1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp Tâm lý giáo dục: Bầu không khí tâm lý của tập thể học sinh một số trường trung học phổ thông quận Thủ Đức Tp. Hồ Chí Minh

73 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bầu Không Khí Tâm Lý Của Tập Thể Học Sinh Một Số Trường Trung Học Phổ Thông Quận Thủ Đức Tp. Hồ Chí Minh
Tác giả Vũ Nguyễn Anh
Người hướng dẫn TS. Huỳnh Mai Trang
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Tâm Lý - Giáo Dục
Thể loại Khóa Luận Tốt Nghiệp
Năm xuất bản 2014
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 73
Dung lượng 62,63 MB

Nội dung

Thành phần mẫu nghiên cứu |Bang 2.3 Cách tính điểm thực trạng bau không khí tam ly bau không khí tâm lý của tập thể học sinh em các con đường hình thành bau khong khí tâm lý | Điểm trung

Trang 1

TRUONG DAI HỌC SƯ PHAM THANH PHO HÒ CHÍ MINH

KHOA TÂM LY- GIÁO DỤC

VÕ NGUYÊN ANH

THỦ ĐỨC TP HỎ CHÍ MINH

KHOA LUẬN TOT NGHIỆP DAI HOC

Thanh phỏ Hỗ Chi Minh - 2014

Trang 2

3o - 323đ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SU PHAM THÀNH PHO HO CHÍ MINH

KHOA TÂM LÝ - GIÁO DỤC

VÕ NGUYÊN ANH

BAU KHÔNG KHÍ TÂM LY CUA TAP

THE HOC SINH MOT SO TRUONG

TRUNG HOC PHO THONG QUAN

THU DUC TP HO CHI MINH

KHOA LUAN TOT NGHIEP DAI HOC

NGƯỜI HƯỚNG DAN KHOA HOC

TS Huynh Mai Trang

TP HO-CHI-MINH

Thanh phố Hồ Chí Minh — 2014

Trang 3

LOI CẢM ON

Em xin chân thanh cảm on Quy Thay Cô khoa Tâm lý - Giáo duc, la nhữngngười trực tiếp giảng dạy, truyền đạt cho em những kiến thức cơ bản va kĩ nang hữu

ich, giủn em có cơ hội ứng dụng trong học tập vả thực tiễn nghiên cứu của minh.

Em xin gửi lời cảm on sau sắc đến TS Huỳnh Mai Trang - người Co đã nhiệt

tỉnh hướng dẫn, động viễn em trong suốt thời gian thực hiện luận van.

Em xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu, các bạn học sinh các trường THPT

Nguyễn Hữu Huan, Thủ Đức, Hiệp Binh (Quận Thủ Đức) đã hợp tác piún việc thu

số liệu khảo sát diễn ra thuận lợi hơn.

Vũ Nguyên Anh

Trang 4

MỤC LỤC

= a.

MO ĐAU KTS nh eee Ree RE eRe nan nan nnnn ndnnnnnnnnnnnnnnnsannnnnnnnnnnnannnnnnasnnniad 1

1: Tố do chân Để Biiinccccssisiccnincnc mama 1

1 Mục đích nghiên cứu khiờt:201344833070002:200120103g0946)280314030/046812010/0028020102G 2

3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu -zc7s+=eeczazccrsszceztrzse 14: GIàtHUYỀENGhIÊNCẺU c0 0000010601000 AQ0LQNGi d0 ng 2

Si Can vag Ray GỮU¡2eiociiiciiciidiesieieidvdiakddiidiAilia=iirisiseeskieaiasie 2

6 Phương pháp nghiễn cứu IBIEIIEIEAIIBA-EIEXE.40048224881035/1310223121020010E8 3

|1: TRƯỚC HNURI4226510026526208x0 4 cee

1.2 Cơ sở lý luận về hầu không khí tâm lý của tập thé học sinh se

1.3.1: Tập thể và tập thể học gĩnh;⁄.¡oixccccciicigLcddtá/00086866A2213 1.2.2 Bầu không khí tâm lý tập thé học sinh cccoccccosccciscisesee 20

£ 1

Tiểu kết chương Ì -.-ss s5 sExEvEkarkaraesasssee eT prsmpataneuvansan ef

CHƯƠNG 2: THUC TRẠNG BAU KHONG KHÍ TAM LY CUA TAP

THE HỌC SINH MỘT SO TRUONG TRUNG HQC PHO THONG QUAN THỦ ĐỨC TP HỖ CHÍ NINH sscscesssscreessecrannensssrstsarcesnersnsananieness 28

2.1 Thể thức nghiên cứu 5° ss+ckktsee+++gECkt+xecpsseecrree ny

2.1.1, Thanh phan mẫu nghiên cứu -.e-5- 5555-55-28

Zits (Ong RDN aca

X3 Wht ind na dỀHeeeeeanieaanieneieeratonnadmdebsasesaesasonsoiDl

2.2.1 Thực trang bau không khi tâm ly của tập thé hoe sinh 32

2.2.2, Con đường hình thành bau không khí tâm lý của tập thé học sinh 40

2.2.3, Các yếu tổ anh hưởng đến bau không khi tâm ly của tập thẻ học sinh 48

TIỂU TC Gia 2 tu gõcaiiDeddddiodAgibiasibgdtcslggluid0saiidlieposceaeeou SE

KẾ CUấN VÀ KT HÀ G Ba edaeiedeedadsesaessessssoaaaaeseOt TAL LIEU THAM KHAO ccscscccossescsssssecconucessssnsesssaueecsssnecessnuccss ¬” 0

PH UJ LUC '# 4 E-E eee Pee Pee 5-8 4:8 6 5-8 Ee S8 Fee PE PS SESS SESE ESSE ESET STE Eee 3

Trang 5

DANH MỤC CÁC KÝ KIỆU, CHỮ VIET TAT

Viết thông thường

Bau không khí tâm lý

Trang 6

Thành phần mẫu nghiên cứu |

Bang 2.3

Cách tính điểm thực trạng bau không khí tam ly

bau không khí tâm lý của tập thể học sinh

em các con đường hình thành bau

khong khí tâm lý

| Điểm trung bình chung của ba lớp quan hệ thựctrang bầu không khi tâm lý của tập thé học sinh

Tan so và điểm trung bình về bau không khí tâm

lý của tập thé hoc sinh theo lớp quan hệ thứ 1

Tan so và điểm trung bình về bau không khí tam

lý của tập thể học sinh theo lớp quan hệ thứ 2

Tan số và điểm trung bình ve bau không khỉ tam

lý theo lớp quan hệ thứ 3

Điểm trung bình chung về các con đường hình

thành bầu không khí tâm lý của tập thể học sinh

Tỉ lệ % và điểm trung bình chung về sự hoa hợp

trong cách học tập, làm việc giữa các thành viên

trong lớp (N = 284)

Ti lệ % và điểm trung hình chung ve bie

hiểu biết hoàn cảnh gia đình lẫn nhau (N = 284)

Trang 7

Tỉ lệ % và điểm trung hình chung về con đường

hình thành biểu hiện ở các hoạt động rén luyện

(N = 284)

Tỉ lệ %6 và điểm trung bình chung về con đường hình thành biểu hiện ở các hoạt động học tập

(N = 284)

Tỉ lệ % va điểm trung bình chung ve quan hệ

của các thành viên sau khi các hoạt động triển

khai (N = 284)

Tỉ lệ % và điểm chung hình chung đánh giá về

chất lượng các hoạt động rèn luyện ngoại khỏa

của lop (N = 284)

Ti lệ % và điểm trung bình chung đánh giá của

cá nhân về biểu hiện làm việc của ban cán sự lớp

(N = 284)

Ti lệ % nhận định vẽ sự tương hyp tâm ly giữa

các thành viên

Xác suất y nghĩa vẽ đặc diem lớn (lop chuyên /

thường) ảnh hưởng đến BKKTL của TTHS

Trang 8

MỞ BAU

1 Lý đo chọn dé tai

Ngày nay, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học — công nghệ đã mang lại thay đối

to lớn trong cuộc song xã hội Hòa nhận cùng sự phát triển ấy, nhu cau của conngười ngảy cảng được nâng cao Ngoài nhu cầu vật chất thì nhu cầu tinh thin cũng

rat được mọi người chủ trọng va quan tâm Một đời song tinh than khỏe mạnh, một

bau không khi tập thé tích cực va on định sẽ tạo điều kiện cho mỗi người phát huy

nang lực, tinh sang tạo của cá nhân.

Trong hệ thẳng giáo dục phố thông, tế bảo quan trọng nhất chỉ phối mọi hoạt

động của các thánh viên đỏ la tập the học sinh trong mỗi trường lớp học Trong tập

thẻ dé hình thanh các hiện tượng tam ly: trí tuệ tận thẻ, ý thức tập thẻ, tâm trạng tập

thẻ, dư luận tập thé, truyền thông tập thẻ vả đặc biệt là bau không khí tâm ly Bau

không khí tâm ly được hình thành va phát triển thông qua các hoạt động chung của

tập thé hoc sinh Như vậy, nghiên cứu thực trạng bau không khi tam ly của tập thẻhọc sinh va dé xuất biện pháp nâng cao tính tích cực của bau không khi tâm lý giúpcho hoạt động học tập và giáo dục đạt hiệu quả cao hơn là việc làm cần thiết

Hiện nay, nhiều công trình nghiên cứu trong va ngoài ở các môi trường khác

nhau như sư phạm — lớp học, lao động san xuất cho thay rang bau không khí tam

ly là nhân tổ quan trọng ảnh hưởng đến năng suất, hiệu quả công việc, học tập của

tập thé cũng như từng thành viên, Đặc biệt là ở Việt Nam, đặt nén móng đầu tiên

cũng có những tham luận, bai viết chỉnh thức của các tác giả Lê Ngọc Lan, Nguyễn

Thị Huệ, Nguyễn Mạnh Hà dé cap dén tam quan trong cua bau không khí tam lý

tác động mạnh mẽ đến nhân cách mỗi người cho dù ở đối tượng nào Bên cạnh đó,

một số tác giả khác cũng đã nghiên cứu thực trạng ở từng nhóm khách thé va anhhưởng của phong cách lãnh đạo - quản lý đến bau không khí tâm lý tập thé đã kháiquát hóa một cách hệ thông vẻ khái niệm và các yếu tổ ảnh hưởng đến bau không khi

tận thể Tuy nhiên, đến nay chưa có để tải nghiên cứu nao về bầu không khí tâm ly

Trang 9

của tập thể học sinh trường Trung học pho thông, đặc biệt là ở quận Thủ Đức — một

quận ngoại thanh có nhiều đầu tư đổi mới cho giáo dục trong những nam gan đây.

