XXI, nhân loạiđang bước vào kỷ nguyên mới với sự bùng nổ và phát triển như vũ bão củakhoa học công nghệ Trình độ dân trí và khả năng chiếm lĩnh khối lượng trithức KHCN là thước đo đánh giá vị thế của quốc gia đó đối với toàn cầu.Con đường ngắn nhất để chinh phục khoa học công nghệ là cải cách giáodục và đổi mới PPDH Trong bối cảnh đó toàn Đảng, toàn dân ta tiếp tụcđẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước

ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp hiện đại theo định hướng xã hộichủ nghĩa

Đại hội Đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ X chỉ đạo: “Nâng cao

chất lượng giáo dục toàn diện; đổi mới cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lý, nội dung, phương pháp dạy học; thực hiện “chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá”, chấn hưng nền giáo dục Việt Nam”.

Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI Đảng ta tiếp tục chỉ đạo: “Pháttriển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chấtlượng cao là một trong những yếu tố quyết định sự phát triển nhanh, bềnvững của đất nước Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu Đổi mới cănbản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá,

xã hội hoá, dân chủ hoá và hội nhập quốc tế Trong đó, đổi mới chươngtrình, nội dung, PP dạy và học, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triểnĐNGV và cán bộ quản lý là khâu then chốt Tập trung nâng cao chất lượnggiáo dục, đào tạo, coi trọng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹnăng thực hành

Luật Giáo giáo dục năm 2009 đã đặt cơ sở pháp lý để phát triển nềngiáo dục Việt Nam một cách bền vững Luật Giáo giáo dục năm 2009 đã

Trang 2

học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâudài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinhtiếp tục học Trung học cơ sở (Điều 27) Bên cạnh đó còn yêu cầu về phươngpháp giáo dục: Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác,chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực

tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên (Điều 5)

Chỉ thị 3398/2011/CT-BGDĐT ngày 12 tháng 8 năm 2011 về nhiệm

vụ trọng tâm của toàn ngành trong năm học 2011 - 2012 của Bộ trưởng BộGD&ĐT đã chỉ đạo: “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong đổimới phương pháp dạy - học và công tác quản lý giáo dục Điều chỉnh nộidung dạy học theo hướng giảm tải, tiếp tục đổi mới phương pháp giáo dục,phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá theo chuẩn kiến thức, kỹ năng củaChương trình giáo dục phổ thông; Tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độchuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ quản lý giáo dục; giáo viên các cơ sởgiáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên và trung cấp chuyênnghiệp; viên chức làm công tác thiết bị và thư viện Đặc biệt chú trọng nộidung bồi dưỡng về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá.”

Như vậy trong những yêu cầu đổi mới về giáo dục đào tạo thì đổi mới

về phương pháp dạy học có vị trí đặc biệt quan trọng, vì phương pháp dạyhọc phù hợp sẽ đem lại bộ mặt mới, sức sống mới cho giáo dục trong xã hộihiện đại Như những triết lý về phương pháp dạy học: “Phương pháp là linhhồn của một nội dung đang vận động”; “Học phương pháp chứ không phảihọc dữ liệu”; “Thầy giáo tồi truyền đạt chân lí, thầy giáo giỏi dạy cách tìm

ra chân lí”; “Thầy giáo giỏi dạy cho mọi người hiểu, đồng thời phát huy khảnăng tối ưu của mỗi người”

Những năm gần đây, nền giáo dục nước ta đã đạt được những thànhtựu đáng kể, góp phần quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đạihóa đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức Các thành tựu đó đã khẳng

Trang 3

định tính đúng đắn những quyết sách của Đảng và Nhà nước ta về vấn đềgiáo dục Đánh giá về tình hình giáo dục hiện nay, Đảng và Nhà nước cũng

đã nhận định rằng bên cạnh những thành tựu nói trên vẫn còn không ítnhững tồn tại, khuyết điểm; chất lượng giáo dục và đào tạo chưa đáp ứngyêu cầu phát triển, nhiều vấn đề còn hạn chế; khả năng chủ động, sáng tạocủa HS, sinh viên ít được bồi dưỡng; năng lực thực hành của HS, sinh viêncòn yếu; chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học còn lạc hậu, nặng

nề, đổi mới chậm Trước yêu cầu đổi mới để xây dựng và bảo vệ đất nước,trước sự phát triển của kinh tế - xã hội, khoa học - công nghệ nói chung và

giáo dục nói riêng, vấn đề đổi mới “mạnh mẽ phương pháp dạy học” trở

nên vô cùng cấp thiết

Trong những năm qua, Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Phước nóichung, các trường tiểu học ở huyện Bù Đăng nói riêng đã tổ chức nhiều hộithảo chuyên đề về đổi mới PPDH, việc đổi mới PPDH đã đem lại một số kếtquả đáng trân trọng, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện Tuynhiên, công tác quản lý về đổi mới PPDH ở một số trường còn hạn chế, hiệuquả chưa cao Phần lớn chỉ dừng lại ở mức chủ trương, chưa đề ra nhữngbiện pháp cụ thể, hiệu quả; chưa chọn lọc được những nội dung thiết thực,trọng tâm; chưa tìm ra cách thức tổ chức quá trình đổi mới một cách khoahọc, hữu hiệu nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục tiểu họcphù hợp với đường lối giáo dục của Đảng và Nhà nước Thậm chí, có không

ít trường đã hướng sự chỉ đạo quản lý của mình chạy theo bệnh thành tích,chạy theo nhu cầu thi đua, xa rời mục đích đào tạo con người phát triển toàndiện, năng động và sáng tạo

Xuất phát từ thực tiễn công tác quản lý giáo dục nói chung, quản lýtrường tiểu học nói riêng, chúng tôi thấy rằng quản lý đổi mới phương phápdạy học là điều hết sức quan trọng và cần thiết nhằm góp phần thực hiện tốt

Trang 4

Từ những lý do trên, vấn đề: “Biện pháp quản lý đổi mới phương pháp dạy học của hiệu trưởng trường tiểu học huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước” được tác giả lựa chọn để nghiên cứu.

2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Đề xuất một số biện pháp quản lý đổi mới phương pháp dạy học củahiệu trưởng trường tiểu học huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước nhằm đáp ứngyêu cầu phát triển giáo dục tiểu học theo xu hướng hội nhập

3 KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

3.1 Khách thể: Đổi mới phương pháp dạy học ở trường tiểu học 3.2 Đối tượng: Các biện pháp quản lý đổi mới phương pháp dạy học

của hiệu trưởng trường tiểu học

4 GIỚI HẠN VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

4.1 Giới hạn về đối tượng nghiên cứu: Một số biện pháp quản lý

đổi mới phương pháp dạy học ở trường tiểu học

4.2 Giới hạn về khách thể điều tra: Khảo sát biện pháp quản lý về

đổi mới phương pháp dạy học ở trường tiểu học

4.3 Giới hạn về địa bàn khảo sát: Khảo sát 29 trường tiểu học trên

địa bàn huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước

5 GIẢ THUYẾT KHOA HỌC

Nếu nắm vững chủ trương đổi mới phương pháp dạy học, phân tíchđược thực trạng và nguyên nhân ảnh hưởng đến việc đổi mới phương phápdạy học, từ đó đề xuất được hệ thống các biện pháp đồng bộ và khả thi phùhợp thực tiễn tại huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước thì hiệu trưởng có thểquản lý tốt hơn việc đổi mới phương pháp dạy học ở trường tiểu học

6 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

- Nghiên cứu các vấn đề lý luận liên quan đến công tác quản lý đổimới phương pháp dạy học ở trường tiểu học

- Đánh giá thực trạng đổi mới PPDH, quản lý đổi mới phương phápdạy học của hiệu trưởng trường tiểu học huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước

Trang 5

- Đề xuất các biện pháp quản lý đổi mới phương pháp dạy học củaHiệu trưởng trường tiểu học huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước đáp ứng yêucầu phát triển giáo dục của tỉnh Bình Phước.

7 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: Hệ thống hoá các quan

điểm, đường lối giáo dục của Đảng và Nhà nước Phân tích, tổng hợp tàiliệu các công trình nghiên cứu xây dựng cơ sở lý luận của vấn đề quản lýđổi mới phương pháp dạy học

7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Bao gồm các

phương pháp điều tra, phỏng vấn, quan sát, tổng kết kinh nghiệm, lấy ý kiếnchuyên gia nhằm khảo sát đánh giá thực trạng đổi mới phương pháp dạyhọc, quản lý đổi mới phương pháp dạy học và thu thập các thông tin có liênquan đến đề tài nghiên cứu

7.3 Phương pháp thống kê toán học: Xử lý kết quả điều tra và số

liệu thu được bằng các phương pháp thống kê toán học thông qua các phầnmềm máy tính

8 CẤU TRÚC LUẬN VĂN

Mở đầu

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý đổi mới phương pháp dạy học ở

trường tiểu học

Chương 2: Thực trạng quản lý đổi mới phương pháp dạy học của

hiệu trưởng trường tiểu học huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước

Chương 3: Biện pháp quản lý đổi mới phương pháp dạy học của hiệu

trưởng trường tiểu học huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước

Kết luận và khuyến nghị

Danh mục tài liệu tham khảo

Phụ lục

Trang 6

vô loại)”

Ngay từ thời cổ đại, tư tưởng về PPDH và quản lý PPDH đã được thểhiện trong những quan điểm của nhiều nhà triết học đồng thời là nhà giáo dục.Đức Khổng Tử (551- 479 TCN) đã giúp học trò phát triển bằng cách khuyếnkhích sở trường và phê bình sở đoản, phương châm chính của dạy học là khảiphát (gợi mở) Socrates (469 - 399 TCN) đã đề xuất thực hiện phương phápđàm thoại trong dạy học và được sử dụng cho đến ngày nay J.A.Komenxki(1592 - 1670) đã phân tích các hiện tượng trong tự nhiên và hiện thực để đưa racác biện pháp dạy học buộc học sinh phải tìm tòi, suy nghĩ để nắm được bảnchất của sự vật hiện tượng J.J.Rousseau (1717 - 1778) chủ trương giáo dục trẻ

em một cách tự nhiên và người học sẽ tự khám phá tích luỹ kiến thức thôngqua chính hoạt động của mình Nhiều nhà giáo dục tiêu biểu xuất hiện khoảngcuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX như John Dewey (1859 - 1952), A.Macarenco(1888 - 1938), Jean Piaget (1896 - 1980),… cũng có quan điểm hướng đến sựtích cực hóa hoạt động nhận thức của người học

Khi nói về PPDH có thể nói là vấn đề được các nhà khoa học giáo dụctrên thế giới quan tâm, các nhà khoa học có tên tuổi của Liên Xô trước đây

Trang 7

như: Đannhilốp, Êxipôp, Lecne, Babansky Các nhà tâm lý học nổi tiếngcũng đã có những công trình nghiên cứu sâu sắc liên quan đến PPDH như:Piagiê, Lêônchiep là các nhà khoa học đặt cơ sở lý luận có tính nền tảngcho PPDH Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, khoa học giáo dục đã thực sự

có những biến đổi mới về lượng và chất Những vấn đề chủ yếu trong cáctác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác- Lê Nin đã thực sự định hướng chohoạt động giáo dục, đó là các quy luật về "sự hình thành cá nhân con người",

"tính quy luật về kinh tế - xã hội đối với giáo dục"…Các quy luật đó đã đặt

ra những yêu cầu đối với quản lý giáo dục và tính ưu việt của xã hội đối vớiviệc tạo ra các phương tiện và điều kiện cần thiết cho giáo dục

Ở nước ta, ngay những ngày đầu của nền giáo dục cách mạng ViệtNam, trong thư gửi cho HS nhân ngày khai trường, Bác Hồ đã viết: “Từ giờphút này trở đi, các cháu được hưởng một nền giáo dục hoàn toàn ViệtNam làm phát triển hoàn toàn năng lực sẵn có của các cháu.” [27, tr.11].Nội dung bức thư như là một định hướng cho sự phát triển của PPDH

Đã có nhiều đề tài tiến hành nghiên cứu, nhiều kiến nghị trong các hộithảo khoa học về cải tiến đổi mới PPDH của các tác giả: Hồ Ngọc Đại, ĐỗĐình Hoan, Đặng Thành Hưng, Nguyễn Kỳ, Trần Kiều, Phan Trọng Luận,

