Căn cứ đề xuất biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo định hướng đổi mới PPDH

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học (Trang 94 - 100)

- Biện pháp phối hợp với các tổ chức trong và ngoài nhà trường trong quản lý dạy học đổ

3.1.Căn cứ đề xuất biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo định hướng đổi mới PPDH

Nông

3.1.1. Căn cứ lý luận

Người quản lý phải nắm vững lý luận về trường tiểu học, hoạt động dạy học ở trường tiểu học, hoạt động dạy học theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học ở trường tiểu học, hiệu trưởng trường tiểu học, quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng trường tiểu học và biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo định hướng đổi mới PPDH của hiệu trưởng trường TH, cách phân loại các biện pháp này; biết vận dụng sáng tạo trong công tác chuyên môn, nghiệp vụ của ngành ở địa phương và trường học. Phải làm đổi mới cách nghĩ, cách làm theo phương pháp quản lý khoa học, mới có thể đem lại hiệu quả trong công tác quản lý giáo dục.

3.1.2. Căn cứ thực tiễn

Những thuận lợi cơ bản trong công tác quản lý hoạt động dạy theo định hướng đổi mới PPDH hiện nay trong giáo dục nói chung, hiệu trưởng nhà trường nói riêng là các văn bản, chỉ thị của Đảng và nhà nước đã xác định

công cuộc đổi mới PPDH là một yêu cầu bắt buộc trong toàn quốc, không còn là hiện tượng phong trào, tự phát hay dựa vào sự nhiệt tình, tự nguyện của cá nhân; xu thế phát triển của thời đại, của khoa học kỹ thuật trên thế giới, các phương tiện thông tin đại chúng trong và ngoài nước làm cho xã hội, gia đình

và nhà trường thấy rõ hơn về đổi mới PPDH; nhu cầu đòi hỏi của xã hội để có những con người mới năng động, sáng tạo, không máy móc rập khuôn, không chỉ hiểu biết thông tin mà còn phải xử lý tốt thông tin.

Tuy vậy những khó khăn trở ngại cho việc đổi mới PPDH hiện nay ở các trường TH huyện Đăk R’Lấp vẫn còn nặng nề, cụ thể:

- Quan niệm, nhận thức và thói quen về PPDH truyền thống áp đặt một chiều đã ăn sâu trong đội ngũ giáo viên, nhất là giáo viên lâu năm nên dẫn đến sự hoài nghi, ngại khó, trì trệ trong quá trình đổi mới.

- Sự thiếu đồng bộ giữa các điều kiện sư phạm trong quá trình thực hiện đổi mới PPDH như: Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học… cũng gây trở ngại lớn cho công cuộc đổi mới PPDH trong nhà trường ở huyện Đăk R’Lấp.

- Luật giáo dục

- Điều lệ trường tiểu học

- Chiến lược và phát triển giáo dục 2001- 2010

3.1.3. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp

- Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống

Các biện pháp đưa ra phải có mối quan hệ biện chứng , liên kết, tác động hỗ trợ lẫn nhau trong một chỉnh thể thống nhất nhằm quản lý tốt hoạt động dạy học theo định hướng đổi mới PPDH ở tiểu học. Chẳng hạn như đề tài nghiên cứu đưa ra 7 biện pháp, biện pháp này là cơ sở, biện pháp kia là điều kiện thúc đẩy, hỗ trợ lẫn nhau, tất cả biện pháp phối hợp thành một hệ thống trong mối liên hệ chặt chẽ, nhằm đạt được mục đích cuối cùng là nâng cao hiệu quả hoạt động dạy học theo định hướng đổi mới PPDH ở tiểu học.

- Nguyên tắc đảm bảo tính toàn diện

Việc quản lý hoạt động dạy học theo định hướng đổi mới PPDH ở tiểu học phải đảm bảo tính toàn diện của các biện pháp, đòi hỏi phải có sự hài hòa các

mối quan hệ giữa các biện pháp này nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động dạy học theo định hướng đổi mới PPDH ở tiểu học. Trong phạm vi tổng thể các biện pháp có tác dụng thúc đẩy toàn bộ các hoạt động giáo dục khác trong trường tiểu học đạt kết quả cao, đảm bảo mục tiêu giáo dục toàn diện.

- Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi

Các biện pháp phải phù hợp với điều kiện của các nhà trường, với điều kiện kinh tế, xã hội của địa phương, với khả năng của giáo viên, phụ huynh và học sinh. Đây là điều kiện tiên quyết để các biện pháp này thực sự có ý nghĩa đối với việc nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động dạy học theo định hướng đổi mới PPDH ở tiểu học

- Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa

Các biện pháp đưa ra trên cơ sở kế thừa và phát huy những nhân tố tích cực của biện pháp. Những biện pháp đưa ra bao giờ cũng có những ưu thế, mặt mạnh, mặt hạn chế. Việc đổi mới thể hiện ở chỗ khắc phục tồn tại, yếu kém, sáng tạo để tìm ra cái mới, cái hoàn thiện, hợp lý, phù hợp hơn những mặt chưa tốt của các biện pháp cũ nhằm đưa ra biện pháp tối ưu và hoàn thiện hơn.

3.2.Biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo định hướng đổi mới PPDH của hiệu trưởng ở trường TH

3.2.1.Biện pháp nâng cao nhận thức của cán bộ giáo viên và học sinh về đổi mới PPDH.

- Mục tiêu của biện pháp

Làm cho giáo viên nhận thức đúng về mục tiêu, yêu cầu, ý nghĩa đổi mới PPDH. Người giáo viên phải thấy rõ yêu cầu bức xúc của công cuộc đổi mới chương trình giáo dục TH nói chung và đặc biệt là PPDH theo yêu cầu NQ 40/2000/QH10 của Quốc Hội để đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội ngày

nay và tiến kịp với trào lưu chung của thế giới, nhanh chóng thoát khỏi sự trì trệ, lạc hậu về PPDH đã làm cho việc dạy học và học trong nhà trường nước ta kém hiệu quả trong thời gian vừa qua. Người giáo viên phải biết nhận thức đúng đắn về đổi mới PPDH thành tình cảm, tích cực đổi mới PPDH, vượt qua những khó khăn thử thách hiện có.

- Nội dung của biện pháp

-Phân tích vai trò đổi mới PPDH trong quá trình đổi mới nội dung chương trình giáo dục TH

- Thấy được thực trạng của đổi mới PPDH ở từng đơn vị trường. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Đổi mới PPDH đối với một số mô hình cụ thể, phân tích khía cạnh của mô hình để vận dụng vào thực tế bản thân mỗi cá nhân và đơn vị trong quá

trình thực hiện đổi mới PPDH.

-Mời những cán bộ quản lý, những giáo viên có nhiều thành tích trong công cuộc thực hiện đổi mới PPDH ở các trường TH trong tỉnh tham gia trao đổi, phổ biến kinh nghiệm và đội ngũ giáo viên các trường TH huyện Đắk R’Lấp. Kinh phí dành cho công tác bồi dưỡng giáo viên của trường TH trong huyện là hạn hẹp nên để bồi dưỡng nâng cao nhận thức, kinh nghiệm của giáo viên trong thực hiện đổi mới PPDH, các trường ở huyện Đắk R’Lấp chỉ nên và chỉ có thể mời các hiệu trưởng có bề dày kinh nghiệm

trong quản lý, có kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo thực hiện đổi mới PPDH ở các trường TH trong huyện như : Trường TH Bùi Thị Xuân, Trường TH Đoàn Thị Điểm, Trường TH Lê Hồng Phong, Trường TH Lê Đình Chinh, Trường TH Phan Đình Phùng,…là những đơn vị đã triển khai thực hiện tốt công cuộc đổi mới PPDH này trong mấy năm gần đây và đã đạt được hiệu quả nhất định làm chuyên gia cho trường mình. Với đội ngũ “Chuyên gia thực tiễn” này có thể giúp đội ngũ giáo viên ở các trường TH trên địa bàn huyện Đắk

R’Lấp nhanh chóng nắm bắt, tiếp cận với lý luận dạy học hiện đại, khả năng nghiên cứu về tâm lý sinh học trong tình hình xã hội hiện tại, nhưng vấn đề cần bổ sung về lý luận dạy học, về sự cần thiết phải đổi mới PPDH nội dung của đổi mới PPDH. Các “Chuyên gia thực tiễn” này hiểu rõ về tình hình kinh tế – xã hội, tình hình giáo dục củaTH huyện Đắk R’Lấp, bởi vậy họ sẽ giúp các trường TH huyện Đắk R’Lấp sát thực hơn, có sự hiểu biết, đồng cảm và chia sẻ hơn. Đồng thời giảm được chi phí trong công tác bồi dưỡng mà các trường có thể thực hiện được.

