Thư viện góp phần đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập ở bậc đại học
BẢN TIN THƯ VIỆN - CƠNG NGHỆ THƠNG TIN THÁNG 8/2006 33 1. Nhận định 1.1. Giáo dục đại học ở Việt Nam. Lối học ở Việt Nam chúng ta từ xưa đến nay là q chú trọng vào từ chương. Phương pháp dạy học ở nhà trường là thuyết minh hàng loạt kiến thức qua các bài giảng, giáo trình, sách giáo khoa. Hệ quả của cách dạy như vậy là đưa đến phương pháp học tập bằng cách lắng nghe, ghi chép, cố nhớ để lập lại các kiến thức đ ã thu nhận được. Và để đáp ứng lối học này, về phương diện tâm lý, người học phải vận dụng trí nhớ rất nhiều. Người quản lý giáo dục để kiểm sốt, đánh giá được năng lực tiếp nhận kiến thức của người học, đã tổ chức các kỳ thi cuối khóa, tốt nghiệp, với những đề thi gợi lại trí nhớ. Kết quả, phương pháp dạy, học, thi cử này đã đưa đến một nền giáo dục hồn tồn từ chương. 1.2. Giáo dục đại học ở các nước phát triển. 1.2.1. Phương pháp dạy và học: Trên thế giới ngày nay, tại nhiều nước phát triển, người ta đã thay đổi lại lối học và cách dạy. Phương pháp dạy học là nêu vấn đề để đem ra nghiên cứu thảo luận. Cách dạ y này đưa đến phương pháp học tập là buộc người học phải tự đi sưu tầm tài liệu trong các thư viện, trong các trung tâm thơng tin, tự thực hành trong các xưởng trường, tự mày mò thí nghiệm trong các phòng thí nghiệm. Và để thảo luận, báo cáo được các điều đã tìm thấy, về phương diện tâm lý, người đọc phải vận dụng được óc phân tích, so sánh, phê bình đánh giá các thơng tin để đi đến tổng hợp cho mình một nhận định. 1.2.2. Phương pháp đánh giá: Người dạy để kiểm sốt, đánh giá được khả năng tìm tòi, suy nghĩ, nhận định của người học, tổ chức các buổi thảo luận; nhận xét người học thơng qua cách trình bày suy luận của họ, cơng trình tìm tòi nghiên cứu của họ qua các bài báo cáo nộp hàng tuần, khóa luận cuối khóa học. Từ đó đánh giá được khả năng phân tích, tổng hợp, đánh giá, óc sáng tạo c ủa người học đối với từng vấn đề đem ra nghiên cứu, thảo luận. Kết quả là phương pháp dạy, học và kiểm tra này đã đưa đến một nền giáo dục có tính sưu tầm, nghiên cứu, phát minh và sáng tạo. 2. So sánh giữa hai phương pháp giảng dạy và học tập truyền thống và hiện đại. Chúng ta có thể tóm tắt những nhận định trên theo Bảng so sánh dướ i đây: Phương tiện giảng dạy, học tập Phương pháp giảng dạy Phương cách học tập Tâm lý vận dụng Phương pháp đánh giá Kết quả giáo dục Sách giáo khoa, Giáo trình, Bài giảng Thuyết minh Lắng nghe,Ghi chép,Học thuộc lòng, Lập lại Trí nhớ (Ký ức) Kỳ thi (Gợi lại trí nhớ) Từ chương Thư viện, Phòng thí nghiệm, Xưởng trường Ðặt vấn đề, Nêu tình huống, Phân cơng tìm hiểu,Thảo luận Tìm tòi, quan sát, So sánh, nghiên cứu tình huống,Thảo luận, báo cáo Ĩc tò mò, nhận xét Phân tích, suy luận, Ðối chiếu, phê bình, Tổng hợp, sáng tạo Cơng trình đóng góp trong suốt khóa học (Assignment) Sưu tầm, Nghiên cứu, Phát minh, Sáng tạo THƯ VIỆN GĨP PHẦN ÐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP Ở BẬC ĐẠI HỌC LÊ NGỌC ỐNH, ML. BẢN TIN THƯ VIỆN - CÔNG NGHỆ THÔNG TIN THÁNG 8/2006 34 3. Phương hướng thực hiện 3.1. Phương pháp dạy và học: Ðể thực hiện việc đổi mới phương pháp dạy và học, giảng viên mỗi bộ môn lên lớp không diễn giảng về lý thuyết dài dòng mà nêu một vấn đề để cả lớp cùng thảo luận, ấn định một đề tài nghiên cứu để các sinh viên cùng thảo luận trong các buổi học sau. Người học khi nhận được đề tài, sẽ ph ải vào thư viện tìm tòi sách, báo, thông tin điện tử, nghiên cứu luận văn, báo cáo, công trình nghiên cứu khoa học liên quan đến đề tài ấn định; phân tích, so sánh, phê bình, đánh giá các dữ liệu, tổng hợp kiến thức chọn lựa đưa đến một nhận định chung. Nhận định đó được trình bày trong một bài báo cáo trên giấy nộp hàng tuần (assignment). Gần cuối khóa, giảng viên cũng ra cho mỗi sinh viên một đề tài nghiên cứu nằm trong nội dung chươ ng trình môn học để trình bày trên một khóa luận chừng vài chục trang giấy. Cuối khóa học sẽ không có kỳ thi cuối khóa của bộ môn hoặc chỉ có một bài trắc nghiệm đơn giản. Những điều sinh viên phát kiến, tìm tòi được sẽ khắc sâu vào tâm trí của sinh viên vì đó là những điều họ tự tìm ra chứ không phải là những điều mà họ phải cố nhớ. Qua đó, sinh viên sẽ tự rèn cho mình một ph ương pháp học tập, một phương pháp khảo sát vấn đề. Và đấy cũng là hình ảnh sống động của lớp học theo tín chỉ mà sự đóng góp của thư viện đại học cho lớp học này là tối cần thiết. Một tín chỉ tiêu biểu cho 15 giờ học lên lớp nhưng sinh viên phải có thêm từ 30 đến 45 giờ nghiên cứu, sưu tầm học hỏi trong thư viện, trong phòng thí nghiệm, tạ i xưởng trường hay đi thực hành ngoài xã hội. Những điều sinh viên học hỏi, sưu tầm, nghiên cứu tại thư viện, trong phòng thí nghiệm và xưởng trường sẽ đào sâu kiến thức, suy luận và phương pháp làm việc của họ về một môn học. Do đó những điều họ lãnh hội được về một môn học sẽ có tính sâu sắc chứ không hời hợt như những kiế n thức tiếp nhận được qua lối học từ chương. 3.2. Phương pháp đánh giá: Giảng viên sẽ đánh giá năng lực tiếp thu môn học qua việc tổng cộng số điểm của các báo cáo hàng tuần, bài trắc nghiệm cuối khóa, khóa luận có hệ số rồi chia trung bình để có điểm đạt của bộ môn. Ðiểm đánh giá này mới thực sự đánh giá công trình nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi, tư duy sáng t ạo của người học, chứ không phải đánh giá trên trí nhớ của sinh viên đối với bài giảng của thầy qua các kỳ thi. 4. Trở ngại hạn chế Chúng ta không thể áp dụng cùng một lúc việc thay đổi phương pháp giảng dạy và học tập này cho tất cả các khoa, tất cả các cấp học, tất cả các bộ môn trong chương trình nhà trường, vì những lý do sau đây: - Không phải giảng viên nào cũng có thể áp dụng được phương pháp giảng dạy mới này. - Ở những lớp dưới, sinh viên quá đông, không thể áp dụng được phương pháp thảo luận; giảng viên không có đủ thời giờ, sức lực để chấm các bài báo cáo, khóa luận. - Thư viện không có đủ tài liệu phong phú để cung cấp cho