Khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp đề xuất

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học (Trang 112 - 158)

- Biện pháp phối hợp với các tổ chức trong và ngoài nhà trường trong quản lý dạy học đổ

3.4. Khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp đề xuất

3.4.1.Mục đích, yêu cầu của khảo nghiệm

Qua khảo nghiệm một số biện pháp quản lý việc thực hiện đổi mới PPDH mà luận văn đã đề cập, nhằm góp phần khẳng định tính đúng đắn của các biện pháp trong thực tế. Việc khảo nghiệm các biện pháp quản lý thực hiện đổi mới PPDH trong các trường TH huyện Đắk R’ Lấp được tiến hành đồng thời với quá trình triển khai chương trình thay sách giáo. Hình thức khảo nghiệm là triển khai đồng thời các biện pháp quản lý mà luận văn đã đề cập đến 12 trường TH ở huyện Đắk R’ Lấp. Qua triển khai các biện pháp quản lý, việc thu nhập kết quả khảo nghiệm được tiến hành bằng phiếu hỏi (240 người) đối với

trường TH ở huyện Đắk R’ Lấp

3.4.1. Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết

Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết của các biện pháp T T Một số biệt pháp Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Giá trị TB Thứ bậc SL % SL % SL % 1

Bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho cán bộ giáo viên và học sinh về đổi mới PPDH

194 80,8 46 19,2 2,89 1

3

Quản lý hoạt động giảng dạy cuả giáo viên và hoạt động học tập của học sinh theo hướng đổi mới PPDH

118 49,2 120 50 2 0,8 2,48 7

4 Xây dựng và phát triển đội ngũ GV theo hướng đổi mới PPDH

182 75,8 58 24,2 2,76 3

5

Quản lý việc thực hiện kiểm tra, đánh giá theo hướng đổi mới PPDH

201 83,7 39 16,3 2,83 2

6 Quản lý điều kiện đảm bảo đổi mới PPDH 172 71,7 68 28,3 2,72 5

7

Phối hợp các tổ chức trong và ngoài nhà trường trong quản lý dạy học đổi mới PPDH

122 50,8 117 48,8 1 0,4 2,5 6

2,70

*Nhận xét: Qua số liệu trên ta thấy các biện pháp quản lý được cán bộ, giáo viên đánh giá cao. Công tác quản lý của hiệu trưởng về Bồi dưỡng nâng cao

nhận thức cho cán bộ giáo viên và học sinh về đổi mới PPDH và Quản lý việc thực hiện kiểm tra, đánh giá theo hướng đổi mới PPDH là vấn đề được quan tâm nhiều nhất chiếm từ 80,8 – 83,7 %

3.4.2. Kết quả khảo sát tính khả thi của các biện pháp

Bảng 3.2 Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp

TT Một số biệt pháp Rất khả thi Khả thi Không khả thi Giá trị TB

Thứ bậc

SL % SL % SL %

1

Bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho cán bộ giáo viên và học sinh về đổi mới PPDH

190 79,2 60 20,8 2,88 2

2

Chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch dạy học theo hướng đổi mới PPDH

180 75 54 22,5 6 2,5 2,73 3

3

Quản lý hoạt động giảng dạy cuả giáo viên và hoạt động học tập của học sinh theo hướng đổi mới PPDH

119 49,6 119 49,6 2 0,8 2,49 6

4 Xây dựng và phát triển đội ngũ GV theo hướng đổi mới PPDH

174 72,5 66 27,5 2,73 3

5

Quản lý việc thực hiện kiểm tra, đánh giá theo hướng đổi mới PPDH

218 90,8 22 9,2 2,91 1

6 Quản lý điều kiện đảm bảo đổi mới PPDH 170 70,8 68 28,4 2 0,8 2,7 5

7

Phối hợp các tổ chức trong và ngoài nhà trường trong quản lý dạy học đổi mới PPDH

120 50 116 48,3 4 1,7 2,48 7

Kết quả thu thập được những số liệu thống kê trên là phần lớn từ Cán bộ quản lý và giáo viên cốt cán các trường tham gia trả lời là những người trực tiếp tham gia tập huấn và tổ chức thực hiện đổi mới PPDH ở các nhà trường. Họ là những người có tinh thần trách nhiệm cao, đã tham gia tổ chức và thực hiện đổi mới PPDH trong nhiều năm qua.

