Vài nét về vị trí địa lý, kinh tế xã hội của huyện Đắk R'Lấp Đắk Nông

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học (Trang 43 - 47)

- Biện pháp phối hợp với các tổ chức trong và ngoài nhà trường trong quản lý dạy học đổ

2.1.1.Vài nét về vị trí địa lý, kinh tế xã hội của huyện Đắk R'Lấp Đắk Nông

Đắk Nông

2.1.1. Vài nét về vị trí địa lý, kinh tế- xã hội của huyện Đắk R'Lấp- Đắk Nông Nông

Huyện Đắk R’ Lấp là một huyện nằm ở phía Nam tỉnh Đắk Nông, có diện tích 63.420 ha. Dân số năm 2010 là 70.075 người. Huyện có 10 đơn vị hành chính cấp xã. Là một huyện nằm ở cửa ngõ phía nam tỉnh Đắk Nông nên kinh tế khá phát triển. Cơ cấu kinh tế bao gồm : Nông nghiệp chiếm 60,49%, Công nghiệp - xây dựng 18,35%, Dịch vụ thương mại 21,16%. Sáu tháng đầu năm 2011 giá trị sản xuất trên địa bàn đạt 819,5 tỉ đồng , tăng 15% so với cùng kỳ; trong đó công nghiệp – xây dựng 150,5 tỷ đồng (tăng 22%) ; nông – lâm – ngư nghiệp 495 tỷ đồng (tăng 8,9%); dịch vụ 173,5 tỷ đồng ( tăng 20%) ; tổng giá trị sản xuất theo giá hiện hành đạt : 1.243 tỷ đồng.

Thương mại phát triển mạnh về số lượng và quy mô,trở thành kinh tế chủ lực của huyện Đắk R’ Lấp. Mạng lưới thương mại hình thành rộng khắp từ chợ trung tâm đến chợ các xã, phường, thuận lợi cho việc lưu thông hàng hóa. Một số loại dịch vụ kĩ thuật cao như Internet, điện tử

phục vụ thiết thực cho đời sống; các loại dịch vụ phục vụ sinh hoạt, dịch vụ văn hóa, tư vấn lao động việc làm phát triển góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động. Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân có nhiều tiến bộ. Mạng lưới y tế từ xã đến phường từng bước được hoàn thiện và nâng

cao về chất lượng khám điều trị. Trẻ em khuyết tật, vào đời sớm được xã hội quan tâm chăm sóc. Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 11,87% năm 2000 còn dưới 1,37% theo tiêu chí cũ năm 2005, tỷ lệ người chưa có việc làm giảm từ 3,66% năm 2000 còn 1,12% vào năm 2005. Công tác xã hội hóa trong chăm sóc các đối tượng chính sách và người nghèo được thực hiện tốt. Hiện nay, huyện Đắk R’ Lấp tập trung các nguồn lực để phát triển kinh tế, ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất, để nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh hàng hóa. Sản xuất nông nghiệp theo hướng năng suất cao, đồng thời tiếp tục chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi.

Sự ổn định về kinh tế đã góp phần tạo nên sự ổn định về mặt xã hội của huyện Đắk R Lấp. Các điểm sinh hoạt văn hóa được thành lập ở tất cả các xã, phường đã tạo ra được những điều kiện phục vụ tốt cho nhu cầu vui chơi giải trí và tham gia các hoạt động xã hội của người dân. Hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống lưới điện quốc gia phủ khắp các xã phường góp phần tạo nên bộ mặt của một xã hội văn minh, ít xảy ra tệ nạn xã hội, tinh thần tương trợ trong nhân dân được hình thành và phát triển rộng khắp. Những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Huyện ủy, Hội đồng nhân dân,Ủy ban nhân dân huyện Đắk R’ Lấp đã có phát triển ngày càng vững mạnh.

2.1.2. Vài nét về giáo dục TH của huyện Đắk R'Lấp- Đắk Nông

Thực hiện tốt chủ đề năm học “ Tiếp tục đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục”, tăng cường đẩy mạnh cuộc vận động “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Phối hợp với các cấp, các ngành, Hội cha mẹ học sinh triển khai phong trào xã hội hóa giáo dục để xây dựng cơ sở vật chất trường học, đến nay toàn huyện có 6 trường đạt chuẩn quốc gia. Thường xuyên tổ chức Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp Tiểu học. Năm học 2010-2011 đạt 117 giáo viên dạy giỏi cấp huyện, 93 giáo viên dạy giỏi cấp

Tỉnh. Tổ chức Hội thi học sinh giỏi các cấp đạt 437 học sinh đạt cấp Huyện, 153 học sinh giỏi cấp tỉnh. Tổ chức xét hoàn thành chương trình tiểu học đạt 98%

