Thực trạng quản lý phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường trong việc đổi mới PPDH

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý đổi mới phương pháp dạy học (Trang 71 - 74)

ngoài nhà trường trong việc đổi mới PPDH

* Thực trạng quản lý hoạt động của các đoàn thể trong nhà trường

Đổi mới PPDH cũng như những lĩnh vực khác của nhà trường, đòi hỏi người QL cần quan tâm đến hoạt động Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh và Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong nhà trường. Đối với lứa tuổi tiểu học thì GVchủ nhiệm, tổng phụ trách Đội và Bí thư chi đoàn là những người có ảnh hưởng rất mạnh đến cá nhân và tập thể HS. Qua thăm

dò, chúng tôi nhận thấy rằng tất cả 29 HT của các trường tiểu học huyện Bù Đăng đều chú trọng đến QL hoạt động của tổ chức Đội và Đoàn trong trường. Hầu hết các trường đều có quy định cụ thể về nề nếp hoạt động của các tổ chức trên, đồng thời đã xây dựng các tiêu chí đánh giá thi đua hàng tuần, hàng tháng, cuối học kỳ và cả năm đối với tập thể lớp, chi đội, sao nhi đồng. Tuy nhiên, việc tổ chức các hoạt động còn nặng về hình thức, chưa thu hút HS tự giác tham gia. Một số HT chưa tổ chức phối hợp với Chi đoàn một cách chặt chẽ, chưa gắn kết kế hoạch của Đoàn với kế hoạch chung của trường, chưa mạnh dạn hỗ trợ kinh phí cho hoạt động của tổ chức Đội và Đoàn nên hiệu quả chưa cao, hoạt động chưa đổi mới, chưa gây được hứng thú và tạo cơ hội cho HS bộc lộ khả năng của mình.

Nhiều HT chưa phối hợp tốt với Công đoàn về hoạt động đổi mới PPDH. Tổ chức Công đoàn chưa thể hiện vai trò chuyên môn của mình mà chỉ tập trung quan tâm đến hoạt động phong trào hoặc vấn đề nâng cao thu nhập cho cán bộ, GV. Thực tế hiện nay, nhiều tổ chức Công đoàn trường chỉ dựa vào hoạt động của chính quyền mà chưa đưa ra giải pháp nào hỗ trợ cho HT thực hiện đổi mới PPDH.

Qua thống kê tại phụ lục 7, thực trạng QL một số nội dung của hoạt động này ở các trường tiểu học huyện Bù Đăng còn ở mức trung bình. Riêng nội dung tổ chức tập huấn cho GVCN và đại diện các đoàn thể được đánh giá ở dưới mức trung bình (x<1). Điều này chưa đáp ứng nguyện vọng của các nhà QL cũng như của các GV trong huyện.

Biểu đồ 2.5.Thực trạng QL hoạt động của các đoàn thể trong NT.

* Thực trạng quản lý phối hợp hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh và các lực lượng giáo dục khác

Trong xu hướng xã hội hóa giáo dục hiện nay, cha mẹ HS là một chủ thể giáo dục, có vai trò phối hợp cùng nhà trường dạy dỗ con em. Công tác xã hội hóa giáo dục đã phát huy được sức mạnh của toàn dân trên cơ sở huy động sự đóng góp về vật chất lẫn tinh thần của các tổ chức, cá nhân và gia đình, các nhà hảo tâm,... để xây dựng CSVC, trang bị TBDH, khen thưởng HS giỏi, ... HT các trường đã thường xuyên tổ chức hoạt động này.

Tuy nhiên, theo đánh giá chung, việc phối hợp hoạt động giữa HT và Ban đại diện cha mẹ HS chưa có tác dụng mạnh đến đổi mới PPDH. Nhiều HT chưa chủ động triển khai kế hoạch theo hướng đổi mới PPDH dựa vào mối quan hệ nhà trường - gia đình - xã hội: “Nhà trường phải chủ động phối hợp thường xuyên và chặt chẽ với gia đình và xã hội để xây dựng môi trường giáo dục thống nhất nhằm thực hiện mục tiêu, nguyên lý giáo dục”[6].

Kết quả khảo sát tại phụ lục 8 cho rằng thực trạng QL phối hợp hoạt

động với Ban đại diện CMHS và các lực lượng giáo dục khác còn ở mức xấp xỉ trung bình khá (x≈1,5), riêng việc tổ chức họp định kỳ CMHS được đánh giá cao(x>2). Qua trao đổi, chúng tôi nắm được vẫn còn nhiều HT chỉ

quan tâm đến công việc nội bộ NT mà chưa năng động tìm kiếm và tranh thủ bên ngoài; chưa chú trọng đến công tác tuyên truyền để nhân dân và các lực lượng xã hội hiểu đúng đắn bản chất của công tác huy động các nguồn lực, chưa quan tâm đến việc phối hợp giữa NT với các cơ quan, tổ chức, đoàn thể có liên quan trên địa bàn trong việc giáo dục HS nhằm thực hiện đổi mới PPDH.

Biểu đồ 2.6. Thực trạng quản lý hoạt động phối hợp với Hội cha mẹ HS và các lực lượng giáo dục khác.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý đổi mới phương pháp dạy học (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(127 trang)
w