Thực trạng về đội ngũ giáo viên các trường TH huyện Đắk R'Lấp Đắk Nông được

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học (Trang 50 - 64)

- Biện pháp phối hợp với các tổ chức trong và ngoài nhà trường trong quản lý dạy học đổ

2.2.3. Thực trạng về đội ngũ giáo viên các trường TH huyện Đắk R'Lấp Đắk Nông được

Đắk Nông được khảo sát

2.2.3.1. Về số lượng

Trong nhiều năm qua lãnh đạo huyện và phòng Giáo dục & Đào tạo huyện Đắk R'Lấp đã rất quan tâm đến việc đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên tiểu học ở huyện Đắk R'Lấp nhằm giúp họ hoàn thành được nhiệm vụ của mình trong sự nghiệp đổi mới giáo dục tiểu học.

Năm học 2011-2012, đội ngũ giáo viên công tác tại 12 trường tiểu học ở huyện Đắk R'Lấp là 210 giáo viên đứng lớp trong đó nữ 152 người chiếm

này. Tỷ lệ giáo viên/lớp: 1,3 (tỷ lệ này không tính giáo viên dạy ngoại ngữ). Theo Báo cáo tổng kết năm học 2011 -2012 của phòng Giáo dục - Đào tạo huyện Đắk R'Lấp thì trình độ đào tạo của đội ngũ giáo viên tiểu học Các trường được khảo sát thể hiện như sau:

Bảng 2.3: Số lượng và trình độ đào tạo của giáo viên tiểu học ở 12 trường được khảo sát ở huyện Đắk R’ Lấp

Biểu đồ 3.3. Trình độ đào tạo của giáo viên và giáo viên quản lý tiểu học ở 12 trường được khảo sát ở huyện Đắk R’ Lấp

Qua bảng số liệu thống kê và biểu đồ cho thấy:

- Không có giáo viên tiểu học nào dưới chuẩn. Số giáo viên đạt chuẩn 100%

- Số lượng giáo viên tiểu học có trình độ trung học sư phạm 9 + 3 là 13 chiếm tỷ lệ 6,2%.

- Số lượng giáo viên tiểu học có trình độ trung học sư phạm 12 + 2 là 70 chiếm tỷ lệ 33,3%.

- Số lượng giáo viên tiểu học trên chuẩn là 127 chiếm tỷ lệ 60,5%. Đây là lực lượng giáo viên có sự hiểu biết rộng và sâu về chuyên môn, có khả năng tiếp thu và vận dụng những cái mới vào hoạt động giảng dạy. Họ là lực lượng

chính trong việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa tiểu học và phương pháp dạy học trong nhiều năm nay.

Nhìn chung, trong những năm qua đội ngũ giáo viên tiểu học huyện Đắk R'Lấp tương đối ổn định, số giáo viên tiểu học đạt chuẩn và trên chuẩn ngày càng tăng. Các giáo viên an tâm trong công tác, tận tụy, nhiệt tình với nghề, ham học hỏi để nâng cao trình độ giảng dạy, chuyên môn nghiệp vụ, có tinh thần trách nhiệm, hoàn thành nhiệm vụ được giao, đại đa số có trình độ chuyên môn khá, giỏi.

Nguyên nhân

Huyện Đắk R’ Lấp là một huyện vùng sâu, vùng xa nên sau ngày miền Nam giải phóng Đảng và các cấp chính quyền đã có nhiều chủ trương lớn nhằm xây dựng và phát triển kinh tế huyện nhà. Để góp phần vào công cuộc kiến thiết đó, nhiều lớp học không kiên cố được xây dựng lên và theo đó phải nhanh chóng đào tạo một số lượng lớn giáo viên, chủ yếu là giáo viên tiểu học để giải quyết tình trạng xóa mù chữ. Nhiều hình thức đào tạo mới xuất hiện: đào tạo cấp tốc, 9 + 1, 9 + 2, 12 + 6 tháng, 12 + 1, 12 + 2

đã kéo dài hàng chục năm. Sau đó, đội ngũ giáo viên tiểu học này đã được chuẩn hóa và phấn đấu học tiếp các lớp bổ túc văn hóa để tốt nghiệp cấp 3. Sau đó họ tiếp tục theo học các lớp đại học từ xa, tại chức để nâng mức chuẩn lên. Ngoài ra còn có một phần lớn đội ngũ giáo viên trẻ được đào tạo chính quy từ mức độ chuẩn trở lên nên hiện nay số giáo viên tiểu học ở huyện Đắk R’ Lấp đạt chuẩn và trên chuẩn ngày càng tăng. Kết quả của các hình thức đào tạo chuẩn hóa và nâng chuẩn này cũng đã đem lại hiệu quả thiết thực cho người học. Các giáo viên tiểu học ở huyện Đắk R’ Lấp đã được bồi dưỡng cả về kiến thức lẫn chuyên môn nghiệp vụ để họ có thể tự tin hơn trong việc thực hiện nhiệm vụ của mình.

