Thực trạng quản lí đổi mới khâu thiết kế kế hoạch bài dạy và tổ chức các hoạt động dạy học

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý đổi mới phương pháp dạy học (Trang 61 - 63)

chức các hoạt động dạy học

Qua điều tra và tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy rằng tất cả Hiệu trưởng các trường tiểu học huyện Bù Đăng đều thực sự chú trọng đến việc quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên. Từ các khâu soạn bài lên lớp, đến dự giờ, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS. Đối với một số trường có quy mô lớn thì Hiệu trưởng phân quyền cho Phó hiệu trưởng cùng với các tổ trưởng chuyên môn chịu trách nhiệm quản lý hoạt động này. Những trường có quy mô nhỏ thì Hiệu trưởng trực tiếp chỉ đạo thực hiện đổi mới PPDH.

Tất cả các Hiệu trưởng đều xác định rằng việc đổi mới phương pháp dạy học trong giai đoạn hiện nay là một việc cần thiết, là hoạt động đi đầu để nâng cao chất lượng giáo dục.

Đa số các trường đã có những quy định cụ thể từ cách soạn một giáo án theo hướng đổi mới phương pháp dạy học, việc thao giảng dự giờ; đánh giá xếp loại giáo viên đến thời hạn chấm trả bài, cách thức và thời hạn nhập điểm trong sổ điểm, học bạ, cách ghi điểm học sinh theo quy chế mới và quy định về hồ sơ chuyên môn của giáo viên, cách tổ chức dạy học các chủ đề tự chọn, chủ đề bám sát nâng cao,…đồng thời đưa các quy định này vào tiêu chí thi đua khen thưởng của trường.

Tuy nhiên qua trao đổi, chúng tôi nhận thấy nhiều Hiệu trưởng quá coi nặng quản lý hành chính mà chưa chú trọng tới chất lượng như cải tiến việc

soạn bài, kiểm tra và đánh giá chất lượng của các giờ học trên lớp, diễn biến chất lượng giảng dạy của giáo viên, chất lượng học tập của học sinh; đổi mới hình thức, nội dung kiểm tra, chấm và chữa bài kiểm tra cho học sinh.

Bảng 2.11. Tính cần thiết và đánh giá thực tế BPQL việc đổi mới khâu thiết kế kế hoạch bài học và tổ chức các HĐDH (1≤X ≤ 3)

N I D U N G NHẬN THỨC VỀ TÍNH CẦN THIẾT ĐÁNH GIÁ THỰC TẾ X1 TB X2 TB X3 TB TB Y1 TB Y2 TB Y3 TB TB ND 1 3.0 0 1 2.97 1 2.9 2 2.96 1 2.6 3 1 2.4 8 1 2.52 1 2.54 1 ND 2 2.87 3.5 2.86 3 2.8 3 3 2.85 3 2.3 8 2.5 2.4 1 2 2.45 2 2.4 1 2 ND 3 3.0 0 1 2.90 2 2.9 3 1 2.9 4 2 2.3 8 2.5 2.3 8 3.5 2.4 3 2.3 9 3 ND 4 2.87 3.5 2.8 3 4 2.72 4 2.81 4 2.1 3 4 2.3 8 3.5 2.3 8 4 2.3 4 ĐTB 2.94 2.89 2.85 2.89 2.38 2.41 2.44 2.41 H S T Q R1(X1X2) = 0.85; R2(X1X3) = 0.85; R3(X2X3) = 0.8 R1(Y1Y2) = 0.85; R2(Y1Y3) = 0.95; R3(Y2Y3) = 0.95

R(XY) = 0.80

R1(X1Y1) = 0.65; R2(X2Y2) = 0.65; R3(X3Y3) = 0.40

Chú thích:

Nội dung 1: Tổ chức các buổi tập huấn, hội thảo về đổi mới cách thức soạn bài và tổ chức các HĐDH tiểu học

Nội dung 2: Quản lí việc đổi mới thiết kế kế hoạch bài giảng và đổi mới tổ chức các HĐDH tiểu học

Nội dung 3: Quản lí việc đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học, đổi mới đánh giá chất lượng dạy học

Nội dung 4 : Tổ chức các cuộc thi giáo án tốt, tiết dạy tốt

Nhận xét :

Kết quả khảo sát về mức độ nhận thức về tính cần thiết của các biện pháp quản lí việc đổi mới khâu thiết kế kế hoạch bài giảng và tổ chức các HĐDH của Hiệu trưởng các trường tiểu học được đánh giá ở mức tốt, thể hiện: X = 2.89. Mức độ quan trọng của các biện pháp quản lí được đánh giá là khá đều nhau, thể hiện: X 1 = 2.96; X 2 = 2.85; X 3 = 2.94, X 4 = 2.81.

Về thực tế thực hiện các biện pháp QL của Hiệu trưởng trường tiểu học được đánh giá là ở mức trung bình, thể hiện: ĐTB chung của các biện pháp chỉ đạo được đánh giá là: Y = 2.41; 100% các BPQL được đánh giá có điểm dưới 2.5. Trong đó cán bộ Phòng GD&ĐT đánh giá là: Y 1 = 2.38; CBQL trường tiểu học đánh giá là: Y 2 = 2.41 và đội ngũ GV đánh giá là: Y 3 = 2.44.

Hệ số tương quan giữa nhận thức về tính cần thiết và đánh giá thực tế BPQL việc đổi mới khâu thiết kế kế hoạch bài học và tổ chức các hoạt động dạy học tiểu học là tương quan thuận và rất chặt chẽ: R1(X1X2) = 0.85; R2(X1X3) = 0.85; R3(X2X3) = 0.8 và R1(Y1Y2) = 0.85; R2(Y1Y3) = 0.95; R3(Y2Y3) = 0.95. Điều đó nói lên sự đồng thuận trong nhận thức về về tính cần thiết và đánh giá thực tế BPQL việc đổi mới khâu thiết kế kế hoạch bài học và tổ chức các hoạt động dạy học tiểu học.

Tuy nhiên hệ số tương quan giữa nhận thức và thực hiện các BPQL là: R (XY) = 0.80. Như vậy tương quan trên là tương quan thuận và chặt chẽ. Điều đó có nghĩa là: các BPQL được đưa ra là rất cần thiết, nhưng thực hiện còn có những hạn chế cần khắc phục, thể hiện ở: R1 (X1Y1) = 0.65; R2 (X2Y2) = 0.65; R3 (X3Y3) = 0.40.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý đổi mới phương pháp dạy học (Trang 61 - 63)