Vũ Văn Tảo, Nguyễn Cảnh Toàn, Vũ Trọng Rỹ, Đáng lưu ý là tác

phẩm:“Phương pháp dạy học truyền thống và đổi mới” [35] của Thái DuyTuyên, người có công nghiên cứu tương đối toàn diện về lãnh vực đổi mớiPPDH trong giai đoạn hiện nay Bên cạnh đó các nhà khoa học nước ta đãtiếp cận quản lý giáo dục và quản lý trường học để đề cập đến việc phát triển

công tác QL trường học; các tác phẩm tiêu biểu như: Phương pháp luận

khoa học giáo dục của Phạm Minh Hạc; Khoa học Quản lý giáo dục - Một

số vấn đề lý luận và thực tiễn của Trần Kiểm

Nghiên cứu về đổi mới PPDH còn có một số công trình ở trình độ

Trang 8

- “Những biện pháp quản lý của Hiệu trưởng nhằm đổi mới phươngpháp dạy học ở các trường THPT tại Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ ChíMinh” của tác giả Lê Thành Hiếu, năm 2006;

- “Những biện pháp cải tiến quản lý hoạt động dạy học của Hiệutrưởng trường tiểu học quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh trong giaiđoạn phát triển hiện nay” của tác giả Trần Thị Nga, năm 2006;

- “Những biện pháp quản lý đổi mới hoạt động dạy học của Hiệutrưởng các trường THCS huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ” của tác giả NgôHoàng Gia, năm 2007;

Các công trình nghiên cứu khoa học trên đều tập trung vào một số nộidung đổi mới PPDH và có ý nghĩa lí luận cũng như thực tiễn ở loại hình nhàtrường THPT, THCS và đặc thù của từng địa phương Tuy nhiên, chưa có côngtrình nghiên cứu toàn diện, có hệ thống và phù hợp với điều kiện thực tế củatỉnh Bình Phước về quản lý đổi mới phương pháp dạy học của hiệu trưởngtrường tiểu học theo xu hướng hội nhập

Do đó, tác giả lựa chọn đề tài: “Biện pháp quản lý đổi mới phươngpháp dạy học của hiệu trưởng trường tiểu học huyện Bù Đăng, tỉnh BìnhPhước” để nghiên cứu nhằm góp phần thực hiện tốt mục tiêu giáo dục đề ra

1.2 MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA ĐỀ TÀI

1.2.1 Khái niệm quản lý

Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, hoạt động quản lý đãxuất hiện rất sớm Từ khi con người biết tập hợp lại với nhau, tập trung sứclực để tự vệ hoặc kiếm sống, thì bên cạnh lao động chung của mọi người đãxuất hiện những hoạt động tổ chức, phối hợp điều khiển đối với họ Nhữnghoạt động đó xuất hiện, tồn tại và phát triển như một yếu tố khách quan, là

cơ sở cho các hoạt động chung của con người đạt được kết quả mong muốn

K.Marx đã viết: “Một người độc tấu vĩ cầm tự mình điều khiển lấy mình,

còn một dàn nhạc thì cần phải có nhạc trưởng” [23]. Như vậy, đã xuất hiện

Trang 9

một dạng lao động mang tính đặc thù là tổ chức, điều khiển các hoạt độngcủa con người theo những yêu cầu nhất định được gọi là hoạt động quản lý.

Từ đó có thể hiểu là lao động và quản lý không tách rời nhau, quản lý làhoạt động điều khiển lao động chung Xã hội phát triển qua các phương thứcsản xuất thì trình độ tổ chức, điều hành tất yếu được nâng lên, phát triểntheo những đòi hỏi ngày càng cao hơn Cùng với sự phát triển của xã hộiloài người, quản lý đã trở thành một ngành khoa học và ngày càng phát triểntoàn diện

Quản lý là một hiện tượng xã hội được hình thành và phát triển cùngvới sự xuất hiện, phát triển của xã hội loài người Nó bắt nguồn và gắn chặt

với sự phân công, hợp tác lao động Quản lý là một phạm trù tồn tại khách

quan được ra đời một cách tất yếu do nhu cầu của mọi chế độ xã hội, mọi tổchức, mọi quốc gia, mọi thời đại Quản lý là một dạng hoạt động xã hội đặcthù, trở thành một nhân tố của sự phát triển xã hội, một hoạt động phổ biến,diễn ra ở mọi lĩnh vực, ở mọi cấp độ và liên quan đến mọi người Có thể nói

QL là một trong những loại hình lao động có hiệu quả nhất, quan trọng nhất

Khái niệm quản lý (managemeent) là khái niệm rất chung, tổng quát.Trong quá trình nghiên cứu của lý luận khoa học quản lý, tùy theo góc độtiếp cận mà khái niệm này được quan niệm theo nhiều cách khác nhau

Harold Koontz, Cyril O’Donnell, Heinz Weihrich đưa ra khái niệm:

“Quản lý là một hoạt động thiết yếu, nhằm bảo đảm sự phối hợp những nỗlực cá nhân nhằm đạt được các mục đích của nhóm Mục tiêu của nhà quản

lý là nhằm hình thành một môi trường mà trong đó con người có thể đạtđược các mục đích của nhóm với thời gian, tiền bạc, vật chất, và sự bất mãn

cá nhân ít nhất ”[23, tr.33]

Tác giả Đặng Quốc Bảo cho rằng: “Bản chất hoạt động quản lý gồmhai quá trình tích hợp vào nhau: quá trình “quản” gồm sự coi sóc, giữ gìn,

Trang 10

đổi mới hệ đưa hệ vào thế “phát triển”…Trong “quản” phải có “lý”, trong

“lý” phải có “quản” để động thái của hệ ở thế cân bằng động: hệ vận độngphù hợp, thích ứng và có hiệu quả trong mối tương tác giữa các nhân tố bêntrong (nội lực) với các nhân tố bên ngoài (ngoại lực)” [2, tr.14]

Các tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc và Nguyễn Quốc Chí nhấn mạnh:

“Hoạt động quản lý là tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản

lý (người quản lý) đến khách thể quản lý (người bị quản lý) trong một tổchức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức”.[10, tr.1]

Tác giả Hà Thế Ngữ cho rằng: “Quản lý là quá trình dựa vào các quyluật khách quan vốn có của hệ thống để tác động đến hệ thống nhằm chuyển

hệ thống đó sang một trạng thái mới” [28, tr.363] Tác giả Trần Kiểm quanniệm: “Quản lý là những tác động của chủ thể quản lý trong việc huy động,phát huy, kết hợp, sử dụng, điều chỉnh, điều phối các nguồn lực (nhân lực,vật lực, tài lực) trong và ngoài tổ chức (chủ yếu là nội lực) một cách tối ưunhằm đạt mục đích của tổ chức với hiệu quả cao nhất” [24, tr.8]

Các khái niệm trên tuy có khác nhau về cách diễn đạt, nhưng chúngđều có chung những dấu hiệu chủ yếu sau: Hoạt động quản lý được tiếnhành trong một tổ chức hay một nhóm xã hội; hoạt động quản lý là nhữngtác động có tính hướng đích; hoạt động quản lý là những tác động phối hợp

nỗ lực của các cá nhân, là sự lựa chọn các khả năng tối ưu nhằm thực hiệnmục tiêu của tổ chức đã đề ra

Từ các khái niệm trên, chúng ta có thể hiểu khái niệm quản lý như

sau: Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý

lên đối tượng và khách thể quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực, các thời cơ của tổ chức để đạt mục tiêu đặt ra trong điều kiện môi trường luôn biến động.

Trang 11

1.2.2 Khái niệm phương pháp dạy học

Theo Từ điển Tiếng Việt: PP là cách thức tiến hành để có hiệu quả.Theo quan điểm Triết học: Phương pháp là hình thái chiếm lĩnh hiệnthực, sự chiếm lĩnh hiện thực trong các hoạt động của con người, đặc biệt là

hoạt động nhận thức và cải tạo thực tiễn.(Bách khoa toàn thư triết học(Liên

Xô), tập III, tr 409) Phương pháp chính là cách thức làm việc của chủ thể,

cách thức này tuỳ thuộc vào nội dung vì “Phương pháp là sự vận động bêntrong của nội dung” (Hêghen)

Thuật ngữ “phương pháp” bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp (methodos) cónghĩa là con đường để đạt mục đích Theo đó, PPDH là con đường để đạt

mục đích dạy học

Phương pháp dạy học là một thành tố quan trọng của quá trình dạyhọc, là cách thức tương tác giữa người dạy và người học nhằm giải quyết tốtnhiệm vụ giáo dưỡng, giáo dục và phát triển trong quá trình dạy học.Phương pháp dạy học có quan hệ gắn bó hữu cơ với các thành tố khác củaquá trình dạy học Nó vừa bị chi phối bởi mục đích dạy học vừa góp phầnthực hiện mục đích dạy học PPDH quy định bởi nội dung dạy học và nộidung dạy học chi phối việc lựa chọn và vận dụng hợp lý các PPDH

Cùng một nội dung dạy học như nhau, nhưng bài học có làm cho họcsinh thực sự hứng thú học tập hay không; có phát triển được tính độc lập,tích cực, sáng tạo để giải quyết các vấn đề bức xúc của cuộc sống haykhông; có để lại dấu ấn sâu đậm và khơi dậy ở tâm hồn các em những tìnhcảm lành mạnh, trong sáng hay không; phần lớn tùy thuộc vào việc lựa chọnphương pháp dạy học của người thầy.Cho đến nay, PPDH vẫn là một hiệntượng sư phạm nhiều quan điểm, khái niệm PPDH còn là vấn đề đang đượctranh luận, chưa có ý kiến thống nhất Thái Duy Tuyên đã tóm tắt khái niệmnày trong ba dạng cơ bản sau đây: “Theo quan điểm điều khiển học, phương

Trang 12

pháp là cách thức tổ chức hoạt động nhận thức của học sinh và điều khiểnhoạt động này Theo quan điểm lôgic, phương pháp là những thủ thuật logicđược sử dụng để giúp học sinh nắm kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo một cách tựgiác Theo bản chất của nội dung, phương pháp là sự vận động của nội dungdạy học.” [35, tr.38].

Tuỳ theo quan niệm về mối quan hệ trong quá trình dạy học, đã cónhiều định nghĩa khác nhau về PPDH Nếu đứng trên góc độ dạy học tíchcực, có thể chọn định nghĩa sau: “PPDH là một hệ thống tác động liên tụccủa GV nhằm tổ chức hoạt động nhận thức và thực hành của học sinh để họcsinh lĩnh hội vững chắc các thành phần của nội dung giáo dục nhằm đạtđược mục tiêu đã định” [28, tr.32], hay nói một cách khái quát chung: PPDH

là con đường để đạt mục đích dạy học

1.2.3 Khái niệm về đổi mới, đổi mới PPDH, đổi mới PPDH ở trường tiểu học.

1.2.3.1 Khái niệm đổi mới

Theo Từ điển Tiếng Việt, năm 2008: “Đổi mới là thay đổi hoặc làm

cho thay đổi tốt hơn, tiến bộ hơn so với trước, đáp ứng yêu cầu của sự phát triển” [30] Đổi mới là cải cách cái lỗi thời, cái cũ thay vào đó là thừa kếcái tốt và thêm cái mới hợp với thời đại mới Đó là con đường tiến hóa của nềnvăn minh Đổi mới không bao giờ là đủ cả, nó kéo dài theo chiều dài của lịch

sử Đó là kết luận của chủ nghĩa Mác Lê-nin về tính biện chứng của quá trìnhphát triển, về tính phản tương thích giữa thượng tầng kiến trúc và hạ tầng cơ sở

xã hội cũng như sự đấu tranh thường xuyên giữa chúng để thúc đẩy tiến trìnhlịch sử đi lên

Như vậy: Đổi mới là thay đổi, kế thừa cái cũ và tiếp thu những cái

mới một cách linh hoạt, phù hợp với điều kiện hoàn cảnh để đáp ứng yêu cầu của xã hội trong giai đoạn hiện nay.