sinh viên nghiên cứu về tất cả các cấp học, ngành học. 5. Biện pháp giải quyết 5.1. Tạm thờ i 5.1.1. Thử nghiệm: Cuộc thử nghiệm này chỉ có thể tổ chức ở một vài bộ môn có các giáo sư, giảng viên có đầy đủ năng lực để giảng dạy theo phương pháp mới BẢN TIN THƯ VIỆN - CÔNG NGHỆ THÔNG TIN THÁNG 8/2006 35 này tại những lớp học ít sinh viên, chừng 30 trở lại, nếu là sau đại học thì tốt hơn, và ở những ngành học mà thư viện có tài liệu phong phú. Và cần tăng tiền thù lao giảng dạy cho các giảng viên gấp hai lần hay hơn vì phải chấm bài nhiều, ít nhất 15 bài báo cáo với một khóa luận cho mỗi sinh viên, ở một bộ môn. Thư viện cần phối hợp với các giảng viên để bổ sung tài liệu m ột cách hết sức phong phú cho các bộ môn đó gồm giáo khoa, giáo trình, bài giảng, sách đọc thêm, tham khảo, tạp chí, tập san, cơ sở dữ liệu trực tuyến, bộ sưu tập thư viện số, vv… 5.1.2. Ðăng ký thành một đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ - So sánh giữa hai phương pháp giảng dạy a. Chọn mẫu: • Chọn hai mẫu sinh viên có trình độ và năng lực học tập tương đương. • Làm một bài thi trắc nghiệm về một môn cơ bản đã học có liên quan với môn sắp học. • Chia hai lớp theo kết quả điểm thi: mỗi lớp đều có sinh viên giỏi, khá, trung bình, yếu tương đương như nhau. • Các câu hỏi trong bài thi trắc nghiệm phải được chuẩn bị kỹ theo các nguyên tắc soạn thảo đề thi trắc nghiệm và phương pháp đánh giá bài thi. b. Giảng d ạy: • Một lớp sẽ được giảng dạy theo phương pháp mới: nêu vấn đề, thảo luận, nghiên cứu và được đánh giá công trình học tập qua các bài báo cáo hằng tuần, khóa luận. • Một lớp sẽ được giảng dạy theo phương pháp truyền thống: thuyết minh, lý luận và đánh giá bằng bài thi viết tự luận cuối khóa học. c. Ðánh giá: Khả năng tiếp thu của hai nhóm sinh viên sẽ được đánh giá, so sánh qua một bài trắc nghiệm chung cuối khóa. Các câu hỏi trắc nghiệm phải vừa kiểm tra được kiến thức (sự kiện), vừa kiểm tra được khả năng lý luận, phân tích, tổng hợp, sáng tạo của sinh viên. Trong bài trắc nghiệm, cũng có thể có một phần để sinh viên viết tự luận để kiểm tra khả năng trình bày của sinh viên. d. Kết quả của công trình nghiên cứu : Kết quả của cuộc thí nghiệm giữa hai nhóm mẫu này sẽ được phân tích cặn kẽ, so sánh khách quan, đánh giá trung thực và trình bày chi tiết trong một báo cáo khoa học và công bố trong toàn ngành. e. Sai số kết quả của công trình nghiên cứu: Dĩ nhiên, kết quả của cuộc thử nghiệm này có thể ngược lại ý muốn chúng ta vì những biến số sau đây: - Sinh viên đã quen với lối học từ chương, không tiếp nhậ n được phương pháp giảng dạy mới. - Kiến thức cơ bản của hai nhóm mẫu không đồng đều nhau. - Hai nhóm mẫu đã không được chọn lọc một cách chính xác. - Bài kiểm tra trắc nghiệm đã không phản ánh hết mọi khía cạnh về khả năng học tập, tiếp thu cần nghiên cứu. BẢN TIN THƯ VIỆN - CÔNG NGHỆ THÔNG TIN THÁNG 8/2006 36 - Vị giáo sư giảng viên dạy nhóm mẫu theo phương pháp truyền thống quá giỏi. Dù kết quả thế