Vậy thực trang bau khẳng khi tâm lý của tập thé học sinh một số trường Trung học

nhỏ thông quận Thủ Đức Thanh pho Ho Chi Minh như the nao? Giải pháp nào nang

cao tinh tích cực của bau không khí tâm ly ở quận Thủ Đức, thành pho Hỗ Chi Minh?

Với những lý do trên, dé tải “Baw không khí tâm lý của tập thể học sinh một số trường Trung học pha thông quận Thủ Đức Thành phố Hỗ Chi Minh” được xác lập.

2 Mục đích nghiên cứu

Xác định thực trạng bau không khí tâm lý của tap thé học sinh một số trường

Trung học pha thông quận Thủ Đức Thanh phố Hỗ Chi Minh

3 Bối tượng và khách thể nghiên cứu

3.1 Dai tượng nghiền cứu

Bau không khi tâm lý của tập thé học sinh một số trường Trung học phé thông

quận Thu Đức Thành phé Ho Chi Minh.

3.2 Khách thể nghiên cứu

Học sinh các trường Trung học phổ thông Nguyễn Hữu Huan, Trung học pho

thông Thủ Đức, Trung học phé thông Hiệp Binh.

4 Giả thuyết nghiên cứu

- Thực trạng bau không khi tâm lý của tập thé học sinh một số trường Trung

học phố thông quận Thủ Đức Thanh pho Ho Chi Minh đều có những biểu hiện tích

Cực vả Liêu cực.

- Có sự khác biệt ý nghĩa về bau không khi tâm ly của tập thé học sinh giữacác biến số: tỉ lệ nam nữ trong từng lớp, đặc điểm học sinh (lớp chuyên/thường)

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Hé thang hóa co sử ly luận của dé lải.

Trang 10

- Khao sát thực trang bau không khi tâm ly của tập thé học sinh một số trường

Trung học pho thông quận Thủ Đức Thanh pho Hỗ Chi Minh,

- Để xuất một số giải pháp nhằm nâng cao tính tích cực của bau không khi tâm

lý của tập thé học sinh một số trường Trung học phố thông quận Thủ Đức trên

6 Phương pháp nghiên cứu

6.1 Phương phán luận

6.1.1 Quan điểm hệ thông cau trúc

Vận dung quan điểm hệ thống cấu trúc để xây dựng cơ sở lý luận như khải niệm

bau không khi tâm lý, tập the học sinh

6.1.2 Quan điểm lịch sử - logic

Van dụng quan điểm lịch sử - logic nhận định van dé khoa học trong thực tiễn

hiện tai, cụ thể lả bau không khi tâm ly của tập thể học sinh ở quận Thủ Đức năm

2014 trang boi cảnh từ khi quận Thủ Đức tách ra từ ba quận 9, quận 2 và quận Thủ

Đức từ năm 1998.

6.1.3 Quan điểm thực tiễn

Nghiên cửu thực trang bau không khí tam lý tại thực tế các trường THPT, kết quả

phản anh tỉnh hình thực tiễn dé dé xuất giải pháp cải thiện thực trạng tốt đẹp hon

6.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thể

6.21 — Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

Người nghiên cứu sử dụng phương pháp phan tích, tong hợp, so sảnh, hệ thông

hóa nhằm tam lược lịch sử van đề, xây dựng cơ sở lý luận, xây dựng các bảng hỏi

va thang do phủ hợp dé tiễn hành khảo sát và nghiên cứu,

6.2.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Căn cứ vào lý luận về bau không khí tâm lý va tập thé học sinh, người nghiên

cứu cụ thé hóa các nội dung can nghiên cửu thánh các câu hỏi đóng để học sinh có

thê trả lời

Nội dung bang hỏi bao gam:

- Khao sat thực trang bau không khí tâm lý của tập thể học sinh.

Trang 11

- Khảo sat con đường hình thành bau không khí tâm lý của tập thẻ học sinh.

- Tim hiểu vẻ nhận định của học sinh vẻ sự tương hợp tam lý của các thành

viên khác trong lớp.

6.3.3 Phuong pháp thống kê toán học

Để tải nay sử dụng các số thông kế: tan số, điểm trung bình, kiểm nghiệm nhằm

xử lý số liệu thu thập được từ bảng hỏi Phan mềm sử dung la SPSS 18.0.

7 Giới hạn dé tai

Đổi tượng nghiên cứu: để tải chỉ giới hạn ở việc tim hiểu bau không khí tâm lycủa một số tập thé học sinh trong mỏi trường lớp học, không tìm hiểu bau không khitam lý của toàn thẻ trường

Phạm vi nghiên cứu: 7 lớp 10 được chọn từ 3 trường THPT Quận Thủ Đức.

Trang 12

CHUONG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1 Lich sử nghiên cứu van để

1.1.1 Nước ngoài

Từ những năm 30 của thé ki 20, các nha Tâm lý học phương Tây đã bat dau

nghiên cứu bau không khi tam ly trong các nhóm, tô chức, Một trong những nghiên

cứu chỉnh thức dau tiên vẻ bau không khỉ tim ly là cuộc thi nghiệm ở Hotton ở My

do nha xã hội học Elton Mayo cùng các cộng sự thực hiện vào những năm 1924 —

1929 về các yếu tổ ảnh hưởng đến năng suất lao động Họ đã tiền hành nghiên cửu

các quan hệ không chính thức vả ảnh hưởng của nó đến hiệu quả sản xuất tại các

nhóm lao động Kết quả nghiễn cứu đã ghi nhận rang, trang thai tâm lý của người

lao động đã tác động trực tiếp đến năng suất lao động Bên cạnh đó, thi nghiệm

cũng đã chứng minh thai độ lao động của ca nhân phụ thuậc vào thải độ của những

người xung quanh "Tắc độ, nhịp điệu và cường độ lao động của mỗi người có ảnh

hưởng đến những người xung quanh va ngược lạt” (13, tr.95], Dù chưa đưa ra khải

niệm rõ rang vẻ bau không khi tâm lý nhưng kết quả nghiên cửu đã xác định thành

phan cầu thành nên bau không khí tâm lý trong tập thé lao động Chính hệ thong

thải độ cảm xúc giữa các thành viên tác động qua lại là tiên dé sơ khởi cho việcnghiên cứu bau không khí tâm lý vẻ sau

Từ nghién cửu nên móng dau tiên, vẻ sau ngày cảng có nhiều công trình nghiên

cứu về bau không khí tâm ly ở phương Tây, điển hình la nghiên cửu của nha tâm lý

học K Lewin và các cộng sự vào những năm 30 của the ki XX đã cho ra đời tác

phẩm “Mot! thuyết động lực về nhân cach" đã chỉ ra mỗi quan hệ bên trong nhóm

vả phong cách người lãnh đạo, quản lý ở các thời điểm khác nhau có ảnh hưởng đến

việc hình thành bau không khí tích cực hay tiêu cực trong các nhóm nhỏ Ngoai ra,

các nghiên cứu của L Festinger, S.Schater, K.W Bach, B.E Colins, B.H Raven [3]

đều tập trung làm rõ bau không khi tâm lý ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của tậpthé va cá nhân,

Trang 13

Củng với sự phát triển của khoa học tâm lý đã lam cho các hưởng tiếp cận van

để “bau không khí tam ly" ngảy cảng đa dạng va phong phủ hơn, Hiện tại, bau

không khí tâm ly được nhìn nhận theo ba góc độ chính:

Một là, bau không khi tâm lỷ của tổ chức là sự tác động phức hợp qua lại giữa

các yếu to trong tô chức,

Hai la, hiệu quả sản xuất chịu ảnh hưởng của yếu to bau không khi tâm lý trang

tổ chức đỏ.

Ba là, bau không khí tam lý của to chức góp phan điều chỉnh, điều khiển hành vi

của ca nhãn va nhóm.

Van dé bau không khí tắm lý ở tâm lý học phương Tây dang rất phát triển vả

được nghiên cứu dưới nhiều gúc độ va ứng dụng khác nhau Tuy nhiền, do xuất

phat từ hệ thong quan điểm lý luận vả phương pháp nghiên cứu khác nhau nên kếtqua nghiên cửu chưa thông nhất

Ngoái tam ly học phương Tay thi các nha tam lý học Mac — xit cũng đóng gop

dang kế các công trình nghiên cửu về hiện tượng xã hội, trong có có bau không khi

iam ly Tiêu biểu như:

Năm 1966, thuật ngữ “haw không khi tam lý” được N.C Man — xu - rấp sử

dụng lần dau tiên khi nghiên cửu vẻ mdi trường lam việc nhằm nẵng cao năng suất

lao động trong tập thé Ba năm sau, V.M Sêpel là người dau tiên đưa ra khái niệm

bau không khi tập thể Theo ông “Bau không khi tâm lý là sắc thái tinh cảm của

những mỗi quan hệ ve mặt tâm lý giữa các thành viễn trong tập the Nó xuất hiện

trên cơ sở có sự gan gũi thiện cảm giống nhau về mặt tinh cách, hứng thd, xuhưởng ”[29, tr L8] Như vậy, từ những nghiên cứu đầu tiên của tam lý học Mác - xit

đã dé cập yếu tỏ sắc thai tinh cảm ảnh hưởng đến bau không khí tâm lý

Về sau, những nha Tam ly học Xô — viết khác đã tiếp tục nghiên cửu sâu hơn vềbau không khí tảm lý như J.P Von Cap, O.1 Zô-tỗ-va, E.X Cu-đơ-min, B.V, Sô-

Trang 14

tö-khỗ-va và cũng đã đạt nhiều thành tựu đáng kể Các nha tâm lý học trên đã

nghiên cứu sự ảnh hưởng và tác động qua lại giữa các thanh viên trong một tập thẻ

nhằm thay được mi tương quan, tạo tiên dé việc nghiên cứu bau không khí tâm lý

VỀ Sau.