2.3.2.2. Về tuổi đời và thâm niên giảng dạy của giáo viên

Biểu đồ 3…. Cơ cấu về tuổi đời và thâm niên giảng dạy của giáo viên tiểu học ở 12 trường được khảo sát ở huyện Đắk R’ Lấp

Qua khảo sát giáo viên tiểu học ở 12 trường được khảo sát ở huyện Đắk R’ Lấp, chúng tôi nhận thấy (xem bảng 2.4):

- Số lượng giáo viên tiểu học có độ tuổi dưới 35 là 129 người chiếm tỷ lệ 61,4%. Đây là lực lượng giáo viên trẻ, có sức khỏe tốt, lòng nhiệt tình cao. Đa số được đào tạo chính quy, có kiến thức, có hiểu biết phong phú và năng lực chuyên môn rất cơ bản. Có khả năng tiếp thu cái mới, nhạy bén với sự đổi mới chương trình và phương pháp dạy học. Đó là lực lượng xung kích mỗi khi phát động mọi phong trào thi đua trong nhà trường, đặc biệt là thi đua dạy tốt, học tốt. Tuy nhiên, đội ngũ giáo viên này chưa có chiều sâu và chiều dày kinh nghiệm về giảng dạy cũng như xử lý các tình huống sư phạm trong giảng dạy nên cần phải bồi dưỡng về kiến thức cũng như các kĩ năng tổ chức, kĩ năng giao tiếp sư phạm, kĩ năng hoạt động xã hội,…

- Số lượng giáo viên tiểu học có độ tuổi từ 35 đến 49 là 66 người chiếm tỷ lệ 31,4%. Ở độ tuổi này các giáo viên tiểu học đã có kinh nghiệm giảng dạy,

có kinh nghiệm thực tế phong phú, khéo léo giải quyết các tình huống sư phạm. Đa số giáo viên giỏi cấp huyện và cấp tỉnh đều nằm trong độ tuổi này, họ là lực lượng nồng cốt của ngành trong việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa tiểu học và phương pháp dạy học trong nhiều năm nay.Tuy vậy, cũng có một số người khá bảo thủ về nhiều mặt.

- Số lượng giáo viên tiểu học có độ tuổi từ 50 trở lên là 15 người chiếm tỷ lệ 7,2%. Đây là những giáo viên tiếp thu những cái mới còn chậm chạp, chưa theo kịp với sự đổi mới về nội dung, chương trình và phương pháp giảng dạy, còn sử dụng phương pháp dạy học truyền thống.

- Số lượng giáo viên tiểu học có thâm niên giảng dạy dưới 10 năm là 117 người chiếm tỷ lệ 55,7%. Số giáo viên này chưa có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy nhưng rất nhiệt tình và tận tâm với nghề nghiệp.

- Số lượng giáo viên tiểu học có thâm niên giảng dạy từ 11-20 năm trở lên là 79 người chiếm tỷ lệ 37,6%. Đây là lực lượng giáo viên có tay nghề cao, có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy nhưng còn một số ít giáo viên lớn tuổi chưa theo kịp sự đổi mới của giáo dục tiểu học hiện nay.

- Số lượng giáo viên tiểu học có thâm niên giảng dạy trên 20 năm trở lên là 14 người chiếm tỷ lệ 6,7%. Đây là lực lượng giáo viên có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy nhưng còn một số giáo viên chưa theo kịp sự đổi mới của giáo dục tiểu học hiện nay.

2.3.2.3 Về chất lượng

Chất lượng giảng dạy của đội ngũ giáo viên tiểu học phần nào được phản ánh qua trình độ đào tạo, tuổi đời, thâm niên giảng dạy, kết quả học tập của học sinh cộng với sự nỗ lực phấn đấu nâng cao tay nghề của giáo viên được thể hiện ở danh hiệu giáo viên giỏi mà họ đạt được.

định 14/2007/BGD& ĐT đạt kết quả như sau:

Số giáo viên đạt loại xuất sắc là 138 người, chiếm tỷ lệ 65,7%. Số giáo viên đạt loại khá là 72 người, chiếm tỷ lệ 34,3%. Số giáo viên đạt yêu cầu là 0 người, chiếm tỷ lệ 0%.

