cTRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG VÀ XÃ HỘIKHOA CÔNG TÁC XÃ HỘI BÁO CÁO THỰC HÀNH MÔN TÂM LÝ HỌC LAO ĐỘNG Chủ Đề Các trạng thái tâm nảy sinh trong quá trình lao động và phương pháp xây dựng bầu k
Trang 1cTRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG VÀ XÃ HỘI
KHOA CÔNG TÁC XÃ HỘI
BÁO CÁO THỰC HÀNH MÔN TÂM LÝ HỌC LAO ĐỘNG
Chủ Đề Các trạng thái tâm nảy sinh trong quá trình lao động và phương pháp xây dựng bầu không khí tâm lý trong tập thể lao động tại
Trường giáo dục Chuyên biệt Khai Trí
Họ tên sinh viên: Lưu Hồng Duyên Lớp: Đ21TL2
GVHD:TS Nguyễn Thị Thoa
TP HCM, Tháng 6 năm 2024
Trang 2Điểm số Điểm chữ Chữ ký CBCT 1 Chữ ký CBCT 2
Thang điểm:
- Hình thức trình bày (tối đa 1.0 điểm):………….
- Mở đầu (tối đa 2.0 điểm): ……….
- Nội dung (tối đa 6.0 điểm)………
- Kết luận (tối đa 1.0 điểm)………
Tổng điểm:………
Trang 4MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Giáo dục đặc điệt (Special Education) là ngành học đào tạo các giáo viên, người hỗ trợ để thiết kế, giảng dạy chương trình học dành riêng cho những trẻ em, học sinh bị chậm phát triển về tinh thần, thể chất hoặc tình cảm gây ảnh hưởng đến sự phát triển tổng thể của trẻ hoặc trẻ em khuyết tật (gọi chung là trẻ khuyết tật: trẻ tàn tật, tự kỷ, trầm cảm, chậm phát triển trí tuệ, khiếm thính, khiếm thị…).Các trẻ em này cần một môi trường giáo dục dành riêng cho mình, điều mà các lớp học truyền thống không thể đáp ứng Giáo dục đặc biệt sử dụng các phương pháp, chương trình và cả nội dung giảng dạy mang tính thích nghi cho các trẻ có nhu cầu đặc biệt; đáp ứng nhu cầu hoạt động, vui chơi, học tập theo khả năng của trẻ đó Nghĩa là chương trình giáo dục đặc biệt phải được cá nhân hóa để
có thể giải quyết các nhu cầu của một học sinh nhất định Điều này đòi hỏi các giáo viên dạy các bé không chỉ cần có kiến thức chuyên môn sâu rộng mà còn phải có sự kiên nhẫn, tình yêu nghề và kỹ năng quản lý tâm lý vững vàng Giáo viên giời đây không chỉ đóng vai trò là truyền đạt kiến thức mà còn phải đối mặt với nhiều thách thức liên quan đến tâm lý học sinh và bản thân họ
Theo một nghiên cứu của Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, giáo viên giáo dục đặc biệt phải đối mặt với nhiều thách thức trong công việc hàng ngày, dẫn đến căng thẳng và các vấn đề tâm lý Tỷ lệ giáo viên gặp căng thẳng và lo âu cao hơn
so với giáo viên dạy trẻ bình thường.Ngoài ra các trạng thái tâm lý của giáo viên
và nhân viên có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giảng dạy và sự phát triển của học sinh Trạng thái tâm lý tích cực giúp tăng cường động lực làm việc, sáng tạo
và hợp tác, trong khi trạng thái tâm lý tiêu cực có thể dẫn đến căng thẳng, mệt mỏi
và giảm hiệu quả công việc.Việc nghiên cứu và quản lý các trạng thái tâm lý này
là một yếu tố then chốt để nâng cao chất lượng giáo dục