Mãi đến những năm 60 của thể ky 20, T.Mozanob, M.Unozenuk trong các

nghiên cửu của mình đã cho rằng bau không khỉ tâm lý 14 trạng thái tâm lý của cảm

xúc được hình thành trang nhân cách Có thé nói, đây chính là tiễn dé quý giả khi de

cap các tác gia đã dé cập đến trang thai tâm lý của cảm xúc — một cơ sở cho việcnghiên cứu bầu không khí tâm lý vẻ sau

Nhìn chung, có thé thay những van dé trọng tâm ma các nha Tâm lý học Xõ viettập trung nghiên cứu vẻ bau không khí tam lý liên quan đến những vẫn dé sau:

- Ban chất của bau không khí tâm lý: phản anh trạng thai tam ly của tập thể, điềukiện của đời sống tập thể, phản ánh tỉnh chất các mỗi quan hệ qua lại giữa các thànhviên trong tập thẻ (E.X Cu ~ do - min, K.K Pla - tô ~ nop, V.E Xế - mẽ - nop)

- Quả trình hình thanh: thông qua hoạt động va giao tiếp chung giữa các cánhân trong tận thể, chịu sự tác động của các yếu tổ vĩ mô (chính trị, kinh tế xã hội,

điều kiện van hoa ving mién ) và cac yeu tổ vi mé (mỗi quan hệ liên nhan cách

giữa các thành viên trong tập thể, phong cách lãnh đạo, lợi ích ), trong đó nhắn

mạnh các yếu tô vi mô (E.X Cu - da - min)

- Hinh thức biểu hiện: thể hiện qua hành vi giao tiếp ứng xử giữa cá nhãn với

công việc va mọi người xung quanh (V.L Mikheev, C.K Pd — nap).

- Vai trà của bau không khi trong hoạt động sản xuất của tập thé và cuộc sống:tác động đến năng suất lao động, sự hai lòng của cả nhãn trong công việc và các

mỗi quan hệ trong tập thé (V.L Mikheev).

1.1.2 Trong nước

Ở Việt Nam vẫn dé bau không khí tâm lý đã được một sé tác giả đặt nên mỏng

đầu tiên Nhìn chung, có thể thay rằng thuật ngữ “Baw không khí tâm lý" được

Trang 15

nghiên cửu ở nhiều khia cạnh vả đổi tượng khác nhau thông qua các nghiên cửu ly luận va nghiên cứu thực tiễn Cụ thé như sau:

Vé nghiên cứu lý luận

Tác pid Nguyễn Thị Thu Hiển trong giáo trình “Tam lý học quản trí kinh

doanh " [22, tr.73-82] đã tang hợp nhiều quan niệm khác nhau của các tác giả về bau không khí tâm ly va nêu lên các thông số dé đánh giá bau không khi:

- Sw hải lòng hay không hai lòng của các thành viên trong tập thẻ đổi với các

khia cạnh khác nhau trong công việc va trong cuộc sống.

- Tam trang của tập thé.

- Sự hiểu biết lẫn nhau giữa mọi người và uy tin của người lãnh dao

- Mức độ tham gia của các thành viễn trong công tac quan ly va tự quản.

- Tính đoàn kết gắn bé giữa các thành viên của tập thé

- Tỉnh ky luật tyr giác.

- Nang suất lao động vả hiệu suất công tac

Bén cạnh đó, tác giả cũng đã dé cập những đặc điểm của bau không khi tam lý

tốt dep trong tập thé vả các biện pháp để xây dựng bau không khi tốt đẹp

Giáo trình “Tan lp học quản lý dành cha người lãnh dao” [14, tr.203-207] của

tác gia Nguyễn Bá Dương cho rang bau không khí tâm ly là hiện tượng tâm ly biểu

hiện mức độ hoạt động, hòa hợp các phẩm chất tâm lý của con người trong tập thẻ

Ngoài ra, tác giả đã chỉ ra các yeu tổ quy định bau không khí tâm ly bao gồm mỗi

trường tự nhiên tạo ra chỗ ở, chỗ lam việc va mỗi trường tâm ly Thêm vào đó, tác giả cũng đã nêu nhiệm vụ của người quan ly dé tạo ra một mỗi trường tâm lý tốt,

Tác giả Thai Tri Dũng trong giáo trình “Tam |) học quản trị kinh doanh " cho

răng bau không khi tâm lý xã hội của tập thé lả trạng thái tâm lý xã hội phản ánhtinh chất, nội dung của các mỗi quan hệ giữa các thành viên trong tập the đó Đặc

biệt, tác giả nhân mạnh đến vai trò quan trong của bau không khí tam lý khi “trạng

Trang 16

thải tinh thân của người lam việc đã trở nên nhân tổ ảnh hưởng lớn dén năng suất

lao động không kém so với trạng thai thé lực” và "một số công trình nghiên cứu cho

thay bầu không khí tâm lý tập thé vui vẻ, phan khởi co thé lam tang nang suất lao

động tới 20%” (26, tr.105] Ngoài ra, tác pid cũng đã đẻ cận đến các yếu tổ ảnh

hưởng đến bau không khi tâm lý bao gồm tác động từ phía môi trường xã hội vi ma

vả mỗi trưởng xã hội vĩ mỏ.

Ngoài ra, khải niệm bau không khí tâm ly còn được các tác gid khác như

Nguyễn Dinh Chỉnh - Phạm Ngọc Uyén, Vũ Dũng, Mai Hữu Khuê [15] phan tích, nhìn nhận trên cơ sử tổng hợp tai liệu xem xét bảu không khi tam ly như trong

những hiện tượng tam ly xã hội khác Tuy nhiên, các nội dung nay chi mang tinh

tông hợp, chưa chuyên sâu cụ the,

Bên cạnh những nghiên cứu lý luận xem xét bau không khí tam ly như một hiện

tượng tâm lý xã hội trong nhiều các hiện tượng khác dé tạo thánh xu hướng xã hội

thi có những nghiên cứu lý luận khác với những nhóm đổi tượng cụ thể:

Trong bai viết “Bau không khí tâm lý gia đình và việc gido dục trẻ em", tac gia

Lẻ Ngọc Lan đã tập trung đến vai trò của bau không khí tâm lý trong gia đỉnh và

ảnh hưởng của nó trong việc giáo dục trẻ em Tác giả đã khẳng định: “Một bau

không khí tam lý tích cực sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ em hình thanh thai độ

-thói quen tot với moi người xung quanh” [9, tr.4].

Trong bai viết “Bau khong khi tâm ly) tập thé và vai tré của nó đổi với sự phải

triển nhân cách học sinh Trung hoc cơ sở”, tac giả Nguyễn Thị Huệ đã nhắn mạnh

vai tro của bau không khí tâm lý đổi với việc hình thành và phát triển nhân cách của

học sinh, Tác giả đã khang định: “Nếu trong tập thé lớp học có bau không khi lanh

mạnh, thân ái thi sẽ tao ra tâm trạng phan khởi, vui vẻ ở mỗi thành viên; tạo tinh

tịch cực của mỗi người có việc thực hiện nhiệm vụ được giao; tạo đoàn kết gidp đữ

lẫn nhau giữa các cá nhẫn; hạn chế những xung đặt gay gat, những nhóm không

chính thức đổi lập va các thủ lĩnh tiêu cực” Ở đây, tác giả cũng nhân mạnh vẻ sự

Trang 17

thay đôi của bau không khí tập thé tích cực ảnh hướng đến sự phát triển nhân cách

của trẻ [20, tr.22-25]

Trong bai viết “Bầu không khi tam ly xã hội và vai trò của nó đổi với năng suấilao động trong tập thể, tac gia Nguyễn Mạnh Ha đã nhắn mạnh tắm quan trong củatập thé xã hội đối với hiệu quả của năng suất lao động, trong đó bau không khi tam

ly trong tập thể có ý nghĩa quan trọng quyết định sự phát triển, cổ kết hay xung độtcủa các thanh viên trong tập thẻ [24]

Như vậy, ở góc độ nghiên cửu lý luận, các tác giả trong nước đã bước đầu tìm

hiểu khải niệm bầu không khí tam lý tập thé cũng như đã xem xét các yếu tổ ảnhhưởng va đưa ra biện pháp nang cao tinh tích cực của bau không khỉ tâm ly Ngoài

ra, cũng có một số tác pid khác đã nghiên cứu lý luận vai trò của bau không khi tâm

lý trong từng nhám khách thé khác nhau Nhin chung, có thé thay tam quan trọng va

ảnh hướng mạnh mẽ của bau không khí tâm lý tác động đến nhân cách mỗi người,

cho dù ở bat ki đối tượng va môi trường nao

Lê nghiên cứu thực trạng

Tương tự nghiên cứu ly luận, vẻ nghiên cửu thực trạng bau không khi tam ly,

các tác gia trong nước đã nghiên cứu ở các mỗi trường khác nhau và có nhiều kết

quả đảng ghi nhân Cụ thé như sau:

a) Mãi trưởng sư pham — lap học

Năm 1983, với dé tài “Bau không khi tâm lì tập thể sinh viên sư phạm mẫu giảo

va ảnh hưởng của nỗ tới tâm trạng cả nhân”, tác gia Đỗ Thị Hường là người khởi

xướng vẻ nghiên cứu thực trạng ở trong nước Trong để tải, tắc giả đã đưa ra khảiniệm vẻ bầu không khí tam ly va sự tương quan của bau không khí tam lý với timtrạng của từng thành viên trong tận thé Day là đóng góp rất lớn của tác giả, làngười tiên phong nghiên cứu thực trạng về bau không khi tâm lý ở Việt Nam Tuy

10

Trang 18

nhién, hạn chế của dé tải là chưa khải quát các tiêu chí đánh giá vẻ bau không khi

tam lý cũng như chưa phần tích rã sự tương quan nai trên [5].