Trang 13

1.2.3.2 Đổi mới PPDH

* Khái niệm đổi mới PPDH

Đổi mới PPDH có thể hiểu là con đường tốt nhất để đạt chất lượng vàhiệu quả dạy học cao Đổi mới PPDH theo định hướng của đổi mới mục tiêugiáo dục hiện nay, về bản chất là sự đổi mới cách thức tổ chức dạy học theoquan điểm phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh

* Quan điểm về đổi mới PPDH

Đổi mới giáo dục nói chung, đổi mới PPDH nói riêng là quy luật phát triển tất yếu của thời đại và mỗi quốc gia trên bước đường phát triển xã hội,giáo dục và chính bản thân người làm công tác giáo dục, của GV và HStrong điều kiện mới Đổi mới PPDH là thay đổi, kế thừa các PPDH truyềnthống và tiếp thu những PPDH mới một cách linh hoạt, phù hợp với điềukiện, hoàn cảnh để đáp ứng yêu cầu của xã hội trong giai đoạn hiện nay

Đổi mới không phải thay cái cũ bằng cái mới Nó là sự kế thừa, sửdụng một cách có chọn lọc và sáng tạo hệ thống PPDH truyền thống hiệncòn có giá trị tích cực trong việc hình thành tri thức, rèn luyện kĩ năng, kinhnghiệm và phát triển thái độ tích cực đối với đời sống, chiếm lĩnh các giá trị

xã hội Đổi mới PPDH theo hướng khắc phục các phương pháp đã lạc hậu,truyền thụ một chiều, tăng cường sử dụng các phương tiện TBDH tạo điềukiện cho người học hoạt động tích cực, độc lập và sáng tạo Đổi mới PPDH

là tăng cường vận dụng những thành tựu mới của khoa học, kĩ thuật, CNTT

có khả năng ứng dụng trong quá trình dạy học nhằm nâng cao CLDH Đổimới PPDH phải được tổ chức, chỉ đạo một cách có hệ thống, khoa học, đồng

bộ, khả thi Đổi mới PPDH phải thực sự góp phần nâng cao CLDH[17]

Đổi mới PPDH đòi hỏi phải kiên quyết loại bỏ các PPDH lạc hậu,truyền thụ một chiều, HS thụ động trong học tập và mất dần khả năng sángtạo vốn có của người học, khắc phục những chướng ngại vật về tâm lí,

Trang 14

dạn chiếm lĩnh những thành tựu mới của khoa học kĩ thuật, ứng dụng sángtạo khoa học kĩ thuật vào quá trình dạy học nhằm góp phần nâng cao CLDH.

Đổi mới PPDH phải được tổ chức, chỉ đạo một cách có hệ thống,khoa học, đồng bộ, có tính khả thi; không được cầu toàn, thụ động, phảimạnh dạn vừa làm, vừa rút kinh nghiệm Đổi mới PPDH phải thực sự gópphần nâng cao chất lượng dạy học Định hướng đổi mới PPDH theo hướngtiếp cận hệ thống quá trình dạy học đặt sự đổi mới PPDH trong mối quan hệbiện chứng với sự đổi mới mục tiêu, đổi mới nội dung, chương trình, hình

thức, phương tiện, kiểm tra đánh giá Đổi mới PPDH theo định hướng của

mục tiêu đổi mới giáo dục hiện nay, về bản chất là đổi mới cách thức tổ

chức dạy học phát huy “tính tích cực, chủ động sáng tạo” của học sinh Đổi

mới sao cho người học trở thành chủ thể thực sự tích cực, tự giác trong hoạtđộng của chính mình

Để đổi mới PPDH thành công, cần phải đổi mới một cách toàn diện,đồng bộ các thành tố, các bộ phận cấu thành của quá trình dạy học Sự đổi

mới cần bắt đầu ở việc lập kế hoạch, thiết kế và triển khai kế hoạch bài học

ở trên lớp đến vận dụng linh hoạt, sáng tạo các PPDH, đa dạng hoá các PTDH, HTTCDH và cuối cùng là đánh giá kết quả dạy học [17]

1.2.3.3 Đổi mới PPDH ở trường tiểu học

* Cơ sở thực tiễn của đổi mới PPDH ở tiểu học

Sự cần thiết đổi mới trong giáo dục đã được ghi trong Nghị quyết40/2000/QH10 về đổi mới Chương trình Giáo dục phổ thông và thể hiệntrong Chỉ thị 14/2001/CT-TTg ngày 11/6/2001 của Thủ tướng Chính phủ vềthực hiện Nghị quyết số 40/2000/QH10 của Quốc hội Sự phát triển côngnghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đòi hỏi những con người năng động, sángtạo, tự lực, tự cường Thế giới đã chuyển sang thời kỳ kinh tế tri thức, chonên đầu tư vào chất xám sẽ là cách đầu tư hiệu quả nhất cho sự hưng thịnhcủa mỗi quốc gia Cũng vì lí do này mà nhu cầu học tập của người dân ngày

Trang 15

càng nhiều, trình độ dân trí ngày một tăng, xã hội học tập đang hình thành

và phát triển Sự phát triển của khoa học công nghệ đã mở ra những khảnăng và điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng phương tiện công nghệ thôngtin vào quá trình dạy học Việc sử dụng có tính sư phạm những thành quảcủa khoa học công nghệ sẽ làm thay đổi hiệu quả của quá trình dạy học, hiệuquả của việc sử dụng các PPDH Như vậy khi đổi mới mục tiêu và nội dungdạy học, những phương pháp đã và đang sử dụng sẽ không đáp ứng yêu cầuđào tạo thế hệ trẻ năng động, sáng tạo của tương lai nếu không có sự đổimới về cách thức tiến hành phương pháp

Sự đổi mới của chương trình tiểu học: Với yêu cầu mới đặt ra chogiáo dục những nhiệm vụ mới xem xét lại mục tiêu, nội dung chương trìnhgiáo dục ở bậc học Bậc tiểu học là bậc học nền tảng nên sự đổi mới lại càngcần thiết và quan trọng Chính vì vậy đã từ nhiều năm nay, giáo dục đã cónhững thay đổi mạnh mẽ:

- Về mục tiêu: Chương trình dạy học tiểu học truyền thống chủ yếugồm các đích cần đạt và danh mục các nội dung dạy học Điều này đã làmkhó khăn cho người sử dụng chương trình, nên trong đổi mới chương trìnhtiểu học, mục tiêu đã được cụ thể hoá bằng kế hoạch hành động sư phạmbao gồm: Những đích cuối cùng ( thể hiện ở cấp bậc mục tiêu: bậc học, mônhọc, chủ đề, bài học ) Những nội dung kiến thức và phẩm chất năng lựccần đạt ở học sinh Các phương pháp và phương tiện dạy học, các hoạt độngdạy học cụ thể Các cách thức đánh giá kết quả học tập của HS

- Về nội dung: Nội dung chương trình tiểu học được soạn thảo hiệnđại, tinh giản, thiết thực và cập nhật sự phát triển của khoa học - công nghệ,kinh tế - xã hội, tăng cường thực hành vận dụng , gắn bó với thực tiễn ViệtNam tiến kịp trình độ phát triển chung của chương trình giáo dục phổ thôngcủa các nước trong khu vực và quốc tế Hơn nữa nội dung chương trình và

Trang 16

của số đông học sinh, tạo cơ hội và điều kiện học tập cho mọi học sinh, pháttriển năng lực của từng đối tượng HS, góp phần phát hiện và bồi dưỡngnhững học sinh có năng lực đặc biệt Cụ thể là: Tập trung vào các kỹ năng

cơ bản: nghe, đọc, nói, viết và tính toán Xác định Tiếng Việt và Toán là cácmôn học chủ chốt, chuẩn bị công cụ (kĩ năng và phương pháp tư duy) để họctập các môn học khác và để phát triển năng lực cá nhân Coi trọng đúng mứccác kỹ năng sống trong cộng đồng, thích ứng với những đổi mới diễn rahàng ngày Hình thành và phát triển các phẩm chất của người lao động ViệtNam như cần cù, cẩn thận, có trách nhiệm, có lòng yêu thương nhân ái

* Mục đích đổi mới PPDH ở trường tiểu học

Trước thực tiễn đổi mới về mục tiêu, nội dung chương trình tiểu học

và cách đánh giá kết quả học tập của học sinh, PPDH cũng buộc phải thayđổi theo Đổi mới PPDH là nội dung hết sức quan trọng trong việc nâng caochất lượng dạy và học, bởi vì: Thầy dạy thế nào để đạt được mục tiêu dạyhọc cụ thể đã đề ra và thầy có thể đo được kết quả ấy; Thầy dạy thế nào đểhình thành năng lực cho học sinh; Thầy dạy thế nào để học sinh hứng thúvới mọi hiện tượng xung quanh mình; Thầy dạy thế nào để HS tìm được sựhữu dụng từ các kiến thức đã học; Thầy dạy thế nào để học sinh có khả nănghợp tác, chia sẻ trong cộng việc, để biết cùng chung sống và thích ứng dầnvới cuộc sống luôn biến động; Thầy dạy như thế nào để học sinh phát huyhết tiềm năng và sự sáng tạo của bản thân; Thầy dạy thế nào để học sinh cókhả năng tự học, tự đánh giá; Thầy dạy thế nào để học sinh biết yêu cuộcsống, yêu quê hương, đất nước

Trong giáo dục tiểu học – bậc học cơ sở của giáo dục phổ thông, việchọc tập của học sinh phụ thuộc rất nhiều vào việc dạy của thầy Nếu chúng

ta thực hiện được các điều trên thì chúng ta đã thực hiện được mục tiêu giáodục tiểu học đặt ra, tức là “giúp HS hình thành những cơ sở ban đầu cho sựphát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các

kỹ năng cơ bản để HS tiếp tục học trung học cơ sở”

Trang 17

Mục đích của việc đổi mới PPDH ở trường tiểu học là thay đổi lối dạyhọc truyền thụ một chiều sang dạy học theo “phương pháp dạy học tích cực”nhằm giúp học sinh phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, rènluyện thói quen và khả năng tự học, tinh thần hợp tác, kĩ năng vận dụng kiếnthức vào các tình huống khác nhau trong học tập và trong thực tiễn, tạo niềmtin, niềm vui, hứng thú trong học tập.

1.2.4 Khái niệm về biện pháp quản lý đổi mới PPDH ở trường tiểu học 1.2.4.1 Biện pháp quản lý

Biện pháp quản lý là việc người quản lý sử dụng các chức năng quản

lý, các công cụ quản lý, các phương pháp quản lý, các nguyên tắc quản lýmột cách phù hợp cho từng tình huống vào đối tượng và khách thể mìnhquản lý để đưa ra hệ thống tổ chức đi đúng mục tiêu và đạt được mục tiêu

mà người quản lý đã hoạch định, đưa chất lượng quản lý lên một tầm caomới, tình trạng mới tốt hơn hiện tại

Do vậy, người quản lý phải có kiến thức sâu rộng, có kinh nghiệm,phải nhạy cảm, linh hoạt và mềm dẻo để gắn kết những biện pháp với nhau,giải quyết các mâu thuẫn giữa các biện pháp, biết tiên đoán trước hoàn cảnh,tình huống mà đối tượng quản lý đặt ra thì người quản lý mới có được quyếtđịnh đúng trong việc lựa chọn biện pháp quản lý hữu hiệu nhất

1.2.4.2 Khái niệm quản lý đổi mới PPDH ở trường tiểu học

Quản lý đổi mới PPDH của HT ở trường tiểu học là quá trình tácđộng có mục đích, có tổ chức của HT đến cách thức làm việc của thầy và trònhằm đạt được mục đích dạy học Quản lý đổi mới PPDH luôn được đặttrong mối quan hệ mật thiết với các thành tố khác của quá trình dạy học:Mục tiêu - Nội dung - Phương pháp - Phương tiện - Hình thức - Kết quả, vàtiến hành đồng bộ với việc quản lý các thành tố đó, đặc biệt là sự tác độngvào mối quan hệ giữa thầy và trò trong quá trình dạy - học

Trang 18

Quản lý đổi mới PPDH là nội dung cốt lõi trong hệ thống quản lý củanhà trường Nói đến quản lý đổi mới PPDH là nói đến việc thực hiện đồng

bộ các hoạt động quản lý đội ngũ sư phạm; quản lý cơ sở vật chất, trangthiết bị phương tiện dạy học; quản lý điều kiện và môi trường làm việc, cơchế hoạt động, tổ chức và điều hành, kiểm tra và đánh giá, phối hợp các lựclượng giáo dục trong và ngoài nhà trường

