Để tài chỉ tập trung nghiên cứu thực trạng bau không khí tâm lý trong gia đình, một số biểu hiện vé xung đột trong gia đình và mối quan tâm của cha mẹ đối với việc học tập của con cái tr
Trang 1TAM LÝ- GIÁO DỤC
BỘ GIAO DỤC VÀ ĐÀO TẠO —— `
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TPHCM
KHOA TÂM LÝ - GIÁO DỤC
TY THOT CAH
ru Rem
LUAN VAN TOT NGHIEP DAI HOC
CHUYEN NGANH TAM LY HOC
NGƯỜI HƯỚNG DAN KHOA HỌC: TH.S ĐỖ HANH NGA
GIANG VIÊN TÂM LÝ HỌC
aa TPHCM 2001
Trang 2MỤC LUC
MỞ ĐẦU Trang (1
I, Lý do chon dé tài 01
II Mục dich nghiên cứu (H
II Nhiệm vụ nghiên cứu (4
IV Đối tượng và khách thể nghiên cứu (M
V Giả thuyết nghiên cứu 05
VI Giới hạn va phạm vi nghiên cứu (l5
VH Phương phap nghiên cứu Ob
NOI DUNG 07
Chương 1: lịch sử vấn dé (I7
Chương 3: cơ sở lý luận 12
I Những vấn để chung về gia đình 12
1, Gia đình và các loại gia đình 12
1.1 Khái niệm gia đình [2
1.2 Các loại gia đỉnh, l4
2 Chức năng gia đình 15
3 Bầu không khí tâm lý trong gia đình 17
3.1 Bầu không khí tâm lý 17 3.2, Bầu không khí tâm lý trong gia đình 17
4 Các mỗi quan hệ trong gia đình, 33
4.1 Quan hệ huyết thống 23
4.2 Quan hệ do phap lý tạo ra 23
5 Xung đột trong gia đình, 30
5.1 Khái niệm, bản chất và các loại xung đột, 30
5.2 Nguyên nhẫn của các xung đột trong gia đình Az
Trang 3MỤC LUC
MỞ ĐẦU Trang OI
I, Lý do chọn để tai, 01
IT Mục dich nghiên cứu 04
II Nhiém vụ nghiên cứu tid
IV, Bối tượng và khách thé nghiên cứu (4
vo Giả thuyết nghiên cứu 05
VỊ Gidi han và phạm vi nghiên cứu 05
VU Phương pháp nghiên cứu 06
NOI DUNG 07
Chương 1: lich sử vấn dé 07
Chương 2: cơ sở lý luận 12
L Những vấn dé chung về gia đình 12
1 Gia đình và các loại gia đình I2
1.1 Khái niệm gia đình 12
1.2 Các loại gia đình l4
2, Chức năng gia đình, 15
3, Bầu không khí tâm lý trong gia đình 17
3.1 Bau không khí tâm lý 17
3.2 Bầu không khí tâm lý trong gia đình 17
4 Các mổi quan hệ trong gia đình 23
4.1 Quan hệ huyết thống 23
4.2, Quan hệ do phap lý tạo ra, 23
5 Xung đội trong gia đình 3U
5.1 Khái niệm, bản chất và các loại xung đột 30)
5.2 Nguyên nhân của các xung đội trong gia đình 32
Trang 4MỞ ĐẦU
I LÝ DO CHỌN ĐỀ Tài:
i Đối với người A đông nói chung và người Việt Nam nói riêng thì gia đình là
một giá trị quan trọng bậc nhất, Chính vì thế để quốc gia hưng thịnh, phát triển tốt
đẹp và văn minh thì trước hết phải có những gia đình vững chấc và hạnh phúc
Trong việc cai trị đất nước của các triểu đại Phong kiến nước ta ngày xưa đều rất
chú trọng đến vấn để gia đình, coi gia đình là cơ sở quan trọng bậc nhất để tạo lập
kỷ cương và ổn định xã hội mà như Mạnh Tử, triết gia từ thời cổ đại đã từng nói:
*Thiên hạ chỉ bản tại quấc, quốc chỉ bản tại gia” (Gốc của thiên hạ là ở nước, gốccủa nước là ở nhà) [19;5] Hay như Chủ tịch Hỗ Chí Minh kính yêu đã từng nói
“Nhiéu gia đình mới cộng lại thành xã hội Xã hội tốt thì gia đình càng tốt, gia đình
tất thì xã hội mới tất Hat nhân của xã hội là gia đình, chính vì muốn xây dung chủ
nghĩa xã hội thì phải chú ý đến hạt nhân cho tất" [39:11] Gia đình qua các thời đạilich sử đểu đóng một vai wd quan trọng trong việc xây dựng đất nước phổn vinh và
giàu mạnh Gia đình và xã hội có một mối quan hệ khắng khít với nhau, bổ sungnhau không thể tách rời nhau, gia đình và xã hội có mối quan hệ hai chiéu có sựphản ứng ngược chiéu hay thuận chiéu của gia đình Vì thế việc xây dựng một gia
đình ấm no và hạnh phúc là vô cùng quan trọng không những chỉ ở những cá nhân
ma nó còn là sự quan tâm của xã hội khi chuẩn bị cho người trẻ tham gia vào cuộc
sống gia đình.
2 Gia đình là một thiết chế xã hội là một nhóm xã hội đặc biệt và có thể xem là
một xã hội thu nhỏ, vì thế gia đình rất "nhạy cảm " trước những sự biến đổi của xã
hội Đất nước chúng ta dang trong thời kỳ đổi mới, những bước “chuyển mink” một
cách nhanh chồng để trở thành một trong những “Con Rồng của châu A” hòa nhập
vào nên văn minh và tiến bộ của thế giới, Chính vì diéu đó khiến cho gia đình cũng
1
Trang 5phải chuyển đổi theo đà phát triển cho phù hợp với những biến đổi của xã hội songgia đình có tính ổn định, độc lập tương đối của nó Một mặt các thành viên trong giađình tham gia nhiều vào đời sống xã hội, đời sống vật chất và tinh than được nânglên đáng kể Con người, đặc biệt là người phụ nữ được thoát li ra khỏi bốn bức tường
của gia đình, các thành viên trong gia đình cùng nhau tạo ra kinh tế gia đình Mặt
khác, hình thái kinh tế xã hội thay đổi kéo theo sự thay đổi cấu trúc gia đình, nhữnggia đình "tam đại đẳng đường", "tứ đại đẳng đường" dẫn được thay thế vào đó là
những gia đình “hat nhân hai thế hệ " Chính vì sự tan rã dẫn cấu trúc gia đình nhiều
thế hệ làm cho các mối quan hệ trong gia đình ngày càng lỏng lẻo hơn, bau khôngkhí tâm lý trong gia đình kém dẫn, tác dung giáo dục của gia đình gidm sút nghiêm
trọng: người lớn trong gia đình thường tập trung cho công việc làm ăn, công tác và
học tập Mỗi người mỗi nơi, mỗi hướng hoạt động khác nhau Do vậy, việc dạy dỗcon cái trong nhiều gia đình không được chú ý đúng mức, phẩn lớn là giao phó chocác lực lượng giáo dục ngoài gia đình Cũng từ đó mà sự chăm sóc và quan tâm đếnnhau giữa các thành viên trong gia đình cũng kém phan chu đáo Những giờ phút có
thể ngồi lại với nhau hàn huyén, tâm sự, những buổi cơm chung gia đình cũng không
còn, vì nhiều lẽ như thời gian làm việc và học tập khác nhau hoặc những lúc cẩn
bàn thảo một công việc nào đó của gia đình cũng nhường cho công việc: người thì
chuẩn bị cho công việc ngày hôm sau, người thì lo tính toán với những con số, người
thì học hành ngoại khóa, lang thang trên internet, đọc báo hay xem truyền
hình.v.v
3, Từ những thay đổi cấu trúc gia đình kéo theo đó là sự thay đổi trong các mối quan hệ của các thành viên trong gia đình Các thành viên tự do, bình đẳng hơn
trong các mỗi quan hệ, kiểu gia đình gia trưởng dẫn bị thay thế, không còn quan hệ
một chiéu “Phu xưởng phụ tủy" hay “Thiên hạ vô bất dé phụ mẫu” (trong thiên ha
không có cha mẹ nào là không đúng) [10;146] Nhưng cũng từ đó ma gay ra những
mâu thuẫn, những xung đột trong nội hộ gia đình, không còn sự trật tự trong gia đình
kiểu như "phụ phụ tử tử, huynh huynh đệ dé" (cha ra cha, con ra con, anh ra anh, em
Trang 6ra em) [10;147] Sự đảo lộn vai trò làm chủ gia đình, quyền điều hành gia đìnhthuộc vào tay người nào tạo ra kinh tế,
4, Một điểu chúng ta không thể phủ nhận là gia đình là môi trường tốt nhất chotrẻ hình thành va phat triển nhân cách một cách hài hòa và lành mạnh, là “bệ
phóng" cho trẻ vững bước tham gia vào cuộc sống xã hội Ngoài ra, trẻ ở lita tuổi
trung học phổ thông đang có những định hướng cho tương lai của mình, ý thức học
tập ngày càng tích cực và để trẻ đạt thành tích cao trong học tập nhất thiết gia đìnhphải tao cho trẻ cảm giác an toàn, thoải mái trong hoc tập cũng như trong các hoạt
động khác Một khi gia đình không còn là mái ấm, là chỗ dựa, là điểm tựa an toàn
cho trẻ thì trẻ không còn nơi nương tựa và dẫn đến tình trạng trẻ trở nên u uất, chấnchường, trầm cảm thu mình lại trước những mối quan hệ Rồi chúng bỏ học, bổ nhà
đi lang thang Chẳng han, theo thống kê trên một số báo chi thì hiện nay con số trẻ
lang trên đường phố trên 19.000 trẻ [57;7]; chúng trở thành những người phạm pháp
trẻ tuổi và vướng vào vòng vây của biết bao tệ nạn xã hội Đặc biệt là thanh thiếu
niên đang đứng trước đại dich AIDS mà hai nguồn lây nhiễm chủ yếu là mại dâm và
ma túy, người bệnh đang ngày cảng trẻ hóa dẫn Một cuộc khảo sất trên 400 người
nghiện ma túy trẻ thì học sinh chiếm 17% (trong đó 13 - 18 tuổi chiếm 24%) Tại
trung tâm điểu dưỡng Bình Triệu thì số lượng học viên dưới 25 tuổi chiếm tới66.25%, Tỷ lệ nhiễm HIV ở gái mại dâm hiện nay là 21.6% (so với Thái Lan 18 -20%, Campuchia là 49%) [58;3] Bên cạnh đó là số người ty tử trẻ tuổi (từ 16 — 30
tuổi) cũng chiếm đại đa số trong các ca tự tử (chiếm 68,4% trong số ca tự tử) với
nhiều lý do khác nhau, nhưng hau như đều xuất phát từ những bất ổn trong gia đình.
Chẳng hạn như: xung đột vợ chẳng 34,2%; cha mẹ với con cái 25,2%; trở ngại trong
tinh yêu 9% [58:3].
5, Từ những lý do trên mà người nghiên cứu mạnh dan tìm hiểu thực trạng bầu
không khí tâm lý trong gia đình và thành tích học tập của học sinh tại trường
phổ thông trung học Võ Thị Sáu
Trang 7II MỤC DICH NGHIÊN Cứu:
| Nghiên cứu cơ sở lý luận của Tâm Lý Học Xã Hội về gia đình và bau không
khí tam lý trong gia đình °
2 Tim hiểu thực trang bau không khí tâm lý trong gia đình và thành tích học tậpcủa học sinh phổ thông trung học Võ Thị Sáu
3 Đưa ra một số kiến nghị và để xuất về mặt tâm lý học để xây dựng một bau
không khí tâm lý trong gia đình thuận lợi và ấm cúng.
II NHIỆM VỤ NGHIÊN CứU:
| Tim hiểu một số vấn để lý luận vẻ: Gia đình; bau không khi tâm lý trong gia
đình; mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái; xung đột giữa cha mẹ và con cái.
