Phương pháp quản lý đổi mới PPDH

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý đổi mới phương pháp dạy học (Trang 29 - 31)

“Phương pháp quản lý giáo dục được hiểu là tổng thể những cách thức tác động bằng những phương tiện khác nhau của chủ thể quản lý đến hệ thống bị quản lý nhằm đạt mục tiêu quản lý” [24, tr.160]. Trong quá trình quản lý đổi mới PPDH, Hiệu trưởng linh hoạt sử dụng phối hợp các phương pháp quản lý sau:

* Phương pháp hành chính - pháp luật

Phương pháp hành chính - pháp luật là những tác động diễn ra trực tiếp hoặc gián tiếp bằng những quyết định dứt khoát của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý dựa trên cơ sở quan hệ tổ chức và quyền lực hành chính. Phương pháp này thể hiện sức mạnh của tổ chức, xác lập trật tự kỷ cương của nhà trường, bắt buộc mọi thành viên phải thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình.

* Phương pháp giáo dục - tâm lý

Phương pháp giáo dục - tâm lý là tổng thể những tác động đến đối tượng thông qua đời sống tâm lý cá nhân như tâm tư, tình cảm, ý thức và nhân cách nguyện vọng con người. Mục tiêu của phương pháp này dựa trên cơ sở các mối quan hệ liên nhân cách của con người, người quản lý khơi dậy lòng tự trọng và lương tâm nghề nghiệp, khai thác tiềm năng trí tuệ, ý thức trách nhiệm, kích thích sự say mê, sáng tạo của mỗi người khi thực hiện nhiệm vụ.

Đặc trưng của nó là tính thuyết phục, tác động vào ý thức của đội ngũ giáo viên và học sinh, làm cho họ nhận thức sâu sắc về sự cần thiết phải đổi mới PPDH. Từ đó có thái độ đúng đắn và hành động phù hợp với yêu cầu đổi mới của nhà trường.

* Phương pháp kích thích

Phương pháp kích thích là sự tác động gián tiếp của nhà QL đến đối tượng thông qua các lợi ích kinh tế, tinh thần nhằm phát huy ở họ tiềm năng, trí tuệ, tình cảm, ý chí, trách nhiệm và quyết tâm hành động vì mục tiêu chung của nhà trường.

Trong thực tế, không ít Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch giỏi, ra quyết định chuẩn xác, biết tổ chức khoa học, luôn coi trọng sự kiểm tra, đánh giá theo chuẩn mực nhưng họ vẫn thất bại trong hoạt động quản lý của mình, chỉ vì họ không biết quan hệ với mọi người để khuyến khích, động viên, tạo

động lực cho mọi thành viên cùng hoạt động. Chức năng kích thích, động viên quan tâm đến khía cạnh nhân văn của hoạt động quản lý. Mọi hoạt động chỉ có chất lượng và hiệu quả nếu con người có một động cơ rõ ràng, mạnh mẽ và sâu sắc, khơi dậy khát vọng hoạt động tích cực, sẵn sàng hiến dâng toàn bộ sức lực, vượt qua mọi trở ngại để tiến tới mục đích. Động lực chính là động cơ, là nhân tố thúc đẩy, định hướng và duy trì hoạt động của mỗi người. Động cơ bắt nguồn từ nhu cầu. Vì vậy, để tạo động lực cho hoạt động đổi mới phương pháp dạy học, Hiệu trưởng cần kích thích động cơ dạy của thầy và động cơ học của trò.

Làm thế nào để mục tiêu đổi mới PPDH trở thành nhu cầu của người dạy lẫn người học, người HT phải biết sử dụng, phối hợp các phương pháp, vận dụng sáng tạo trong điều kiện cụ thể của nhà trường; vừa tuyên truyền, thuyết phục, giải thích; vừa kết hợp các biện pháp hành chính quy định trách nhiệm của các chủ thể tham gia; vừa sử dụng các phương pháp khuyến khích vật chất và tinh thần nhằm huy động sức mạnh tổng hợp của mọi thành viên, lực lượng trong và ngoài nhà trường tích cực thực hiện đổi mới PPDH.

1.6. CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CỦA HIỆU TRƯỞNG PHÁP DẠY HỌC CỦA HIỆU TRƯỞNG

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý đổi mới phương pháp dạy học (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(127 trang)
w