nào đi chăng nữa, công trình nghiên cứu khoa học này cũng gióng lên một tiếng chuông cảnh tỉnh lớn trong ngành giáo dục đại học ở nước ta. 5.2. Ðặt nền móng lâu dài: Ðể đặt nền móng lâu dài cho việc đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập, chúng ta cần phải thỏa mãn một số yêu cầu về quy chế về cơ sở vật chất và đào tạo nhân sự. 5.3.1. Về quy chế • Nội dung chương trình: Phải được Bộ duyệt xét lại và ban hành cho phù hợp với phương pháp giảng dạy và học tập mới, phù hợp với sự tự học và thực hành. • Quản lý đào tạo: Các điểm cần xem xét lại: - Tuyển sinh : Cách ra đề thi và đối tượng tuyển chọn - Tổ chức đào tạo: Số giờ giảng dạy không quá nhiều; Sĩ số mỗi lớp không quá đông; Phương thức đánh giá linh động và thực tiễn. 5.3.2. Về cơ sở vật chất: Phải xây dựng vốn tài liệu thư viện cho thật phong phú, gồm đủ mọi loại sách, báo, tạp chí, luận văn, báo cáo, hộ i nghị, công trình nghiên cứu, tài liệu nghiên cứu về mọi lĩnh vực trong chương trình giảng dạy của nhà trường, phản ánh tất cả nguồn kinh nghiệm về sự tiến bộ của toàn thế giới. Phải trang bị cho thư viện đầy đủ các phương tiện học tập như thiết bị điện tử, mạng máy tính, Internet. Thư viện cần thu thập thật nhiều các xu ất bản phẩm trong nước cũng như một số các xuất bản phẩm chủ yếu về khoa học, kỹ thuật ở nước ngoài, phải đạt tới một số lượng tối thiểu là nửa triệu tài liệu. Thư viện phải có đủ tài liệu đáp ứng yêu cầu của bạn đọc truy tìm tài liệu cho một đề tài nghiên cứu phức tạp. 5.3.3. Về đ ào tạo nhân sự a. Phải đào tạo một đội ngũ cán bộ thư viện thông tin học thật chuyên nghiệp, có đủ khả năng tổ chức, sắp xếp trình bày các nguồn tài liệu sao cho mỗi khi độc giả cần tìm đến nguồn tài liệu nào là phải sẵn sàng đáp ứng, nhất là các dịch vụ thông tin thư viện. Người cán bộ thư viện cũng phải thông thạo về công ngh ệ thông tin để sẳn sàng ứng dụng công nghệ mới trong việc quản lý và phục vụ tài nguyên điện tử. Thư viện đại học cần những cán bộ có lý tưởng đóng góp vào việc đổi mới giáo dục đại học, đổi mới hệ thống thư viện đại học trong nước cho phù hợp với đà tiến bộ của các thư viện trên thế giới hi ện nay. b. Phải bồi dưỡng cho đội ngũ giảng viên sao cho quen với phương pháp giảng dạy đại học mới trong nhà trường, dạy học theo cách nêu vấn đề, hướng dẫn cho sinh viên tự tìm tòi học hỏi và tự động sáng tạo. 6. Kết luận Trên đây chỉ là một vài ý kiến thô thiển của người viết bài đóng góp vào việc đổi mới phương pháp giảng dạy và họ c tập ở bậc đại học, qua đó nêu bật vai trò quan trọng của Thư viện đại học. Mong rằng những ý kiến này sẽ có một phần nhỏ nào hữu ích cho các vị lãnh đạo giáo dục trong hiện tại và tương lai. . viết bài đóng góp vào việc đổi mới phương pháp giảng dạy và họ c tập ở bậc đại học, qua đó nêu bật vai trò quan trọng của Thư viện đại học. Mong rằng. nguyên điện tử. Thư viện đại học cần những cán bộ có lý tưởng đóng góp vào việc đổi mới giáo dục đại học, đổi mới hệ thống thư viện đại học trong nước