2 Khảo sát thực trạng bầu không khí tâm lý trong gia đình và thành tích học tập
của học sinh được biểu hiện như sau:
2.1 Thực trạng bầu không khí tâm lý của các gia đình được nghiên cứu
2.2 Thực trạng mối quan tâm của cha mẹ đối với việc giáo dục con cái (chỉ đểcập đến sự chăm lo của cha mẹ tới việc học tập của con cái)
Iv ĐỐI TƯỢNG Va KHÁCH THỂ NGHIÊN Cứu:
1 Đối tượng nghiên cứu: Bầu không khí tâm lý trong gia đình và thành tích
Trang 8V GIG THUYẾT NGHIÊN CỨU:
| Bau không khí tâm lý trong gia đình được nghiên cứu biểu hiện tích cực
2 Những loại gia đình khác nhau thì có bau không khí tâm lý trong các gia đình
5 Có sự khác biệt về thành tích học tập ở học sinh nam và nữ, và học sinh các
khối lớp khi có cùng mỗi quan tâm của cha mẹ đối với việc học tập của con cái
VI GIỚI HN Và PHEM VI NGHIÊN Cứu:
1 Nghiên cứu trên các gia đình học sinh trường trung học phổ thông Võ Thị Sáuthành phố Hỗ Chí Minh
2 Tập trung nghiên cứu lý thuyết các vấn để về bầu không khí tâm lý trong gia
đình ở Việt Nam.
3 Để tài chỉ tập trung nghiên cứu thực trạng bau không khí tâm lý trong gia
đình, một số biểu hiện vé xung đột trong gia đình và mối quan tâm của cha mẹ đối
với việc học tập của con cái trong các gia đình được nghiên cứu.
4, Thành tích học tập của học sinh lấy kết quả thi học ky I năm học 2000
-2001.
5 Pham vi nghiên cứu là học sinh lớp 10, 11 và lớp 12 của trường Võ Thị Sáu
(mỗi khối chọn 2 lớp)
6 Do việc tiếp xúc với phụ huynh để nghiên cứu trực tiếp về bau không khí tâm
lý trong gia đình họ rất khó khăn Nên người nghiên cứu chưa thể tiến hành nghiêncứu ở phụ huynh.
Trang 9Vil PHƯƠNG PHáP NGHIÊN Cứu:
1 Mẫu nghiên cứu:
Tiến hành lấy mẫu nghiên cứu trên học sinh lớp 10, 11 và lớp 12 trường VõThị Sáu, Mỗi khối rút thăm chọn ngẫu nhiên 2 lớp
2 Dụng cụ nghiên cứu:
Xây dựng dụng cụ nghiên cứu qua 2 giải đoạn.
2.1 Giai đoạn 1: Đưa ra câu hỏi mở để thăm dò ý kiến của 50 học sinh trườngphổ thông trung học Võ Thị Sáu Gom 4 câu hỏi:
- (Cu |; Quan hệ giữa bạn và cha mẹ trong gia đình hiện nay thé nào?
Câu 2: Quan hệ giữa bạn và anh, chị, em trong gia đình như thế nào?
- Cau 3: Quan hệ giữa cha me bạn hiện nay ra sao?
- Câu 4: Mối quan tâm của cha mẹ bạn đối với việc học tập của bạn hiện nay
được thể hiện bằng cách nào?
2.2, Giai đoạn 2: Từ kết quả thăm dé mở và việc nghiên cứu các tài liệu về Tâm
Lý Học, Tâm Lý Học Xã Hội và Xã Hội Học và kết hợp ý kiến chủ quan của ngườinghiên cứu để xây dựng dụng cụ nghiên cứu chính thức là bảng hỏi bao gồm có 9
câu (xin xem phần phụ lục)
3 Phương pháp nghiên cứu:
s Nghiên cứu tai liệu.
* Tham dò ý kiến chuyên gia.
« Phỏng van.
«_ Điều tra bằng bang Ankét
© Thong kê toán học (sử dụng phan mềm MYSTAS):
>» Xếp tấn số và tỷ lệ phan trăm.
> Kiểm nghiệm F; T và Chi - Square.
6
Trang 10NỘI DUNG
Chương 1: LICH Sử VẤN ĐỀ.
1 Những vấn để nghiên cứu ở nước ngoài
Ngay từ thời cổ đại đã xuất hiện những tác phẩm nghiên cứu về gia đình,điển hình như Khổng Tử có thể xem như là người đi tiên phong trong vấn để nghiêncứu về gia đình và nó được thể hiện trong cuốn “Luận Ngữ" mà các học trò của
Ông, trong lúc học cùng với Khổng Tử đã ghi chép lại, Trong học thuyết của Khổng
Tử thì các mối quan hệ gia đình bat đầu từ quan hệ cha mẹ — con cái và là trung tâm
của mọi quan hệ xã hội và học thuyết nay coi việc xây dựng các mối quan hệ trong
gia đình là quan trọng nhất trong các mối quan hệ
Tâm Lý Học Xã Hội được coi như là ngành khoa học đầu tiên nghiên cứu và
sử dụng về “bdu không khí tâm lý" Tuy nhiên, Tâm Lý Học Xã Hội cũng chỉ mới sử
dụng thuật ngữ “bẩu không khí tâm lý” từ những thập niên gan đây Ở đây người
nghiên cứu xin giới thiệu một số nhà Tâm Lý Học đi tiên phong trong việc nghiên
cứu về “bầu không khí tâm lý"
Thuật ngữ “Bầu kháng khí tâm lý" đã được Manxurôy (Liên Xô cũ) sử dụng
trong nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao động, trong đó có bau
không khí tâm lý tập thể Chính vì thuật ngữ này mới nên rất nhiều tác giả quan tâm nghiên cửu và những công trình nghiên cứu thường tập trung vào bầu không khí tâm
lý trong tập thể lao động, như những vấn để sau: “vấn để mối quan hệ giữa những
yếu tổ bên ngoài và bên trang - trong việc xác định hành vi và chức năng điều chỉnh
ý thie",
Cuối những năm 60, một công trình nghiên cứu không chỉ xác định khái niệm
“Bau không khí tâm ly xã hội" mà còn xác định tình trạng nghiên cứu vấn để này,
Đó là công trình của G.À, Metrenov và M.N Notrevnhik Ho đã phát biểu trong công trình nghiên cứu của mình như sau: “trong không khí tâm lý xã hội cần phải chú
ý đến sắc thải cẩm xúc tâm lý, nó được hình thành trong quả trình hoạt động và được
T
Trang 11thể hiện trong mối tác động qua lại giữa các thành viên trong tập thể, trên cơ sở mỗi
liên hệ khách quan và chủ quan giữa các nhóm chính thức và không chính thức, thông
qua sự tiến xúc giữa các cd nhân Sắc thái cdm xúc này được qui định bởi gid trị địnhhướng, chuẩn mực đạo đức và quyén lợi của các thành viên trong tận thé”.
Theo các nhà Tâm Lý Học X6 Viết thì không khí tâm lý xã hội cụ thể của tập
thể được hình thành bởi hai nhãn tố cơ ban sau: Một là sự hình thành những diéu
kiện xã hội vi mô của hoạt động sống, cũng như những điểu kiện vĩ mô của nó Hai
là nó không chỉ hình thành trong quá trình hoạt động xã hội, giao tiếp, nghỉ ngơi và
sinh hoạt hãng ngày.
Ngoài ra, còn một số nghiên cứu về vai trò của người lãnh đạo đối với không khí tâm lý Chẳng hạn như những vấn để xung đột và cách giải quyết nó hay các
yếu tố khác ảnh hưởng đến bầu không khí tâm lý
2 Những vấn để nghiên cứu ở trong nước
Những nghiên cứu vé gia đình tại Việt Nam cũng rất nhiều, nhưng về bau không khí tâm lý trong gia đình chưa có nhiễu người nghiên cứu, mà phan lớn tập
trung nghiên cứu các khía cạnh khác về gia đình như: mối quan hệ và thái độ của các thành viên trong gia đình Người nghiên cứu xin giới thiệu một số công trình
nghiên cứu có liên quan đến dé tài:
Nho giáo ngự trị ở nước ta khá lâu đời thì việc giáo dục gia đình là một nhiệm
vụ được triểu đình Phong kiến và các nhà Nho đặt lên hàng đầu Nhưng cũng chưa
có một tác phẩm nào mang tính phổ biến ma phẩn lớn dựa vào học thuyết của Nho
giáo Mặc dù thế, việc giáo dục gia đình rất phổ biến trong nước ta thời bấy giờ có thể xem những bài “Gia huấn ca" dùng để giáo dục trong các gia đình và họ tộc là
những tác phẩm về gia đình rất phù hợp với đất nước ta thời bấy gid, vì những bài
gia huấn này có vẫn điệu khiến dễ thuộc, dé nhớ đối với những người dân ta phin
lớn ít chữ, đặc biệt là phụ nữ đối tượng ít được chính thức đến trường học Tác giả của gia huấn là những Nho gia, là những người học giỏi, đỗ cao, là đại thần, là thấy
giáo nổi tiếng Những tác giả phải kể đến là Mạc Dinh Chi (Giáo huấn tử phú),
Trang 12Nguyễn Trãi (Bảo kính cảnh giới), Nguyễn Binh Khiêm (Bach van gia huấn), Hỗ
Phi Tích (Cùng đạt gia huấn), Bùi Huy Bich (Hành tham quan gia huấn)
Chẳng hạn như mối quan hệ giữa cha - con: cha mẹ đối với con cái là tìnhthương yêu, là sự bao dung, là trách nhiệm dạy dỗ, đó là điểm mấu chốt của đạo
làm cha mẹ: “Lam cha cho phải đạo cha,
Day răn nghiêm phép tit hòa dé khuyên ",
Còn con cái đối với cha mẹ d6 là “hiếu " một tiêu chí tối quan trọng của ludn
lý và đạo đức Nho giáo, là phẩm chất số một của mọi đức hạnh.
"Hiếu là trăm nét đầu lòng, Người chẳng thảo thuận là dòng muông dé”.
Nhìn chung các bai gia huấn dùng giáo dục trong phạm vi gia đình, đôi lúcchỉ là bộc phát để ran day con cái và những người trong gia đình, đặc biệt các bàigia huấn chú ý nhiều đến việc giáo duc phụ nữ Nhưng những bai này cũng góp mộtphan quan trọng trong việc giáo dục nên nếp gia phong trong gia đình thời Phongkiến
Trong những năm gắn đây thì vấn để gia đình được nhiều khoa học quan tâmnghiên cứu từ cấp cơ sở đến trung ương Như trong nghiên cứu “Những nghiên cửu
về xã hội hoc" của GS Tương Lai thực hiện từ 1991-1996, Dé tài này đã qui tụ rất
đông những nhà khoa học của các ngành khác nhau và để tài nghiên cứu rất nhiềulĩnh vực khác nhau về gia đình như đi tìm một định nghĩa về gia đình, vai trò của
giới trong việc xây dựng gia đình hạnh phúc, sự biến đổi cấu trúc gia đình
Hay như trong công trình nghiên cứu về “Vai trò gia đình trong việc xây dựngnhân cách con người Việt Nam" của GS, Lê Thi, Để tài KX/07/09, 1992-1995 Đểtài nghiên cứu cụ thể những vấn để sau: Con người và vấn để xã hội hóa Qua khảo
sát cho thấy nhiều bậc cha me đã nhận thức được vị trí vai trò và trách nhiệm của
gia đình đối với việc giáo dục thế hệ trẻ, Họ đã quan tâm nhiều đến việc học tập
của con cái, rèn luyện chúng về đạo đức, tư cách, tạo điểu kiện cho chúng học hành, vui chơi VỀ quan niệm gia đình hòa thuận (xếp tif cao nhất trở xuống): Gia đình
Trang 13hòa thuận; con ngoan, học giỏi, tiến bộ; chăm sóc cha mẹ già yếu Vẻ định hướng
giáo dục con cái: Con có hiếu; có văn hóa cao; có nghề chuyên môn cao Để tài
nghiên cứu đã lột tả được vai trò quan trọng của gia dinh trong sự hình thành nhân
cách con người trong các giai đoạn lịch sử Tuy nhiên, để tài chỉ dừng lại ở việc chỉ
ra thực trạng gia đình chưa để ra một thang chuẩn giá trị để xây dựng một gia đình
hòa thuận, ấm cúng một cách tương đối lý tưởng.