2.2.4. Thực trạng hoạt động dạy học theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học ở các trường TH huyện Đắk R'Lấp- Đắk Nông được khảo sát

2.2.4.1. Nhận thức về thực hiện hoạt động dạy học theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên các trường TH huyện Đắk R'Lấp- Đắk Nông được khảo sát.

Việc đổi mới phương pháp dạy học trong thời gian qua đã đáp ứng yêu cầu phát huy được tính tích cực, tự giác chủ động, sáng tạo của học sinh, tăng khả năng làm việc theo nhóm, tạo được hứng thú trong việc học của các em. Chính vì vậy để nâng cao chất lượng giáo dục, công tác bồi dưỡng, phát triển đội ngũ giáo viên hiện nay được coi là nhiệm vụ cấp thiết của toàn ngành giáo dục. Các trường đã tổ chức đổi mới phương pháp dạy học với các nội dung: đổi mới phương pháp dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin, bản đồ tư duy

hỗ trợ đổi mới phương pháp dạy học và quản lý nhà trường, tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.

Qua việc khảo sát thấy nhận thức của một số giáo viên về đổi mới PPDH chưa thật đầy đủ và họ chưa thực sự thấy sự cấp thiết của đổi mới PPDH. Vì vậy cách dạy vẫn nặng về PPDH cũ, thiên về truyền thụ một chiều để học trò hiểu khái niệm thông qua giảng giải của thầy và vận dụng vào các tình huống đã được lựa chọn mang tính mẫu. Học sinh hầu hết chỉ tiếp thu một cách máy móc, học những gì thầy dạy và nhớ những gì thầy yêu cầu phải nhớ. Đối với một số giáo viên cao tuổi, còn " bảo thủ" về PPDH cũ trong khi đó tâm lí, khả năng nhận thức của học sinh ngày nay có sự thay đổi lớn, bởi chúng sinh ra, lớn lên vào thời kì đất nước, xã hội đã có nhiều đổi mới; có nhiều nguồn thông tin và lượng lớn thông tin về cuộc sống, về xã hội tác động tới nhận thức của các em ngay từ khi hình thành tính cách ở độ 3 tuổi. Điều đó đã tạo ra một khoảng cách về nhận thức giữa thầy và trò; giữa các thế hệ nhà giáo.

2.2.4.2. Thực trạng đổi mới các phương pháp dạy học của giáo viên các trường TH huyện Đắk R'Lấp- Đắk Nông được khảo sát

Để nắm được tình hình của việc dạy hiện nay, đặc biệt là tinh thần đổi mới PPDH, chúng tôi đã dùng phương pháp điều tra (phát phiếu hỏi) đối với 240 giáo viên và các cán bộ quản lý của 12 trường được khảo sát.

Bảng 2.5: Về việc vận dụng, sử dụng PPDH của giáo viên ở 12 trường TH được khảo sát

Mức độ thực hiện Thường

xuyên

Đôi khi Không, Rất ít

SL % SL % SL %

1 Sử dụng những câu hỏi nêu vấn đề hơn là chỉ cung cấp dữ

liệu. 147 61,2 79 33 14 5,8 2,55 4

2 Tận dụng khả năng sáng tạo

và biểu đạt của học sinh. 150 62,5 90 37,5 0 0 2,63 3

3 Thường xuyên thay đổi hoạt

động của học sinh. 104 43,3 99 41,3 37 15,4 2,28 7

4 Thường xuyên xem xét các công việc của học sinh để tìm hiểu mức độ học Của học sinh.

119 49,6 87 36,3 34 14,1 2,35 6

5 Biểu dương những thành công

của học sinh dù là nhỏ nhất . 172 71,7 68 28,3 0 0 2,72 2 6 Đặt ra mục tiêu học của học

sinh . 113 47 104 43,3 23 9,7 2,38 5

7 Kích thích tư duy và hứng

thú học tập của học sinh . 189 78,8 5121,2 0 0 2,79 1 8 Học sinh được khuyến khích

Qua phiếu điều tra chúng tôi nhận thấy đa số giáo viên thường xuyên áp dụng một số biện pháp và kết quả về việc áp dụng các biện pháp để phát triển năng lực học tập. Về mặt kích thích tư duy và tạo hứng thú học tập của học sinh, dù đứng vị trí số 1, giáo viên thường xuyên quan tâm tới việc động viên học sinh trong học tập, nhưng trong thực tế các thủ pháp để phát triển năng lực tự học trong dạy học còn thấp.Tỷ lệ giáo viên quan tâm đến phát huy tính tích cực của HS trong học tập tương đối cao nhưng vẫn còn một bộ phận giáo viên chưa quan tâm. Những hạn chế này cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến thực trạng chất lượng học tập của học sinh ở một số trường TH huyện Đắk R’Lấp là còn thấp