Ngoài ra việc xây dựng bầu không khí tâm lý tích cực trong tập thể lao động không chỉ giúp cải thiện hiệu suất làm việc mà còn tăng cường sự gắn kết và hài lòng trong công việc của nhân viên Tại Trường Khai Trí, nơi các giáo viên và nhân viên phải đối mặt với nhiều thách thức đặc thù, việc xây dựng một bầu không khí tích cực là yếu tố then chốt để duy trì sự cân bằng tâm lý, giảm thiểu xung đột và tăng cường sự hợp tác giáo dục lành mạnh và hiệu quả Chính vì vậy
Trang 5việc tìm ra các phương pháp xây dựng bầu không khí tâm lý trong tập thể giáo viện dạy trẻ đặc biệt giúp nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh Tạo nên một môi trường làm việc tốt sẽ giúp giáo viên và nhân viên tập trung hơn vào công việc giảng dạy và chăm sóc học sinh, từ đó nâng cao kết quả học tập và sự phát triển toàn diện của học sinh Việc nghiên cứu và áp dụng các phương pháp xây dựng bầu không khí tâm lý tích cực sẽ mang lại lợi ích lâu dài cho cả giáo viên và học sinh
Với tất cả những lý do kể trên, tôi xin phép chọn đề tài “Các trạng thái tâm nảy sinh trong quá trình lao động và phương pháp xây dựng bầu không khí tâm lý trong tập thể lao động tại Trường giáo dục Chuyên biệt Khai Trí” làm đề tài báo
cáo kết thúc môn Thực hành Tâm lý học lao động tại cơ sở giáo dục chuyên biệt Khai Trí
2 Mục Tiêu Nghiên cứu
1 Tìn hiểu các trạng thái tâm lý và bầu không khí tâm lý của Trường giáo dục Chuyên biệt Khai Trí nhằm xác định và phân tích các trạng thái tâm lý nảy sinh trong quá trình lao động và phương pháp xây dựng bầu không khí tâm lý trong tập thể lao động tại trường
2 Nhận diện và phân loại các trạng thái tâm lý tích cực (như sự hứng thú, hài lòng, sáng tạo) và tiêu cực (như căng thẳng, lo âu, mệt mỏi) mà giáo viên và nhân viên thường gặp phải trong quá trình làm việc tại Trường Khai Trí
3 Đề xuất các giải pháp để cải thiện, phát huy ưu điểm và khắc phục hạn chế ảnh hưởng đến các trạng thái tâm lý và phương pháp xây dưng bầu không khí tâm
lý của tập thể lao động tại Trường giáo dục Chuyên biệt Khai Trí
3 Nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu lý thuyết về các trạng thái tâm lý lao động, phương pháp xây dựng bầu không khí tâm lý
Nghiên cứu sự hình thành và phát triển của Trường Giáo dục Chuyên biệt Khai Trí
Nghiên cứu hoạt động của Trường Giáo dục Chuyên biệt Khai Trí
Nghiên cứu thực trạng của các trạng thái tâm lý lao động, phương pháp xây dựng bầu không khí tâm lý
Trang 6 Nghiên cứu so sánh giữacác trạng thái tâm lý lao động, phương pháp xây dựng bầu không khí tâm lý trong tập thể lao động của Trường giáo dục Chuyên biệt Khai Trí
Nghiên cứu giải pháp hoàn thiện giúp thúc đẩy các trạng thái tâm lý tích cực và phương pháp xây dựng bầu không khí tâm lý phù hợp cho tập thể lao động tại trường
Nghiên cứu cách giải quyết những vấn đề đặt ra cho Trường Giáo dục Chuyên biệt Khai Trí
4 Phương pháp nghiên cứu
4.1.