Hay công trình nghiên cứu cấp thành phố “Nhận điện và dự báo về cẩu trúc
va chức năng gia đình ở TPHCM" của PTS Nguyễn Minh Hòa, 1995-1997, Tác giả
nghiên cứu nhiều vấn để về gia đình, trong đó về quan hệ giữa các thành viên trong
gia đình tác giả đã chỉ ra những vấn đế sau: Vai trò của vợ và chong trong gia đình:
theo sự quan sát trên 900 hộ gia đình của tac giả thì nhìn chung vai trò của vợ chẳnghấu như là bình đẳng như: quyết định các khoản chỉ tiêu lớn; việc học hành (chọnnghề) của con cái; quyết định việc hôn nhân của con cái; quyết định các chuyến đi
xa đều do cả hai cùng quyết định Chỉ có phẩn người đóng góp nhiễu nhất cho ngân
sách gia đình là thuộc về người chỗng và người nắm giữ ngân sách là do người vợ.
Quan hệ giữa cha mẹ và con cái: trong gia đình hiện nay cha me và con cái thỉnh
thoảng có những cự cãi (phản ứng lại bằng lời và cử chỉ) và nguyên nhân dẫn đến
tinh trang này là do không cùng thị hiếu, sở thích của cá nhân và các quan hệ bạn
bè, tình yêu của con cái Nhìn chung vấn để này được tác giả nghiên cứu để nhậndiện hiện trạng gia đình ở TPHCM, chưa đi sâu nghiên cứu những vấn để tâm lý
trong các mỗi quan hệ của các thành viên trong gia đình Nhưng cũng cung cấp cho
ta một cái nhìn tổng thể về gia đình tại TPHCM hiện nay
Bên cạnh những nghiên cứu của các học giả thì một số sinh viên và ngay cả
những giảng viên cũng đã tham gia vào việc nghiên cứu về gia đình Chẳng han, để
tài “Thái độ của học sinh đấi với cha mẹ trường PTTH Trưng Vương TPHCM" của
Nguyễn Thị Mỹ Linh, Luận văn tốt nghiệp đại học năm học 1993/1994, sinh viên
khoa Tâm Lý - Gido Dục trường Đại Học Sư Phạm TPHCM Dé tai tập trung
nghiên cứu thái độ của học sinh đối với cha mẹ Tìm hiểu những mối quan hệ trong
10
Trang 14gia đình học sinh, Tuy nhiên, để tài chỉ mới tìm hiểu thái độ của học sinh trong các
vấn để sinh hoạt trong gia đình, mà chưa tìm hiểu thái độ của phụ huynh về những
vấn để đó Hay như "Bầu không khí tâm lý trong gia đình và việc giáo dục con cdi
của các gia đình có con là sinh viên" của Phạm Thị Thanh Mai, luận án thạc sĩ Tam
Lý - Giáo Dục Dân Số 1998 Để tài này có để cập đến khái niệm “bẩu không khí
tâm lý trong gia đình" Kết quả nghiên cứu trên 200 sinh viên của tác giả đã chỉ ra
mt số thực trạng sau:
Về bau không khí tâm lý trong gia đình sinh viên khá thuận lợi, các mỗi quan
hệ của các thành viên là gan gũi và thân mat
- Wé xung đột trong gia đình: Cách giải quyết mâu thuẫn ở các nhóm gia đìnhkhác nhau Khi các mâu thuẫn được giải quyết thì đa số các gia đình sẽ có sự thốngnhất cảm thông và gắn bó với nhau Còn những nguyên nhân gay ra xung đột:
không phù hợp nhau về mặt tâm lý giữa các thành viên; do kinh tế và chỉ tiêu tronggia đình; do sự không tôn trọng, yêu thương giữa cha và mẹ; do khác biệt về cách
sinh hoạt.
- Béu không khí tâm lý trong gia đình hòa hợp có ảnh hưởng lớn đến việc giáo
dục con cái: Bau không khí tâm lý trong gia đình có liên quan với sự quan tâm của
cha mẹ tới việc học tập của con cái và có quan hệ mật thiết tới kết quả học tập của
con cdi.
Tóm lại những để tài nghiên cứu trước về gia đình đều được khai thác ở
những khía cạnh rất khác nhau Mặt khác vấn để về các mối quan hệ, bau không khí
tâm lý, xung đột thường được nghiên cứu thiên về quan hệ trong tập thể học sinh và
giáo viên; trong quan hệ sản xuất là chủ yếu
il
Trang 15Chương 2: CƠ SỞ LÝ LG@N.
1 NHỮNG VAN ĐỀ CHUNG VỀ aia ĐÌNH.
1, Gia đình và các loại gia đình.
1.1 Khái niệm về gia đình:
Chúng ta có thể xem gia đình như là một “vàng đất trù phú", tùy vào hoàn
cảnh mà mỗi người khai thác nó khác nhau, người thì khai hoang làm nhà, làm
ruộng, trắng cây ăn trái, trong lúa v.v Chẳng hạn, trong Tâm Lý Học nghiên cứu
sự hình thành và hoàn thiện nhân cách cá nhân trong gia đình; đối với Nhân ChủngHọc thì nhấn mạnh đến tính biển đổi da dạng của các loại hình gia đình giữa các nénvăn hóa; Kinh Tế Học chú ý đến gia đình với tư cách là mét đơn vị kinh tế, don vị
tiêu dùng; Luật Học quan tâm đến sự tấn tại của các mỗi quan hệ có tính luật phdp
của gia đình Vì vậy, người nghiên cứu xin đưa ra một số quan điểm của một số
ngành và học thuyết nói vé gia đình Đầu tiên phải kể đến đó là Nho giáo, trong học
thuyết Nho giáo thì gia đình là một phạm trù lớn, chứa đựng nhiều nội dung thâmthúy, ý nghĩa sâu xa Học thuyết để cao gia đình và coi gia đình như là cơ sở của xã
hội ” Thiên hạ chỉ bản tai quốc, quốc chỉ bản tại gia” (gốc của thiên hạ tại nước, gốc
của nước ở nhà) (19;5] Coi các mối quan hệ trong gia đình là trung tâm các mối
quan hệ “nhân nhân thân kỳ thân, trưởng kỳ trưởng, nhỉ thiên hạ bình" (mỗi người
déu yêu thương cha mẹ bà con mình, kính trọng bậc trưởng thượng của mình, tự
nhiên thiên hạ sẽ thái bình) [ 19;37].
Trong hau hết các từ điển hay thuật ngữ hiện hành tại nước ta hiện nay đều
có để cập đến thuật ngữ “gia đình" Chẳng hạn, trong từ điển Tâm Lý Học của
Nguyễn Khắc Viện định nghĩa về gia đình như sau: “Gia đình gdm bổ mẹ, con va cá
hay không một số người khác ở chung một nhà” [35;9T| Hay trong sách giáo khoa
“thuật ngữ Dao Đức và Giáo Dục Công Dân” dành cho giáo viên bộ mon Giáo Dục
Công Dân cấp THCS thì lại cho rằng: “gia đình là đơn vị tổ chức nhỏ nhất hợp thành
xd hội, là tế bào của xã hội " [22;:97|.
12
Trang 16Bên cạnh đó các nhà Xã Hội Học cũng có nhiều định nghĩa về gia đình như
trong cuốn “gia đình và vấn để giáo duc gia đình" của Lê Thi thì: “gia đình là một
nhóm xã hội hình thành trên cơ sở quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống nảy sinh
từ quan hệ hân nhân đó (quan hệ cha mẹ, con cdi, ông bà, ho hàng bên nội, bên
ngoại) Gia đình gdm có vợ chẳng và con cdi do họ sinh ra (gia đình hạt nhân), ông
bà bên nội, bên ngoại cùng chung sống (gia đình nhiều thế hệ), có thể bao gdm cả
những người được nuôi dưỡng tuy không có quan hệ máu mủ, hoặc là họ hàng xa,
người phục vụ trong gia đình” [50;18].
Tam Lý Học cũng có những cách định nghĩa khác nhau vẻ gia đình như Ngõ
Công Hoàn định nghĩa: “gia đình là mật nhóm nhỏ xã hội, các thành viên trong
nhám có quan hệ gắn bá về hôn nhân hoặc huyết thống, tâm - sinh lý, cùng có chung
các gid trị vật chất, tinh thần ẩn định trong các thời điểm lịch sử nhất định " [LT:8]
Còn Nguyễn Đình Xuân cho rằng: “gia đình là một đơn vị, là một nhóm nhà nhất
của xã hội với số lượng thành viên ít nhất là hai người: vợ và chẳng: sau đá sinh sôinảy nở thêm con cái, trong dé mối quan hệ vợ chẳng là giường cột " [3T;10|
Còn theo các nhà Tâm Lý Học Xã Hội như Littré thì cho rằng: “gia đình là
tận hợp những người có cùng huyết thống, sống chung trong một nhà và chủ yếu gồm
bổ mẹ và con cdi” [15:228] Hay như theo Đỗ Long trong cuốn “Tam Lý Học Xã Hội
những vấn dé ứng dung” thì lại có một định nghĩa khác: "Gia đình là một đơn vị nhỏ
nhất của xã hội, phụ thuộc vào xã hội và là tấm gương phản chiếu mọi thành tựu,
cũng như khó khăn mâu thuẫn của xã hội " [24:95]
Bên cạnh những định nghĩa kể trên thì có một định nghĩa mang tính thuyết
phục hơn cả trong tài liệu giáo dục gia đình do Trần Trọng Thủy viết: "gia đình là
mật nhóm nhỏ liên kết với nhau bởi những mối quan hệ hôn nhân, huyết thống hay
nhận con nuôi Tao thành một hệ riêng biệt, tác động qua lại và giao tiếp lẫn nhau
qua vai trò xã hội của từng người: là chẳng, là vợ, là cha, là mẹ, là con trai, con gái,
anh em tạo thành một nên văn hóa chung” [51:20]
13
Trang 17Từ những định nghĩa, những khái niệm trên người nghiên cứu thấy tuy những
cách phát biểu của các ngành, các học giả có khác nhau, nhưng nhìn chung những
khái niệm đều thể hiện những điểm chung như sau:
Gia đình là một nhóm xã hội đặc biệt gắn bó với nhau bởi các mối quan hệ
hôn nhân và huyết thống.
- Gia đình xuất phát từ hôn nhân, nó được pháp luật bảo vệ và gìn giữ Gia
đình chỉ thực sự bến vững khi tiến hành trên cơ sở hôn nhân chính đáng và hợpnháp Gia đình cũng là nơi bảo tổn, duy tri và củng cố mỗi quan hệ hôn nhân
Gia đình là nơi chung sống và cùng nhau làm kinh tế gia đình của các thành
viên.