1.3 TRƯỜNG TIỂU HỌC TRONG HỆ THỐNG GIÁO DỤC QUỐC DÂN

1.3.1 Vị trí, vai trò của trường tiểu học

Điều 2, chương I, Điều lệ trường tiểu học đã xác định: Trường tiểuhọc là cơ sở giáo dục phổ thông của hệ thống giáo dục quốc dân, có tư cáchpháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng

Bậc tiểu học tạo ra những cơ sở ban đầu rất cơ bản và bền vững chotrẻ em tiếp tục học nên bậc học trên, hình thành những cơ sở ban đầu, đườngnét ban đầu của nhân cách Những gì thuộc về tri thức, kỹ năng về hành vi vàlòng nhân ái được hình thành và định hình ở học sinh tiểu học sẽ bám theosuốt cuộc đời mỗi em Nếu ở tiểu học đặt nền móng vững chắc và đúnghướng thì lớp sau chỉ là củng cố và phát triển các tố chất ở trẻ Chính vì lẻ đó

mà ở bất cứ nước nào cũng coi trọng giáo dục tiểu học và đòi hỏi ở mỗi chuẩnmực chứa đựng những yếu tố khoa học, tính phổ cập, tính nhân văn, tính thờiđại và tính dân tộc Dạy học ở bậc tiểu học là không chỉ nắm vững con đườngcách thức của sự hình thành trí tuệ và nhân cách mà còn phải biết “Dạy chữ”trong mục tiêu “Dạy người”.Trường tiểu học có nhiệm vụ và quyền hạn sau:

- Tổ chức giảng dạy, học tập và hoạt động giáo dục đạt chất lượngtheo mục tiêu, chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học do Bộ trưởng

Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành

- Huy động trẻ em đi học đúng độ tuổi, vận động trẻ em khuyết tật, trẻ

em đã bỏ học đến trường, thực hiện phổ cập giáo dục và chống mù chữtrong cộng đồng Nhận bảo trợ và giúp các cơ quan có thẩm quyền quản lý

Trang 19

các hoạt động giáo dục của các cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trìnhgiáo dục tiểu học theo sự phân công của cấp có thẩm quyền Tổ chức kiểmtra và công nhận hoàn thành chương trình tiểu học cho học sinh trong nhàtrường và trẻ em trong địa bàn trường được phân công phụ trách.

- Xây dựng, phát triển nhà trường theo các quy định của Bộ Giáo dục

và Đào tạo và nhiệm vụ phát triển giáo dục tại địa phương

- Thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục

- Quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh

- Quản lý, sử dụng đất đai, cơ sở vật chất, trang thiết bị và tài chínhtheo quy định của pháp luật

- Phối hợp với gia đình, các tổ chức và cá nhân trong cộng đồng thựchiện hoạt động giáo dục

- Tổ chức cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh thamgia các hoạt động xã hội trong cộng đồng

- Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật

1.3.2 Mục tiêu của trường tiểu học

Mục tiêu của trường tiểu học đã được ghi trong Luật giáo dục năm 2009

ở Điều 27 là: “Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành cơ sở ban đầu

cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở” [33]

Mục tiêu giáo dục tiểu học bao gồm những phẩm chất và những nănglực chủ yếu cần hình thành cho học sinh tiểu học để góp phần vào quá trìnhđào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ

Tổ Quốc Mục tiêu giáo dục tiểu học được cụ thể hoá thành các mục tiêu củacác môn học, các hoạt động giáo dục khác trong chương trình giáo dục tiểuhọc và được cụ thể hoá thành các yêu cầu cơ bản về kiến thức, kỹ năng, thóiquen, niềm tin, thái độ, hành vi, Các yêu cầu này còn được phân định thành

Trang 20

1.4 HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TIỂU HỌC VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

1.4.1 Chức năng quản lý của Hiệu trưởng trường tiểu học

Chức năng quản lý là một loại hoạt động đặc biệt, sản phẩm của quátrình phân công lao động và chuyên môn hoá trong QL Chức năng quản lý

là một phạm trù quan trọng, mang tính khách quan, có tính độc lập tươngđối Có nhiều quan điểm khác nhau phân chia các chức năng QL Tuy nhiên,hầu hết đề cập đến bốn chức năng: kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra

1.4.1.1 Kế hoạch hoá hoạt động đổi mới PPDH

“Là việc đưa toàn bộ hoạt động đổi mới PPDH vào kế hoạch, trong đóchỉ rõ các bước đi, các biện pháp thực hiện và đảm bảo các nguồn lực để đạtđược mục tiêu đã đề ra.” [35, tr.575]

Hiệu trưởng cần nắm vững định hướng đổi mới PPDH của Đảng, đồngthời nghiên cứu kỹ các chủ trương, các văn bản hướng dẫn thực hiện của cáccấp quản lý giáo dục Trên cơ sở đó phân tích thực trạng (SWOT) của nhàtrường để xây dựng kế hoạch hoạt động đổi mới PPDH cho trường mình Việctìm ra các điểm mạnh (strengths), các điểm yếu (weaknesses), các thời cơ,thuận lợi (opportunities) và các khó khăn, thách thức (threats) sẽ giúp người HT

đề xuất các biện pháp quản lý nhà trường tốt hơn Kế hoạch phải cụ thể, xácđịnh được mục tiêu cần đạt, dự kiến được nguồn lực để thực hiện, phân bổ thờigian hợp lý và quyết định những biện pháp có tính khả thi để thực hiện

Chức năng kế hoạch hóa của HT phải thể hiện đầy đủ các mảng kếhoạch cho từng đối tượng QL, làm cho mỗi thành viên trong nhà trường hiểuđược nhiệm vụ của mình, phương thức kết hợp giữa các thành viên, các bộphận, phương tiện, nguồn lực…nhằm tối ưu hóa quá trình hoạt động đạtmục tiêu một cách hiệu quả

Trang 21

1.4.1.2 Tổ chức hoạt động đổi mới PPDH

Tác giả Thái Duy Tuyên cho rằng: “Tổ chức hoạt động đổi mớiPPDH là quá trình phân phối và sắp xếp nguồn lực theo những cách thứcnhất định để đảm bảo thực hiện tốt các mục tiêu về đổi mới PPDH đã đề ra”[35, tr.576]

Khi phân phối và sắp xếp các nguồn lực được tổ chức một cách khoahọc và hợp lý thì với vai trò hiện thực hóa các mục tiêu chức năng tổ chức

sẽ hình thành nên sức mạnh của tập thể

Để thể hiện được vai trò quan trọng này, người hiệu trưởng cần phảixây dựng và duy trì một cơ cấu nhất định về những vai trò, nhiệm vụ và vịtrí công tác Đó là làm rõ các mối quan hệ và đảm bảo sự nhận thức đúngcủa những người được đặt vào các vị trí khác nhau trong cơ cấu tổ chức;phải biết chia sẻ quyền lực, có sự phân quyền, giao quyền cho các cấp thammưu một cách rõ ràng; phải xây dựng và phát triển đội ngũ nhân sự; cơ chếhoạt động phối hợp giữa chuyên môn với các tổ chức đoàn thể trong vàngoài nhà trường cùng đảm bảo thực hiện mục tiêu đã đề ra; phân bổ nguồnlực và quy định thời gian cho các bộ phận nhằm thực hiện kế hoạch đã định

1.4.1.3 Chỉ đạo hoạt động đổi mới PPDH

“Chỉ đạo hoạt động đổi mới PPDH là quá trình tác động cụ thể của HTtới mọi thành viên trong NT, nhằm biến những nhiệm vụ chung về đổi mớiPPDH của nhà trường thành hoạt động thực tiễn của từng người”[35, tr.576]

Chức năng chỉ đạo là cơ sở để phát huy các động lực cho việc thựchiện các mục tiêu đổi mới PPDH Hiệu trưởng thực hiện chức năng chỉ đạo

là thực hiện quyền chỉ huy và hướng dẫn triển khai đổi mới PPDH, thườngxuyên liên kết, động viên, khuyến khích, giám sát mọi người và các bộ phậnthực hiện tốt kế hoạch theo sự sắp xếp đã được xác định

Trang 22

Kế hoạch

Tổ chức

Chỉ đạo Kiểm tra

Kiểm tra là chức năng cơ bản và quan trọng của quản lý Lê-nin đãkhẳng định: “Quản lý mà không có kiểm tra thì không phải là quản lý”.Theo Trần Kiểm: “Kiểm tra là một hoạt động nhằm thẩm định, xác định mộthành vi của cá nhân hay một tổ chức trong quá trình thực hiện quyết định.Ngoài ra, còn có thể hiểu kiểm tra là hoạt động quan sát và kiểm nghiệmmức độ phù hợp của quá trình hoạt động của đối tượng bị quản lý với cácquyết định quản lý đã lựa chọn.” [25, tr.128]

Trong quá trình thực hiện chức năng kiểm tra, Hiệu trưởng cần thiếtlập chuẩn kiểm tra, đưa ra các tiêu chí bằng phương pháp định tính lẫn địnhlượng làm thước đo việc thực thi nhiệm vụ, các hoạt động của đối tượng quảnlý; thường xuyên theo dõi đánh giá, sơ kết những thay đổi có được trong quản

lý đổi mới PPDH mà không cần đợi đến cuối mỗi học kỳ hay cả năm học.Công tác kiểm tra của HT có phát huy hiệu quả hay không, điều này hoàntoàn phụ thuộc vào mục tiêu kiểm tra có cụ thể, rõ ràng hay không và Hiệutrưởng có nắm vững nội dung đổi mới phương pháp dạy học; có bao quátđược kế hoạch và hoạt động của các thành viên trong nhà trường hay không

Tóm lại, các chức năng trên không tồn tại độc lập mà chúng có liênquan mật thiết với nhau, chi phối, tác động qua lại lẫn nhau Mối quan hệ đóđược biểu thị qua sơ đồ sau

Trang 23

Sơ đồ 1.1: Mối quan hệ giữa các chức năng quản lí 1.4.2 Phương tiện quản lý của Hiệu trưởng trường Tiểu học

Đối với trường học nói chung và trường tiểu học nói riêng, để thựchiện mục tiêu QL đã đề ra, HT cần nắm vững đường lối, chủ trương củaĐảng và Nhà nước, trực tiếp điều hành đội ngũ nhân lực, tài lực, vật lực,thông tin ; những yếu tố cần lựa chọn và sử dụng hợp lý trong hoạt động

QL của mình nhằm làm cho hoạt động QL đạt hiệu quả Đó chính là những

phương tiện QL của người HT Theo tác giả Thái Duy Tuyên: “Các phương

tiện quản lý PPDH chủ yếu của HT bao gồm: Chế định GD & ĐT, bộ máy

tổ chức và nhân lực dạy học, nguồn tài lực - vật lực dạy học, hệ thống thôngtin và môi trường dạy học ”[35, tr.578]

lý, điều hành nhân sự dạy học Nó được cụ thể hóa vào điều kiện phù hợpvới khả năng làm việc thực tế của thầy và trò, với sự đồng thuận của cha mẹ

HS trong môi trường xã hội địa phương và trở thành quy định nội bộ trườnghọc, linh hồn của công tác quản lý PPDH

1.4.2.2 Bộ máy tổ chức và nhân lực dạy học

Bộ máy tổ chức và nhân lực dạy học là phương tiện quyết định để thựchiện mục đích đổi mới PPDH Nó chính là cơ cấu về bộ máy QL Các bộ phậnchuyên môn và nghiệp vụ của nhà trường, là sự sắp xếp bố trí đội ngũ nhân sự

và sự ấn định chức năng nhiệm vụ của đơn vị, cá nhân trong trường

HT cần nâng cao năng lực hoạt động của bộ máy tổ chức - nhân lực

Trang 24

động nghiên cứu ứng dụng khoa học, phát huy những CBQL và GV giỏi, tổchức hoạt động bồi dưỡng thường xuyên và tăng cường hoạt động tự bồidưỡng; đẩy mạnh phong trào thi đua, bồi dưỡng cập nhật các tri thức mangtính công cụ tạo động lực tinh thần, vật chất, điều kiện làm việc cho bộ máy.

