Biện pháp phối hợp với các tổ chức trong và ngoài nhà trường trong

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học (Trang 110 - 112)

- Biện pháp phối hợp với các tổ chức trong và ngoài nhà trường trong quản lý dạy học đổ

3.2.7. Biện pháp phối hợp với các tổ chức trong và ngoài nhà trường trong

quản lý dạy học đổi mới phương pháp dạy học.

- Mục tiêu của biện pháp

Mục đích của việc phát huy sức mạnh cộng đồng là lắng nghe những

thông tin phản hồi từ cộng đồng về chất lượng giảng dạy trong nhà trường để hiệu trưởng có biện pháp quản lý tốt hơn quá trình giảng dạy.

- Nội dung thực hiện

+ Nội dung tuyên truyền là mục đích ý nghĩa, yêu cầu và nội dung đổi mới PPDH, làm cho các ban ngành đoàn thể và các lực lượng xã hội mà trước hết là cha mẹ học sinh nhận thức được lý do đổi mới PPDH, yêu cầu đổi mới PPDH và nội dung đổi mới PPDH, trong đó đặc biệt chú trọng tới hình thành kĩ năng tự học cho học sinh.

+ Tạo sự nhận thức đúng trong cha mẹ học sinh ý thức phối hợp với nhà trường trong giáo dục con em mình như: Quản lý thời gian học tập ở nhà, nhắc nhở, đôn đốc học sinh học tập tạo cho HS ý thức học tập tự giác và hình thành

- Cách thức thực hiện biện pháp

+ Qua các hình thức thông tin tuyên truyền nhân dân đã có sự hiểu biết nhất định về đổi mới PPDH và phần nào chính họ cũng nhận thức được sự cần thiết phải đổi mới PPDH và ủng hộ công cuộc đổi mới này.

+ Hình thức thông tin tuyên truyền phổ biến là thông qua chính học sinh;

thông qua cha mẹ học sinh; thông qua đài truyền thanh của các xã, đài truyền hình và truyền thanh của huyện.

+ Thông qua Hội cha mẹ HS nhà trường, nhất là chi hội cha mẹ HS của lớp với những chế độ sinh hoạt định kỳ đầu năm học, cuối học kỳ I và cuối năm học để tuyên truyền cho nhân dân hiểu đúng, đủ về đổi mới PPDH. + Thông qua sổ liên lạc học sinh giữa gia đình và nhà trường để gia đình

HS nắm bắt được thường xuyên tình hình học tập của con em mình từ đó phối hợp chặtchẽ với nhà trường trong giáo dục HS.

Nhận thức và thói quen lâu ngày trong phụ huynh về quan niệm dạy học

cũ theo lối áp đặt đã có sự chuyển biến khá tốt. Nhiều phụ huynh đã tạo điều kiện cho con em thực hành vận dụng trong quá trình học tập, đặc biệt là họ đã chú ý lắng nghe, động viên con em được tự do phát biểu ý kiến của mình, tham gia quản lý việc học tập của con em mình trong thời gian ở nhà.

- Điều kiện thực hiện biện pháp.

Phải có sự ủng hộ của các cấp lãnh đạo địa phương và sự linh họat, khéo léo của hiệu trưởng các trường tiểu học.

3.3.Quan hệ giữa các biện pháp quản lý

Trong nhà trường hoạt động quản lý của hiệu trưởng về đổi mới PPDH

là sự huy động lực lượng sư phạm có tính tập trung cao để cùng thực hiện chủ trương chung của Đảng và Nhà nước trong mục tiêu đổi mới giáo dục bậc TH mà quan trọng nhất là đổi mới PPDH. Như trên đã trình bày, đề tài đề cập tới 7

nhóm biện pháp quản lý cơ bản nhất cho công cuộc đổi mới PPDH ở các trường TH huyện Đắk R’ Lấp. Mỗi biện pháp đều có khả năng tác động riêng cho hoạt động đổi mới PPDH ở các trường TH trong huyện có hiệu quả. Những biện pháp nói trên đều có liên hệ hữu cơ, nếu trong quá trình chỉ đạo mà biết kết nối, phối hợp sẽ phát huy tác dụng lẫn nhau, sẽ đẩy nhanh tiến độ và hiệu quả đổi mới PPDH.

Thật vậy, hoạt động bồi dưỡng nâng cao nhận thức tốt cho cán bộ giáo viên trong điều kiện thuận lợi: Đầy đủ trạng thiết bị, điều kiện làm việc, nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ thì tất yếu tinh thần tích cực, ý thức trách nhiệm của cán bộ giáo viên sẽ được nâng cao và ngược lại.

Tóm lại, các biện pháp quản lý thực hiện đổi mới PPDH của hiệu trưởng trong các trường TH huyện Đắk R’ Lấp có mối liên kết hữu cơ gắn bó tạo thành sức mạnh chung đổi mới sự nghiệp giáo dục nói chung và

đặc biệt là đổi mới PPDH để góp phần tạo ra những con người mới đáp ứng được những nhu cầu của thời đại.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học (Trang 110 - 112)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(158 trang)
w