- Cách thức thực hiện biện pháp

Có thể tổ chức buổi toạ đàm, trao đổi kinh nghiệm, thực hiện các giờ dạy mẫu mà trọng tâm là đổi mới PPDH giữa cán bộ quản lý và giáo viên các trường được mời đến và cán bộ quản lý và giáo viên các trường TH huyện

Đắk R’Lấp.

Tổ chức cho giáo viên được tham quan học tập kinh nghiệm của trường TH trong tỉnh đã thực hiện đổi mới PPDH có hiệu quả.

Với chuyên đề thực tế đổi mới PPDH qua một số mô hình cụ thể, các trường có thể tổ chức cho giáo viên, cán bộ quản lý tham quan dự giờ, trao đổi kinh nghiệm, học tập ở các trường TH trong tỉnh, ngoài tỉnh mà những trường hợp này thực sự có phong trào tự học, tự rèn luyện đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý, đặc biệt là thực hiện thành công trong công tác đổi mới phương pháp dạy học nâng cao được hiệu quả GD & ĐT trong nhà trường trong giai đoạn hiện nay ở Đắk Nông. Việc tham quan, học tập những trường điểm có thể giúp các trường TH huyện Đắk R’Lấp học tập được kinh nghiệm trong công tác quản lý, trong đó có kinh nghiệm quản lý đổi mới phương pháp dạy học ở bậc TH. Sau khi tham quan học tập, các giáo viên được thảo luận phân tích các khía cạnh của mô hình được tham quan, xác định rõ những thuận lợi cũng như

những khó khăn thực tế của đơn vị để từ đó xây dựng các giờ dạy để mỗi phương pháp dạy học cho đơn vị mình trong điều kiện cụ thể có được ở Đắk Nông.

- Điều kiện thực hiện biện pháp

Cung cấp đủ cho cán bộ quản lý, giáo viên về tài liệu cần thiết liên quan đến giáo dục nói chung và đổi mới PPDH nói riêng, trước hết là các văn bản Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Nhà nước có tính pháp lý về giáo dục; những yêu cầu, nhiệm vụ cụ thể về giáo dục hiện nay; những vấn đề chi phối đến hoạt động chất lượng của giáo dục; những đề án, sự phát triển của giáo dục đào tạo trong thời kỳ nước ta gia nhập tổ chức thương mại thế giới nhằm giúp cho giáo viên tìm hiểu và xác định được đúng đắn vai trò của mình là một nhà giáo phải có nhiệm vụ gì? Phải làm như thế nào để đáp ứng được yêu cầu chung của giáo dục trong giai đoạn các mạng hiện tại của đất nước. Cung cấp đầy đủ tài liệu, giáo trình, sách hướng dẫn của ngành giáo dục thuộc về lý luận dạy học; nghiên cứu về tâm sinh lý học sinh; về đổi mới PPDH… cho đội ngũ giáo viên. Qua thực tế tìm hiểu ở thư viện các trường TH huyện Đắk R’Lấp là rất ít, số lượng không đáng kể. Và một điều đáng lưu tâm là dù số lượng những tài liệu này không nhiều và rất ít chủng loại những số lượng sách này rất ít người tham khảo. Khi cung cấp được tài liệu này một cách đầy đủ và được cán bộ quản lý, giáo viên sử dụng thường xuyên như trong bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho giáo viên về lý luận dạy học hiện đại, về mỗi phương pháp dạy học ở bậc TH. Để có được nguồn tư liệu quý giá đó, vấn đề đặt ra cho hiệu trưởng các

trường trong điều kiện cụ thể của đơn vị mình, bằng nguồn kinh phí thu từ

bằng công tác xã hội hoá giáo dục: Bằng tiền, bằng sách,… với nhiều biện pháp Quản lý thiết thực này chắc chắn các trường TH huyện Đắk R’Lấp thực thi tốt và mang lại hiệu quả.

Như vậy đặt ra cho hiệu trưởng nhà trường là phải có góc thư viện dành

riêng cho cán bộ quản lý, GV và nhân viên trong trường, thư viện đó sẽ không chỉ có những tài liệu giáo trình chính thống đã trình bày mà có cả sáng kiến kinh nghiệm, những công trình nghiên cứu của đồng nghiệp trong và ngoài tỉnh kể cả những đề tài, sáng kiến kinh nghiệm của giáo viên nhà trường nghiên cứu đúc kết có giá trị thực tiễn ở đơn vị, thiết thực phục vụ cho sự nghiệp đổi mới

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học (Trang 94 - 100)