Tác giả Lê Thị Han với dé tải “Baw khang khi tâm lị tập thể sinh viên và vai trảcủa đội ngũ cản bộ lãnh dao trong việc xảy dựng bau không khi tam ly” đã đề cậpđến vai trò của can bộ lãnh đạo (lớp, đoàn) trong việc xây dựng bau không khí tam

ly Day là đóng góp của tac giả so với các dé tải trước do khi đã tập trung vai tròcủa nhân tổ lãnh đạo như la một yếu tổ trong việc hình thành va duy trì bau không

khí tâm lý trang tập thê sinh viên

Về sau, năm trong chuỗi các đẻ tải nghiên cứu bau không khi lớp học tại các

trường đại học, dé tải “Baw không khi tam ly tap thé sinh viên trường Đại hoe Hai

Phong” của tac gia Dao Thị Mai, “Baw không khi tam lý mot số lớp hoe tại lrưởng

Đại học Sư phạm Thành pho Hỗ Chi Minh và một số hiện pháp cài thiện ” của tác

gia Nguyễn Hoàng Khắc Hiểu, dé tai “Bau không khi tâm lý của lớp hoc tại trường

Đại hoc An ninh nhan dân ` của tắc giả Nguyễn Thi Thanh Van đã có cải nhìn toandiện hơn vẻ bau không khí tâm lý, nêu rõ hai yếu tổ ảnh hưởng đến bau không khi

tâm lý bao g6m nhóm các yếu to bên ngoài va nhém các yêu tô bên trong cũng như

bước đâu để xuất một số biện pháp và tiền hành thực nghiệm doi chứng kết quảnhằm cải thiện bau không khi tâm lý lớp học,

bh) Môi trường lao động — sản xuất

Các dé tài “Bau không khí tâm ly tập thể điện thoại viên Trung tâm chăm sóc

khách hang Viettel tại Ha Nói” của tac gia Nguyễn Thị Ngọc, tác gia Phạm Mạnh

Ha với dé tải “Tìm hiểu bau không khí tâm lý tập thể và chiêu hưởng ảnh hưởng

của nà đến năng suất lao động của Công ty cả phan Nam Thang” [25] đã xây dựngkhải niệm bau không khỉ tâm lý, nghiên cứu thực trạng ở khách thể nghiên cửu valim hiểu nguyên nhân nhằm để xuất các giải pháp xảy dựng bau không khi tam ly

tích cực trong lập thẻ

c) Mũi trưởng gia đình

Trang 19

Để tải “Thực trạng hau không khi tâm lý trong gia đình của người chưa thành

niên pham tdi" của tác giả Đặng Thanh Nga với mẫu nghiên cứu là 100 người chưa

thành niên phạm tội ở trại giam Hoang Tién va trại giam Ngọc Ly do Cục V26 Bộ

công an quản ly Kết quả nghiên cứu cho thay rằng bau không khí tâm lý tiêu cực

trong gia đỉnh của những trẻ chưa thánh niên nhạm lỗi đạt 2.69, tức cao hơn mức

trung hình Hạn chế của đẻ tải chỉ dừng lại ở mức độ cảm nhận ma không mé tả thực trạng bau không khí tâm ly gia đình rõ nét va chưa dé xuất giải phán nham

khäc phục tinh trạng nay

Để tải "Bầu không khi tâm lý trong gia đỉnh và thành tích học tập của hoc sinh

trưởng Trung hoc phổ thong Vã Thị Sau” của tac giả Lại Văn Thang cho thay có sự khác biệt trang bau không khi tâm ly trong gia đình và thành tích học tập của học sinh Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cũng cho thay rằng có sự khác biệt trong mỗi

quan tâm của cha rne đổi với việc học tập của con cải ở các gia dinh có trình độ văn

hóa của cha mẹ khác nhau Trong các gia đỉnh có trình độ văn hỏa cao thi việc quan

tâm đến học tập của con cải la về trình độ thực sự của con, giúp đỡ vẻ cách học

cũng như tạo ra mỗi trường tôi để con cái học tập Con những gia đình có trình độ

thấp thi việc quan tam thiên về la cho con mặt vật chất [8, tr.96]

d) Anh hưởng của phang cách lãnh đạo — quản Ij đến baw không khi tâm I) tập thể

Chuỗi dé tải tiếp cận dưới góc độ các yếu tổ ảnh hưởng, đẻ tai “Tim hiểu ảnh

hưởng của phong cách lãnh đạo của hiệu trưởng đổi với hau không khi tam lý tap

thể su phạm một số trường mam non tại thành pha Hỗ Chỉ Minh "của tac gia Chung

Vinh Cao, dé tải "Thực trạng phang cách quản lý của hiệu trưởng ảnh hưởng lênhau không khí tâm lý trong các trường trung học pha thông tại thành phố Can Thơ"

của tác giả Nguyễn Thị Bạch Ngọc đã đi sâu nghiên cửu mỗi tương quan của phong

cách lãnh đạo — quan lý vả tâm trạng của từng thành viên trong tập thẻ

Tóm lại, các để tai nghiền cứu thực trạng về bau không khí tâm lý đã tiếp cận

nhiều hướng khác nhau với nhóm khách thé phong phú lam nỗi bật thực trạng bau

12

Trang 20

không khí tâm lý của nhóm khách thể đó Có thé nhận thay rang nhóm đẻ tải trong

môi trường sư phạm - lớp học có số lượng nghiên cứu nhiều hơn cả va đặc biệt một

số để tài đi sâu vao các khia cạnh liên quan đến bau không khí tâm ly (vai trò của

can bộ doan hội, tâm trạng cá nhân của các thành viên ) Các đẻ tải liên quan đếnbau không khí tâm lý trong mỗi trường gia đình cũng như lao động - sản xuất cỏ it

tác giả nghiên cửu hơn Bên cạnh đó, có một số dé tải đã bude đảu nghiên cửu yếu

tả phong cách lãnh đạo — quản lý có ảnh hưởng đến bau không khi tâm lý Đỏ là cơ

sử giúp người nghiên cửu nhìn nhận một cách bao quát va hệ thong hơn vẻ khái

niệm va các yêu tô ảnh hưởng đến bau không khí tâm lý của từng môi trường khi

thực hiện để tai “Thực trang bau không khi tâm lì của tập thể hoc sinh một số trường Trung học pha thang quận Thủ Đức Thành phố Ho Chi Minh”.

1.2 Cơ sở lý luận về bau không khí tâm lý của tập thé học sinh

1.2.1 Tập thé va tập thé hoc sinh

1.2.1.1 Khái niệm

Tổng hợp các nguôn tải liệu của các tác giả A.G Côvaliốp, Nguyễn Hai Khoát,

Tran Trọng Thủy, Vũ Thị Phượng, Nguyễn Hoang Khắc Hiểu, Nguyễn Đình Chinh,

Pham Ngọc Uyen cùng nhiễu tac gia khác đã nhìn nhận khải niệm tập thể cả

những đặc điểm chung như sau:

- Mục dich chung của tập thé luôn thống nhất va mang ý nghĩa xã hội

Đây la yếu tổ đầu tiên quy định tập thé khác với nhóm xã hội Tập thé là một

nhóm người luôn có sự thống nhất va liên kết với nhau trên cơ sở những mục dich

chung mang ¥ nghĩa xã hội Mục dich đó tinh chất nhân văn va mang xu thể dự bảo

tương lai phủ hợp với sự phát triển của xã hội Bat ki một tập thé nao cũng muốn trở

thành một tập thể tích cực, năng động và hướng đến mục đích cao đẹp, lả nơi kíchthich và khơi nguẫn sang tạo, đam mẻ cũng như năng lực của mỗi thành viên dé phan

dau vi lợi ích xã hội Vi thể, mỗi cá nhân can nhận thức rõ mục tiêu của tập thé minh,

13

Trang 21

lĩnh hội một cách thấu dao mục tiêu dé dé tạo sự thông nhất với nhau về mục đích

chung hướng tới đám bảo lợi ich cá nhân, lợi ích tận thể va lợi ích xã hội toan vẹn

- Tap thé la một tổ chức chặt chẽ hoạt động mang tinh kế hoạch cao

Tap thé 14 một tổ chức, vi thé bat ki hoạt động nao diễn ra cũng cân có kế hoạch

rõ rang, cụ thé và đặc biệt là sự phối hợp chặt chẽ giữa các thành viên trong tập thể

với nhau Muốn lam được điều nảy, điều quan trọng va can thiết là dé bạt, ứng cửngười lãnh đạo xứng dang trong tập thể Người lãnh đạo như dau tau điều hành, lập

kế hoạch, phan công nhân sự, cũng như khích lệ vật chat, tinh than nhằm hướng mọi

người vào kể hoạch chung, đúng thai gian và hiệu quả công việc Như vậy, dé tậpthé phat triển và bên vững, vai trò của người lãnh đạo rat quan trọng

- Trong tập thể phải có kĩ luật chat chẽ, nghiêm minh

Ki luật lả diéu kiện cơ bản, đồng vai trò quan trọng dé tập thé tổn tại và phat

triển Ki luật, không chỉ hiểu một cách đơn giản là sự phục tùng của người dưởi

quyền đối với người trên quyền ma con mang ý nghĩa rộng hơn đó là sự ý thức đổi

với xã hội, vẻ tính thân trách nhiệm trước tập thé va là thỏi quen nghiêm túc với

những quy định của tập thể dé ra Ngoài ra, trong qua trình xây dựng tập thé, cần có

sự cân nhắc vẻ các nội quy trong tập thé cho can đối, phù hợp với các thành viên

trang tập thể.

