Biện pháp quản lý việc thực hiện quy chế chuyên môn và kiểm tra đánh giá theo

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học (Trang 106 - 110)

- Biện pháp phối hợp với các tổ chức trong và ngoài nhà trường trong quản lý dạy học đổ

3.2.5 Biện pháp quản lý việc thực hiện quy chế chuyên môn và kiểm tra đánh giá theo

đánh giá theo hướng đổi mới PPDH.

- Mục tiêu của biện pháp

Đây là một hoạt động vô cùng quan trọng vừa mang tính định hướng cho toàn bộ hoạt động nhà trường, vừa là chuẩn mực để tập trung các thành viên trong nhà trường thực hiện nhiệm vụ đổi mới PPDH, đồng thời tạo điều kiện cho giáo viên thực hiện đổi mới, thanh kiểm tra, điều hành thúc đẩy mọi thành viên của nhà trường đổi mới PPDH.

- Nội dung của biện pháp

Để hoạt động quản lý, chỉ đạo có hiệu quả đòi hỏi Hiệu trưởng các nhà trường phải căn cứ vào thực tế đơn vị trường, điều kiện kinh tế xã hội địa

phương để từ đó xây dựng kế hoạch phù hợp nhưng có tính khoa học và khả thi, tổ chức chỉ đạo, kiểm tra đánh giá thực hiện đổi mới PPDH có hiệu quả. Về đội ngũ trong các nhà trường cần có kế hoạch bồi dưỡng như đã đề cập ở phần trên, điều đặc biệt là cần đưa được công nghệ thông tin vào công tác quản lý chỉ đạo của nhà trường.

Hiệu trưởng là cần tiếp cận với công nghệ thông tin để có thể cập nhật thong tin kịp thời, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến giáo dục hiện đại, trong đó đặc biệt chú trọng tới đổi mới PPDH

- Cách thức thực hiện biện pháp

Trong quản lý nhân sự của nhà trường có nhiều khâu từ tuyển mới , bố trí sử dụng, đãi ngộ trong các khâu của quản lý cần đưa việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học thành tiêu trí đánh giá.

+ Hiệu trưởng phải thấy được năng lực phẩm chất, tính cách, mặt mạnh, mặt yếu của từng người mà phân công nhiệm vụ cho phù hợp. Phân công lao động phải đảo bảo nguyên tắc hiệu quả lao động đứng hàng đầu, mặt bằng lao động phải đảm bảo. Phát huy thế mạnh của mỗi cá nhân tạo điều kiện cho mặt yếu của họ giảm đi, biết khơi dậy ở mỗi giáo viên lòng tự

trọng nghề nghiệp, thái độ đúng đắn với nghề. Hiệu trưởng phải có cách nhìn nhận, đánh giá giáo viên theo quan điểm biện chứng, không nên đẩy giáo viên vào tâm lý ỷ lại, tự ti. Các sinh hoạt theo định kỳ hàng tuần, hàng tháng của tổ chuyên môn đều thể hiện nội dung nhận xét và đánh giá về đổi mới phương pháp dạy học. Tổ trưởng chuyên môn chịu trách nhiệm trước hiệu trưởng về kế hoạch hoạt động của tổ, căn cứ vào kế hoạch chung của trường. Kế hoạch phải cụ thể thời gian tiến hành hoạt động, nội dung cần thực hiện, người thực hiện, các chỉ tiêu phải đạt được, danh hiệu đăng ký thi đua của tổ và các thành viên trong tổ.

+Tổ trưởng chuyên môn trực tiếp lên kế hoạch dự giờ thăm lớp của các tổ viên. Sau dự giờ có họp rút kinh nghiệm. Tổ trưởng chuyên môn trực tiếp kiểm tra, ký giáo án của các tổ viên.Kiểm tra - đánh giá là khâu cuối cùng của chu trình quản lý. Qua kiểm tra góp phần thúc đẩy hoạt động đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên.

+ Hiệu trưởng kiểm tra chất lượng đổi mới phương pháp của giáo viên qua dự giờ, thăm lớp, soạn bài việc kiểm tra dưới nhiều hình thức: Có báo trước, không báo trước.