Huyện Đắk R’ Lấp duy trì thành quả phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi từ năm 2000. Đến nay, 10/10 thị trấn, xã đã đạt chuẩn phổ cập Trung học cơ sở. Triển khai chương trình kiên cố hóa trường học đạt 75% so với kế hoạch. Công tác xã hội hóa giáo dục phát triển đa đảm bảo các học sinh trong độ tuổi phổ cập giáo dục đều được đến trường. Chất lượng cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên đạt chuẩn trở lên. Công tác Đảng, Đoàn, Đội trong nhà trường được quan tâm thực hiện. Tỷ lệ đảng viên trong ngành tăng . Tỷ lệ học sinh ra lớp hàng năm đều đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp ở các cấp, học sinh giỏi đều tăng. Phát huy hiệu quả và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện đức - trí - thể - mỹ và hướng nghiệp cho học sinh. Tổ chức thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW của Ban Bí thư “về xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ Nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục”.Công tác phổ cập giáo dục luôn được sự quan tâm của Đảng bộ Thị xã, Đảng ủy, chính quyền địa phương và được quán triệt đưa vào Nghị quyết cùng với sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Ban chỉ đạo phổ cập giáo dục các cấp. Đội ngũ chuyên trách và kiêm nhiệm phổ cập giáo dục luôn có ý thức trách nhiệm, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Đẩy mạnh tổ chức học 2 buổi/ ngày cho bậc tiểu học. Mở rộng các hình thức đào tạo để mọi người có điều kiện học tập. Tăng cường công tác quản lý giáo dục thông qua xây dựng bố trí sắp xếp mạng lưới trường lớp từ mầm non đến trung học cơ sở phù hợp với quy hoạch, xây dựng trường theo hướng đạt chuẩn quốc gia xanh - sạch - đẹp, quản lý tốt việc dạy thêm - học thêm. Kiện toàn, nâng chất hoạt động các Hội đồng giáo dục, Hội cha mẹ học sinh, Hội khuyến học, tạo nhiều hình thức hỗ trợ học bổng, khuyến học, khuyến tài.

2.1.3. Đặc điểm các trường TH của huyện Đắk R'Lấp- Đắk Nông Bảng 2.1. Hệ thống trường TH ở huyện Đắk R’ Lấp Số trường Số lớp Số giáo viên Số HS Bình quân GV/ lớp Tỷ lệ GV/ lớp 22 336 426 8572 1.3 25.5

Nguồn số liệu được phòng GD huyện Đắk R’Lấp cung cấp

Kết quả khảo sát thu được ở bảng 2.1 cho thấy quy mô phát triển trường lớp ở giáo dục tiểu học của huyện Đắk R'Lấp đã đạt được kết quả sau:

Một là, hệ thống mạng lưới trường lớp ở bậc tiểu học đã được xây dựng và bố trí hợp lý, đáp ứng tốt nhu cầu học tập của con em nhân dân. Tính đến năm học 2011- 2012, toàn huyện có 22 trường tiểu học với 336 lớp học được phân bố khắp 9 xã và 1 thị trấn, các điểm trường được đặt ngay trên địa bàn dân cư, thuận lợi cho việc huy động trẻ đến trường đúng độ tuổi; sĩ số học sinh/lớp được thực hiện đúng quy định của bậc tiểu học ( Điều 151,Điều lệ trường tiểu học quy định mỗi lớp học có không quá 35 học sinh) [4], chất lượng giáo dục tiểu học được đảm bảo hàng năm, tỷ lệ học sinh lưu ban, bỏ học là rất ít

Hai là, công tác xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học ở huyện Đắk R’ Lấp đạt kết quả tốt, 10/10 xã , thị trấn đều đạt chuẩn về phổ cập giáo dục tiểu học và chống mù chữ; cơ sở vật chất - kỹ thuật cho giáo dục tiểu học được tăng cường hàng năm. Các điểm trường đều được xây dựng kiên cố, khang trang, sạch đẹp. Với quy mô và số lượng trường như vậy, thì đây cũng là điều kiện thuận lợi để thực hiện đổi mới PPDH. Trong những năm gần đây, cùng với việc đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp dạy học, các trường TH trên địa bàn huyện Đắk R’Lấp đã và đang được trang bị phương tiện dạy học ngày càng đầy đủ và hoàn chỉnh.

phương pháp dạy học ở các trường TH huyện Đắk R'Lấp- Đắk Nông 2.2.1. Vài nét về đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên các trường TH

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học (Trang 43 - 47)