- Quan hệ giữa các thành viên được xây dựng trên tỉnh than đẳng chỉ, đẳng đội

va sự phụ thuộc lẫn nhau vẻ trách nhiệm xã hội

Trong tập thẻ, quan hệ giữa các thành viền đều hướng đến việc xây dựng tỉnh

than đoàn kết, sự quan tâm lẫn nhau nhắm mục dich chung của tập thể Trên cơ sở

đỏ, dam bao cho sự phát triển toản điện nhân cách ở mỗi thành viên “Quan hệ tận

thể là sự phối hợp hiệp dong tạo ra những khả năng và sức mạnh mới vượt xa sức

mạnh của tất cả các thánh viên cộng lại Quan hệ tập thể được biểu hiện tận trung ở

bau không khí chính trị, đạo đức va tâm lý lành mạnh, ở tinh chất dân chủ nội bộ và

I4

Trang 22

tín nhiệm của người chỉ huy, lãnh đạo Thành công của công tác giáo dục chính trị

phan lớn phụ thuộc vao chỗ, những quan hệ nao đó đang hình thành trong tập thé,

bau không khí nao đó đang ngự tri” (18, tr.320]

Dựa trên sự tổng hợp vả phan tích nội ham định nghĩa, khái niệm tập thé được

hiểu la: Tập thể là một nhằm người có tả chức chặt chế, liên kết giữa các thành viên

với nhau nhằm thực hiện mục dich chung, cùng thông nhất trong các hoạt đẳng nhằm mang lại lợi ích cho xã hội, lợi ích tập thé và lợi ích của mỗi người trong tận the.

Tập thẻ học sinh là một dạng của tập thể Theo tác giả Phạm Viết Vượng, “Tập

thể học sinh lả một hình thức liên kết đông người tạo thanh một tô chức, có mục

đích chân chính, hoạt động chung phủ hợp với pháp luật, mỗi thành viên có quyền

lợi va nghĩa vụ trước tập the”

Xem xét cụ the, người nghiên cứu nhận thay rằng đặc điểm tap thé hoc sinh

THPT thỏa mãn các điều kiện của tập thẻ:

- Các thành viên trong tập thé học sinh cỏ liên kết với nhau vi mục dich chung

có ý nghĩa xã hội Đỏ lả mục dich học tập, lao động, rén luyện thông qua các hoạt

động chung giúp học sinh có day đủ năng lực va phẩm chat dé tham gia vào cuộc

sông, vào quả trinh lao động xã hội Nội dung vả tinh chat của hoạt động học tapcủa học sinh THPT rất khác so với học sinh Trung học cơ sở, di hỏi phát triển tư

duy lý luận sâu sắc, tính năng động va độc lập đề tiếp thu tri thức mới Bên cạnh đỏ,các hoạt động lao động rên luyện ngoại khóa rất được các em chú ý, say mẻ thamgia Tập thé học sinh là môi trường dé các em học tập, tu dưỡng vả rèn luyện bản

thân trưởng thành hơn Sống trong mỗi trường tập thể, nhân cách các em được trau

doi và phát triển thông qua các mục đích của giáo dục nha trường nói chung và mục

dich của tập thé nỏi riêng

- C6 tô chức chặt chẽ: các hoạt động học tập, lao động, rén luyện của lập théhọc sinh được thực hiện dựa trên kế hoạch chi tiết của Ban giám hiệu nha trường

phỏi hợp với giáo viên chủ nhiệm Trong mỗi tập thé, giáo viên chủ nhiệm la người

15

Trang 23

chịu trách nhiệm cao nhất giữ vai trò lên kế hoạch, phan công nhiệm vụ cho các

thành viên nhằm thực hiện mục đích chung của tập thể học sinh dé ra

- _ Có hệ thẳng các quan hệ phức hợp: lửa tuổi học sinh T, đời sống tinh cảm va

tạo lập các mỗi quan hệ đã dat tới mức trưởng thành và dn định Trong tập thé, học

sinh thực hiện các quan hệ đa dạng va gan bỏ, quy định lẫn nhau như: quan hệ nghĩa

vụ - quyên lợi, quan hệ chỉ huy — phục tùng, quan hệ phổi hợp, tương tác, quan hệ

tinh cảm, trách nhiệm hỗ trợ nhau trong quả trình hoạt động vi mục đích chung.

- _ Có đội ngũ cán bộ tự quản do tập thé bau chọn: bat ki tập thé nao cũng có đội

ngũ cán bộ tự quản phụ trách các công việc chung của tập thẻ Đội ngũ cán bộ nảy

thực hiện chức năng to chức va lãnh đạo tập thể học sinh như: phan công nhiệm vụ,

dé xuất hoạt động, 16 chức hoạt động Cán bộ do tập thé bau chọn thường là

những người có chuyên môn cao, được sự tín nhiệm và có uy tin đối với số đồng học sinh trong tap thé đỏ [4, tr.18]

1.2.1.2 Cầu trúc của tập thé học sinh

Theo nghiên cứu của A.V Petrôvxki với quan điểm hoạt động, trong tập thé có

ba lớp quan hệ cá nhắn và mỗi lớp có một nguyễn tắc xác định do các thành viên

trong tập thẻ hình thành.

Lép quan hệ thir nhất: là lớp bẻ mặt, dễ nhận thay khi nhìn vào một tập thẻ.

Lớp quan hệ nay bao gom toản bộ những quan hệ liên cá nhân có tinh chất chủ

quan, tủy tiện, xuất phat từ sự thiện cảm với nhau Đây chính là các nhóm tự phát

trong tập thẻ

Đặc điểm của lớp quan hệ nảy là:

- Sy hap dan vẻ mặt cảm xúc giữa các ca nhãn định hướng cho sự lựa chọn

quan hệ Sự hòa hợp nhóm được xem là sự phối hợp các hanh động trong tập thể

học sinh.

16

Trang 24

- Quan hệ nay xuất hiện khi các thành viên của tập thé ở vao những tỉnh huéngkhông ảnh hưởng đến các giả trị chung của tập thé, không có ý nghĩa đổi với hoạt

động chung.

- Đây là lớp quan hệ dé thấy nhưng không co bản, không đặc trưng cho tập thẻ

đích thực.

Lớp quan hệ thứ hai: lớp nảy “chim” đưới lớp một, gồm toan bộ những quan

hệ liên nhân cách có tính chất giản tiếp - tạo nên những đặc điểm riêng của tập thẻ.Các thành viên quan hệ với nhau gắn bỏ hiểu biết lẫn nhau, đồng cảm trên cơ sở

thẳng nhất cao về mục đích vả nhiệm vụ hoạt động chung

Đặc điểm của lớp quan hệ nảy la:

- Sy trội han của các hiện tượng: tự xác định theo tinh than tập thé của cá nhân

thừa nhận giả trị chung của tận thé phải bao về giá trị chung của tập thé.

- Quan hệ nảy xuất hiện khi phải bao vệ gia trị chung của tap thẻ hoặc phải

thực hiện các hoạt động chung.

- _ Đây là quan hệ biểu hiện sự đoàn kết đích thực của tập thẻ

Lớp quan hệ thứ ba: đó là mức độ cao nhất và cũng la lớp “chim” nhất pm

các moi quan hệ liên cả nhân dựa trên cơ sở có cùng thai độ tích cực đổi với mục

dich nhiệm vụ chung của tập thể, có day đủ các dau hiệu đặc trưng của tập thé.Nhóm nảy bao gồm các phan tử trung kiên nhất của tập thé - dù tập the có khỏ khăn

thé nảo lớp nay cũng vẫn vững vàng Ngược lại nêu lớp này hỏng là tập the dé dang

tan rã [27, tr.8l].

Có thé thay, sự khác biệt rõ nét nhất của lớp quan hệ thứ hai va lớp quan hệ thir

ba la trong lớp quan hệ thứ hai - các cá nhân hoạt động hướng đến mục dich chung

nhưng chưa định hình rõ nét, còn ở lớp quan hệ thử ba - quan hệ của các cả nhắn

định hình sâu sắc, khỏ thay đổi

17

Trang 25

1.2.1.3 Các giai đoạn phát triển của tận thé học sinh

Có nhiều quan niệm khác nhau về các giai đoạn phát triển của tập thẻ, điển hình

như sau:

A Makarenco — người nghiên cứu tập thể la một phương thức gido dục thiểuniên học sinh đầu tiền ở Xö viết cho răng quá trình hình thành và phát triển tập thé

thường diễn ra theo ba giải đoạn.

Giai đoạn tổng hợp sơ cấp: giai đoạn đầu tiên của tập thé Sau khi thành lập

mọi người tim hiểu, liên kết với nhau thông qua hoạt động chung, xuất hiện các mỗi

quan hệ qua lại Dan dan trong nhóm xuất hiện một số người có tinh than làm việcpương mẫu, ủng hộ giúp đỡ lanh đạo thực hiện các công việc quan ly Đặc điểm

chung của giai đoạn nay là tập thể chưa ồn định, tinh kỷ luật chưa cao Trong giai

đoạn nay, người lãnh đạo thường sử dụng những mệnh lệnh, quyết đoán huộc moi

người phải làm theo.

Ở giai đoạn nảy, tương ứng trong tập thể học sinh, các học sinh có thẻ tập trung

từ nhiêu nơi khác nhau với những nét ca tính khác nhau Vi là mới hình thành nên

quan hệ giữa thay trò, bạn bẻ nên giữa các cá nhắn trong tập thé chưa có sự hiểu

biết nhau nhiều, tinh to chức kỹ luật rời rac

Giai đoạn phân hóa: trong tập thẻ đã hình thành những nhóm hạt nhân tích cực,

hạ luôn luôn hoạt động vi lợi ích chung, ủng hộ lãnh đạo có trách nhiệm với công

việc ma còn vận động, đòi hỏi các thành viên khác thực hiện tốt các yêu cầu của

lãnh đạo vả tập thể Trong tập thể còn xuất hiện nhóm các thành viên thụ động

-lanh mạnh, thụ động - dimg dung và nhóm chẳng đổi với những yêu cau đòi hỏicủa lãnh đạo vả tập thể Người lãnh đạo can dựa vào nhóm hạt nhân tích cực để vừa

chuyển dan những chức năng thích hợp cho những người tích cực, đồng thời cannghiêm khe đổi với những phan tử chong pha, quay rỗi tập the

Tương tự, ở tập thể học sinh lúc nảy cũng bắt đầu xuất hiện ba nhóm học sinh.Nhóm mật là những phan tử nng cot, hãng hải trong việc hưởng ứng các yêu cau

18

Trang 26

của pido viên, tham gia tích cực các hoạt động của lớp Nhóm hai là nhằm các thành

viên thụ động, sẵn sảng thực hiện theo yêu cầu của giáo viên nhưng thiểu tính chủ

động và sáng tạo Nhóm ba là những thành viên chậm tiến, cá biệt pay can trở công

việc chung của tập thể Thông qua các hoạt động chung, tình cảm giữa các thành viên thân thiết, gin bó chia sẻ với nhau vi mục đích chung.