TT Nội dung Mức độ thực hiện Giá Trị TB Thứ Bậc Thường

xuyên Đôi khi

Không Rất ít

SL % SL % SL %

1

Thông báo trước nội dung cần học cho học sinh 192 80 48 20 0 0 2,80 1 2 Hướng dẫn cho học sinh nội dung cần học, cần nghiên cứu 169 70,4 59 24,6 12 5 2,63 2 3 Hướng dẫn cho học sinh kĩ năng tự kiểm tra 59 24,6 85 35,4 96 40 1,85 3

Về việc dạy cho học sinh các kỹ năng học tập:

Qua số liệu điều tra sơ bộ 240 giáo viên và cán bộ quản lý kết quả thu được như sau:

Bảng 2.6: Thực trạng về định hướng của giáo viên cho hoạt động học tập của học sinh

cho học sinh các kĩ năng học tập tích cực; Số giáo viên thường xuyên sử dụng các thủ pháp dạy học tích cực, hướng dẫn cho học sinh đọc trước nội dung sẽ học. Giáo viên hướng dẫn học sinh tự học, tự nghiên cứu, tự kiểm tra,...chiếm tỉ lệ còn thấp ( xếp vị trí thứ 3 ). Điều đó chứng tỏ việc sử dụng các PPDH tích cực, giúp học sinh biết tự học trong các trường TH còn chưa được quan tâm đúng mức.

Qua dự giờ thăm lớp của một số trường như chúng tôi còn nhận thấy phổ biến trong các nhà trường hiện nay vẫn đang sử dụng phương pháp dạy học cũ: Thuyết trình, thầy đọc, trò ghi, thầy cung cấp kiến thức theo kiểu dạy của các đề thi, học trò là người tiếp thu thụ động, học thuộc và vận dụng vào giải các bài tập, các dạng bài tương tự, chính cách dạy và học như trên, nên các yêu cầu của khâu kiểm tra vẫn nặng về đánh giá "Thuộc bài", hơn là phát huy khả năng sáng tạo của học trò

Nhận xét thực trạng dạy học ở các trường TH được khảo sát

Thứ nhất: Nhận thức của một số giáo viên về đổi mới PPDH chưa thật đầy đủ và chưa thấy hết sự cấp thiết về đổi mới PPDH nên họ chưa thực sự đầu tư nghiên cứu tìm hiểu và vận dạy học hoặc rơi và sự lúng túng trong thực hiện đổi mới phương pháp, chưa quan tâm tới việc giúp học sinh tự mình phát hiện, khám phá, đi đến kết luận.

Thứ hai: Chưa đặt vấn đề tự học vào đúng vị trí của nó nên không chú ý đến hình thành các kĩ năng cơ bản cho học sinh là : kĩ năng tự học và kĩ năng hợp tác với người khác, điều này có ảnh hưởng đến chất lượng học tập của học sinh. Đây là điểm khó khăn trong chỉ đạo thực hiện trong đổi mới phương pháp dạy học, bởi người dạy cần nhận thức đúng, hiểu biết đúng về đổi mới PPDH để từ đó vận dụng vào thực tế giảng dạy có hiệu quả và phải làm như thế nào để học sinh biết cách tự học, biết tìm ra kiến thức bằng hoạt

động của chính mình và có năng lực tự thể hiện mình, năng lực hợp tác với nhau, có năng lực tự kiểm tra, tự đánh giá, tự điều chỉnh. Trong thực tế dạy và học hiện nay, bên cạnh những thuận lợi cơ bản ở trên, những khó khăn cũng không phải là nhỏ, đặc biệt là thái độ học tập, động cơ học tập của học sinh là khó khăn thách thức trong đổi mới phương pháp dạy học. Để có những con người hoàn toàn chủ động trong học tập và học tập một cách tự giác, chủ động tìm tòi khám phá kiến thức là một trong việc làm không phải dễ dàng, đòi hỏi các nhà quản lý, các giáo viên giảng dạy cần phải có những biện pháp đồng bộ nhằm tạo được hiệu quả trong dạy học nói chung, đổi mới phương pháp dạy học nói riêng.

- Thực trạng đổi mới các phương pháp học tập của học sinh các trường TH huyện Đắk R'Lấp- Đắk Nông được khảo sát

Yêu cầu cao của đổi mới phương pháp dạy học hình thành cho học sinh kỹ năng tự học và kỹ năng hợp tác với người khác và để có được những kỹ năng đó, giáo viên chính là người tổ chức, hướng dẫn để học sinh có thể phát

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học (Trang 50 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(158 trang)
w