- Gia đình là một hiện tượng xã hội và lịch sử, là hình ảnh xã hội thu nhỏ, là
tấm gương phản ánh thực trạng các chế độ xã hội
1.2 Các loại gia đình Nhìn chung hiện nay chúng ta thấy gia đình hạt nhân
và gia đình md rộng là phổ biến ở Việt Nam và cả trên thế giới Ngoài ra, còn
những loại gia đình biến thái khác như: gia đình pha trộn; gia đình có cha hoặc mẹ
độc thân; kiểu gia đình tổn tại trên thực tế; kiểu gia đình thiếu; số hộ ông bà già
sống cô đơn; các cặp đồng tình luyến ái [42;28] Trong phạm vi bài này người
nghiên cứu chỉ để cập đến loại gia đình hạt nhãn và gia đình mở rộng
+ Gia đình hạt nhân (gia đình đơn): “La kiểu gia đình bao gdm một người
đàn ông là chẳng, một người phụ nữ là vợ và con cái do chính họ sinh ra" Kiểu gia đình này phổ biến ở các đô thị lớn, nó có ưu điểm và thịnh hành trong xã hội công nghiệp; đô thị, Đặc điểm cơ bản của kiểu gia đình này là sự thoát
li của con cái khỏi cha mẹ khi đến tuổi trưởng thành, nhất là khi có gia đình riêng,
chúng tách khỏi gia đình để tạo nên một gia đình hạt nhân mới Kiểu gia đình này
có những ưu điểm là tạo cho mỗi thành viên của gia đình một khoảng không gian tự
do tương đối lớn cho sự tự do cá nhân là một đơn vị độc lập trước hết là độc lập vềkinh tế Tuy nhiên, sự độc lập này ở các nước châu Á, Việt Nam nói riêng thi độc
lập này là tương đối và ở mức độ thấp Do đặc tính gọn nhẹ, nên gia đình hạt nhân
14
Trang 18dé cơ động, linh hoạt và có khả năng thích ứng nhanh với các biến đổi xã hội Bêncạnh đó kiểu gia đình này cũng bộc lộ những khuyết điểm như các mối quan hệ gia
dinh lỏng lẻo, ảnh hưởng của các thế hệ rất ít Cha me và người lớn không thể kiểm
soát hết hành vi của trẻ, kể cả những hành động không lành mạnh Do mức độ liênkết huyết thống không thường xuyên và khoảng cách không gian ngăn cách cho nên
sự hỗ trợ lẫn nhau về vật chất và tinh than không cao Do vậy, khả năng tự bảo vệtrước sự va dap của các xung lực bên ngoài thấp, khả năng hảo lưu các giá trị truyềnthống không cao, dễ phân rã
* Gia đình mở rộng (gia đình kép): “Là kiểu gia đình được mở rộng ra từ
gia đình hat nhân ",
Trong một gia đình như thế tổn tại hai hoặc ba gia đình lỗng vào nhau, các
gia đình này kết lại với nhau theo một chuỗi huyết thống Trong cùng một gia đình
có từ ba thế hệ trở lên: ông bà, cha me, con cái, cháu chất mà người ta thường gọi là
“tam, tử, ngũ đại đẳng đường ", nó được mở rộng thành gia đình kép và mở rộng hứn
nữa thành họ hàng, thân tộc Kiểu gia đình này phổ biến ở các nước châu Á và
thường tập trung ở các vùng nông thôn Mặt tích cực của kiểu gia đình này là gắn bó cao về tình cảm theo huyết thống, giữ gìn được truyén thống của dòng ho, bảo tổn
được các tập tục lễ nghi, phát huy tốt gia phong, gia lễ, gia đạo Các thành viên
trong gia đình giúp đỡ nhau về vat chất, hỗ trợ nhau về tinh thần, cùng nhau chăm
sóc người già và giáo dục trẻ em Nhưng nó cũng có những hạn chế là sự khép kin
trong nội bộ thân tộc dễ đưa đến thái độ cục bộ cực đoan Cùng với sự bảo vệ truyền
thống thân tộc, họ cũng lưu trữ những tập tục, tập quán hủ lậu, bảo thủ và lỗi thời Ngoài ra do sự khác biệt về tuổi tác, lối sống, văn hóa, thói quen dẫn đến những
mâu thuẫn khó có thể tránh được về những giá trị xã hội giữa các thành viên và nó
cũng hạn chế về sự tự do cá nhân
2 Chức năng của gia đình
Để giữ được đúng vai trò xã hội và mục tiêu hạnh phúc, ấm no, hòa thuận,gia đình cần thực hiện hàng loạt chức năng hay nhiệm vụ của mình như: Chức năng
15
Trang 19sinh sản để duy trì nòi giống; Chức năng kinh tế của gia đình; Chức năng tổ chức
cuộc sống vật chất và văn hóa; Chức năng chăm sóc, nuôi dưỡng người già và ngườithân mất sức lao động Nhưng trong số các chức năng nổi bật lên hơn cả là chức
năng "nuôi dưỡng và giáo duc con cdi (xã hội hóa)” và chức năng này đã được pháp
luật nước ta bdo vệ: “Cha mẹ hoặc người đỡ đầu là người trước tiên chịu trách nhiệm
về hảa vệ, chăm sóc, nuôi dạy trẻ em, dành điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của
trẻ em” [41;l I] Do đó, nuôi dưỡng và giáo dục con cái là trách nhiệm của cha mẹ.
Đứa trẻ sinh ra có quyển được chăm sóc và phát triển bình thường, các bậc cha mẹkhông được phủ nhận trách nhiệm hay đùn đẩy trách nhiệm cho nhau
- Cha mẹ phải tạo ra môi trường tốt đẹp để giáo dục con cái ngay từ khi lọtlong Gia đình là môi trường xã hội hóa trẻ dau tiên, là trường học dau tiên cho đứa
trẻ từ một thực thể tự nhiên trở thành thực thể xã hội Gia đình là môi trường thuận
lợi cho đứa trẻ tập làm người Mọi thành công, thất bại, mọi sự vui mừng hay budn
tủi, sự tự chủ hay biết tự kiểm chế của trẻ, sự ứng xử của cha mẹ Đó là những cái
vốn quí báu gọi là "nhân cách gốc" giúp cho trẻ vững bước vào đời trong tương lai.
Và quá trình xã hội hóa của trẻ trong gia đình diễn ra như sau:
Từ khi lọt lòng đứa trẻ được hưởng thụ nền văn hóa gia đình qua sự chỉ bảo
dạy dỗ của người me, sau đó là cha, rồi đến ông bà, anh chị về mọi kinh nghiệm
cuộc sống mà họ thu lượm được Sau này khi đứa trẻ lớn lên, càng ý thức được mình
là con, là cháu, là một thành viên trong gia đình, vừa là một công dẫn tương lai củađất nước với quyển và nghĩa vụ nhất định đã được xã hội qui định Tới tuổi trưởng thành, đứa trẻ có ý thức công dan, tích cực chủ động bước vào cuộc sống của xã hộivới gánh hành trang kinh nghiệm mà các em đã được học trong gia đình và nhàtrường Đứa trẻ sống trong gia đình phải trải qua nhiễu giai đoạn xã hội hóa, có khi
là cả một cuộc đời và giáo dục trong gia đình có những đặc trưng:
Thứ nhất, được tiến hành đối với đứa trẻ ngay từ khi mới sinh ra với nhiều
hình thức và nội dung phong phú Thứ hai, được tiến hành trong quan hệ ruột thịt,
đầy tình cảm thân thương, trước hết là tình cảm thân thương của người mẹ Thứ ba,
16
Trang 20ade diễn ra trong sự tác động qua lại của mọi thành viên trong gia đình, trong bau
Ihéng khí ấm cúng Thứ tư, tác dụng nhẹ nhàng mà ổn định của gia đình lành mạnh,
lòa hợp, thuận hòa sẽ có nhiều khả năng điều chỉnh những ban năng tự nhiên của
ata trẻ, nhân cách gốc tốt đẹp sẽ hình thành ở đứa trẻ
3 Bầu không khí tâm lý trong gia đình
3.1 Bầu không khí tâm lý Thuật ngữ “bau không khí tâm lý” được nhiễu
ipười sử dụng trong sách, báo và trong cuộc sống thường nhật Vì đây là một khái
tiệm mới nên cũng có nhiều ý kiến khác nhau khi nói về bau không khí tâm lý.
V.M Sepel là một trong số những người đầu tiên vạch ra khái niệm “không
lhí tâm lý” cho rằng: “không khí tâm lý là sắc thái cảm xúc của những sự liên hệ tâm
i của các thành viên trong tập thể, chúng xuất hiện trên cơ sử sự gdn gũi của các
hành viên, của thiện cẩm, của sự trùng hợp các tính cách, hiing thi và khuynh
tưởng” [45:32] Song song đó những nhà Tam Lý Học Xã Hội khác cũng tham gia
‘Ao việc nghiên cứu và ho cho rằng: “Bầu không khí tâm lý thường được hiểu là
rạng thái tình cảm tế nhị của tập thé, quan hệ tình cảm giữa các cá nhân Theo ýnghĩa rộng rãi hơn có thể hiểu bdu không khí xã hội bao gồm trạng thái tâm lý xãlội, ý chí và tri thức của số đông thành viên trong nhóm" [L§;14]|
Qua những định nghĩa trên déu có những đặc điểm chung như: thứ nhất, đó là ính chất của các mối quan hệ người — người trong một nhóm, một tập thể Thứ hai,
ló là tâm trạng của tập thể Thứ ba, đó là sự thỏa mãn về sức lao động.
3.2 Bầu không khí tâm lý trong gia đình x
3.2.1 Khái niệm chung: Bdu không khí tâm lý là toàn bộ những sắc thái
tâm lý, hướng hoạt động chung của toàn nhằm theo những mục đích nhất định.
Những nét đặc trưng của bau không khí tâm lý trong nhóm xã hội bao gồm:
- Những sắc thái tâm lý của các thành viên trong nhóm cơ sở là nền tảng củasầu không khí tâm lý trong nhóm
- Những sắc thái tâm lý trở thành bầu không khí tâm lý trong nhóm có thể từ
yên ngoài xã hội tao ra.
17
Trang 21- Chi những sắc thái tim lý có ý nghĩa định hướng hoạt động của nhóm ảnh
hưởng trực tiếp đến sự tổn tại và phát triển của nhóm, mới trở thành bau không khí
của nhóm.
Gia đình cũng là một nhóm, một tập thể Vì thế mà gia đình cũng có những
nét đặc trưng chung của một nhóm, một tập thể, Nhưng vì gia đình là một nhóm xã hội đặc biệt nên nó có những đặc trưng riêng của nó Do đó, khi xét về gia đìnhcũng nên xét đến những đặc trưng chung và riêng của gia đình Và có lẽ định nghĩasau đây của Ngũ Công Hoàn về bau không khí tâm lý trong gia đình hợp lý va thuyết phục hơn cả trong v6 số những ý kiến khác nhau: “Bdu không khí tâm lýtrong gia đình là toàn bộ những sắc thải tâm lý hợp thành không khí tâm lý chung tao
ra nếp sống truyền thống, thói quen, sự hòa hợp hay không hòa hợp của các thành viên trong gia đình, đảm bảo sự tén tai và phát triển của gia đình" [ LT;30].
3.2.2 Đặc điểm của bầu không khí tâm lý trong gia đình: Bau không
khí tâm lý trong gia đình có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc góp phan vào
sự ẩn định hoặc giao động của mỗi gia đình, Bau không khí tâm lý trong gia đình
có những đặc điểm sau:
- Không ổn định, dé dang thay đổi cùng với sự thay đổi các sự kiện lớn,
biến cố lớn xảy ra trong gia đình Sự thay đổi này mang tính tương đối, ít khi thay
đổi hoàn toàn tir thái cực này sang thái cực khác và nếu như bau không khí tâm lý
trong gia đình thuận lợi thì những mâu thuẫn thường chỉ xảy ra trong thời gian ngắn
và dễ đàng giải quyết.
Sự thay đổi bdu không khí tâm lý trong gia đình thường khi gia đình gặpnhững biến cố và sự kiện lớn trong gia đình: gia đình có thêm thành viên mới, hayphải chia tay một thành viên Sự có thêm hay mất đi thành viên làm đảo lộn những
thói quen, nếp sống cũ, gây ra sự mất cân bằng tâm lý ít nhiều cũng làm thay đổi bau không khí tâm lý trong gia đình Sự thay đổi này tùy thuộc vào các thành viên
trong gia đình Nếu tích cực xây dựng các mối quan hệ, tạo ổn định trong sinh hoại
gia đình, quan tâm, chăm sóc nhau thì bầu không khí tâm lý trong gia đình sẽ thuận
18
Trang 22lợi Và ngược lại, nếu các thành viên không tích cực tạo lập quan hệ, quan tâm đến
nhau thì bầu không khí tâm lý trong gia đình sẽ diễn biến ngày càng xấu đi.
- Bầu không khí tâm lý trong gia đình phụ thuộc vào phần lớn vào người
chủ gia đình, người có uy tín trong gia đình Vai trò của người chủ gia đình
(chồng, vợ) là người trực tiếp tạo ra bầu không khí tâm lý trong gia đình.
Trong xã hội ta trước đây vai trò "chủ gia đình " thường xác định một cách rõ
rằng là ở trong tay người đàn ông, cứ truyền đời này sang đời khác “quyển huynh thé
phụ” Hay “cha truyền, con nối", những sinh hoạt, chỉ tiêu, tổ chức gia đình đều bichi phối bởi người gia trưởng Ngày nay, mặc dù kiểu “gia trưởng " không phổ biếnnhư trước nữa, nhưng người đàn ông (người cha) vẫn đóng vai trò quan trọng trong
gia đình Theo diéu tra của PTS Nguyễn Minh Hòa thì số người cho rằng “người chủ
gia đình" hiện nay vẫn là người dan ông [42;191], bên cạnh đó người phụ nữ (người
mẹ) cũng đóng vai trò quan trọng cùng với chẳng mình làm chủ gia đình Người cha
đóng vai trò quan trọng không những là trong việc tạo ra ngân sách gia đình mà cả
trong đời sống tinh than của các thành viên trong gia đình Tuy nhiên, người chủ gia
đình ngày nay không phải là người nấm toàn bộ quyển hành trong tay, chỉ phối các
hoạt động khác của các thành viên, mà là người điểu hành gia đình, duy trì các mối
quan hệ giữa các thành viên khác tạo nên bau không khí tâm lý trong gia đình vui
vẻ, ấm cúng, hòa thuận Trong đó vai trò của người cha và người mẹ, những người
chủ của gia đình là vô cùng quan trọng.