Giai đoạn thực sự (hợp nhất): sự cách biệt giữa các nhém trong tập thể giảmdan, mọi người đã hiểu biết tin tưởng lan nhau, tin vào đường lỗi va mục đích hoạtđộng của nhóm Mọi yêu cau của tập thé được các thành viên thực hiện tốt, tích cựctham gia ý kién, công sức nhằm xây dựng va phát triển tập thẻ, Bau không khí trong

tập thé lành mạnh, mức độ thỏa man như cau tinh than va vật chất của các thành

viên đạt ở mức độ cao Các thành viên dẫn dẫn có yếu câu cao đổi với chính mình,

moi người vả đặc biệt la đổi với lãnh đạo, Lãnh đạo thực sự là người dai diện ý chi,

nguyện vọng của mọi người trong tập thẻ.

Đây là giai đoạn tận thể học sinh phải triển vững mạnh, dư luận tập the được

hình thành và ngày cảng được củng có Tập thé đã có ki luật và vững chắc Các hoạt

động chung của tập thé đã lôi cuỗn tat cả học sinh, mỗi quan hệ trong tập thé làđoàn kết, hợp tác, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau

Ngoài ra, ở các tác giả khác còn có sự phân chia sự phát triển của tập thé ra lam

hôn giai đoạn, tiểu biểu lả nha tam lý học A.G.Kôvaliov, Bùi Văn Huệ, Tran Trọng

Thủy Có thể mô tả bản giai đoạn đó như sau: giai đoạn tang hợp sơ cấp, giai đoạn

cầu trúc hóa (giai đoạn phân hóa), giai đoạn tổng hợp thực sự (giai đoạn hợp nhất

va giai đoạn yêu cau tôi da

Trong qua trình tong hợp va phân tích tải liệu, nghiên cứu nhận thay có sự liên

hệ giữa ba lớp quan hệ cá nhân theo quan điểm của A.V Petrôvxki va ba giai đoạn

phát triển của tập thé theo A Makarenco Cụ thé như sau: lớp quan hệ thir nhất

-giai đoạn tong hợp sơ cấp, lớp quan hệ thứ hai — -giai đoạn phan hóa, lớp quan hệ

thử ba — giai đoạn hợp nhất Có thé thay, ngay từ ban dau tập thé mới thành lập, mọi

THU VIỄN

| Trưữnu l[3ãi-Hrii J33ư-F ham

TP HÖ-CHI-MINH

19

Trang 27

người hoạt động chung dựa vảo thiện cảm của cá nhân đổi với nhau, Sau một thời

gian, tập thé hoc sinh chia nhỏ thành nhiều nhóm gan bé với nhau trên cơ sở mục

dich và hoạt động chung của tập thé Cuỗi cùng, ở giai đoạn hợp nhất, tập thé học

sinh phát triển ở mức độ cao nhất, có day đủ dau hiệu đặc trưng của tập thể va trở

thành một khỏi vững chắc.

1.2.2 Bầu không khí tâm lý tập thé hoc sinh

Được biết đến từ những năm 20 của thể ki XX, thuật ngữ “bau không khí tâm

lý" được sử dụng rộng rãi trong tâm lý học xã hội từ những năm 30, 40 của thẻ ki

XX Tuy nhiên, như đã đề cập trong nội dung lịch sử nghiên cửu van dé có rất nhiều

quan điểm, cách tiếp cận khác nhau trong van dé nên hién nay vấn chưa có cách

quan điểm thông nhất

V.M Sépel cho rằng: Bau không khí tâm ly là sắc thai xúc cảm giữa các thành

viên trong tập thể Nó xuất hiện trên cơ sở gan gũi, thiện cảm, giảng nhau ve mặt

tinh cách, hứng thủ, xu hướng giữa các thành viên Như vậy, ông đã nhắn mạnh sự

hòa hợp tâm lý giữa các thanh viên trong tập the,

E.X Cudomin, J.P Vâncốp định nghĩa “Bau không khí tâm lý là trạng thái tam

lý xã hội của tập thé sản xuất cơ sở, phản ảnh tinh chất, nội dung va khuynh hưởng

tâm lý thực té của các thành viễn trong tập thé Thực trạng tim lý này của các thành viên trong tập thé, đến lượt nó lại tải tạo tình trạng kinh tế cụ thé của tập thé sản

xuất đó, tải tạo tính chất va mức độ quan hệ qua lại giữa con người với nhau, điềukiện lao động và tổ chức Thực trạng tam ly của thành viễn được biểu hiện trong

tắm trạng của mọi người, trong đó có thái độ thỏa mãn đổi với lao động của minh”.

[6, tr.147 ]

V.L Milhev cho rang: “Bau không khí tâm lý là dư luận xã hội ở tập thẻ xí

nghiệp va cơ quan vẻ thái độ lao động, thai độ đối với xi nghiệp, đối với lãnh đạo

vả đổi với các đồng chí khác” Có thể thay rằng, V.I Milhev đã chỉ ra một khia

cạnh khác, dé là tỉnh hòa hop về mặt tam ly giữa các thanh viễn

Trong nước, tác giả Tran Trọng Thủy đưa ra định nghĩa: “Bau không khi tam lý

20

Trang 28

trong tập thé [a tính chat các mối quan hệ qua lại giữa các thành viên trong tap thể

và tâm trạng chung trong tập thé đó” Theo định nghĩa trên, tác giả đã chú ý đến

tâm trạng chung của tập thé và mỗi quan hệ giữa các thành viên trong tap thé.

Tác giả Ngô Công Hoàn định nghĩa: “Bau không khí tâm ly là toan bộ các trạngthái tâm ly có ý nghĩa quyết định đến tốc độ, nhịp độ, cường độ hoạt động chung

của các thành viên trong nhóm xã hội Đó là không gian chứa đựng các trạng thai

chung của toàn nhóm trang một thời gian nhất định” [ 13, tr.25]

Theo Bùi Văn Huệ cho rằng: “Bầu không khí tam lý thường được hiểu là trạng

thai tinh cảm tế nhị của tập thể, quan hệ tỉnh cảm giữa các cả nhân Theo ý nghĩa

rộng rãi hơn có thể hiểu bau không khí xã hội bao gồm trang thái tam lý xã hội, ý

chi vả tri thức của số đông thành viên trang nhóm "{2, tr.20]

Trong quả trình nghiên cứu tải liệu, người nghiên cứu thay rằng tuy các tac gia

có các quan điểm khác nhau nhưng vẫn thông nhất với nhau một số vẫn đẻ trong

cách tiếp cận bau không khí tam lý

- _ Xem xét bau tâm lý lả trang thai tâm lý nỗi trội của tập thể

- Bầu không khí tâm lỷ phản ảnh tính chất mỗi quan hệ qua lại giữa các cá

nhân trong tập thé

- Biểu hiện qua thải độ của các thành viên với nhau, với công việc và với

chỉnh bản thân cá nhân trong tập thé

Tổng hợp các nguồn tải liệu tham khảo, đặc biết là nghiên cứu của A.V

Petrôövxki về cấu trúc của tập thể và xuất phát từ quan điểm cá nhân, người nghiên

cứu cho rang bau không khí tâm bj của tập thể học sinh được hiểu là trạng thái

tam lý nỗi trội của tập thể, phan ảnh tinh chất các mỗi quan hệ qua lại giữa các

học sinh trong tập thể, được biểu hiện thong qua các lớp quan hệ, từ lớp bẻ mặt

dé nhìn thay cho tới lớp “chim” sâu bên trong của cau trúc tập thể.

Con đường hình thành bau không khí tâm lý tập thé học sink

Cơ sở của bau không khí tâm ly tập thé là những cảm xúc nay sinh trong quá

trình con người quan hệ qua lại với nhau, thông qua quả trình hoạt động vả giao tiếpgiữa người và người Hoạt động vả giao tiếp — hai con đường lớn dé tâm ly của con

21

Trang 29

người mới bộc lộ va phát triển cũng như điều chỉnh cho phù hợp với xã hội nóichung va cả nhắn nỏi riêng Những cảm xúc được hình thành va phát triển dựa trên

co sử hai qua trình trên được biểu hiện dưởi hai dang: cảm xúc tích cực va cảm xúc

tiễu cực.

- Những cảm xúc tích cực: cảm xúc dương tinh, tôn trọng, chia sẻ, giúp đỡ

pitta các thành viên.

- Những cảm xúc tiêu cực: cảm xúc am tinh, thiểu tôn trọng, chia sẻ, ganh đua

ti nanh nhau giữa các thành viền.

Ở lửa tuổi học sinh THPT, sự phát triển tự ý thức là một đặc điểm nỗi trội trong

sự phat triển nhân cách Không chỉ nhận thức vẻ cái tôi của minh trong hiện tại như

lửa tuổi học sinh Trung học cơ sở ma còn nhận thức vị trí của minh trong xã hội,

tương lai Ngoài ra, học sinh Trung học phố thông còn có khả năng nhận xét, đánh

giá sâu sắc mặt mạnh, điểm yếu của những người xung quanh và cả chính bản thân

mình Chính những hoạt động học tập, hoạt động ngoại khỏa mang lại có kiển thức

nên tảng khoa học giúp các em tự điều chỉnh hành vi, cách ứng xử của minh phi

hợp [23, tr.45]

Bên cạnh đó, hoạt động giao tiếp trong nhóm ban, trong tập thé của học sinh

THPT chiếm vị trí lớn hơn hin so với giao tiếp ở gia đỉnh va xã hội Sinh hoạt với

các bạn cùng lửa tuổi giúp học sinh Trung hoc phố thông cảm thay minh quan trọng

trong nhóm, có uy tín, vị trí nhất định trong nhỏm Do vậy, các em thường có xu

hưởng mở rộng phạm vi giao tiếp của minh

Như vậy, để hình thanh nên bau không khí tâm ly tập thé không thẻ tách rời các

hoạt động học tập của tập thể va giao tiếp giữa các thành viên trong tập thé đó Mỗi quan hệ qua lại giữa các thành viên tốt đẹp biểu hiện ở sự hiểu biết thông tin vào

nhau, những hoạt động chung cỏ được sự hợp tác, đồng thuận cao giữa số đông thành

viên, uy tín của người lãnh đạo đổi với các thành viên, sự gan gũi, than thiết của lãnh

đạo lả những điều kiện quan trong dé xây đựng bau không khi tâm lý tích cực

22

Trang 30

1.2.2.1 Biểu hiện của bau không khi tâm lý tập thé học sinh

Theo tac gia Bui Văn Huệ [2, tr.17] phan chia hai loại bau không khi tam ly tapthé la “Không khí đảm ấm" va “Không khí căng thang” Ngoài ra, tác giả còn sử

dụng năm tiêu chỉ đánh giá bau không khi tâm ly bao gam:

- Sy tin nhiệm va đôi hỏi cao của các thánh viên trong nhỏm với nhau.