Bộ máy tổ chức - nhân lực là nhân tố quyết định việc thực hiện mục tiêu pháttriển của NT Hoạt động của NT có diễn ra trôi chảy hay không, các tác động

có cộng lực cùng chiều tạo ra sức mạnh tổng hợp hay không, điều đó phụthuộc phần lớn vào sự bố trí sắp xếp khoa học, hợp lý của bộ máy tổ chức

1.4.2.3 Nguồn tài lực - vật lực dạy học

Nguồn tài lực - vật lực dạy học là phương tiện thiết yếu để thực hiệnmục đích đổi mới PPDH Nguồn tài lực - vật lực dạy học bao gồm nguồn tàichính, cơ sở vật chất (CSVC) và thiết bị dạy học (TBDH), sản phẩm khoahọc và công nghệ được huy động sử dụng để thực hiện nhiệm vụ và chứcnăng của nhà trường PPDH mới yêu cầu HS phải tăng cường thực hành, tựlực hoạt động khám phá nhiều hơn, vì vậy không thể thực hiện đổi mớiPPDH nếu không có đủ điều kiện thiết yếu về CSVC và TBDH Vì vậy,nguồn tài lực - vật lực vừa là cơ sở hạ tầng, vừa là phương tiện lao động sưphạm tất yếu để duy trì mọi hoạt động của nhà trường

1.4.2.4 Hệ thống thông tin

Hệ thống thông tin là những dữ liệu đã được xử lý về chế định GD &

ĐT, bộ máy tổ chức - nhân lực, nguồn tài lực - vật lực và môi trường giáodục Để điều hành tốt nhà trường, HT cần thiết lập hệ thống thông tin giáodục nhà trường có đủ năng lực thu nhận, xử lý, chuyển tải những thông tinnội bộ, thông tin đa chiều từ trong ra ngoài và ngược lại Hệ thống thông tingiáo dục đầy đủ và tin cậy là sức mạnh của HT, là “tài nguyên” cần khaithác để thiết lập và tạo sự vững chắc cho các chức năng khác

1.4.2.5 Môi trường dạy học

Trang 25

Môi trường dạy học là tổng hợp các yếu tố khách quan tác động đếnmục tiêu phát triển của NT, bao gồm: vấn đề xã hội học tập, nhu cầu và yêucầu nhân lực của cộng đồng xã hội, cơ hội và thách thức đối với NT, mốiquan hệ và hợp tác, sự cạnh tranh và phát triển, hoạt động tự vệ với những bấtthuận của tự nhiên và xã hội Hệ thống thông tin và môi trường dạy học làyếu tố tạo nên động lực của HT, nếu HT biết định hướng và biết vận động,thuyết phục mọi người sẽ xây dựng một môi trường sư phạm lành mạnh.

1.4.3 Các yêu cầu đối với Hiệu trưởng trường tiểu học trong giai đoạn hiện nay

1.4.3.1 Vai trò của Hiệu trưởng trong việc quản lí trường tiểu học

Quản lý trường học là thực hiện nhiệm vụ đường lối giáo dục củaĐảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hànhtheo nguyên lý giáo dục, để tiến tới mục tiêu đào tạo thế hệ trẻ Trong nhàtrường Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm điều hành, quản lý mọi hoạtđộng của nhà trường Hoạt động quản lý của hiệu trưởng là quá trình đạt đếnmục tiêu của nhà trường bằng cách vận dụng các chức năng quản lý

Trong quản lý trường tiểu học chủ thể quản lý là Hiệu trưởng, làngười định hướng trí tuệ vào tất cả các vấn đề của nhà trường, xác địnhđược những công việc quan trọng theo từng thời điểm, qua bảng kế hoạchnăm học với những mục tiêu nhiệm vụ cụ thể, vừa hợp lý vừa khoa học.Đồng thời có những bước tổ chức triển khai thực hiện kiểm tra, đánh giá, rútkinh nghiệm để từng bước nâng dần chất lượng giáo dục

1.4.3.2 Nhiệm vụ, quyền hạn của Hiệu trưởng trường tiểu học

Điều 54 của Luật Giáo dục 2009 [33] đã quy định rõ vai trò chứcnăng của người HT Điều 20 của Điều lệ trường Tiểu học [6] lại tiếp tục cụthể hóa, quy định rõ nhiệm vụ và quyền hạn của HT trường Tiểu học Đó là:

Trang 26

- Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trường; lập kế hoạch và tổ chứcthực hiện kế hoạch dạy học, giáo dục; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiệntrước Hội đồng trường và các cấp có thẩm quyền;

- Thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các hội đồng tư vấntrong nhà trường; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó;

- Phân công, quản lý, đánh giá, xếp loại, tham gia quá trình tuyểndụng, thuyên chuyển; khen thưởng, thi hành kỉ luật đối với giáo viên, nhânviên theo quy định;

- Quản lý hành chính; quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn tàichính, tài sản của nhà trường;

- Quản lý học sinh và tổ chức các hoạt động giáo dục của nhà trường;tiếp nhận, giới thiệu học sinh chuyển trường; quyết định khen thưởng, kỉ luật,phê duyệt kết quả đánh giá, xếp loại, danh sách học sinh lên lớp, ở lại lớp; tổchức kiểm tra, xác nhận việc hoàn thành chương trình tiểu học cho học sinhtrong nhà trường và các đối tượng khác trên địa bàn trường phụ trách;

- Dự các lớp bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ quản lý;tham gia giảng dạy bình quân 2 tiết trong một tuần; được hưởng chế độ phụcấp và các chính sách ưu đãi theo quy định;

- Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở và tạo điều kiện cho các tổ chứcchính trị - xã hội trong NT hoạt động nhằm nâng cao chất lượng giáo dục;

- Thực hiện xã hội hoá giáo dục, phối hợp tổ chức, huy động các lựclượng xã hội cùng tham gia hoạt động giáo dục, phát huy vai trò của nhàtrường đối với cộng đồng

Từ đó, chúng ta có thể nhận thấy rằng để đảm bảo thực hiện đượcnhững yêu cầu về nhiệm vụ và quyền hạn nêu trên, đặc biệt trong bối cảnhgiáo dục của giai đoạn hiện nay, đòi hỏi người HT phải không ngừng rènluyện, phấn đấu toàn diện về phẩm chất lẫn năng lực Người HT không chỉ

là người đại diện Nhà nước về mặt hành chính, thực thi các hoạt động quản

Trang 27

lý trường học mà còn là nhà sư phạm, nhà giáo dục có tâm hồn, thườngxuyên chăm lo việc nâng cao năng lực sư phạm và bồi dưỡng tâm hồn nhàgiáo cho đội ngũ, có nhạy cảm, giàu lòng nhân văn, có nghệ thuật đối xửkhéo léo, có khả năng cảm hóa con người Người HT không chỉ là người điđầu trong công tác xã hội hóa giáo dục, biết duy trì, phát triển và sáng tạocác định hướng giá trị của nhà trường mà còn là người có khả năng tổ chứctrong thực tiễn, luôn tìm tòi đổi mới hoạt động QL, đổi mới các hoạt động

sư phạm của nhà trường Đặc biệt, để thực hiện các nhiệm vụ đổi mới giáodục trong thời kỳ CNH - HĐH hiện nay, người HT cần tận dụng các cơ hội

để tìm kiếm các nguồn lực hỗ trợ cho các hoạt động của nhà trường, vậnđộng khai thác những nguồn kinh phí to lớn của các tổ chức, lực lượng bênngoài xã hội

1.5 CÁC YẾU TỐ CƠ BẢN CỦA QUÁ TRÌNH QUẢN LÝ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TIỂU HỌC

1.5.1 Mục tiêu quản lý đổi mới phương pháp dạy học

UNESCO đưa ra bốn trụ cột về GD thế kỷ XXI: “Học để biết, học đểlàm, học để cùng chung sống và học để tự khẳng định mình” Mục tiêu quản

lý của Hiệu trưởng trường tiểu học phải đáp ứng được yêu cầu của nền giáodục nước nhà Hệ thống các mục tiêu quản lý của Hiệu trưởng trường tiểuhọc bao gồm: Mục tiêu về phát triển số lượng; mục tiêu về nâng cao chấtlượng đào tạo; mục tiêu xây dựng đội ngũ; mục tiêu về xây dựng CSVC,thiết bị phục vụ cho dạy học và các hoạt động giáo dục khác; mục tiêu nângcao hiệu quả quản lý; mục tiêu xây dựng mối quan hệ giữa nhà trường vàcác lực lượng xã hội tham gia giáo dục, thực hiện tốt công tác XHHGD trênđịa bàn Mục tiêu quản lý đổi mới PPDH là một mục tiêu bộ phận trong hệthống các mục tiêu nâng cao chất lượng GD&ĐT, là mục tiêu ưu tiên hàngđầu của nhà trường trong giai đoạn hiện nay

Trang 28

Quản lý việc thực hiện mục tiêu, yêu cầu đổi mới PPDH Phươngpháp dạy học mới là phương pháp tích cực hoá người học Đổi mới PPDHhướng vào hoạt động chủ đạo của HS, chống lại thói quen thụ động, đào tạolớp người năng động, sáng tạo, khả năng thích ứng cao trong nền kinh tế trithức Bồi dưỡng phương pháp tự học, tự rèn luyện kỹ năng để vận dụng kiếnthức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm ham học cho HS.

Để đạt được mục tiêu đã đề ra trong quản lý, người Hiệu trưởng cần hình

thành, phát triển, kích thích động cơ dạy của thầy và học của trò Đó là: Một

là đổi mới cách dạy của thầy trên quan điểm đổi mới Hai là đổi mới cách

học của trò theo hướng chủ động, năng động, sáng tạo Ba là tăng cường thực hành, thực hiện nguyên lý giáo dục: Học đi đôi với hành Bốn là tăng

cường mối quan hệ giữa trí tuệ và tâm hồn, giữa tư duy và cảm xúc Đổi mớiPPDH chỉ có thể thực hiện được khi nó trở thành hoạt động thường xuyêncủa nhà trường, của gia đình, của xã hội Người Hiệu trưởng cần quản lý các

tổ chức trong nhà trường, đặc biệt các tổ chuyên môn, thông qua tổ chức đểquản lý con người và công việc

Quản lý việc thực hiện kế hoạch đổi mới PPDH tuân thủ các bước củaviệc quản lý đổi mới PPDH Từ việc xây dưng kế hoạch đến việc tổ chức bộmáy nhân sự, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá và nắm bắt thông tin phản hồi

Quản lý công tác xây dựng, phát triển đội ngũ nhằm đáp ứng yêu cầuđổi mới PPDH Đội ngũ giáo viên – yếu tố quyết định chất lượng giáo dục

Vì vậy muốn nâng cao chất lượng giáo dục phải quan tâm đến công tác xâydựng đội ngũ, đặc biệt là trong yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay Từ cơ sở

lý luận và thực tiễn đổi mới PPDH có thể khẳng định rằng giáo viên vừa làđối tượng vừa là động lực chính của công cuộc đổi mới này Đội ngũ giáoviên cần được đổi mới trước hết về nhận thức, sau đó cần được trang bị rất

cơ bản về PPDH mà trước kia ở trường đại học đã bị mai một, cần đốt nóngthêm nhiệt huyết, say mê với nghề, xác định tinh thần trách nhiệm, lòng yêu

Trang 29

thương học sinh và nâng cao khả năng tự học và sáng tạo Trong công tác

QL cần tạo ra cơ chế mới để động viên, thúc đẩy giáo viên tham gia vàocông cuộc vận động này

Quản lý cơ sở vật chất, phương tiện dạy học, CNTT góp phần đổi mớiPPDH Cơ sở vật chất trường học là tất cả các phương tiện vật chất đượcgiáo viên và học sinh sử dụng nhằm thực hiện có hiệu quả chương trình giáodục và giảng dạy Cái lõi của cơ sở vật chất trường học là thiết bị dạy học.Quản lý nội dung này cần tuân thủ theo nguyên tắc về tính mục đích, tính kếthừa và phát triển, tuân thủ chu trình quản lý Muốn quản lý tốt người Hiệutrưởng phải thường xuyên nâng cao nhận thức cho giáo viên đối với việc sửdụng thiết bị dạy học

