Biện pháp chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch dạy học theo hướng đổi mới phương

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học (Trang 100 - 106)

- Biện pháp phối hợp với các tổ chức trong và ngoài nhà trường trong quản lý dạy học đổ

3.2.2. Biện pháp chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch dạy học theo hướng đổi mới phương

trường TH huyện Đắk R’Lấp.

Bên cạnh đó, về mặt quản lý chỉ đạo cũng cần phải khẳng định: GV không tham dự bồi dưỡng, không được đứng lớp để đảm bảo tốt yêu cầu đổi mới nội dung công tác giáo dục phổ thông và yêu cầu đổi mới phương pháp giáo dục trong nhà trường. Đồng thời hiệu trưởng nhà trường cần có hình thức kiểm tra sự chuyển biến trong nhận thức của giáo viên thông qua sự chuyển biến trong hành động, thể hiện ngay trong thực tế giảng dạy có đổi mới phương pháp dạy học. Với biện pháp bôì dưỡng nhận thức và chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên thông qua hình thức cung cấp các tài liệu liên quan đến đổi mới phương pháp dạy học không những bồi dưỡng thường xuyên nhận thức cho giáo viên mà còn góp phần nâng cao cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động dạy và học.

3.2.2. Biện pháp chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch dạy học theo hướng đổi mới phương pháp dạy học. mới phương pháp dạy học.

- Mục tiêu của biện pháp

Thực hiện tốt chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch dạy học theo hướng đổi mới phương pháp dạy học là tạo điều kiện cho giáo viên trong mỗi nhà trường cũng như các trường trong huyện tích cực đi đầu, thúc đẩy số đông thực hiện tạo

giáo dục hiện nay.

- Nội dung của biện pháp

Đầu năm nhà trường dựa trên các văn bản, chỉ thị về đổi mới phương pháp dạy học để xây dựng kế hoạch chỉ đạo dạy học đổi mới phương pháp dạy học và đưa ra cá tiêu chí thi đua để giáo viên đăng kí, cam kết thực hiện theo các tiêu chí đó; quán triệt cho các thành viên trong nhà trường rõ yêu cầu, mục tiêu của chủ trương đổi mới phương pháp dạy học để giáo viên nhiệt tâm tâm muốn thực hiện tốt công cuộc đổi mới này.

- Cách thức thực hiện biện pháp

Sau khi triển khai kế hoạch bồi dưỡng nhận thức về đổi mới phương pháp dạy học, Ban giám hiệu nhà trường phải kiểm tra thực tế các khối chuyên môn, dự giờ nắm bắt tình hình đổi mới phương pháp dạy học trong giáo viên và kế hoạch chỉ đạo của khối. Qua kiểm tra, Ban giám hiệu phát hiện những nhân tố nổi trội nhất trong việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học về nhận thức, về thực hiện phương pháp dạy học.

Từ đó có kế hoạch bồi dưỡng động viên, tạo điều kiện giúp đỡ về mọi mặt

để tổ chuyên môn (và cá nhân) hoàn chỉnh các khâu trong quá trình đổi mới PPDH:

Đối với khối chuyên môn là chỉ đạo giáo viên nghiên cứu, trao đổi học tập kinh nghiệm, xây dựng dự án, xây dựng giờ học, dự giờ rút kinh nghiệm.

Đối với cá nhân giáo viên được chọn điển hình thì được tổ chuyên môn giúp đỡ tạo điều kiện về mọi mặt: Thời gian; cùng nhóm chuyên môn xây

dựng dự án; dự giờ, đóng góp ý kiến… và những giờ dạy mẫu đó được giáo viên trong toàn trường dự giờ học tập đều rút kinh nghiệm.

điển hình là việc xây dựng lực lƣợng chỉ đạo chuyên môn trực tiếp đó là - Điều kiện thực hiện biện pháp.