- Phê binh có thiện chi va thiết thực.

- Tự đo phát biểu ý kiến về những van dé có liên quan đến tập thé

- Không cỏ ap lực từ người lãnh đạo đến người bị lãnh đạo

- Mức độ đồng cảm vả giúp đỡ lẫn nhau.

Tác gia Nguyễn Mạnh Ha trong nghiên cứu “Bau không khí xã hội va vai trỏ

của nẻ đối với năng suất lao động trong tập thé sản xuất” đã khăng định: “Bau

không khí tâm lý thuận hỏa the hiện những tinh cảm tích cực, đoản kết trong quan

hệ giữa người va người Bau không khí tâm lý tẻ nhạt thể hiện ở những tâm trạng, cảm xúc tiêu cực, cá nhân it có sự gan bỏ tập thẻ, ít nhường nhịn, it có sự quan tâm giúp đỡ nhau, không tin tưởng và ton trọng nhau, hay xảy ra bat mãn, cãi lộn, dau

da.”

Tác giả Đảo Thị Mai cho rang có 9 biểu hiện của bau không khí tâm lý thuận lợi

trong việc xây dựng tận thẻ sinh viên bao gỗm:

- _ Trong giao tiếp có sự thoải mái, thong qua các chủ dé như gia đình, bạn bẻ, kỉluật lớp, mỗi quan hệ tỉnh cảm Các thành viên đều cảm thấy được sự tự do tư

tưởng, bộc lộ suy nghĩ, quan điểm, tâm tư của minh, kỉ luật không phải là điều gò bó

đôi với họ

- Bau không khí tâm lý tập thé sinh viễn biểu hiện qua mức độ đoàn két, yêu

thương vả giúp đỡ nhau của moi người trong tập thể.

- Bau không khi tâm lý sinh viên biểu hiện qua việc thực hiện những nội quy,

ki luật của trường lớp, trong việc thi đua xây dựng một tập thé vững mạnh, đoản kết

va dat thành tích cao.

- Bau không khí tâm lý thể hiện thông qua mỗi quan hệ của các thanh viên

trong lớp, của can bộ lớp va các thành viền trong tập thể.

23

Trang 31

- Bau không khi tâm lý tập thé sinh viên biểu hiện qua mỗi quan hệ từng

người trong tập thể được xác định rõ rang, mỗi người ra sức làm tròn nhiệm vụ của

minh trong việc xây đựng tap thể đoàn kết, vững mạnh.

- Một tập thể có bau không khi thuận lợi là trong đó yếu tổ người lãnh đạo

(lớp trưởng, bỉ thư) đồng thời 1a thủ lĩnh tập thể được dé cao, người cán bộ lớp lảngười cảm cân nảy mực là người thủ lĩnh nhóm có vai trò vô cùng to lớn trong việcgiúp tập thé được đoàn kết va vững mạnh

- _ Xúc cảm tinh cảm giữa các thành viền trong tập thẻ.

- Mức độ xung đột của các thành viên trong tập the

Tám lại, tùy vào quan điểm ca nhân, các tác giả đã khai quát các biểu hiện của

bau không khí tâm lý Tuy nhiên, có thể thấy điểm chung của các tác giả ở bau

không khi tắm lý tích cực là cảm xúc tích cực giữa các thành viễn, tôn trong, gan

bó, tin tưởng lẫn nhau Như vay, có thé nói, day là những biểu hiện đặc trưng của

bau không khi tâm lý tích cực trong tập thé

Trong phạm vi de tải, người nghiên cửu xem xét quả trình hình thành va phát triển

của bầu không khi tam lý tập thé thì biểu hiện của ba lớp quan hệ ca nhãn như sau:

- _ Lớp quan hệ thứ nhất: Sự thiện cảm, xúc cảm ban dau vé khả nang giao tiếp,

cách ăn mặc, ngoại hình, nhan SẮC, phang thái; sự tương hợp ban dau vẻ sử thích, tinh

cách.

- Lớp quan hệ thứ hai: Sự hòa hợp, gin bỏ mỗi quan hệ liên nhân cách thông

qua các hoạt động chung Tập thể chia làm nhiều nhóm với sự hòa hợp, tương đẳng

về mặt tinh cách qua sự trải nghiệm cách hoạt động chung, Cụ thể cỏ các biểu hiện

như sau: thích giao tiếp, đồng cảm, quan tam, yêu thương, giúp đỡ nhau, tin tưởng,

thay đôi thỏi quen vi tập thể

Lớp quan hệ thir ba: mức độ cao nhất gan bỏ các phan tử tích cực của tập

thể Ở đây, biểu hiện ở mức độ cao nhất, bên vững: chấp nhận tính cách nhau, yêu

cầu cao, tôn trọng ý kiến nhau, tự ý thức công việc chung.

24

Trang 32

1.3.2.2 Các yêu tổ ảnh hưởng đến bầu không khí tâm lý của tập thé học sinh

Trong qua trình nghién cứu vẻ bau không khí tâm lý, các tác giả trong va ngoải

nước cũng đã nêu quan điểm của minh vẻ các yếu tổ ảnh hưởng đến bau không khi

tâm lý, cụ thể như sau:

Tác giả V.M Sepel cho rang bầu không khi tâm lý phụ thuộc vào các yếu tổ sau:

phong cách lãnh đạo trong tập thẻ, sự trưởng thánh về mặt tâm lý của các cá nhân

trung tập thể, mức độ t6 chức có khoa học của tập thể.

Trong nước, tác giả Trần Quốc Thanh va Nguyễn Đức Son quan niệm bau

không khi tâm lý chịu ảnh hướng của các yếu tổ như:

Hoan cảnh sống vả hoạt động của các thành viên chi phối quan hệ giữa các

cả nhân dẫn đến chi phối bau không khí tâm ly

Lé lỗi va phong cách lam việc của người lãnh dao,

- Tỉnh chất của các mỗi quan hệ trong tập thẻ

- Những biển cô lớn của xã hội.

- Bản thân tinh chat lao động

- Mure lương.

Uy tin nghé nghiép

- Vị tr cũng tác, khả nang quan hệ với người khác.

- Kha năng phat triển của nghé nghiệp

- Những đặc điểm và diéu kiện cụ thể của nghệ nghiệp, địa điểm công tác, địa

điểm co quan, chế độ làm việc, tinh chất các mỗi quan hệ ở cơ quan [27, tr.96-97]

Tác gia Bùi Ngọc Oánh cho rằng việc tạo ra bau không khi phan khởi, vui vẻ

phụ thuộc vào các yếu tổ sau:

- Tác phong, tâm trạng, uy tin, tai nang tổ chức của người lãnh đạo (nhất lả thủ

trưởng uy tín, thủng cảm, chan hỏa với tat cả mọi người }

- Những nhóm không chính thức xuất hiện trong tập the

- Sy tương hợn giữa các thành viên.

Tỉ lệ nam nữ va những người vui tỉnh trong tập thẻ.

- Điều kiện lam việc sinh hoạt tinh hợp lý, tinh tổ chức của tập the đặc điểm

Trang 33

lao động vả quy trinh lao động.

- Sự đãi ngộ va phân chia lợi nhuận (tiên lương va chế độ vật chat)

- Những hoạt động của tận thể tạo sự than tinh, cảm thông lẫn nhau Ngan

chặn những hành vi, hiện tượng bi quan, chan nan [4, tr.225].

Tác giả Nguyễn Hoàng Khắc Hiểu vả tac giả Nguyễn Thị Thanh Van khi nghiêncửu về bau không khi tâm lý trong lớp học đã phan chia yếu tổ bau không khí tâm

ra làm hai nhúm: nhóm các yếu tô bên ngoài và nhóm các yeu tổ bên trong Điều

nay phù hợp với nguyễn tắc luận quyết định trong Tâm lý học Mắc - xit: nguyễn

nhãn quyết định việc nay sinh các hiện tượng tắm ly là do các tác động bên ngoài,

nhưng không phải trực tiếp ma thông qua các điều kiện bên trong va hoạt động của

chủ thể

Nhóm các yếu tế bên ngoài bao gom:

*“ Tinh chất của các quan hệ xã hội trong nha trường.

“ Đặc điểm của hoạt động giảng dạy va giao dục trong lớp học

¥ Điều kiện học tap vả rên luyện của học viên

Nhóm các yếu tổ bên trong bao gồm

¥ Đặc điểm của người giảng viên đứng lớp

“ Sự tương hợp về tam ly giữa các thành viên trong lớp

v^ Đặc điểm vẻ hoạt động học tập, rên luyện va giao tiếp giữa các thành viễn

trong lớp.