- Bầu không khí tâm lý trong gia đình phụ thuộc vào truyền thống và nếp sống cua gia đình Mỗi gia đình déu có một nếp sống riêng và thông thường nếp sống phụ thuộc vào thành phẩn giai cấp, kinh tế, nghề nghiệp những yếu tố này tạo nên sự khác biệt về bau không khí tâm lý trong gia đình cũng như cách thể hiện chúng Còn truyền thống gia đình đó là nể nếp, gia phong và gia thế của mỗi gia
đình tạo nên sự khác hiệt về bầu không khí tâm lý trong gia đình
Trong mỗi gia đình có truyền thống, có nếp sống khác nhau thì bầu không khí
tâm lý trong gia đình cũng khác nhau Những gia đình trí thức thường cư xử với con
19
Trang 23nhẹ nhàng, tế nhị, thẳng thấn trao đổi và chia sẻ những vấn để trong cuộc sống.
Ngược lại, những gia đình có truyền thống gia giáo với những lễ giáo ngặt nghèo
làm cho các thành viên sống khép kín, đối xử với nhau theo những nghỉ lễ
- Bầu không khí tâm lý trong gia đình phát triển, được sự yun vén của
chính các thành viên trong gia đình xây đựng, trước hết là vợ và chồng quyết định Ngày nay quan hệ trong gia đình đân chủ và công bằng hơn, mọi người đều có
nghĩa vụ phải xây dựng nên mái ấm gia đình Cùng vun đắp, cùng chia sẻ và gánh
vác những khó khăn để gia đình vượt qua những sóng gió và những xung đội tạo nên
cuộc sống hạnh phúc gia đình.
3.2.3 Vai trò của hầu không khí tâm lý trong gia đình với sự hìnhthành và phát triển nhân cách của các thành viên trong gia đình
Bầu không khí tâm lý trong gia đình có vị trí rất lớn trong việc hình thành và
phát triển nhân cách của mỗi thành viên trong gia đình Trong gia đình các cá nhân
có mối quan hệ liên nhân cách, vì thế có ảnh hưởng lẫn nhau thông qua sự giao tiến
và ứng xử hang ngày Dé phát triển tâm lý con người cẩn phải lĩnh hội nén văn hóa
xã hội từ thế hệ trước truyền lại cho thế hệ sau, thì con đường giao tiếp là chủ yếu
Nếu như bau không khí tâm lý trong gia đình ấm cúng, hòa thuận thì có tác dụng tốt
cho quá trình giao tiếp Ngược lại, bẩu không khí tâm lý trong gia đình luôn căng
thẳng, xung đột sẽ làm cản trở quá trình giao tiếp giữa các thành viên trong gia
đình Từ đó, ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách của cá
nhãn.
Gia đình là nhóm xã hội đầu tiên của cá nhân, nơi dau tiên mà cá nhãn thiếtlập các mối quan hệ Gia đình, nơi mà các cá nhân tiếp xúc, va chạm trong thời giannhiều nhất của đời mình, chỗ dựa vật chất và tinh thần Chính gia đình là nơi mà cá
nhãn có điểu kiện phát triển tâm lý một cách thuận lợi hơn cả Ở những gia đình
nhiều thế hệ các cá nhân được hưởng tình yêu ấm ấp, tình thương thắm thiết và sự
quan tâm lẫn nhau Điều này khiến cho các thành viên, đặc biệt là trẻ em ít bị mặc
cảm cô đơn, bị bỏ rơi Nhưng bên cạnh đó cũng thường xảy ra xung đột thế hệ, hoặc
20
Trang 24sự can thiệp thường xuyên của người khác dẫn đến triệt tiêu sự sáng tạo và tự khẳng
định bản thân Còn ở gia đình hạt nhân thì các thành viên có sự giao tiếp, quan tan
đến nhau nhiều hơn Bên cạnh đó, do thời gian phan lớn là dành cho công việc và
học tập nên một số gia đình cha mẹ thường bỏ rơi con cái mình, Chúng chuyển từtrạng thái nhé nhung, mơ ước được nâng niu, chiéu chuộng sang trang thái oán hờn,thậm chỉ có những hành động chống lại người lớn và xã hội
3.2.4 Các chỉ số của bầu không khí tâm lý trong gia đình:
- Mức độ hài lòng của các thành viên đối với gia đình mình Mội gia đình
mà các thành viên đều cảm thấy hải lòng về nó là điểu mà mọi người mong muốn.
Sự thể hiện rõ nét về sự hài lòng của các thành viên đối với gia đình, đó là sự tự hào
của các thành viên về gia đình, cảm thấy yên tâm, thoải mái và an toàn khi sống
trong gia đình Từ sự hài lòng khiến cho các thành viên gắn bó nhiều hơn, dé thông cảm và ít xảy ra xung đột Qua đây chúng ta có thể đánh giá bau không khí tâm lý trong gia đình dim ấm, tốt đẹp với những biểu hiện tích cực của nó Những biểu
hiện tiêu cực chỉ là thứ yếu hoặc không thấy thể hiện
- Sy hiểu biết lẫn nhau giữa các thành viên Sự hiểu biết lẫn nhau là một
trong những diéu kiện để hạn chế những xung đột Sự hiểu biết nhau càng nhiều,
càng làm giảm đi những mâu thuẫn Như vậy, trong gia đình nếu như cha mẹ và con
cái có sự hiểu biết lẫn nhau sẽ giúp nhau ngày càng tiến bộ, tạo cảm giác thoải mái
vui vẻ cho nhau Đây là một cơ sở đánh giá bầu không khí tâm lý trong gia đình có
thuận lợi hay không.
- Sy tôn trọng lẫn nhau giữa các thành viên trong gia đình Để có một trật
tự kỷ cương trong gia đình, cha mẹ và con cái tôn trọng nhau thì các thành viên cẩn thể hiện tốt vai trò của mình trong gia đình, cha mẹ gương mẫu để giữ sự uy nghiém
của mình trước con cái, giữ uy tin cho nhau, Thái độ tôn trọng nhau từ hai phía, sự
trần trọng những nỗ lực cố gắng của nhau, thừa nhận nhau sẽ tạo diéu kiện để mọingười déu có thể tự khẳng định mình và thực hiện tốt vai trò của mình trong giađình Cha mẹ làm gương cho con cái noi theo, đẳng thời cũng quan tâm đến những
21
Trang 25im tư, tình cảm của chúng Con cái phải vâng lời cha mẹ, quan tâm phụ giúp cha
- Thai độ trách nhiệm của mỗi người trong gia đình đối với những công
việc chung của gia đình Điều này thể hiện là các thành viên yêu thương, tôn trọng
thau, họ xác định nghĩa vụ, trách nhiệm của mình đổi với gia đình và mỗi thành viên trong gia đình đều quan tâm đến nhau, quan tâm đến những công việc chung
xủa gia đình và cùng nhau gánh vác công việc, xây dựng cuộc sống gia đình hạnh
nhúc.
- Mức độ thống nhất về giá trị cuộc sống Mỗi thành viên trong gia đình có
một tư tưởng, quan niệm khác nhau, có những phương cách hoạt động khác nhau.
Như vậy khiến cho dễ xảy ra những mâu thuẫn khi mà cha mẹ và con cái không
thống nhất được ý kiến Một khi các thành viên trong gia đình có chung một quanđiểm về giá trị cuộc sống, những quan điểm tiến bộ và phù hợp với những yêu cầu của xã hội sẽ có những phấn đấu cho một mục đích Do đó, họ có thể giúp đỡ, yêu
thương nhau và quan tâm đến nhau Từ đó sẽ tạo ra bau không khí tâm lý trong giađình phát triển tích cực
- _ Hiệu suất công việc Gia đình như một tập thể sản xuất, nếu như bầu không
khí tâm lý trong gia đình vui vẻ, phấn khởi thì các thành viên sẽ hang hái nhiệt tinh
trong công việc, sin sing hợp tác cùng nhau, hỗ trợ nhau về công việc chung của
gia đình Ngược lại, nếu bdu không khí tâm lý trong gia đình căng thẳng kéo theo
tâm trạng của mỗi thành viên sẽ bị ức chế và không thoải mái làm ảnh hưởng khôngtốt đến hiệu suất công việc
- Thai độ của các thành viên trong gia đình trong việc giải quyết xung đột
Xung đột trong mỗi gia đình là không thể không tránh được, nhưng vấn để là khi
xung đột xảy ra các thành viên có cách giải quyết tốt đẹp với thái độ xây dựng
không gây ảnh hưởng đến bầu không khí tâm lý trong gia đình Những xung đột khó
có thể giải quyết được khi các thành viên đểu muốn dành phan thắng, cổ tình daosâu thêm mâu thuẫn làm cho bau không khí tâm lý trong gia đình ngày càng cảng
22
Trang 26thẳng Những gia đình như thé làm ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách của các
thành viên.
- Tâm trang của các thành viên Tâm trạng có ảnh hưởng đến tâm trạng
chung của gia đình, Tảm trang của các thành viên ra sao thì nó được phản ánh như
thế ngay trong gia đình các thành viên Bên cạnh đó, bầu không khí tâm lý trong giađình cũng ảnh hưởng đến tâm trạng của các thành viên Nếu như bầu không khí tâm
lý trong gia đình thuận lợi khiến cho các thành viên luôn vui vẻ, phấn khởi Ngượclại, hầu không khí tâm lý trong gia đình không thuận lợi khiến cho các thành viên ứcchế, budn rau Như vậy, bau không khí tâm lý trong gia đình cũng ảnh hưởng đến
sự phát triển nhân cách của cá nhân
4 Các mỗi quan hệ trong gia đình.
Con người sinh ra và lớn lên sống trong một hệ thống những mỗi quan hệ đadang và phong phú như: vợ-chỗng; cha mẹ-con cái; ông bà-cháu chắt, họ hàng, bạn
bè, ding nghiệp, thầy-trò.v.v Trong các mối quan hệ đó chỉ có mối quan hệ trong
gia đình chỉ bao gồm quan hệ do huyết thống và các quan hệ do pháp lý tạo ra
4.1 Quan hệ huyết thống gém:
© Quan hệ ruột thịt nói lên mức độ gắn gũi nhất trong gia đình như: cha mẹ đẻ với
các con, Ong bà nội, ngoại với các cháu Anh, chị, em ruột.
® Quan hệ ho hang gan gém: cổ, cậu, chú, di, bác ruột (gồm cả anh, chị, em ruột
của cha và mẹ), chau ruột (con của anh, chị, em ruột).
* Quan hệ họ hàng xa hơn như; ông, bà, cô, cậu, chú, di, anh, chi, em, chau cùng
trong một dòng họ của hai bên nội và ngoại.
4.2 Quan hệ do pháp lý tạo ra: Quan hệ vợ-chồng; cha mẹ chỗng-con dâu, cha mẹ vợ-con rể; anh, em rể; chị, em dâu; bố dượng, mẹ kế; bố me và con nudi
Để có một mối quan hệ trong gia đình ấm cúng, hạnh phúc thì mỗi thành viên
trong gia đình déu phải đóng góp sức mình vào việc xây dựng, củng cố gia đình.