Quản lý việc kiểm tra đánh giá, thực hiện chế độ thi đua khen thưởng

và kỷ luật Kiểm tra là một trong bốn chức năng cơ bản của quản lý Chứcnăng kiểm tra là hệ thống nhằm xác định những chuẩn mực thành tựu khiđối chiếu với các mục tiêu đã được kế hoạch hoá, thiết kế một hệ thốngthông tin phản hồi; so sánh thành tựu hiện thực với các chuẩn mực đã định,xác định những lệch lạc nếu có và đo lường ý nghĩa mức độ của chúng, tiếnhành những hành động cần thiết đảm bảo rằng nguồn lực của tổ chức được

sử dụng một cách hiệu nghiệm và hiệu quả để đạt được mục tiêu của tổchức Tổ chức phong trào thi đua “dạy tốt học tốt” làm cho nó đi vào chiềusâu và có thêm những nhân tố mới đa dạng và phổ biến hơn trong tập thểgiáo viên và học sinh Phong trào này cũng chính là sự tích hợp của các hoạtđộng chỉ đạo xây dựng nề nếp dạy học và nâng cao chất lượng dạy học

1.5.3 Phương pháp quản lý đổi mới PPDH

“Phương pháp quản lý giáo dục được hiểu là tổng thể những cáchthức tác động bằng những phương tiện khác nhau của chủ thể quản lý đến hệ

Trang 30

thống bị quản lý nhằm đạt mục tiêu quản lý” [24, tr.160] Trong quá trìnhquản lý đổi mới PPDH, Hiệu trưởng linh hoạt sử dụng phối hợp các phươngpháp quản lý sau:

* Phương pháp hành chính - pháp luật

Phương pháp hành chính - pháp luật là những tác động diễn ra trựctiếp hoặc gián tiếp bằng những quyết định dứt khoát của chủ thể quản lý lênđối tượng quản lý dựa trên cơ sở quan hệ tổ chức và quyền lực hành chính.Phương pháp này thể hiện sức mạnh của tổ chức, xác lập trật tự kỷ cươngcủa nhà trường, bắt buộc mọi thành viên phải thực hiện đúng chức năng,nhiệm vụ và quyền hạn của mình

* Phương pháp giáo dục - tâm lý

Phương pháp giáo dục - tâm lý là tổng thể những tác động đến đốitượng thông qua đời sống tâm lý cá nhân như tâm tư, tình cảm, ý thức vànhân cách nguyện vọng con người Mục tiêu của phương pháp này dựa trên

cơ sở các mối quan hệ liên nhân cách của con người, người quản lý khơi dậylòng tự trọng và lương tâm nghề nghiệp, khai thác tiềm năng trí tuệ, ý thứctrách nhiệm, kích thích sự say mê, sáng tạo của mỗi người khi thực hiệnnhiệm vụ

Đặc trưng của nó là tính thuyết phục, tác động vào ý thức của đội ngũgiáo viên và học sinh, làm cho họ nhận thức sâu sắc về sự cần thiết phải đổimới PPDH Từ đó có thái độ đúng đắn và hành động phù hợp với yêu cầuđổi mới của nhà trường

* Phương pháp kích thích

Phương pháp kích thích là sự tác động gián tiếp của nhà QL đến đốitượng thông qua các lợi ích kinh tế, tinh thần nhằm phát huy ở họ tiềm năng,trí tuệ, tình cảm, ý chí, trách nhiệm và quyết tâm hành động vì mục tiêuchung của nhà trường

Trang 31

Trong thực tế, không ít Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch giỏi, ra quyếtđịnh chuẩn xác, biết tổ chức khoa học, luôn coi trọng sự kiểm tra, đánh giátheo chuẩn mực nhưng họ vẫn thất bại trong hoạt động quản lý của mình,chỉ vì họ không biết quan hệ với mọi người để khuyến khích, động viên, tạođộng lực cho mọi thành viên cùng hoạt động Chức năng kích thích, độngviên quan tâm đến khía cạnh nhân văn của hoạt động quản lý Mọi hoạtđộng chỉ có chất lượng và hiệu quả nếu con người có một động cơ rõ ràng,mạnh mẽ và sâu sắc, khơi dậy khát vọng hoạt động tích cực, sẵn sàng hiếndâng toàn bộ sức lực, vượt qua mọi trở ngại để tiến tới mục đích Động lựcchính là động cơ, là nhân tố thúc đẩy, định hướng và duy trì hoạt động củamỗi người Động cơ bắt nguồn từ nhu cầu Vì vậy, để tạo động lực cho hoạtđộng đổi mới phương pháp dạy học, Hiệu trưởng cần kích thích động cơ dạycủa thầy và động cơ học của trò

Làm thế nào để mục tiêu đổi mới PPDH trở thành nhu cầu của ngườidạy lẫn người học, người HT phải biết sử dụng, phối hợp các phương pháp,vận dụng sáng tạo trong điều kiện cụ thể của nhà trường; vừa tuyên truyền,thuyết phục, giải thích; vừa kết hợp các biện pháp hành chính quy định tráchnhiệm của các chủ thể tham gia; vừa sử dụng các phương pháp khuyến khíchvật chất và tinh thần nhằm huy động sức mạnh tổng hợp của mọi thành viên,lực lượng trong và ngoài nhà trường tích cực thực hiện đổi mới PPDH

1.6 CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CỦA HIỆU TRƯỞNG

1.6.1 Nhân tố khách quan

1.6.1.1 Chính sách, chủ trương về đổi mới PPDH

Trong di sản tư tưởng giáo dục của Chủ tịch Hồ Chí Minh phải kể đếnnhững ý kiến, những lời giáo huấn vô cùng quý báu của Người về vấn đề

“Tự học - Tự đào tạo” và chính cuộc đời Người là một tấm gương về tự học

Trang 32

Nghị quyết Trung ương 2, khóa VIII tiếp tục khẳng định: “Phải đổimới phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rènluyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học.”

Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng chỉ đạo: “Ưutiên hàng đầu cho việc nâng cao chất lượng dạy và học Đổi mới chươngtrình, nội dung, phương pháp dạy và học nâng cao chất lượng đội ngũ GV

và tăng cường CSVC của nhà trường, phát huy khả năng sáng tạo và độc lậpsuy nghĩ của HS, sinh viên”

Luật Giáo dục 2009 cũng nêu rõ: “Phương pháp giáo dục phổ thông phảiphát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS, phù hợp với đặcđiểm từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, tự rèn luyện kỹnăng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềmvui, hứng thú học tập cho HS” [33]

Những văn bản chỉ thị của ngành GD & ĐT đã được các cấp quản lý

cụ thể hóa và hướng dẫn thực hiện, chính là môi trường pháp lý thuận lợicho việc đổi mới PPDH ở các trường tiểu học hiện nay

1.6.1.2 Điều kiện dạy học thực tế của nhà trường

Đổi mới PPDH luôn gắn liền với các yêu cầu về CSVC – TBDH Cơ

sở vật chất đầy đủ, TBDH hiện đại sẽ góp phần nhất định vào thành côngcủa đổi mới PPDH Vì vậy, HT phải tổ chức xây dựng hệ thống CSVC -TBDH phù hợp với nội dung chương trình tiểu học, đáp ứng các yêu cầu củaquá trình dạy học; tổ chức sử dụng và bảo quản hệ thống CSVC - TBDHđáp ứng yêu cầu đổi mới PPDH

1.6.1.3 Gia đình, cộng đồng xã hội

Gia đình có ảnh hưởng trực tiếp đến động cơ, thái độ học tập của HS và là

nơi thỏa mãn các điều kiện vật chất và tinh thần cho việc học tập của con

em Truyền thống địa phương, các giá trị văn hóa tích cực của cộng đồngtrên địa bàn là những yếu tố ảnh hưởng đến công tác nâng cao chất lượng

Trang 33

dạy học, đổi mới PPDH Trong quá trình vận động, phát triển của mọi sựvật, hiện tượng thì các yếu tố chủ quan - nội lực quyết định sự phát triển; cácyếu tố khách quan - ngoại lực có tác dụng hỗ trợ, tạo điều kiện cho sự vật,

hiện tượng tiến hóa theo các quy luật vốn có của nó.

1.6.2 Nhân tố chủ quan

1.6.2.1 Năng lực và phẩm chất của Hiệu trưởng

Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước và nhândân về chất lượng và hiệu quả hoạt động của trường mình “Sự đổi mới PPDH

có thành hiện thực hay không, đầu tiên phụ thuộc vào nhận thức, trình độ tổchức và năng lực triển khai trong thực tiễn của Hiệu trưởng” [35, tr.592]

Thành công của việc đổi mới PPDH phụ thuộc vào cái tâm, cái tài của

HT Các phẩm chất tâm lý của HT sẽ giúp tập thể vượt qua trở ngại trongquá trình đổi mới PPDH Trình độ hiểu biết về lý luận dạy học, năng lực tổchức, năng lực QL nguồn tài lực và vật lực, năng lực vận động xã hội, thuthập và xử lý các thông tin, và uy tín của người HT góp phần quyết định sựthành công của việc đổi mới PPDH

1.6.2.2 Năng lực và phẩm chất của giáo viên

Đặc trưng lao động sư phạm của người thầy giáo là dạy chữ, dạyngười chủ yếu bằng nhân cách của bản thân mình Dạy học, nhìn từ góc độtâm lý học, là sự tác động của nhân cách đến nhân cách Vai trò của thầygiáo thay đổi khi đổi mới PPDH, thầy giáo không chỉ là người giảng dạy màcòn là người thúc đẩy việc học tập của HS Vì vậy trình độ, năng lực chuyênmôn, kỹ năng sư phạm, bản lĩnh chính trị và phẩm chất người thầy giáo cóảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dạy học Có một câu nói rất chí lý củamột nhà giáo dục lớn từng tham gia trong uỷ ban giáo dục của UNESCO:

“Không có một nền giáo dục nào vượt quá tầm đội ngũ những giáo viên

Trang 34

đáng làm việc cho nó” Giáo viên là lực lượng quyết định sự thành công củađổi mới giáo dục nói chung và đổi mới PPDH nói riêng

1.6.2.3 Năng lực và phẩm chất của học sinh

Phẩm chất trí tuệ, năng lực của HS là nền móng cơ bản để tiếp thukiến thức do thầy giáo truyền thụ Dù thầy giáo có giỏi về chuyên môn,vững về nghiệp vụ nhưng HS không đủ khả năng để tiếp thu kiến thức cănbản, không chịu khó đầu tư thì tình hình đổi mới PPDH cũng khó được cảithiện Đổi mới PPDH đòi hỏi HS phải có những phẩm chất và năng lực thíchứng với PPDH tích cực như động cơ học tập đúng đắn, tự giác tích cực tronghọc tập, có ý thức trách nhiệm về kết quả học tập của mình, có phương pháp

tự học tốt ở mọi lúc, mọi nơi, bằng mọi cách

Sơ đồ 1.2.Các nhân tố tác động đến công tác quản lí đổi mới PPDH

của Hiệu trưởng.

NĂNG LỰC

VÀ PHẨM CHẤT CỦA

GV, HS

ĐIỀU KIỆN DẠY HỌC THỰC TẾ CỦA NT

CHÍNH SÁCH, CHỦ TRƯƠNG

VỀ ĐỔI MỚI PPDH

QUẢN LÍ ĐỔI MỚI PPDH

Trang 35

Quản lý đổi mới PPDH của hiệu trưởng là một vấn đề rất quan trọngcủa nền giáo dục tiến bộ Do đó, đổi mới PPDH là một bước đột phá trongviệc thực hiện mục tiêu, nội dung giáo dục.