Có thé nhận thay răng, nhóm các yếu tổ bén trong có ý nghĩa trực tiếp quyết

định đến bau không khi tâm lý của tập thé học sinh Trong phạm vi nghiên cứu đẻ

tai, tác giả chỉ tập trung nhóm các yếu to bên trong ảnh hưởng đến bau không khi

tâm lý tập thé học sinh, đặc biệt chú ý hưởng nghiên cứu liên quan đến yêu tổ “sutương hợp vẻ mặt tâm lý giữa các thành viên trong lớp”

26

Trang 34

Tiểu kết chương 1

Ở Việt Nam, lịch sử nghiên cứu vẫn dé bầu không khí tâm lý trong môi trường

sư phạm không còn mới nhưng luôn được quan tâm nhằm giúp quá trình giảng đạy

và giáo dục trong nha trường đạt chất lượng va hiệu quả hơn Có thẻ thấy, ed nhiềuquan điểm khác nhau về bau không khi tâm lý của các tác giả trong va ngoài nước

Dựa trên nghiên cửu của A.V Petrôvxki về cầu trúc của tập thé cùng với quan

điểm cả nhân, người nghiên cứu định nghĩa “Bau không khi tâm lý của tập thé học

sinh được hiểu là trạng thải tâm lý nỗi trội của lập thé, phản ảnh tinh chất các mỗi

quan hệ qua lại giữa các học sinh trong tập thể, được biểu hiện thông qua các lớp

quan hệ, từ lớp bê mat dé nhìn thấy cho tới lớp “chim sâu bên trong của cẩu trúc

tập thể" Từ đó, có thể mé tả bau không khí tâm lý của tập thể học sinh thông qua

ba lớp quan hệ ca nhân Lớp quan hệ thứ nhất biểu hiện ở sự thiện cảm, xúc cảm

ban đầu vẻ khả năng giao tiếp, cách ăn mặc, ngoại hinh, nhan sắc, phong thái; sự

tương hợp ban dau vẻ sở thích, tinh cách, Lớp quan hệ thir hai biểu hiện ở sự hòa

hop, gắn bó mỗi quan hệ liên nhân cách thông qua các hoạt động chung Lớp quan

hệ thứ ba biểu hiện ở mức độ gắn bó cao nhất của các phan tử tích cực trong tập thẻ.

Hoạt động va giao tiếp là hai con đường hình thành bau không khí tâm lý tập

thé học sinh, biểu hiện thông qua sự hiểu biết thông tin vào nhau, những hoạt độngchung có được sự hợp tác, đồng thuận cao giữa số đồng thanh viễn, uy tin củangười lãnh đạo đổi với các thành viên, sự gan gũi, thân thiết của lãnh đạo là nhữngđiều kiện quan trọng dé xảy dựng bau không khí tâm ly tích cực

Như vậy, việc nghiên cứu thực trang bau không khí tâm ly của tập thé học

sinh thông qua ba lớp quan hệ cả nhân nhằm có những biện pháp tac động sư phạmphù hợp vả nhương pháp giáo dục trong tập thẻ tốt nhất

27

Trang 35

CHƯƠNG 2: THỰC TRANG BAU KHÔNG KHÍ TÂM LY

CỦA TẬP THẺ HỌC SINH MỘT SÓ TRƯỜNG TRUNG HỌC

PHỎ THÔNG QUẬN THỦ ĐỨC TP HÒ CHÍ MINH

2.1 Thể thức nghiên cứu

2.1.1 Thành phần mẫu nghiên cứu

Mẫu nghiên cứu bao gồm 284 học sinh lớp 10 từ 7 lớp thuộc ba trường Trunghọc phé thông ở quận Thủ Đức (THPT Nguyễn Hữu Huân, THPT Thủ Đức, THPT

Hiện Bình) Cụ thể như sau:

Bảng 2.1, Thanh phan mẫu nghiên cứu

Người nghiên cứu chọn các yếu tô ảnh hưởng đến bau không khí tâm ly

(BKKTL) là tỉ lệ giới tinh trong cùng một (tập thé học sinh) TTHS và đặc điểm lớp

Trang 36

(lớp chuyẻn/thường) Trong đó, ti lệ giới tính (nam — nữ), người nghiên cứu chia

làm hai nhóm: cân đối va không cân đổi

Ti lệ giới tinh cân đối: chênh lệch số lượng nam — nữ < 10 học sinh.

Ti lệ giới tính không cân đối: chênh lệch số lượng nam - nữ >= 10 học

sinh.

2.1.2 Công cụ nghiên cứu

Người nghiên cứu sử đụng bảng hỏi nhằm điều tra từ phía khách thể những

thông tin phục vụ cho để tài.

2.1.2.1 Quy trình thiết kế băng hỏi

- Dựa trên khái niệm công cụ là BKKTL của TTHS, người nghiên cứu xác định

các nội dung cân tìm hiểu của bảng hỏi: thực trạng BKKTL của TTHS con đườnghình thành BKKTL và các yếu tổ ảnh hưởng đến BKKTL

- Khảo sat thử trên 20 học sinh trường THPT Nguyễn Hữu Huân Đánh giá vả

chỉnh sửa những cau có van đề

- Hoàn chỉnh bang hói.

2.1.2.2 Mô tả công cụ nghiên cứu

Bảng hỏi bao gồm 3 nội dung lớn

Nội dung 1: Khảo sát thực trạng bau không khí tâm lý của tập thé học sinh,

bao gồm 21 câu tương ứng cấu trúc của tập thé học sinh 3 mức độ với 5 mức độ

từ hoàn toàn không đỏng ý đến hoàn toàn đồng ý

⁄ Cảu | - 7: Khảo sát những an tượng, đặc điểm bén ngoải, xúc

cảm cá nhân đối với bạn bè trong tập thé ngay từ ban dau gặp gỡ.

Y Câu 8- 14: Khảo sát sự gắn bó, hợp tác vì công việc và mục

dich chung của tập thé sau một thời gian học tập và rén luyện cùng nhau

Ngày đăng: 12/01/2025, 04:41

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình thành biểu hiện ở các hoạt động học tập - Khóa luận tốt nghiệp Tâm lý giáo dục: Bầu không khí tâm lý của tập thể học sinh một số trường trung học phổ thông quận Thủ Đức Tp. Hồ Chí Minh
Hình th ành biểu hiện ở các hoạt động học tập (Trang 7)
Bảng 2.1, Thanh phan mẫu nghiên cứu - Khóa luận tốt nghiệp Tâm lý giáo dục: Bầu không khí tâm lý của tập thể học sinh một số trường trung học phổ thông quận Thủ Đức Tp. Hồ Chí Minh
Bảng 2.1 Thanh phan mẫu nghiên cứu (Trang 35)
Bảng 2.2. Cách tính điểm thực trạng bầu không khí tâm ly bau không khi tâm ly - Khóa luận tốt nghiệp Tâm lý giáo dục: Bầu không khí tâm lý của tập thể học sinh một số trường trung học phổ thông quận Thủ Đức Tp. Hồ Chí Minh
Bảng 2.2. Cách tính điểm thực trạng bầu không khí tâm ly bau không khi tâm ly (Trang 38)
Bảng 2.4. Điểm trung bình chung của ba lớp quan hệ thực trang bau không khi - Khóa luận tốt nghiệp Tâm lý giáo dục: Bầu không khí tâm lý của tập thể học sinh một số trường trung học phổ thông quận Thủ Đức Tp. Hồ Chí Minh
Bảng 2.4. Điểm trung bình chung của ba lớp quan hệ thực trang bau không khi (Trang 39)
Bảng 2.5. Tân số và điểm trung bình về bầu không khi tâm lỷ của tập thẻ học sinh - Khóa luận tốt nghiệp Tâm lý giáo dục: Bầu không khí tâm lý của tập thể học sinh một số trường trung học phổ thông quận Thủ Đức Tp. Hồ Chí Minh
Bảng 2.5. Tân số và điểm trung bình về bầu không khi tâm lỷ của tập thẻ học sinh (Trang 40)
Bảng số liệu, có thé nhận thấy rằng các nội dung khảo sát, mức độ “đồng ý” chiếm - Khóa luận tốt nghiệp Tâm lý giáo dục: Bầu không khí tâm lý của tập thể học sinh một số trường trung học phổ thông quận Thủ Đức Tp. Hồ Chí Minh
Bảng s ố liệu, có thé nhận thấy rằng các nội dung khảo sát, mức độ “đồng ý” chiếm (Trang 41)
Bảng 2.6. Tan số và điểm trung bình về bau không khi tam lý của tập thé học - Khóa luận tốt nghiệp Tâm lý giáo dục: Bầu không khí tâm lý của tập thể học sinh một số trường trung học phổ thông quận Thủ Đức Tp. Hồ Chí Minh
Bảng 2.6. Tan số và điểm trung bình về bau không khi tam lý của tập thé học (Trang 43)
Bảng 2.8 Điểm trung bình chung về các con đường hình thành bau không khí - Khóa luận tốt nghiệp Tâm lý giáo dục: Bầu không khí tâm lý của tập thể học sinh một số trường trung học phổ thông quận Thủ Đức Tp. Hồ Chí Minh
Bảng 2.8 Điểm trung bình chung về các con đường hình thành bau không khí (Trang 48)
Bảng 2.11. Ti lệ % và điểm trung bình chung về con đường hình thành biéu - Khóa luận tốt nghiệp Tâm lý giáo dục: Bầu không khí tâm lý của tập thể học sinh một số trường trung học phổ thông quận Thủ Đức Tp. Hồ Chí Minh
Bảng 2.11. Ti lệ % và điểm trung bình chung về con đường hình thành biéu (Trang 50)
Bảng 2.14. Tỉ lệ % và điểm chung bình chung đảnh giá về chat lượng các - Khóa luận tốt nghiệp Tâm lý giáo dục: Bầu không khí tâm lý của tập thể học sinh một số trường trung học phổ thông quận Thủ Đức Tp. Hồ Chí Minh
Bảng 2.14. Tỉ lệ % và điểm chung bình chung đảnh giá về chat lượng các (Trang 53)
Bảng 2.16. TỊ lệ 3á nhận định VỀ sur tương hop tâm ly giữa các thành viễn - Khóa luận tốt nghiệp Tâm lý giáo dục: Bầu không khí tâm lý của tập thể học sinh một số trường trung học phổ thông quận Thủ Đức Tp. Hồ Chí Minh
Bảng 2.16. TỊ lệ 3á nhận định VỀ sur tương hop tâm ly giữa các thành viễn (Trang 55)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w