Mối quan hệ trong gia đình tốt đẹp là điểu kiện quan trọng để tạo nên một bau
không khí yêu thương, dam ấm, hòa thuận trong gia đình Bau không khí tâm lý
23
Trang 27trong gia đình ấy là cơ sở cho sự trưởng thành và phát triển của mỗi thành viên, đặc
biệt là trẻ em Sự hòa thuận làm nâng cao chất lượng cuộc sống, gia đình thêm hạnh phúc Ngược lại nếu gia đình hing củng, gây budn bực, đau khổ, li tán gây ảnh
hưởng lớn đến các thành viên, đặc biệt là con cái trong hiện tại và khi trẻ đã trưởng
thành Gia đình hình thành trên cơ sở sự kết hợp của hai cá nhân theo chiéungang Đồng thời có sự phát triển, sinh sôi và tách ra để hình thành nhiễu gia đìnhmới, đảm bảo sự phát triển liên tục theo cấp số nhân theo chiều dọc
4.2.1 Quan hệ theo chiều ngang: quan hệ giữa hai vợ chẳng
Đời sống gia đình bắt dau sau khi đôi vợ chẳng chính thức được pháp luậtcông nhận và được thể hiện bằng việc tổ chức lễ cưới của mình trước họ hàng và bè
bạn Sau ngày cưới đó là khoảng thời gian vô cùng dep dé của đôi vợ chẳng, cuộc
sống đẩy thơ mộng và hạnh phúc được sống bên nhau Trong đêm tân hôn và tuần
trăng mật cả hai được trải nghiệm, tận hưởng niém hạnh phúc đỉnh cao của cuộc
sống lửa đôi, cả hai tâm hồn giờ đây dường như trở nên “tuy hai mà một” Thế
nhưng, “có chung thì có dung” cuộc sống vợ chéng không phải bao giờ cũng “bằng
phẳng" mà con thuyén hôn nhân khi ra khơi cũng phải chịu nhiễu “ sống giá" Sau
khi sống với nhau họ có điểu kiện tim hiểu nhau kỹ hơn, những tật xấu của nhau
trước đây được coi là bình thường thì nay lại được “phán xét” kỹ lưỡng, “cái 161" lấn
at “cái ta" Chính sự vỡ lẽ rằng những tình yêu trước hôn nhãn đẩy mộng mơ, thơ
mộng và “thần tượng” của mình bị sụp dé làm cho mình cảm thấy bị lừa dối dẫn tớithất vọng, trở thành “tuy một mà hai", bi quan chán nắn Ngày nay người trẻ được tự
do chọn lựa hạnh phúc của mình, nhưng vì thiếu kinh nghiệm sống mà họ lại chọnlựa còn nhiễu thiếu sót Bên cạnh đó trước sự gia tăng của nhịp điệu sống làm cholối sống của giới trẻ trở nên “yêu cuồng sống với”, roi sống thử, quan hệ tinh dụctrước hôn nhẫn Dẫn đến tinh trạng tan vỡ sau hôn nhân ngày càng gia tăng và độtuổi ly hôn chiếm đa phan là những đôi còn rất trẻ, Theo một số nghiên cứu và trêncác sách, báo đã thống kê thì tại Hà Nội từ năm 1987 đến 1994 có 23.738 vụ kiện ly
hôn Còn tại Thành phố Hồ Chi Minh năm 1985 đến 1990 có 21.814 vụ; từ 1990 đến
24
Trang 281995 có 31.637 vu Riêng năm 1995 có 15.918 cặp kết hôn và 5.914 cặp ly hôn,nghĩa là cứ 5 cặp kết hồn thì có 2 cặp ly hôn [55;Ì 1].
Sau hôn nhân cả hai sống gan như hòa nhập vào nhau, họ bổ sung cho nhau.Nhưng mỗi người lại có những cá tính, nhu cẩu, sở thích khác nhau Nếu như không
hòa hợp được cũng dẫn tới những mâu thuẫn và đưa đến những việc làm tiêu cực đe
dọa đến sự bến vững của gia đình Những nguyên nhân khiến cho các xung đột giữacác đôi vợ chong cũng rất đa dạng như bạo hành trong gia đình, mâu thuẫn giữa các
thành viên, kinh tế gia đình, sa vào tệ nạn xã hội, ngoại tình.v.v có dp bức thì có
đấu tranh, có xung đột thì phải có tranh cãi và sẽ có kẻ thắng người bại, nhất thiết
trong những xung đột vợ chẳng cần phải nhận thức rõ mình tranh cãi điều đó vớimục đích gi, dem lại hạnh phúc cho gia đình hay là phá vỡ nó để từ đó có những
biện pháp phòng ngừa cho sự bục vỡ hạnh phúc gia đình.
Một yếu tổ quan trọng đảm bảo cho cuộc sống gia đình được hạnh phúc là
tinh yêu lứa đôi, một khi không còn tình yêu thì hạnh phúc cũng dẫn mỡ nhạt Họ
sống với nhau gượng ép, sống vì trách nhiệm, vì địa vị mà mình đang có và mộtkhi tình yêu không còn thì những gì nhỏ nhặn nhất cũng trở thành để tài cho những
cuộc tranh luận, cãi vã
Chỗng thì võ tâm không cùng làm việc chung với vợ, cứ “chúi mũi” vào 1
báo hay truyền hình còn vợ thì cặm cui làm đủ thứ việc từ chuẩn bị bữa ăn đến
chăm sóc con cái Mới đầu chỉ là những cảm giác đơn độc nhỏ nhoi nhưng theo nămtháng thì nó tích tụ lớn dẫn Rồi sự dịu dang nhường chỗ cho những lời trách móc,chì chiết Hay địa vị của người phụ nữ quá cao, công việc cơ quan chiếm hết thờigian chăm sóc gia đình khiến chẳng bực bội vì phải gánh luôn trách nhiệm vốn rấtquen thuộc của người phụ nữ và đến một lúc nào đó nó bùng nổ trở thành những
cuộc “khẩu chiến " đến cả "thượng cẳng chân, hạ cẳng tay".
Tóm lại, quan hệ vợ chẳng là một quan hệ rất phức tạp nhưng cũng rất thiêng
liéng, vì không có nơi nào tình yêu và hạnh phúc lứa đôi được trải nghiệm một cách
đẩy đủ và trọn vẹn nhất và những nỗi đau, những thất bại ê chế trong cuộc sống
25
Trang 29cũng vì không đạt được đỉnh cao này Mối quan hệ vợ chong tốt đẹp thì từ đó mới xây dựng được những mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình tốt đẹp Tình
yêu lita đôi có thể đưa ta đến bậc cao của vinh quang mà cũng có thé đưa ta sa vào
vực thẩm Chính vì thế mà trong cuộc sống vợ chẳng cần thiết tránh những mẫu thuẫn từ nhỏ nhãn đến những xung đột lớn ảnh hưởng không nhỏ đến bau không khí
tam lý trong gia đình.
4.2.2 Quan hệ theo chiểu doc: quan hệ giữa các thành viên trong gia
đình.
Quan hệ vợ chẳng được bat dau từ hôn nhân và sau khi đứa con đầu lòng ra
đời, gia đình lại xuất hiện một mối quan hệ mới đó là quan hệ giữa cha mẹ và con
cái Theo thời gian mối quan hệ này ngày càng phát triển về số lượng thành viên,nhưng hiện nay với chính sách của nhà nước thì số con trong các gia đình không cònkiểu “con đàn cháu đống" như trước đây người ta thường chúc nhau, mà là “dù gái
hay trai chi hai là đủ" Để tính số mối quan hệ trong gia đình người ta đưa ra công
thức: Y = 2X - X (trong đó Y là số lượng các mối quan hệ X là số thành viên trong
gia đình) Ở đây người ta tính cả mối quan hệ giữa cha và mẹ với nhau và với từng
đứa con, mối quan hệ giữa các con với nhau Với từng đứa con cha mẹ cẩn phải
quan tâm chăm sóc theo cá tính và xu hướng nhân cách của chúng cho phù hợp,
ngược lại cha mẹ tiếp nhận các mối quan hệ của những đứa con cũng khác nhau.
Theo thời gian mối quan hệ và cách cư xử của cha mẹ cũng thay đổi dẫn theo lứatuổi của con cái, Mối quan hệ của cha me và con cái đa dạng và phức tạp, vì thé các
bậc cha mẹ can phải chú ý đến từng cá tính của con cái, đến sự biến đổi về tâm lý
và thể chất của chúng mà cư xử cũng như giáo dục chúng.
Cũng như quan hệ vợ chỗng, quan hệ giữa cha mẹ và con cái không chỉ ấm
cúng, hòa hợp và hạnh phúc mà còn có cả những khó khăn, thử thách, bất hòa cả vợ
chẳng với nhau và cả cha mẹ và con cái Bất hòa này có thể xuất phát từ khát vọng
của cha mẹ đối với con cái, nhưng sự thể hiện thái quả, không phù hợp với nhu cầu
Trang 30và khả năng của con cái hay bất đồng về phương pháp giáo dục con cái của cha
mẹ
Ngay từ khi đứa con đầu lòng chào đời thì sinh hoạt gia đình bất đầu có những xáo trộn Bởi vì lan đầu có con cho nên việc thống nhất cách chăm sóc, giáo
dục con của đôi vợ chẳng không phải là đơn giản, có khi còn có sự tham gia của ông
bà nội ngoại đứa trẻ Có con mon, người vợ thường tập trung vào chăm sóc, nuôi
dưỡng đứa trẻ mà đôi khi quên cả việc quan tâm chăm sóc cho chẳng, làm cho
chỗng cảm thấy cô đơn, thấy “ghen” với đứa trẻ Với khoảng thời gian gin một nămtrời “kiếng ky chăn gối”, nay lại thấy mình như bị bỏ rơi rỗi đâm ra hư hỏng “mèo
md, gà đồng", “bd cơm, ăn phở” tìm thú vui ở những nơi không lành mạnh Tuy
nhiên, nếu như lúc này người chéng cùng vợ mình trực tiếp chăm sóc đứa trẻ, chia
sẻ sự vất vả của vợ sẽ làm sự quấn quit giữa vợ chong và đứa trẻ, làm cảm giác hụthang không xuất hiện
Sau khi đứa con thứ hai và thứ ba ra đời gia đình giờ đây được mở rộng
thêm, các mối quan hệ cũng gia tăng, sự quan tâm chăm sóc của cha mẹ đối với concái cũng thêm phan nặng nể Về tính chất của các mối quan hệ va cách cư xử đối
với chúng thì không thể như nhau, tùy vào sự mong đợi sự ra đời của đứa trẻ có đáp
ứng và sự đáp ứng đến đâu mong đợi của cha mẹ: về giới tinh, về sự vỡ kế hoạch, sự
hình thường về thể chất vì mong đợi một đứa con trai nối đỗi tông đường hay với
một suy nghĩ “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vá" khiến cho những bậc cha mẹ biến
đứa trẻ “ngoài mong đợi” thành một người hoàn toàn khác và lẽ thường tình đứa bé
này phát triển về mặt thể chất cũng như tâm lý cũng không bình thường Hoặcchúng bị hất hủi, bỏ rơi, chì chiết vì chúng ra đời không như mong đợi của cha mẹ
chúng làm cho không khí gia đình lúc nào cũng ngột ngạt, lạnh lẽo Mặt khác còn
phụ thuộc vào những điều kiện cu thể như: sự hòa thuận trong gia đình, kinh tế gia
đình, sức khỏe của cha mẹ Có nhiều bậc cha mẹ vì với tư tưởng “giàu di hưởng khó
út chịu " hay "quyền huynh thế phụ" làm cho tinh cảm thiên về những đứa con nay.Hoặc những đứa con xinh xắn, dễ bảo, dễ sai khiến cho cha mẹ thương yêu hơn
27
Trang 31những đứa xấu xí, nghịch ngợm, lười biếng Sự phân biệt đối xử của cha mẹ ảnh hưởng trực tiếp đến tình cảm, đạo đức, lối sống của trẻ Trẻ được cưng chiều thì trở nên ích kỷ, ÿ lại, đòi hỏi trẻ bị bỏ rơi thì trở nên lì lợm, chai sạn, thích chống đối
giáo dục gia đình hay cách đối xử của cha mẹ có ảnh hưởng đến tương lai của đứa
trẻ Nguyên nhân trẻ phạm pháp, “di bui” phần lớn có nguồn gốc từ gia đình như:
cha mẹ ly hôn, không nơi nương tựa, bị ngược đãi, bị lạm dụng tình dục, gia đình
khá giả nhưng thiếu sự quan tâm, go bó trong học hành
Khi đứa trẻ đến tuổi thiếu nién, gia đình dường như lại xảy ra nhiều xung đột
về cách ứng xử và sinh hoạt nhiều hơn vì lứa tuổi này bước vào tuổi dậy thì và có
những biến đổi nhanh chóng cả về tâm lý và thể lý Vào giai đoạn này trẻ thườngnghĩ rằng “minh không còn là trẻ con nữa" Tuy nhiên đa phan người lớn lại vẫn giữ
nguyên thái độ là vẫn coi chúng là những đứa trẻ Từ đó xảy ra mẫu thuẫn khá phổ biến giữa người lớn và trẻ em trong giao tiếp và ứng xử Sự không thay đổi về cách
ứng xử giữa người lớn và thiếu niên, trong khi thiếu niên tự coi mình là người lớn
gây ra những đụng độ, thậm chí dẫn đến xung đột Để thiếu niên phát triển tốt thìngười lớn phải là một tấm gương tốt về tư tưởng, đạo đức, lao động và công tác Bên
cạnh đó người lớn phải hiểu được những thay đổi cơ bản ở lứa tuổi này, thông cảm
với những biểu hiện “khác la" ở các em, có biện pháp giáo dục phù hợp Đẳng thời
chính thiếu niên cũng phải được giáo dục để hiểu chính mình thông qua giáo dục
giới tính để có cách cư xử cho phù hợp
Bước vào tuổi thanh niên thì những xung đột gay gất cũng có phần giảm dẫn, thay vào đó là những mẫu thuẫn về quan điểm sống, lối sống, về cách lựa chọn sự
nghiệp và hôn nhân Những gia đình lao động theo kiểu “cha truyền con nổi” nay
không còn nhiều, mà các thành viên tham gia vào lao động xã hội với những ngànhnghề đa dạng Những hiến động của xã hội diễn ra liên tục, xã hội ngày càng pháttriển do vậy kinh nghiệm của cha mẹ có thể không phù hợp với những giá trị xã hội
mới Việc xảy ra mâu thuẫn giữa cha mẹ và con cái về việc định hướng giá trị, cha
mẹ thì dựa vào kinh nghiệm, vào vốn sống của mình để định hướng cho con cái,
28
Trang 32Còn con cái thì lại cho rằng những giá trị đó là lỗi thời, không phù hợp với cuộc
sống hiện đại.