- Về chất lượng trả lời các câu hỏi được đặt ra đảm bảo tính khách quan và trung thực, vì thực tế phiếu hỏi và trả lời không phải là căn cứ để đánh giá

thi đua mà vấn đề chính là tìm ra được những biện pháp tích cực, tạo sự đồng thuận nhất trí cao trong chỉ đạo thực hiện đổi mới PPDH, một yêu cầu rất bức bách nhưng hiện nay vẫn không còn ít khó khăn.

- Về kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp đề xuất, qua thống kê số liệu của các nội dung khảo nghiệm cho thấy những biện pháp quản lý là có tính khả thi, được sự đồng tình cao của cán bộ quản lý và giáo viên cốt cán các nhà trường. Những biện pháp được đề cập ở đây không phải hoàn toàn mới, có những biện pháp nằm trong kế hoạch chỉ đạo của Sở GD&ĐT Đắk Nông và

phòng GD & ĐT huyện Đắk R’Lấp. Nhưng vấn đề chính, là đã thử nghiệm với tinh thần tích cực và vận dụng sát hợp với tình hình thực tế các nhà trường. Thực tế khảo nghiệm vừa nêu trên chỉ là những bước khởi đầu của kết quả áp dụng những biện pháp chỉ đạo đổi mới PPDH trong các trường TH huyện Đắk R’Lấp. Chắc chắn còn cần phải có thời gian để phát triển để công cuộc đổi mới giáo dục TH nói chung, đổi mới PPDH nói riêng có hiệu quả.

Để tìm hiểu sự tương quan giữa mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp tôi sử dụng công thức tính hệ số tương quan

Spiêcman r=1- ( 1) 6 2 2 − ∑ N N D

Trong đó : r là hệ số tương quan D là hiệu số thứ bậc

N là số đơn vị được nghiên cứu ( 7 biện pháp) Áp dụng công thức trên ta có : r=1- 76.48.5 =0,92

Với hệ số tương quan r ≈ + 0, 92 cho phép kết luận giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý đề xuất có tương quan thuận và chặt chẽ có nghĩa là giữa tính cần thiết và tính khả thi là phù hợp nhau: Biện pháp quản lý được nhận thức ở mức độ nào thì mức độ thực hiện cũng phù hợp tương ứng.

Kết quả thu được chứng tỏ hệ thống các biện pháp chúng tôi đề xuất là phù hợp, đáp ứng mong mỏi của đội ngũ các hiệu trưởng các trường tiểu học huyện Đắk R’Lấp hiện nay. Tuy nhiên các biện pháp đó thực sự hiệu quả hay không cần phải có cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa ngành GD & ĐT với các ban ngành đoàn thể trong huyện. Mặt khác, hiệu trưởng các trường TH huyện Đắk R’Lấp phải biết vận dụng đồng bộ, phối hợp các biện pháp một cách linh hoạt

Tiểu kết chương 3

Căn cứ vào cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy học theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học và các điều kiện thực tiễn giáo dục của địa phương, quán triệt các nguyên tác cơ bản của việc đề xuất các biện pháp, chúng tôi đưa ra 7 biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả dạy học theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học

Biện pháp 1: Bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho cán bộ giáo viên và học sinh về đổi mới PPDH

Biện pháp 2: Chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch dạy học theo hướng đổi mới PPDH

Biện pháp 3: Quản lý hoạt động giảng dạy cuả giáo viên và hoạt động học tập của học sinh theo hướng đổi mới PPDH

Biện pháp 4: Xây dựng và phát triển đội ngũ GV theo hướng đổi mới PPDH

Biện pháp 5: Quản lý việc thực hiện kiểm tra, đánh giá theo hướng đổi mới PPDH

Biện pháp 7 : Phối hợp các tổ chức trong và ngoài nhà trường trong quản lý dạy học đổi mới PPDH

Các biện pháp trên mỗi biện pháp đều có thế mạnh riêng. Để từng bước nâng cao hiệu quả dạy học theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học của hiệu trưởng các trường tiểu học huyện Đắk R’Lấp, đòi hỏi các biện pháp này phải được nghiên cứu trong mối quan hệ tổng thể trên cơ sở vận dụng, khai thác thế mạnh riêng phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương và của nhà trường.

