Nếm trái tần bà

Một phần của tài liệu KINH BÁCH DỤ (Trang 57 - 59)

Thuở xưa có người muốn ăn trái tần bà, bèn sai người làm công đến vườn mua cho được, và dặn rằng:

- Người xem có ngọt thì mua, bằng không ngọt thì đừng mua nhe! Người làm công mang tiền đến trong vườn trái cây mua.

Người chủ vười nói:

- Tần bà của tôi trái nào cũng ngọt, không có trái nào dở, xin ông hãy nếm thử sẽ biết.

Anh ta nói:

- Tôi nếm thử một trái, làm sao biết được các trái kia, tôi xin nếm từng trái, hể nếm trái nào thì sẽ mua trái ấy, như thế chắc chắn hơn.

Nói xong anh ta tự tay hái trái tần bà, hể hái một trái thì cắn nếm một miếng. Chủ vườn thấy thế không nói gì cả. Quả thật trái nào cũng ngọt không sai; anh ta mua đem về cho chủ. Người chủ thấy trái nào cũng bị cắn dở, không những hết muốn ăn mà lại gớm vô cùng, buồn nôn muốn mửa, do đó không ăn được một trái, bao nhiêu trái tần bà đều quăng.

** Chuyện nầy tỉ dụ: Có một người nghe nói bố thí, trì giới, sẽ được giàu sang, tâm thường an ổn, không bị hoạn nạn tai ương; nhưng không chịu tin là thật, muốn chính mình chứng nghiệm cho rõ ràng. Kết quả tự mình mất cơ hội. Nên biết rằng mọi việc trên đời đều do nhơn đời quá khứ cảm triệu hình thành quả. Bọn họ không chịu từ lý nhân quả, khảo xét cho rõ ràng, chạm việc đều thông suốt, đem một việc mà tỉ lệ nhiều, hiểu rỏ đạo lý nhân quá, tiến tới tu học Phật pháp, tô bồi phước huệ căn lành. Trở lại cố chấp: "Cần yếu mỗi việc chính mình phải thân chứng, mới tin". Cứ phó mặc thời gian trôi qua, một mai gần chết, tất cả đều xe bỏ tan tành, sau ăn năn không kịp!

Phần 08

71. Ðui mắt

Thuở xưa co một người đàn ông cưới hai người vợ, ba vợ chồng nằm chung một giường. Nhưng thường khi anh chồng cảm thấy muốn gần gũi hai chị vợ hai bên thật khó khăn: Hễ anh gần gũi chị nầy thì chị kia nổi ghen đùng đùng không chịu được, do đấy anh khổ não vô cùng. Sau đó anh quyết định: Anh nằm chặn giữa hai người vợ hai bên, quyết định nằm giữa mãi không xoay qua bên nào.

Một hôm trời mưa, nhà thì dột nát, nước và bùn văng túa xua, lọt vào hai con mắt của anh. Anh vẫn giữ vững quyết định không thay đổi, không chịu nghiêng đầu qua một bên để tránh. Anh cứ nằm yên không xoay trở bên nào cả, lại hy vọng hai chị vợ hai bên che chở cho. Kết quả bất hạnh thay, anh đui cả hai mắt!

** Chuyện nầy tỉ dụ: Có người thân cận với bạn tà, bắt chước làm việc phi pháp. Phải bị sa đọa vào chốn tam đồ, không thể tự cứu. Thường thường do nơi bạn tà, pháp ác, mà tán mất con mắt trí huệ.

72. Sưng môi

Thuở xưa có một người cùng với vợ đi về nhà nhạc phụ, nhằm ngay người nhà đang giã gạo. Khi vợ anh vào ra mắt cha mẹ nàng, anh bèn lén ăn cắp một bốc gạo lớn bỏ trong miệng, liền khi thấy chị vợ ra tìm anh để nói chuyện cho vui. Miệng anh đầy những gạo, không thể trả lời, anh lại sợ vợ biết. Xấu hổ quá! Anh ngậm cứng miệng lại không nói một lời. Chị vợ lấy làm quái lạ: Tại sao anh không nói? Chị thắc mắc muốn hiểu lý do, bèn dùng tay rờ hai bên má của chồng chị, nhận thấy miệng anh sưng đội lên. Chị bèn đến thưa với cha chị:

- Thưa cha, chồng con vừa đến nhà, đột nhiên phát sanh một chứng bệnh sưng môi, không thể nói được.

Cha chị nghe thế vội vã đi thỉnh một vị lương y. Vị lương y đến xem và nói: - Bệnh nầy nặng lắm, phải mổ mới có thể trị lành.

Bây giờ vị lương y cầm dao mổ trên má, gạo ngậm trong miệng đổ ra ngoài. Sự thế như vậy ai cũng đều biết.

** Chuyện nầy tỉ dụ: người có lỗi cần phải nhìn nhận để cải đổi, mới có thể giúp đở người cải tà, qui chánh. Nếu sau khi phạm giới, làm ác, mà cứ che giấu không chịu ra, không chịu phát lời sám hối, thì tội kết mỗi ngày nặng thêm, quyết phải đọa lạc. Ðến khi mọi người xét thấy, chỉ bày ra, ăn năn không kịp. Huống chi vô luận sự bí mật gì trong đời, rồi cũng có ngày bại lộ. Cách ngôn có câu: "Nếu muốn người không biết trừ khi phi mình chớ làm". Chúng ta dại gì sợ chút xấu hổ, mà gây thành trò cười cho kẻ bàng quan.

Một phần của tài liệu KINH BÁCH DỤ (Trang 57 - 59)