Trong giai đoạn hiện nay khi thế giới bước vào kỷ nguyên thứ Il, ngôn ngữ
chung của nhân loại dẫn trở thành "ngân ngữ tín hoc”, giới trẻ được tiếp nhận thôngtin đa chiéu, một lượng thông tin rất lớn và đa dạng Vì thế nhận thức của giới trẻcũng khác với cha mẹ của họ, rỗi dẫn đến những xung đột do sự chênh lệch nhân
thức nay, nhất là đối với những bậc cha me it học Bên cạnh đó việc lựa chon bạn
đời của con cái cũng là mét trong những vấn để gây ra xung đột, mâu thuẫn trong
gia đình Con cái được tự do chọn lựa hạnh phúc của mình hơn, không còn “cha mẹ
đặt đâu con ngôi đó", Chính vì không can thiệp được vào việc chon lựa hạnh phúc
của con cái, mà có những hậc cha mẹ đã thà mất con còn hơn là để cho chúng lấy
người mà mình không thích, dùng mọi cách để ngăn cản con cái quan hệ với người
khác phái, hay vì áp lực nào đó mà gượng ghép gả con, Thế nên đã xảy ra không ít
thảm kịch từ những mâu thuẫn này: tự tử, bỏ nhà theo người yêu, bệnh tâm than, rỗi
xung đột giữa mẹ chồng — nang dâu, chị em chẳng - nàng dâu
Tóm lại, gia đình ổn định hay không một mặt được đảm bảo bởi các mối quan
hệ ràng buộc lẫn nhau theo chiểu dọc về nghĩa vụ, trách nhiệm giữa cha mẹ, con
cái, ông bà, họ hàng Mặt khác, nghĩa vợ chẳng gắn với lòng nhân ái, nhân hậu wf
nhiên của con người khiến cho đôi vợ chẳng gắn bó với nhau suốt đời Tuy nhiên, ở nhiều gia đình hiện nay sự chi phối của các mối quan hệ theo chiểu ngang đang
chiếm ưu thế và đe doa phá vỡ sự ổn định của hồn nhân gia đình Hanh phúc gia
đình phụ thuộc vào mối quan hệ tình cảm giữa đôi vợ chỗng Cùng với sự đòi hỏi
của họ về tự do cá nhãn, về hạnh phúc cá nhân, riêng tư Họ sẵn sàng chia tay nhaukhi không còn tinh yêu để đi tìm hạnh phúc mới, hậu quả của sự chia ly ảnh hưởng
không nhỏ đến sự phát triển của con cái Do vậy, sự rang buộc về các mối quan hệ gia đình theo chiéu dọc và sự gắn bó theo chiéu ngang cẩn phải được điểu chỉnh, kết hợp hài hòa sao cho gia đình ổn định, bén vững và bảo đảm hạnh phúc thật sự
của cá nhần.
Trang 335 Xung đột trong gia đình.
5.1 Khái niệm, bản chất và các loại xung đột.
* Khái niệm về xung đột Xung đột là quá trình có tính khách quan trong
sự phát triển của nhóm Chỉ có diéu những xung đột đó thể hiện ở mức độnào và ảnh hưởng đến hoạt động của nhóm ra sao Về xung đột, các nhànghiên cứu cũng có những ý kiến khác nhau:
Theo các nha Tâm Lý Học Xã Hội như Follet thi "Khẳng nên xem xung đội
như một sự tranh chấp, mà xem nó như biểu hiện của sự khác biệt về ý kiến và lợi
ích" Con M.A Rober và F.Tilman thì “xung đột là trạng thái xáo trộn về tổ chức
với sự cân bằng trước đó của nhám " [15;99], Theo Phân Tâm Học thì: “xung đội chủ
yếu là do những xung đội bản năng vấn phải thực tể không thể thỏa mãn trực tiến vàđây đủ Đá là nguồn gốc của mọi hành vi, mà hành vi là do thda hiệp giữa các xung
năng và thực tế" [45:52].
Từ những định nghĩa trên ta có thể rút ra khái niệm chung về xung đột như
sau: “xung đội là sự khác biệt (về quan điểm, mục đích, động ca ) giữa các thành
viên trong quá trình thực hiện hoạt động của nhóm " [9,158].
+ Xung đột trong gia đình “La sự biểu hiện các mâu thuẫn do sự bất đẳng
hay khác nhau về nhu cầu, thị hiểu, tình cảm, nhận thức giầa các thành
viên trong gia dink” [37; L00].
Xung đột thường bất đầu từ những sự khác nhau này Sau đó người này không
tôn trọng nhân cách người kia, dùng cường quyền, uy danh để áp chế lẫn nhau, xãm
phạm đến quyển lợi, thị hiếu, tinh cảm của nhau Con người sinh ra vốn chẳng ai
giống ai về tâm tính, tình cảm, ý chí, tính cách, thị hiếu Chỉnh vì sự khác nhau ấy
dễ làm nảy sinh xung đột.
* Bản chất của xung đột trong gia đình.
Mau thuẫn giữa nhu cầu của cha me và nhu cầu của con cái không những lànhững điểu không thể tránh khỏi, ma còn xảy ra thường xuyên trong các gia đình
Đó là tình trạng khi các phương pháp nhằm thay đổi hành ví của trẻ không
30
Trang 34mang lại kết quả Xung đột là thời điểm thử thách của mối quan hệ, cho phép đánh
gid "tình trạng sức khỏe" của nó Một cuộc khủng hoảng có thé làm suy yếu mối
quan hệ, nhưng cũng có thể củng cố nó Đó là một thời điểm kịch tính có thể gây ra
những sự hận thù kéo dài, những vết thương tỉnh thắn Xung đột có thể dẫn con
người đến những sự chia li, hoặc ngược lại sẽ đưa con người xích lại gan nhau hơn.
Xung đột chứa những mắm mống hủy hoại, đồng thời cả mắm mống cho sự thống
nhất bển vững hơn
Có ít bậc cha mẹ chấp nhận rằng xung đột là một phẩn của cuộc sống vàkhông nhất thiết là xấu Họ thường xem xung đột là cái nhất thiết cẩn phải tránh
bằng mọi giá, kể cả xung đột giữa cha mẹ; giữa cha mẹ và con cái và giữa con cái
với nhau Xung đột, khi được thể hiện và chấp nhận như một hiện tượng tự nhiên, là
lành mạnh đối với trẻ hơn nhiều so với điểu bố mẹ chúng thường quan niệm: “đứa
trễ học được cách giải quyết xung đội và được chuẩn bị tốt hơn để đốt đầu với nó
Irong cuộc sống tương lai Miễn rằng các xung đột trong gia đình được giải quyết
mỗi cách xây dung” [13,81].
s* Các loại xung đột:
Căn cứ vào qui mô thì có xung đột nhỏ và lớn: xung đột nhỏ là biểu hiện
các mâu thuẫn lặt vặt thường xảy ra hằng ngày do sự ứng xử với nhau không tế nhị,
không hòa nhã Nếu như xung đột nhỏ không được giải quyết nó sẽ tích tụ lâu dẫnthành xung đột lớn Xung đột lớn là sự thể hiện các mâu thuẫn lớn khá gay gắt điđến cãi nhau, đánh nhau
Căn cứ vào tẩm quan trọng có xung đột thứ yếu và xung đột chủ yếu:xung đột thứ yếu là những mâu thuẫn thứ yếu do sự khác nhau về nhu cẩu, thị hiếunho nhỏ, mỗi người chỉ cẩn thông cảm và nhân nhượng là giải quyết tốt xung đột
Xung đột chủ yếu là do các mâu thuẫn gây ra, có sự va chạm lớn về quyền lợi của
nhau Muốn giải quyết xung đột này đòi hỏi đôi bên bàn bạc, rỗi một bên phải có sựnhường nhịn, hy sinh quyển lợi của mình trên tình thương yêu và ý thức trách nhiệm
mới giải quyết được,
3
Trang 355.2 Nguyên nhân của các xung đột trong gia đình:
- Mâu thuẫn với nhau về tâm lý: Mau thuẫn xảy ra từ đó dẫn đến không có
sự hòa hợp về tình cảm, nhận thức tạo ra những xung đội Trong khi lớp trẻ ngàycàng trưởng thành về tâm lý, ý thức, nhu cẩu, thị hiểu thì người lớn thì ngày cànggià đi Trẻ thì ước mơ và hoài bão tràn đẩy trong cơ thể, còn già thì lại quá thận
trọng trong tư duy, ước mơ và nhận thức Đất nước ngày càng phát triển, một thời
đại bùng nể thông tin làm nhận thức con người ngày càng mở mang Song trong gia
đình thì không phải ai cũng được hưởng hay nhận thức như nhau Từ trình độ chênh
lệch đó cũng khiến cho xung đột gia đình nảy sinh Do vậy, mỗi thành viên trong
gia đình cẩn chú ý thay đổi cách cư xử với nhau khi có sự thay đổi về trình độ và ý
thức Tránh sử dụng bạo lực trong gia đình, đối xử với nhau "như khách", nhẹ
nhàng, tế nhị và tôn trọng nhân cách của nhau Tránh làm mất thể diện của người
thần trong gia đình trước những người khác.
- Mau thuẫn về quyển lợi: Nếu như quyển lợi của các thành viên không được
điểu hòa một cách hợp lý, công bằng thì gia đình sinh ra lục đục, phá vỡ hạnh phúc
gia đình vì sự tranh giành quyển lợi Kinh tế gia đình là một yếu tố gãy nên xung
đột trong gia đình: Khi kinh tế gia đình tăng lên đột ngột con người dễ sinh ra tha hóa bởi sự ăn chơi xa xỉ, hoang phí Sự chiểu chuộng con cái quá đáng dẫn đến con cái hư hỏng, rỗi phạm pháp Khi đó vợ chẳng lại 46 trách nhiệm cho nhau gây cang
thẳng trong quan hệ Rồi cha mẹ làm gương xấu cho con cái, hay “ông ăn chả, bà ăn
nem " gây xáo trộn trong gia đình Khi kinh tế gia đình sa sút làm nhu cầu của các thành viên bị giảm sút Do không quen cuộc sống mới “làm nhiều mà hưởng it" cũng
gây ra sự cầu gắt, cãi vã, ghen tị trong công việc chung của gia đình.
- _ Mâu thuẫn về dục vọng: Con người ai cũng thích sống trong một hoàn cảnh sung sướng về vật chất lẫn tinh than Thích ăn ngon mặc đẹp, vợ hiển con ngoan,
nhà cao cửa rộng Thích nhìn ngắm cái đẹp và nghe những lời ngọt ngào, dịu dàng
và êm ái Vì vậy, trong gia đình nếu như không biết nhường nhịn và san sẻ cho nhau thì cũng dẫn tới mâu thuẫn.
32
Trang 36l MỘT SỐ Dac DIEM TAM LÝ Lda TUỔI HỌC SINH TRUNG
HỌC PHỔ THÔNG.