Những biện pháp đưa ra qua nghiên cứu thực tế sẽ góp phần khai thông, khác phục những hạn chế trong quản lý của Hiệu trưởng các trường tiểu học huyện Đắk R’Lấp hiện nay. Khi thực hiện phải xem xét điều kiện thực tế của trường, từ cơ sở vật chất đến khả năng của đội ngũ cán bộ quản lý, đội ngũ giáo viên tiềm năng của phụ huynh học sinh và sự hỗ trợ, quan tâm của các cấp, các ngành có liên quan, các mối quan hệ xã hội,… để vận dụng linh hoạt và hiệu quả cao trong quá trình vận dụng. Những thông tin thu được qua việc khảo nghiệm các biện pháp quản lý trên ở đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên trong huyện Đắk R’Lấp đều đánh giá cao về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp. Những biện pháp này tuy đã có nhiều khả quan nhưng vẫn còn nhiều vấn đề cần nghiên cứu tiếp. Rất mong được sự hỗ trợ, tạo điều kiện của các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội, đội ngũ cán bộ quản lý các trường, các đồng nghiệp và các bậc phụ huynh học sinh để khi thực hiện các biện pháp này sẽ mang lại hiệu quả cao hơn.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1.Kết luận.

1.1. Hoạt động giảng dạy ở trường TH được hiểu là quá trình người giáo viên truyền thụ tri thức, kinh nghiệm cho người học, là hoạt động tổ chức điều khiển của giáo viên đối với hoạt động nhận thức của học sinh nhằm hình thành trong mỗi học sinh tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, thái độ, hành vi. Đồng thời, hoạt động giảng dạy của giáo viên TH còn giữ vai trò tổ chức, lãnh đạo, điều khiển quá trình dạy học, mọi hoạt động giảng dạy, tổ chức, điều khiển của giáo viên đều nhằm mục đích duy nhất là thúc đẩy sự nhận thức của người học. Vì vậy, người giáo viên TH phải nắm vững kiến thức một cách khoa học và hệ thống, phải am hiểu và tinh thông kiến thức thực tiễn cùng với việc sử dụng phương pháp giảng dạy hợp lý, khoa học.

Cùng với việc đổi mới của mục tiêu, nội dung chương trình tiểu học và cách đánh giá kết quả học tập của học sinh, phương pháp dạy học cũng buộc phải thay đổi theo. Đổi mới phương pháp dạy học là nội dung hết sức quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy và học. Đổi mới phương pháp dạy học là vấn đề then chốt của chính sách đổi mới giáo dục Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Đổi mới phương pháp dạy học sẽ làm thay đổi tận gốc nếp nghĩ, nếp làm của các thế hệ học trò - chủ nhân tương lai của đất nước. Như vậy, đổi mới phương pháp dạy học sẽ tác động vào mọi thành tố của quá trình giáo dục và đào tạo. Nó tạo ra sự hiện đại hóa của quá trình này. Đổi mới phương pháp dạy học thực chất không phải là sự thay thế các phương pháp dạy học cũ bằng một loạt các phương pháp dạy học mới. Về mặt bản chất, đổi mới phương pháp dạy học là đổi mới cách tiến hành các phương pháp, đổi mới các phương tiện và hình thức triển khai phương pháp trên cơ sở khai thác triệt để ưu điểm của các phương pháp cũ và vận dụng linh hoạt một số

phương pháp mới nhằm phát huy tối đa tính tích cực, chủ động và sáng tạo của người học

Quản lý hoạt động dạy học theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học của hiệu trưởng trường TH là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của hiệu trưởng. Trước hết, hiệu trưởng cần nắm vững thế nào là đổi mới phương pháp dạy học tiểu học và làm cho giáo viên hiểu rằng việc đổi mới phương pháp dạy học không phải là sự thay thế các phương pháp dạy học cũ bằng các phương pháp dạy học mới mà đổi mới phương pháp dạy học là đổi mới cách tiến hành các phương pháp, đổi mới các phương tiện và hình thức triển khai phương pháp trên cơ sở khai thác triệt để ưu điểm của các phương pháp cũ và vận dụng linh hoạt một số phương pháp mới nhằm phát huy tối đa tính tích cực, chủ động và sáng tạo của người học. Đồng thời hiệu trưởng cần làm cho giáo viên hiểu rõ những định hướng trong đổi mới phương pháp dạy học

Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý và biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học của hiệu trưởng trường TH

Cơ sở vật chất, trang thiết bị các trường TH của huyện còn nhiều thiếu thốn, chưa đáp ứng đủ để đổi mới phương pháp daỵ học theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học có hiệu quả cao; Công tác quản lý giáo dục vẫn còn một số bất cập; việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học ở một số trường chưa trở thành hành động tự giác của cán bộ, giáo viên hoặc mang nặng yếu tố hình thức và các điều kiện thực hiện.

1.2.Hoạt động dạy học theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học trong thời gian qua ở các trường TH huyện Đắk R’Lấp đã đáp ứng yêu cầu phát huy được tính tích cực, tự giác chủ động, sáng tạo của học sinh, tăng khả

năng làm việc theo nhóm, tạo được hứng thú trong việc học của các em. Các trường đã tổ chức đổi mới phương pháp dạy học với các nội dung: đổi mới phương pháp dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin, bản đồ tư duy hỗ trợ đổi mới phương pháp dạy học và quản lý nhà trường, tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.

Qua việc khảo sát thấy nhận thức của một số giáo viên về đổi mới PPDH chưa thật đầy đủ và họ chưa thực sự thấy sự cấp thiết của đổi mới PPDH. Vì vậy cách dạy vẫn nặng về PPDH cũ, thiên về truyền thụ một chiều để học trò hiểu khái niệm thông qua giảng giải của thầy và vận dụng vào các tình huống đã được lựa chọn mang tính mẫu.

Thực trạng biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở các trường TH huyện Đắk R’Lấp đã có những chuyển biến tích cực . Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế cơ bản như phương pháp dạy học chậm đổi mới, hoạt động bồi dưỡng và tự bồi dưỡng của giáo viên chưa đi vào chiều sâu, cơ sở vật chất- thiết bị dạy học nghèo nàn.

Nguyên nhân

- Cán bộ quản lý chưa được đào tạo cơ bản về khoa học quản lý, chưa được trang bị đầy đủ về lý luận PPDH và đổi mới PPDH

- Một số cán bộ quản lý, giáo viên tuổi cao hạn chế trong tiếp thu cái mới hoặc do thâm niên quản lý còn ít nên chưa có bề dày kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo

- Đời sống kinh tế của một số giáo viên còn khó khăn nên ảnh hưởng đến tính tích cực trong đầu tư nghiên cứu thực hiện đổi mới PPDH.

- Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học chưa đáp ứng yêu cầu của đổi mới PPDH. - Mặt bằng nhận thức của học sinh không đồng đều.

con em mình.

- Công tác xã hội hoá giáo dục chưa có hiệu quả.

1.3.Cơ sở để đề xuất biện pháp là: Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn - Nguyên tắc đề xuất các biện pháp

+ Nguyên tắc biện pháp đảm bảo tính hệ thống + Nguyên tắc biện pháp đảm bảo tính toàn diện + Nguyên tắc biện pháp đảm bảo tính khả thi + Nguyên tắc biện pháp đảm bảo tính kế thừa - Có 7 biện pháp đề xuất là:

Biện pháp 1: Bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho cán bộ giáo viên và học sinh về đổi mới PPDH

Biện pháp 2: Chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch dạy học theo hướng đổi mới PPDH

Biện pháp 3: Quản lý hoạt động giảng dạy cuả giáo viên và hoạt động học tập

của học sinh theo hướng đổi mới PPDH

Biện pháp 4: Xây dựng và phát triển đội ngũ GV theo hướng đổi mới PPDH

Biện pháp 5: Quản lý việc thực hiện kiểm tra, đánh giá theo hướng đổi mới PPDH

Biện pháp 6: Quản lý điều kiện đảm bảo đổi mới PPDH

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học (Trang 112 - 158)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(158 trang)
w