+ Kiểm tra chất lượng giáo án: Việc đầu tư thường xuyên hoàn thiện và cải tiến việc soạn giáo án sẽ giúp giáo viên vận dụng lý luận và phương pháp sư phạm vào việc biên soạn giáo án, tiến hành bài giảng đạt đạt chất lượng cao. + Hiệu trưởng tiến hành kiểm tra thực hiện chế độ chương trình đối chiếu với kế hoạch cá nhân để tránh hiện tượng giáo viên giảng dạy tuỳ tiện + Kiểm tra việc đánh giá xếp loại của giáo viên đối với học sinh qua việc đổi mới phương pháp dạy học.

+ Đánh giá giáo viên là khâu quan trọng nhất. Đó là sự xác nhận của nhà trường về năng lực, phẩm chất của giáo viên. Vì vậy cần có những nhận xét chính xác của người quản lý cũng như những đánh giá công bằng của tập thể về mỗi giáo viên.

- Điều kiện thực hiện biện pháp

+ Cán bộ quản lý các trường tiểu học phải nghiên cứu đầy đủ và nắm vững nội dung, quy chế chuyên môn;

+ Hiệu trưởng hướng dẫn, giao nhiệm vụ cụ thể cho phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn, tổ trưởng, khối trưởng và giáo viên một cách rõ ràng;

+ Xây dựng kế hoạch kiểm tra thường xuyên;

+ Xây dựng hệ thống công cụ để theo dõi, kiểm tra đánh giá.

3.2.6. Biện pháp quản lý điều kiện đảm bảo đổi mới phương pháp dạy học.

- Mục tiêu của biện pháp

Đổi mới PPDH là quá trình hoạt động thực tiễn cần có các nguồn lực và các điều kiện CSVC, trang thiết bị kĩ thuật đảm bảo thì mới thực hiện có hiệu quả.

- Nội dung của biện pháp

Các yếu tố liên quan trực tiếp tới việc nâng cao hiệu quả đổi mới PPDH đó là:

+ Thù lao cho đội ngũ giáo viên;

+Tăng cường cơ sở vật chất; trang thiết bị (phòng thí nghiệm, máy chiếu); + Mua sắm đủ sách giáo khoa và các tài liệu tham khảo;

+ Chi cho các nghiên cứu và trao đổi kinh nghiệm đổi mới dạy học và hoạt động quản lý của Hiệu trưởng nhà trường.

+Chi cho các hoạt động học sinh đảm bảo yêu cầu PPDH mới. - Cách thức thực hiện biện pháp

+ Thông qua hội cha mẹ học sinh, các nhà trường phải tuyên truyền để mọi người dân nhất là cha mẹ học sinh hiểu và ủng hộ đổi mới PPDH nói riêng. Qua thực tế cho thấy, nhân dân Huyện Đắk R’Lấp tuy còn nghèo nhưng khi có nhận thức đúng, rõ,hiểu về giáo dục và vì sự tiến bộ của của con em mình, đồng thời thấy được nguồn kinh phí được sử dụng hợp lý, có hiệu quả thì họ sẵn lòng chung sức với các nhà trường.

+ Công khai kinh phí Nhà nước cấp; kinh phí đóng góp của học sinh theo quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh.

+ Bên cạnh đó, hàng năm các nhà trường đều có nguồn thu xây dựng theo qui định của Hội đồng nhân dân tỉnh. Có thể huy động học sinh đóng trước kinh phí xây dựng trước một năm. Như vậy, với nguồn thu huy động và cho phép theo đúng qui định của Nhà nước, các nhà trường có nguồn kinh phí tập trung cho cải tạo và xây dựng các phòng học bộ môn đáp ứng được yêu cầu tối thiểu về phòng học bộ môn phục vụ cho yêu cầu đổi mới PPDH trong mỗi nhà trường.

- Điều kiện thực hiện biện pháp

+ Cán bộ quản lý nhà trường phải có kế hoạch sắp xếp, tổ chức hệ thống phòng học, phòng làm việc cho phù hợp với thực tế của đơn vị mình; quản lý, tạo điều kiện phục vụ tốt nhất cho giáo viên trong giảng dạy;

+ Đội ngũ giáo viên phải có ý thức và tinh thần trách nhiệm trong việc bảo quản, giữ gìn đồ dùng dạy học, đồng thời sử dụng hiệu quả các trang thiết

bị hiện có và tích cực tham gia tự làm đồ dùng dạy học.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học (Trang 106 - 110)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(158 trang)
w