1 Thuật ngữ và giới hạn lứa tuổi:
1.1 Thuật ngữ:
Cho đến nay thì việc xác định chính xác thuật ngữ cho lứa tuổi này vẫn chưa
ngã ngũ và các nhà Tâm Lý Học có những ý kiến khác nhau về lứa tuổi, chẳng hạn
như: LX Kon gọi đây là lứa tuổi học sinh PTTH vì đây là giai đoạn tương đương với
lậa tuổi học sinh PTTH A.V Petrovski gọi đặc điểm của giai đoạn này là tâm lý
học của lửa tuổi thanh xuân Còn D.B Elkonin gọi đặc điểm của giai đoạn này là
tâm lý học đầu tuổi thanh niên [25;1 16]
Các ý kiến của các nhà Tâm Lý Học có khác nhau khi xác định thuật ngữ cho
lứa tuổi thy theo phạm vi nghiên cứu của từng người, chính vì thế cho nên những ý
kiến trên cũng chưa bao quát hết độ tuổi này cả trong và ngoài nhà trường Trong
phạm vi nghiên cứu của để tài này, người nghiên cứu chỉ để cập đến lứa tuổi họcsinh trung học phổ thông và đang tham gia học tập tại nhà trường
1.2 Giới hạn lứa tuổi:
Cũng như thuật ngữ về lứa tuổi, thì giới hạn lửa tuổi cũng chưa thống nhất.
Chẳng hạn, có người cho rằng lứa tuổi thanh niên bất đầu từ 17 ~ 21 tuổi, nữ sớm
hơn là 16 — 21 tuổi Người khác thì cho là 17 - 22, 23 tuổi, nữ sớm hơn 17 - 19, 20
tuổi Tuy nhiên, căn cứ vào yếu tố tâm — sinh lý học, xã hội học cho đến nay thì
nhiều người thống nhất tuổi thanh niên kéo dài khoảng từ 16 — 24, 25 tuổi Sự bat đầu và kết thúc tuổi thanh xuân không lệ thuộc cứng nhắc, bất biến mà do những
hoàn cảnh sống, hoàn cảnh xã hội, giáo dục khác nhau mà có sự co dãn tương đốilinh động Vé cơ bản là giai đoạn lứa tuổi tương đương với khoảng thời gian họcsinh PTTH, lứa tuổi từ 16-18 tuổi
Trang 372 Một số đặc điểm phát triển tâm lý lứa tuổi:
2.1 Những đặc điểm về nhận thức và trí tuệ:
2.1.1 Sự phát triển của các quá trình nhận thức cảm tính:
Do hoàn thiện về cấu trúc và chức năng hệ than kinh trung ương và các giác
quan, do tích lũy một cách phong phú kinh nghiệm sống và tri thức, do yêu cầu ngày
cảng cao của hoạt động học tap, lao động xã hội, ma nhận thức cam tinh của hoc
sinh PTTH có những nét mới về chất.
Cảm giác, tri giác đạt đến độ tinh nhạy của người lớn, nổi bật là tính có ýthức, có mục đích, có hệ thống biểu hiện rõ rệt trong quá trình học tập cũng như
trong các hoạt động khác Do óc quan sát nhạy cảm mà các em dễ phát hiện những
sự vật hiện tượng cũng như về con người Nó thể hiện qua sự di ddm, tỉnh nghịch,
hải hước.
Trí nhớ có chủ định, có ý nghĩa bất đầu chiếm ưu thế Biết lập dàn ý, ý chính
để ghi nhớ Nhiều em đã có phương pháp và kỹ thuật ghi nhớ, biết xác định cái can
hiểu, cái cẩn ghi nhớ chính xác và cái gì không cẩn nhớ
Ngoài ra, các em còn phát triển về mặt chú ý có chủ định Các em biết phan
phối chú ý, khả năng này càng phát triển ở các lớp cuối cấp.
2.1.2 Hoạt động học tập và sự phát triển trí tuệ:
- Hoạt động học tập của lứa tuổi này trở nên có trách nhiệm rõ rệt, vì các em
sắp hoàn thành chương trình phổ thông phải chuẩn bị một “bộ công cụ” thật tốt đểbước vào đời, hoặc để vũ trang tri thức để có thể theo một nghề mà mình định chọn
ở bac đại học hay trung học chuyên nghiệp
Ở nhiễu em, hứng thú học tập gắn lién với xu hướng chọn nghề Ở số đông
học sinh, nếu như đã suy nghĩ về nghề nghiệp của mình trong tương lai, thì hứng thú
học tập với môn này hay môn khác phan lớn là do nghề nghiệp mà hoc sinh địnhchọn chi phối
Lita tuổi này thường thấy các em trai học giỏi các mỗn khoa học chính xác
(khoa học tự nhiên), côn các em gái thì thiên về các môn khoa học xã hội, nhân văn
34
Trang 38và ngôn ngữ Các em có kỹ năng suy nghĩ độc lập và bước đầu hình thành khả năng
tự học.
- Thái độ của học sinh đối với các môn học trở nên có lựa chọn hơn Ở các em
đã hình thành những hứng thú học tập gắn lién với khuynh hướng nghề nghiệp Cuối
bậc trung học phổ thông các em đã xác định được cho mình một hứng thú ổn định
đối với môn học nào đó, đối với một lĩnh vực tri thức nhất định Hứng thú nàythường liên quan đến việc chọn một nghề nhất định của học sinh Hơn nữa, hứng thúnhận thức của học sinh mang tính chất rộng rãi, sâu sắc và bén vững hơn lứa tuổi
trước.
Thái độ học tập của học sinh được thúc đẩy bởi những động cơ học tập có cấutrúc khác với tuổi trước Lúc này có ý nghĩa nhất là động cơ thực tiễn (ý nghĩa thựctiễn của môn học đối với cá nhân, khả năng tiếp thu môn học của học sinh), động cơnhận thức, sau đó là ý nghĩa xã hội của môn học, rỗi mới đến các động cơ cụ thể
Nhưng thái độ học tập ở không ít học sinh có nhược điểm là một mặt các emrất tích cực học một số môn mà các em cho là quan trọng đối với nghề mà mình đã
chọn hay mình yêu thích Mặt khác, các em lại sao nhãng các môn học khác chỉ học
để đạt điểm trung bình
Thái độ học tập có ý nghĩa thúc đẩy sự phát triển tính chủ định của các quá
trình nhận thức và phát triển năng lực điều khiển bản thân của học sinh trong hoạt
động học tập.
- Trí tưởng tượng của học sinh lứa tuổi này phát triển mạnh mẽ và có những
biến đổi vé chất, Nội dung của tưởng tượng phong phú trong nhiều lĩnh vực: văn
hóa, nghệ thuật, khoa học Tưởng tượng sáng tạo của học sinh phát triển rất mạnh,
phong phú và đã giữ vai trò chủ yếu Những kết quả nho nhỏ ban dau của các emtrong các hoạt động khoa học kỹ thuật và văn hóa nghệ thuật đã chứng tỏ điều đó
Tuy nhiên, ở một số em, các biểu tượng của tưởng tượng đôi khi còn thiếu thực tế,
tách rời cuộc sống Vì vậy, có khi các em không muốn làm những công việc “tẩm
35
Trang 39thường " hàng ngày Cũng có khi các em quá xúc cảm nên tưởng tượng dễ thay đổi thất thường.
- Tư duy của các em được thực hiện chủ yếu trên đối tượng từ ngữ, trên những
khái niệm Tư duy lý luận phát triển mạnh và có tính chặt chẽ, nhất quán và có căn
cứ hơn Các thao tác tư duy (phân tích, tổng hợp, so sánh, trừu tượng hóa, khái quát
hóa) phát triển mạnh, giúp các em lĩnh hội được những khái niệm phức tap và trừu
tượng Bên cạnh đó, một nhược điểm của các em là nhiều khi kết luận một cách vội
vàng theo cảm tính, thiếu cơ sở thực tế và nhất là chưa chú ý phát huy hết năng lực
độc lập suy nghĩ của bản than.
Tóm lại, sự phát triển trí tuệ ở lứa tuổi này đã đạt ở mức cao và đang được
hoàn thiện dẫn trong quá trình hoc tap Càng lên các lớp cuối cấp, năng lực trí tuệ
cảng phát triển Diéu này tạo cơ hội cho khả năng tư duy độc lập, tư duy khái quát hóa, tứ duy sắng tạo, chuẩn bi cho việc học lên cao, học nghề và tham gia vào cuộcsống xã hội.
2.2, Đặc điểm phát triển nhân cách của lứa tuổi:
2.2.1 Sự phát triển của tự ý thức
“Tw ý thức, tự đánh giá đó là việc cá nhân đánh giá chính mình, đánh giá
những năng lực, phẩm chất và vị trí của mình so với những người khác Tự đánh giả
là sự điều chỉnh quan trọng hành vi của cá nhân” [8;392]
Sự phát triển của tự ý thức là một điểm nổi bật trong sự phát triển nhân cách của các em lứa tuổi này, nó có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển tâm lý của tuổi thành niên Quá trình này rất phong phú và phức tap, một số đặc điểm cơ bản của sự
tự ý thức của các em được biểu hiện: Lứa tuổi này vẫn chú ý đến hình dáng bên
ngoài của mình, hình ảnh về thân thể là một thành tổ quan trọng của tự ý thức của
lứa tuổi Sự đánh giá này xuất hiện từ tuổi thiếu niên, nhưng đến đầu thanh niên thì
bộc lộ mạnh mẽ Thường thì họ không hài lòng về chiéu cao (cao quá hoặc thấpquá), về vóc đáng thân thể (béo quá hoặc gay quá) Họ ước mơ có một đôi mắt đẹp,
mũi cao và miệng duyên dáng Những thanh nién chậm lớn, béo phé, mặt có trứng
36
Trang 40cá thì thường tỏ ra lo lắng, thất vọng Những nỗi khổ đau này thường được dấu kín
và “day vo" không ít những cậu thanh niên, cô thiếu nữ dẫn đến “những bi kịch về
tiêu chuẩn, hình thức ” mà những người lớn xung quanh ít quan tam
Sự hình thành tự ý thức là một quá trình lầu dài, trải qua những mức độ khác
nhau, diễn ra mạnh mẽ, sôi nổi và có tính chất đặc thù riêng: các em có nhu cẩu tìm
hiểu và đánh giá những đặc điểm tâm lý của mình theo quan điểm, vé mục đích
cuộc sống và hoài bão của mình Chính điều này khiến các em quan tâm sâu sắc
đến đời sống tâm lý, phẩm chất nhãn cách và năng lực riêng
Chúng ta phải thừa nhận lứa tuổi nay có thể có sai lắm khi tự đánh giá những
vấn để cơ bản: việc tự phân tích có mục đích là một đấu hiệu cần thiết của một nhân
cách đang trưởng thành và là tién để của sự tự giáo dục có mục dich, Do vậy, khi tự
đánh giá đã được suy nghĩ thận trọng thì dù có sai ldm chúng ta vẫn phải có thái độ nghiêm túc khi nghe các em phát biểu, không được chế diéu ý kiến tự đánh giá của
các em Cẩn giúp đỡ học sinh một cách khéo léo để họ hình thành được biểu hiệnkhách quan về nhân cách của mình
2.2.2 Sự hình thành thế giới quan.
“Thế giới quan là hệ thống những quan điểm về thé giới khách quan, về quan
hệ của con người đất với hiện thực xung quanh và đối với chính bản thân mình"
[8;316] Sự hình thành thế giới quan là nét chủ yếu trong sự phát triển tâm lý của
lứa tuổi này,
Chỉ số đầu tiên của sự hình thành thế giới quan là sự phát triển hứng thú nhậnthức đối với những vấn dé thuộc nguyên tắc chung nhất của vũ trụ, những qui luậtphổ biến của tự nhiên, xã hội và của sự tổn tại xã hội loài người Các em xây dựng
quan điểm riêng trong lĩnh vực khoa học, đối với các vấn để xã hội tư tưởng, chính
trị đạo đức Lita tuổi này quan tâm nhiều nhất đến các vấn để liên quan đến con
người trong lịch sử quan hệ giữa con người và xã hội; giữa quyền lợi và nghĩa vụ
chiếm vị trí trung tâm của lứa tuổi Tuy vậy, một số em vẫn chưa giáo dục đẩy đủ
về thế gidi quan,
37