Quản lý của HT về đổi mới PPDH được hiểu là quá trình tác động có

ý thức, có mục đích của HT đến cách dạy của GV và cách học của HS nhằmđạt được mục đích dạy học đã xác định

Trong QL, ngoài các chức năng kế hoạch hóa, tổ chức thực hiện, chỉđạo và kiểm tra thì chức năng kích thích, tạo động lực là chức năng cơ bảnrất quan trọng, tác động trực tiếp đến con người, là chức năng mà mọi cấpquản lý dù ở cấp độ nào muốn thành công cũng phải quan tâm đến

Muốn vận hành nhà trường hoạt động tốt, người HT không chỉ là nhàquản lý hành chính - tổ chức, nhà sư phạm mẫu mực mà còn là nhà hoạtđộng chính trị - xã hội, nhà văn hóa và hơn thế nữa phải là nhà ngoại giao

Đổi mới PPDH ở các trường tiểu học là thực hiện theo xu hướng dạyhọc hướng vào người học Vì vậy, khi tổ chức điều khiển quá trình học của

HS, giáo viên phải phát huy tính chủ động, sáng tạo của HS, tăng cường sửdụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại, tạo cảm xúc, hứng thú trong dạy họclàm cho quá trình học tập biến thành quá trình tự học, tự tìm ra tri thức mới

Nhà trường là một bộ phận của xã hội, giáo dục là sự nghiệp chungcủa toàn Đảng, toàn dân HT cần khéo léo phối hợp các lực lượng giáo dục,phát huy sức mạnh nội lực, tranh thủ sự hỗ trợ ngoại lực nhằm nâng caohiệu quả đổi mới PPDH

Những vấn đề trình bày trên đây chỉ là những tri thức lý luận Để đề

ra những biện pháp có tính khả thi hiệu quả, phần nghiên cứu thực trạngquản lý ở các trường tiểu học Huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước được thựchiện ở chương II

Trang 36

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN BÙ ĐĂNG, TỈNH BÌNH PHƯỚC

2.1 MỘT VÀI NÉT VỀ ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ, DÂN CƯ, KT - XH HUYỆN BÙ ĐĂNG, TỈNH BÌNH PHƯỚC

2.1.1 Đặc điểm về địa lý, dân cư , lịch sử phát triển

Bù Đăng là một huyện miền núi của tỉnh Bình Phước Có tỉ lệ 37.9%đồng bào dân tộc thiểu số (Stiêng và MNông) là dân tộc bản địa Bù Đăngnằm ở tọa độ 106085’ đến 107067’ kinh đông với diện tích: 1501 km², dân số:134,945 người (2009) Phía Bắc và phía Đông Bắc giáp tỉnh Đak Nông, PhíaĐông giáp tỉnh Lâm Đồng, phía Tây và Tây Bắc giáp huyện Phước Long,phía Tây và Tây Nam giáp huyện Đồng Phú, phía Nam giáp tỉnh Đồng Nai

Huyện Bù Đăng vốn là quận Đức Phong của tỉnh Phước Long đượcthành lập năm 1956 Quận Đức Phong có 2 tổng 3 xã, quận lị đặt tại xã BùĐăng, tổng Bù Đăng Năm 1976 quận Đức Phong trở thành huyện Bù Đăngthuộc tỉnh Sông Bé Năm 1977 huyện Bù Đăng cùng với 2 huyện PhướcBình và Bù Đốp nhập lại thành huyện Phước Long Tháng 11 năm 1988,huyện Bù Đăng được tái lập do tách ra từ huyện Phước Long

Ở Bù Đăng có địa danh nổi tiếng là sóc Bom Bo của đồngbào Stiêng Sóc Bom Bo Vào những năm 1962 - 1963, Mỹ - Ngụy càn quéttriền miên, chúng dồn dân vào ấp chiến lược Cả sóc Bom Bo kiên quyếtkhông vào ấp chiến lược Đến giữa năm 1963, địch ruồng bố gắt gao, già,trẻ, gái, trai hơn 100 người dân của sóc Bom Bo đã lặng lẽ băng rừng, vượtsuối vào căn cứ “Nửa Lon”, bên dòng suối Đăk Nhau và Đăk Liêng để lập ra

sóc mới cũng mang tên sóc Bom Bo Từ 1976 đến 1986, Điểu Lên làm Bí

thư Đảng ủy xã Đăk Nhau Năm 1989, Điểu Lên cùng 102 hộ đồng bào

Trang 37

Stiêng với 2.000 khẩu lại làm một cuộc di chuyển từ căn cứ “Nửa Lon” trởlại sóc Bom Bo cũ Suốt 26 năm xa quê, bà con trở về mảnh đất rừng cũ vàlại dựng nên một sóc Bom Bo với nguyện vẹn tấm lòng sắt son với Đảngnhư xưa.

Đặc điểm về văn hoá

Đồng bào Stiêng, Mnông ở sóc Bom Bo bây giờ vẫn giữ cho mìnhmột sắc thái văn hóa truyền thống riêng, những làn điệu dân ca, múa truyềnthống Họ cũng lưu giữ những dụng cụ săn bắn, công cụ sản xuất, nữtrang… của đồng bào mình Những phong tục, tập quán lạc hậu như chuyệnnhững chàng trai lấy vợ phải nạp sính lễ như ché rượu, trâu, bò… tổ chức ănuống liên tục 3 ngày đêm và chàng trai phải ở rể 3 năm để làm trả nợ đãđược loại bỏ, nay tổ chức lễ cưới trong 1 ngày Xưa trong cuộc sống, nếu có

sự va chạm, họ bị già làng phạt trâu, bò… nay tục lệ ấy cũng đã bỏ hẳn…

Lễ hội cầu mưa: là một lễ hội có tầm quan trọng nhất đối với cuộc

sống của người dân tộc STiêng Tết mừng lúa mới của người M’Nông (lễ

Cơm mới): là tết lớn nhất của người M'Nông, diễn ra vào đầu vụ thu hoạchcuối tháng 7 đầu tháng 8 âm lịch Lễ hội quay đầu trâu mừng lúa mới: Đây

là lễ hội cổ truyền của đồng bào S’tiêng có từ lâu đời diễn ra hàng năm vàothời điểm thu hoạch mùa màng xong (từ tháng 10 đến 12)

2.1.2 Đặc điểm về kinh tế - xã hội

Kinh tế chủ yếu ở huyện Bù Đăng là nông nghiệp và cây công nghiệpnhư: điều, cà phê, cây cao su… Nông nghiệp đang là chỗ dựa chủ yếu củanền kinh tế nhưng phát triển không toàn diện, thiếu vững chắc, sản phẩmhàng hoá chưa nhiều; đội ngũ cán bộ khoa học, lao động kỹ thuật còn ít;xuất phát điểm của nền kinh tế còn thấp Tuy nhiên người dân Bù Đăng cần

cù, chịu khó, gắn bó với quê hương Đây là nguồn nhân lực dồi dào cho sựnghiệp CNH - HĐH huyện nhà

Trang 38

Trong những năm tới, Bù Đăng tập trung phát triển và nâng cao chất

lượng nguồn nhân lực, tiếp tục huy động mọi nguồn lực đẩy mạnh tốc độ tăng

trưởng và chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế theo hướng CNH - HĐH; đưahuyện nhà thoát khỏi tình trạng kém phát triển Giảm nhanh hộ nghèo, khuyếnkhích làm giàu hợp pháp; phát triển văn hoá xã hội, nâng cao đời sống vật chất,tinh thần của nhân dân Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với

bảo vệ môi trường; xây dựng nền quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh

nhân dân, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo trật tự an toàn xã hội

2.2 SƠ LƯỢC VỀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC HUYỆN BÙ ĐĂNG, TỈNH BÌNH PHƯỚC

Tỉnh Bình Phước được tái lập vào năm 1997, trên cơ sở tách ra từ tỉnhSông Bé Ngành GD & ĐT qua 14 năm hoạt động ngành đã gặp không ítnhững khó khăn nhưng vẫn cố gắng phấn đấu vượt qua và đạt được nhữngthành tích đáng kể Năm 1997 huyện Bù Đăng chỉ có 21 trường với gần14.000 học sinh Đến nay mạng lưới trường lớp đã phát triển rộng khắp với

21 trường mầm non, mẫu giáo, 28 trường Tiểu học, 01 trường cấp I, II và 12trường Trung học cơ sở, với 29.334 học sinh

2.2.1 Quy mô, số lượng và chất lượng

2.2.1.1 Quy mô

Bảng 2.1 Quy mô phát triển trường lớp, HS các bậc học, cấp học (2009-2011)

Cấp học Năm học trườngSố chuẩn quốc giaSố trường đạt Số lớp Số HS

Trang 39

Tính đến năm 2010 - 2011, mạng lưới trường lớp, các loại hình giáodục đã được củng cố, phát triển, điều chỉnh gắn với địa bàn dân cư và bố trítương đối hợp lý ở các địa phương, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho ngườihọc, vừa thực hiện tốt mục tiêu giáo dục Phải nói rằng quy mô giáo dục củahuyện trong những năm gần đây đã không ngừng tăng lên Ngành GD&ĐT

đã góp phần phát triển đúng hướng theo mục tiêu: “Nâng cao dân trí, đào tạonhân lực, bồi dưỡng nhân tài” cho huyện nhà

2.2.1.2 Chất lượng

Đến nay, toàn huyện Bù Đăng đạt 16/16 xã, thị trấn được công nhậnhoàn thành phổ cập giáo dục Tiểu học và THCS; 3/16 xã, thị trấn đạt tiêuchuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi Nhờ sự chỉ đạo, quan tâm củangành và các cấp địa phương trong việc tổ chức tốt ngày “Toàn dân đưa trẻđến trường” nên tỷ lệ trẻ em 6 tuổi vào lớp 1 trong huyện là 2804/2823 đạt99.3% Tổng số trẻ 11 tuổi trên địa bàn: 1.235; HTCTTH:8.540; Tỷ lệ:83,44% Chất lượng học tập của HS những năm gần đây đã có tiến bộ rõ nét

(Chất lượng giáo dục của HS bậc tiểu học 2009 - 2010 và 2010 - 2011 được

trình bày ở phụ lục, bảng thống kê 2.2 và 2.3)

Nhận xét:

Kết quả xếp loại học lực - hạnh kiểm của HS các trường tiểu họctrong huyện Bù Đăng trong 2 năm học qua bảng 2.2 và 2.3 ta thấy: Về họclực, các trường tiểu học đã tạo được nề nếp học tập tốt, tỉ lệ HS giỏi, khá caocho thấy việc đổi mới PPDH phù hợp với tâm lý HS, phù hợp với trình độhọc sinh, giúp các em có điều kiện phát huy tốt khả năng học tập của mình,biết ứng dụng các kiến thức đã học vào cuộc sống Song tỉ lệ HS khá giỏicủa các trường còn chênh lệch nhiều Về hạnh kiểm, các em đã có ý thức rènluyện tu dưỡng về đạo đức Tỷ lệ HS thực hiện đầy đủ 5 nhiệm vụ của người

HS khá cao, tỉ lệ HS thực hiện chưa đầy đủ thấp Năm học 2009 - 2010 có

Trang 40

nhưng đến năm 2010 - 2011 chỉ còn 0.07% xếp loại hạnh kiểm chưa thựchiện đầy đủ Điều này có thể khẳng định công tác giáo dục đạo đức cho HS

đã được đội ngũ CBQL, GV chủ nhiệm quan tâm Khi công tác giáo dục đạođức tốt thì sẽ giúp cho hoạt động dạy và học được thuận lợi, môi trường họctập sẽ thuận lợi hơn Tuy nhiên vẫn còn một số trường có học sinh chưangoan, còn biểu hiện hư như nói tục, chưởi thề, trốn học chơi game NgànhGiáo dục đã tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, nhânviên, học sinh và toàn xã hội về vấn đề thực hiện cuộc vận động “Haikhông”, xem cuộc vận động này là động lực làm thay đổi cả chất và lượngcủa công tác GD & ĐT

2.2.2 Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên

Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên ngày càng được củng cố về sốlượng, trình độ chuyên môn, tạo điều kiện nâng cao chất lượng dạy học; sốlượng GV đạt và vượt chuẩn đào tạo cũng tăng dần

Bảng 2.4 Số lượng, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, chính trị của

đội ngũ CBQL và GV trường tiểu học huyện Bù Đăng (2009 - 2011).