4.1.1 Mục tiêu
Trang 7CHƯƠNG : TỔNG QUAN VỀ TRƯỜNG GIÁO DỤC CHUYÊN BIỆT KHAI Ⅰ
TRÍ 1.1 Giới thiệu trung về trường chuyên biệt Khai Trí
1.1.1 Vài nét về cơ sở
Lịch sử hình thành Trường Chuyên biệt Khai Trí
Từ nỗi đồng cảm và quyết tâm giúp đỡ chính con ruột của mình và những trẻ em khác chẳng may bị hội chứng tự kỷ, vượt lên số phận nghiệt ngã, Tiến Sĩ-Bác Sĩ Huỳnh Tấn Mẫn đã đứng ra vận động bạn bè chung tay mở trường chuyên biệt để gắn trọn đời mình với trẻ tự kỷ Ngôi trường giáo dục chuyên biệt mang ý nghĩa nhân đạo đặc biệt này tọa lạc trong một khu vực dân cư yên tĩnh, thoáng mát trong một con hẻm ở đường Điện Biên Phủ, phường 17, quận Bình Thạnh (TPHCM) mang tên Khai Trí được thành lập vào tháng 7 năm 2010.Đây cũng là ngôi trường đầu tiên dành riêng cho trẻ mắc bệnh tự
kỷ ở Việt Nam
1.1.1.2 Cơ cấu nhân sự tại Trường Chuyên biệt Khai Trí
Tổng số nhân sự làm việc tại trường là 46 người
Cán bộ quản lý (2 người): ●Hiệu Trưởng: 1 người ●Phó hiệu trưởng: 1 người
Giáo viên dạy trẻ đặc biệt (33 người)
Nhân viên hỗ trợ (11 người) ● Kế toán:1 người ●Hành chính quản trị:1 người
●Chuẩn đoán: 1 người ●Phục vụ: 2 người ●Bảo vệ: 2 người ●Y tế: 2 người ● Chuyên môn: 2 người
1.1.1.3 Học sinh đang học tập tại Trường Chuyên biệt Khai Trí
Tổng số học sinh: 156 trẻ, trong đó có 133 học sinh nam và 23 học sinh nữ
Mầm non: Tuổi đời trẻ từ 2 - 6 tuổi, tuổi phát triển từ 1 đến dưới 3 tuổi
Tiểu học: Tuổi đời trên 6 - 12 tuổi, tuổi phát triển từ 3 - 5 tuổi
Khác: Tuổi đời từ 6 - 20 tuổi (khung tuổi tiểu học hoặc trung học cơ sở), nhưng tuổi phát triển từ 1 – dưới 3 tuổi Những em này do can thiệp trễ, hoặc
có khuyết tật nặng IQ dưới 30 Các em được trị liệu - học chương trình
‘‘Những hoạt động dạy trẻ tự kỷ” và dạy kỹ năng sống
Trang 81.1.1.4 Cơ sở vật chất Trường Chuyên biệt Khai Trí
Khuôn viên trường rộng trên 1500 𝑚2, riêng sân chơi rộng 1000 𝑚2 có nhiều cây xanh thoáng mát với nhiều trò chơi ngoài trời như cầu tuột, xích đu, đu quay, bấp bênh, cầu uốn lượn, hồ tắm thủy trị liệu…Đặc biệt, trường trang bị một phòng trị liệu tâm vận động và ba phòng học tỉnh dạy cá nhân giúp trẻ phát triển về ngôn ngữ, âm nhạc, tạo hình và phát triển trí tuệ Trường có trang bị máy giặt, máy hấp tiệt trùng, máy khử trùng nước thủy cục bằng tia cực tím, hộp cấp cứu, bếp ăn một chiều toàn inox, tủ lạnh các loại… nhằm đảm bảo phòng học , chiếu gối, đồ dùng học tập, thân thể, ăn uống đều đảm bảo vệ sinh nghiêm túc, tránh được bệnh tật Trong từng phòng, trường có trang bị máy điều hòa không khí, tivi, đầu máy, lập camera và điện thoại để theo dõi hoạt động dạy và học của các cô, các trẻ Phòng y tế của trường có 2 bác sĩ
và một y tá theo dõi sức khỏe chăm sóc trẻ và sơ cứu kịp thời Về ăn uống, trẻ được nhà trường cung cấp bữa ăn trưa và ăn xế với 4 nhóm thực phẩm tươi theo chế độ dinh dưỡng cân đối được qui định bởi Bộ Y Tế và ngành dinh dưỡng quốc tế
1.1.2 Vài nét về khách thể nghiên cứu
Khách thể gồm toàn bộ 33 giáo viên đang làm việc tại trường Giáo dục Chuyên biệt Khai Trí tại cơ sở Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh Theo đó, đặc trưng mẫu khách thể được thể hiện như sau:
Xét theo giới tính:
Biểu đồ 1 1 Giới tính giáo viên được khảo sát
Trang 9Nguồn: Kết quả khảo sát - tháng 6 năm 2024 Khách thể nghiên cứu 30 giáo viên nữ (chiếm 91%) và 3 giáo viên nam (chiếm 9%).