Xây dựng tốt các khối chuyên môn điển hình trong trường. Các khối trưởng chuyên môn này đều là những ngươì nhiệt tình, trách nhiệm, tâm huyết đối với sự đổi mới giáo dục nói chung và đổi mới phương pháp dạy học nói riêng, bản thân các tổ trưởng chuyên môn là người luôn tiên phong trong công tác chuyên môn; họ luôn có ý thức học tập nâng cao nhận thức về lý luận đổi mới phương pháp dạy học thông qua các tài liệu mới về khoa học sư phạm và đặc biệt là họ tham gia đầy đủ tích cực các đợt tập huấn, bồi dư ỡng do phòng, Sở giáo dục và đào tạo tổ chức

Thường xuyên thao giảng, dự giờ và sinh hoạt chuyên môn theo đúng quy định ; trao đổi học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau qua mỗi tiết dạy; tích cực sử dụng đồ dùng dạy học, công nghệ thong tin vào quá trình dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động và sang tạo của học sinh.

3.2.3. Biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên và hoạt động học tập của học sinh theo hướng đổi mới PPDH

- Mục tiêu của biện pháp

Quá trình dạy và học là quá trình tác động qua lại giữa giáo viên và học sinh. Người giáo viên đổi mới PPDH tất yếu sẽ tác động đến phương pháp học của học sinh. Để phát huy tốt nhất hiệu quả của quá trình dạy học, phải hình thành ở học sinh ý thức tự giác trong học tập, rèn luyện, có thái độ động cơ học tập đúng đắn, có kỹ năng và phương pháp học mới.

Do vậy, người Hiệu trưởng phải có nhiều biện pháp chỉ đạo, trong đó phải chú ý tới đối tượng học sinh để xây dựng trong nhà trường có kỷ cương nề nếp, khơi dậy trong các em ý thức tự giác trong học tập, có thái độ động cơ học tập đúng đắn, biết chủ động xây dựng kế hoạch học tập cho chính bản thân mình và chủ động tìm tòi khám phá trong tiếp nhận tri thức.

Phải xác định được hệ thống các thành tố trong quản lý hoạt động

giảng dạy của người giáo viên và hoạt động học tập của học sinh tiểu học. Đó là:

+ Quản lý việc phân công giảng dạy cho giáo viên + Quản lý việc thực hiện chương trình;

+ Quản lý việc soạn bài và chuẩn bị bài lên lớp; + Quản lý giờ lên lớp của giáo viên;

+ Quản lý hồ sơ chuyên môn của giáo viên;

+ Quản lý việc sử dụng và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên.

+ Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá của GV đối với học sinh, + Quản lý hoạt động học của học sinh

+ Quản lý hoạt động học tập trong giờ lên lớp và ngoài giờ lên lớp + Quản lý việc phù đạo HS yếu kém và bồi dưỡng học sinh giỏi + Quản lý việc phối hợp giữa GVCN và GVBM

+ Quản lý công tác thi đua, khen thưởng trong GV & HS + Quản lý cơ sở vật chất và thiết bị dạy học.

- Cách thức thực hiện biện pháp

Trên cơ sở nắm được các thành tố tạo nên hệ thống quản lý hoạt động

giảng dạy và học tập của học sinh, người cán bộ quản lý phát hiện ra mối quan hệ lôgíc nội tại và tác động qua lại, biện chứng giữa các thành tố, từ đó có cách chỉ đạo thích hợp, người cán bộ quản lý cũng phải thấy được sự cần thiết tất yếu của mỗi thành tố để có thể chỉ đạo một cách đồng bộ, toàn diện, đảm bảo cho hệ thống được cân bằng, năng động. Đồng thời trên cơ sở nắm vững nội dung, yêu cầu, phương pháp quản lý mỗi thành tố người cán bộ quản lý có những tác động quản lý phù hợp, cụ thể cho việc quản lý các thành tố trong hệ thống.