Năm học Đội

ngũ

Tổng số

Trình độ chuyên môn Trình độ chính trị Trình

độ A tin học trở lên

Trên chuẩn chuẩnĐạt chuẩnDưới Trungcấp cấpSơ

Chưa qua đào tạo 2009-2010 CBQL 75 60 15 0 15 45 15 60

GV 803 388 405 10 8 450 345 388 2010-2011 CBQL 77 70 7 0 30 37 10 70

độ chuyên môn THSP, còn có CBQL chưa qua đào tạo trình độ chính trị

Ngày đăng: 25/02/2013, 17:08

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ban Bí Thư Trung ương Đảng (2004), Chỉ thị 40-CT/TW, Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ Quản lý giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chỉ thị 40-CT/TW, Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ Quản lý giáo dục
Tác giả: Ban Bí Thư Trung ương Đảng
Năm: 2004
2. Đặng Quốc Bảo và các tác giả khác (1999), Khoa học tổ chức và quản lý - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khoa học tổ chức và quản lý - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn
Tác giả: Đặng Quốc Bảo và các tác giả khác
Nhà XB: NXB Thống kê
Năm: 1999
3. Bộ giáo dục và Đào tạo (2004), Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và đổi mới quản lý giáo dục tiểu học, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và đổi mới quản lý giáo dục tiểu học
Tác giả: Bộ giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2004
4. Bộ giáo dục và Đào tạo, dự án phát triển giáo viên tiểu học (2004), Đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học
Tác giả: Bộ giáo dục và Đào tạo, dự án phát triển giáo viên tiểu học
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2004
5. Bộ giáo dục và Đào tạo, dự án phát triển giáo viên tiểu học (2005), Đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học
Tác giả: Bộ giáo dục và Đào tạo, dự án phát triển giáo viên tiểu học
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2005
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Điều lệ trường tiểu học, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều lệ trường tiểu học
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2010
7. Bộ giáo dục và Đào tạo, (2009), Đổi mới quản lý nâng cao chất lượng giáo dục theo chủ đề năm học 2009-2010 và các quy định mới nhất đối với trường học, NXB Lao động, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới quản lý nâng cao chất lượng giáo dục theo chủ đề năm học 2009-2010 và các quy định mới nhất đối với trường học
Tác giả: Bộ giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: NXB Lao động
Năm: 2009
8. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Về nhiệm vụ năm học 2011 - 2012, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về nhiệm vụ năm học 2011 - 2012
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2011
9. Cẩm nang (2007), Nâng cao năng lực và phẩm chất đội ngũ giáo viên, NXB Lý luận Chính trị, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao năng lực và phẩm chất đội ngũ giáo viên
Tác giả: Cẩm nang
Nhà XB: NXB Lý luận Chính trị
Năm: 2007
10. Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2004), Cơ sở khoa học quản lý, Trường ĐHSP Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở khoa học quản lý
Tác giả: Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc
Năm: 2004
11. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2009), Chiến lược phát triển giáo dục 2009 – 2020, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược phát triển giáo dục 2009 – 2020
Tác giả: Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam
Năm: 2009
12. Đảng Cộng Sản Việt Nam (1993), Văn kiện Hội nghị lần thứ IV BCH TW khoá VII, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ IV BCH TW khoá VII
Tác giả: Đảng Cộng Sản Việt Nam
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 1993
13. Đảng Cộng Sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ II BCH TW khoá VIII, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ II BCH TW khoá VIII
Tác giả: Đảng Cộng Sản Việt Nam
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 1997
14. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2002), Văn kiện Hội nghị lần thứ VI BCH TW khoá IX, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ VI BCH TW khoá IX
Tác giả: Đảng Cộng Sản Việt Nam
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 2002
15. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2006), Văn kiện đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X
Tác giả: Đảng Cộng Sản Việt Nam
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 2006
16. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2011), Văn kiện đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, NXB Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI
Tác giả: Đảng Cộng Sản Việt Nam
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia – Sự thật
Năm: 2011
17. Đại học Huế, Đại học Sư phạm (2004), Kỷ yếu Hội thảo khoa học Đổi mới phương pháp dạy học với sự tham gia của thiết bị kỹ thuật, Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỷ yếu Hội thảo khoa học Đổi mới phương pháp dạy học với sự tham gia của thiết bị kỹ thuật
Tác giả: Đại học Huế, Đại học Sư phạm
Năm: 2004
18. Đại học Huế, Đại học Sư phạm (2005), Kỷ yếu Hội thảo khoa học Đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá trong dạy học, Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỷ yếu Hội thảo khoa học Đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá trong dạy học
Tác giả: Đại học Huế, Đại học Sư phạm
Năm: 2005
19. Nguyễn Minh Đạo (1997) Cơ sở khoa học quản lý, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở khoa học quản lý
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
20. Phạm Minh Hạc (1986), Một số vấn đề về khoa học và khoa học giáo dục, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề về khoa học và khoa học giáo dục
Tác giả: Phạm Minh Hạc
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1986

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1.1: Mối quan hệ giữa các chức năng quản lí - Biện pháp quản lý đổi mới phương pháp dạy học
Sơ đồ 1.1 Mối quan hệ giữa các chức năng quản lí (Trang 22)
bản, không chịu khó đầu tư thì tình hình đổi mới PPDH cũng khó được cải thiện. Đổi mới PPDH đòi hỏi HS phải có những phẩm chất và năng lực thích  ứng với PPDH tích cực như động cơ học tập đúng đắn, tự giác tích cực trong  học tập, có ý thức trách nhiệm về - Biện pháp quản lý đổi mới phương pháp dạy học
b ản, không chịu khó đầu tư thì tình hình đổi mới PPDH cũng khó được cải thiện. Đổi mới PPDH đòi hỏi HS phải có những phẩm chất và năng lực thích ứng với PPDH tích cực như động cơ học tập đúng đắn, tự giác tích cực trong học tập, có ý thức trách nhiệm về (Trang 34)
Sơ đồ 1.2.Các nhân tố tác động đến công tác quản lí đổi mới PPDH  của Hiệu trưởng. - Biện pháp quản lý đổi mới phương pháp dạy học
Sơ đồ 1.2. Các nhân tố tác động đến công tác quản lí đổi mới PPDH của Hiệu trưởng (Trang 34)
2.2. SƠ LƯỢC VỀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC HUYỆN BÙ ĐĂNG, TỈNH BÌNH PHƯỚC - Biện pháp quản lý đổi mới phương pháp dạy học
2.2. SƠ LƯỢC VỀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC HUYỆN BÙ ĐĂNG, TỈNH BÌNH PHƯỚC (Trang 38)
Bảng 2.1. Quy mô phát triển trường lớp, HS các bậc học, cấp học (2009-2011) - Biện pháp quản lý đổi mới phương pháp dạy học
Bảng 2.1. Quy mô phát triển trường lớp, HS các bậc học, cấp học (2009-2011) (Trang 38)
Bảng 2.4. Số lượng, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, chính trị của đội ngũ CBQL và GV trường tiểu học huyện Bù Đăng (2009 - 2011). - Biện pháp quản lý đổi mới phương pháp dạy học
Bảng 2.4. Số lượng, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, chính trị của đội ngũ CBQL và GV trường tiểu học huyện Bù Đăng (2009 - 2011) (Trang 40)
Bảng 2.4. Số lượng, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, chính trị của đội   ngũ CBQL và GV trường tiểu học huyện Bù Đăng (2009 - 2011). - Biện pháp quản lý đổi mới phương pháp dạy học
Bảng 2.4. Số lượng, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, chính trị của đội ngũ CBQL và GV trường tiểu học huyện Bù Đăng (2009 - 2011) (Trang 40)
Bảng 2.5. Kết quả thanh tra giảng dạy GV (2009-2011) - Biện pháp quản lý đổi mới phương pháp dạy học
Bảng 2.5. Kết quả thanh tra giảng dạy GV (2009-2011) (Trang 41)
Bảng 2.5. Kết quả thanh tra giảng dạy GV (2009 - 2011) - Biện pháp quản lý đổi mới phương pháp dạy học
Bảng 2.5. Kết quả thanh tra giảng dạy GV (2009 - 2011) (Trang 41)
Bảng 2.6. Nhận thức về mục đích đổi mới PPDH 1≤ X≤ 3 - Biện pháp quản lý đổi mới phương pháp dạy học
Bảng 2.6. Nhận thức về mục đích đổi mới PPDH 1≤ X≤ 3 (Trang 44)
Bảng 2.6. Nhận thức về mục đích đổi mới PPDH           1≤ X  ≤ 3 - Biện pháp quản lý đổi mới phương pháp dạy học
Bảng 2.6. Nhận thức về mục đích đổi mới PPDH 1≤ X ≤ 3 (Trang 44)
Bảng 2.7. Nhận thức về nội dung đổi mới PPDH tiểu học 1≤X≤ 3 - Biện pháp quản lý đổi mới phương pháp dạy học
Bảng 2.7. Nhận thức về nội dung đổi mới PPDH tiểu học 1≤X≤ 3 (Trang 45)
Bảng 2.7. Nhận thức về nội dung đổi mới PPDH tiểu học    1≤ X  ≤ 3 - Biện pháp quản lý đổi mới phương pháp dạy học
Bảng 2.7. Nhận thức về nội dung đổi mới PPDH tiểu học 1≤ X ≤ 3 (Trang 45)
Bảng 2.8. Nhận thức về nhiệm vụ của Hiệu trưởng trường tiểu học trong việc đổi mới PPDH  - Biện pháp quản lý đổi mới phương pháp dạy học
Bảng 2.8. Nhận thức về nhiệm vụ của Hiệu trưởng trường tiểu học trong việc đổi mới PPDH (Trang 48)
Bảng 2.8.  Nhận thức về nhiệm vụ của Hiệu trưởng trường tiểu học   trong việc đổi mới PPDH - Biện pháp quản lý đổi mới phương pháp dạy học
Bảng 2.8. Nhận thức về nhiệm vụ của Hiệu trưởng trường tiểu học trong việc đổi mới PPDH (Trang 48)
Bảng 2.9. Thực trạng nhận thức về đổi mới PPDH - Biện pháp quản lý đổi mới phương pháp dạy học
Bảng 2.9. Thực trạng nhận thức về đổi mới PPDH (Trang 50)
Bảng 2.9. Thực trạng nhận thức về đổi mới PPDH - Biện pháp quản lý đổi mới phương pháp dạy học
Bảng 2.9. Thực trạng nhận thức về đổi mới PPDH (Trang 50)
Bảng 2.11. Tính cần thiết và đánh giá thực tế BPQL việc đổi mới khâu thiết kế kế hoạch bài học và tổ chức các HĐDH                (1≤ X ≤ 3) - Biện pháp quản lý đổi mới phương pháp dạy học
Bảng 2.11. Tính cần thiết và đánh giá thực tế BPQL việc đổi mới khâu thiết kế kế hoạch bài học và tổ chức các HĐDH (1≤ X ≤ 3) (Trang 62)
Bảng 2.11. Tính cần thiết và đánh giá thực tế BPQL việc đổi mới khâu  thiết kế kế hoạch bài học và tổ chức các HĐDH                (1≤ X  ≤ 3) - Biện pháp quản lý đổi mới phương pháp dạy học
Bảng 2.11. Tính cần thiết và đánh giá thực tế BPQL việc đổi mới khâu thiết kế kế hoạch bài học và tổ chức các HĐDH (1≤ X ≤ 3) (Trang 62)
Bảng 2.12 Tính cần thiết và đánh giá thực tế các biện pháp quản lí việc khai thác, sử dụng CSVC và TBDH của GV 1≤X ≤ 3 - Biện pháp quản lý đổi mới phương pháp dạy học
Bảng 2.12 Tính cần thiết và đánh giá thực tế các biện pháp quản lí việc khai thác, sử dụng CSVC và TBDH của GV 1≤X ≤ 3 (Trang 65)
Bảng 2.12  Tính cần thiết và đánh giá thực tế các biện pháp quản lí   việc khai thác, sử dụng CSVC và TBDH của GV  1≤ X  ≤ 3 - Biện pháp quản lý đổi mới phương pháp dạy học
Bảng 2.12 Tính cần thiết và đánh giá thực tế các biện pháp quản lí việc khai thác, sử dụng CSVC và TBDH của GV 1≤ X ≤ 3 (Trang 65)
Bảng 2.13. Tính cần thiết và đánh giá thực tế các biện pháp quản lí việc bồi dưỡng GV                    1≤X ≤ 3 - Biện pháp quản lý đổi mới phương pháp dạy học
Bảng 2.13. Tính cần thiết và đánh giá thực tế các biện pháp quản lí việc bồi dưỡng GV 1≤X ≤ 3 (Trang 68)
Bảng 2.13. Tính cần thiết và đánh giá thực tế các biện pháp quản lí   việc bồi dưỡng GV                     1≤ X  ≤ 3 - Biện pháp quản lý đổi mới phương pháp dạy học
Bảng 2.13. Tính cần thiết và đánh giá thực tế các biện pháp quản lí việc bồi dưỡng GV 1≤ X ≤ 3 (Trang 68)
Bảng 3.1. Các biện pháp được đề xuất - Biện pháp quản lý đổi mới phương pháp dạy học
Bảng 3.1. Các biện pháp được đề xuất (Trang 113)
Bảng 3.1. Các biện pháp được đề xuất - Biện pháp quản lý đổi mới phương pháp dạy học
Bảng 3.1. Các biện pháp được đề xuất (Trang 113)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w