- Điều kiện thực hiện biện pháp

Để thực hiện tốt biện pháp này, bản thân mỗi cán bộ quản lý của các

trường tiểu học phải tự bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý hoạt động giảng dạy và học tập của học sinh theo hướng tiếp cận hệ thống và tiếp cận quy trình quản lý dưới nhiều hình thức như:

Bồi dưỡng theo hình thức tại chức: Trong điều kiện hiện nay hình thức này tỏ ra có nhiều ưu điểm, cán bộ quản lý vừa được học tập lại vừa tiếp tục công tác tại trường, không làm mất ổn định về công tác cán bộ. Những

kiến thức mà họ học được là những kiến thức rất cần thiết đối với công tác quản lý. Nhờ vừa học vừa làm nên những tri thức được bồi dưỡng có điều kiện ứng dụng ngay vào công việc quản lý hằng ngày.

Hình thức bồi dưỡng thường xuyên thông qua hai con đường, đó là bồi dưỡng tại các lớp chuyên đề và thông qua hệ thống tài liệu chuyên môn.

Hình thức bồi dưỡng bằng việc tham quan học tập: Thực tiễn luôn

chứa đựng trong nó nhiều kinh nghiệm quý báu, vô tận cần được khai thác. Việc trao đổi, học tập giữa những người làm công tác quản lý nếu được tổ chức tốt sẽ giúp cho người cán bộ quản lý có tầm nhìn mới về nhiều mặt: từ cách nhìn về cảnh quan môi trường, nền nếp, phong cách quản lý đến các biện pháp quản lý cụ thể. Có thể nói, đây là hình thức tiếp cận nhanh nhất, khá thiết thực và có hiệu quả cao trong việc bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cho cán bộ quản lý các trường tiểu học.

3.2.4. Biện pháp xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên theo hướng đổi mới PPDH.

- Mục tiêu của biện pháp

lượng và đồng bộ về cơ cấu để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao là một trong những nội dung quan trọng trong hoạt động quản lý ở các trường tiểu học. Do vậy, cán bộ quản lý các trường tiểu học của cần phải có những biện pháp cụ thể, chính xác, phù hợp với tình hình thực trạng đội ngũ giáo viên của đơn vị mình đang quản lý.

- Nội dung của biện pháp

+Trước hết, hiệu trưởng các trường tiểu học phải nắm bắt các thông tin cơ bản về đội ngũ bằng việc điều tra khảo sát, đánh giá chất lượng đội ngũ giáo viên ở các mặt: trình độ chuyên môn; năng lực giảng dạy; nhu cầu; nguyện vọng.

+Tăng cường tổ chức kiểm tra bằng nhiều hình thức khác nhau như: Dự giờ, thăm lớp, kiểm tra hồ sơ chuyên môn của cá nhân.

+Đánh giá chất lượng giáo viên thông qua kết quả cụ thể của việc xếp loại hàng năm, thông qua các đợt kiểm tra chuyên đề, kiểm tra toàn diện theo

kế hoạch kiểm tra định kỳ của nhà trường và của Phòng Giáo dục

- Cách thức thực hiện biện pháp

+ Nhà quản lý tiến hành quy hoạch, lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ giáo viên bằng nhiều hình thức học tập như tham gia các lớp đại học dài hạn, tại chức, đại học từ xa. Đồng thời, hiệu trưởng phải có kế hoạch phát triển đội ngũ của nhà trường, đảm bảo đủ về số lượng, mạnh về chất lượng.

+Xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên cốt cán về chuyên môn của nhà trường ở từng môn học, sử dụng đội ngũ cốt cán về chuyên môn để nâng

cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn, đảm bảo thiết kế bài giảng có chất lượng.

+ Tổ chức các hoạt động thao giảng, hội giảng, thi giáo viên dạy giỏi, tham quan học tập kinh nghiệm các đơn vị bạn.

+ Tiến hành ký kết hợp đồng trách nhiệm về đảm bảo chất lượng và hiệu quả trong hoạt động giảng dạy giữa từng giáo viên với tổ trưởng chuyên

môn; giữa các tổ chuyên môn với lãnh đạo nhà trường

- Điều kiện thực hiện biện pháp.

+ Cần bồi dưỡng được một đội ngũ giáo viên “đầu đàn” để thường xuyên kèm cặp, giúp đỡ các giáo viên khác về chuyên môn.

+Tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ giáo viên được tham gia học tập nâng cao trình độ chuyên môn

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học (Trang 100 - 106)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(158 trang)
w