Ngành giáo dục đặc biệt là một ngành đặc thù với tỷ lệ giáo viên nữ chiếm ưu thế cao
so với với giáo viên nam
Xét theo độ tuổi:
Biểu đồ 1 2 Độ tuổi giáo viên được khảo sát
Nguồn: Kết quả khảo sát - tháng 6 năm 2024
Độ tuổi các giáo viên tham gia khảo sát là từ 21 đến 47 tuổi, độ tuổi trung
bình M = 28.15; SD = 6.389 Theo đó, các giáo viên có độ tuổi trong khoảng từ 20
Nữ Nam
% 91
% 9
tuổi trở lên 40
tuổi 39 -30
tuổi 29 -20
% 9
% 30
% 61
Trang 10đến 29 tuổi là 20 giáo viên (chiếm 61%); độ tuổi trong khoảng từ 30 đến 39 tuổi là 10 giáo viên (chiếm 30%) và từ 40 tuổi trở lên là 3 giáo viên (chiếm 9%)
Xét theo kinh nghiệm làm việc tại trường:
Biểu đồ 1 3 Kinh nghiệm làm việc tại trường
Nguồn: Kết quả khảo sát - tháng 6 năm 2024
Kết quả khảo sát cho thấy có sự phân bố không đồng đều về kinh nghiệm làm việc tại trường giữa các giáo viên Trong đó, nhóm giáo viên dưới 1 năm kinh nghiệm chiếm tỷ lệ cao nhất là 52% (17 giáo viên), nhóm giáo viên có kinh nghiệm từ 1 đến 5 năm chiếm tỷ lệ thấp nhất là 15% (5 giáo viên) và nhóm giáo viên có kinh nghiệm từ năm trở lên chiếm 33% (11 giáo viên) Trong nhóm giáo viên có kinh nghiệm từ 5 năm trở lên, đa phần đã làm việc được 10 năm tại trường Mặc khác, việc nhóm giáo viên có kinh nghiệm dưới 1 năm cao nhất cho thấy trường đang trong giai đoạn tiếp nhận nhiều giáo viên mới và có tỷ lệ thay đổi nhân sự cao
Xét theo trình độ đào tào:
Trình độ đào tạo của giáo viên tham gia khảo sát có sự phân bố không đồng đều Giáo viên có trình độ phổ thông chiếm tỷ lệ thấp nhất 9% (3 giáo viên); giáo viên có trình độ cao đẳng chiếm tỷ lệ 21% (7 giáo viên); và giáo viên có trình độ đại học chiếm tỷ lệ cao nhất 70% (23 giáo viên) Nhìn chung, về chất lượng đội ngũ giáo
Trên 5 năm
- 5 năm 1
Dưới 1 năm
% 33
% 15
% 52
Trang 11viên có sự đảm bảo về trình độ chuyên môn với 70% giáo viên có trình độ đại học Tuy nhiên, việc có sự xuất hiện của 3 giáo viên có trình độ phổ thông cho thấy nhà trường đang có sự khan hiếm về nhân lực làm việc, vì đặc thù ngành nghề giáo dục đặc biệt yêu cầu giáo viên cần có trình độ chuyên môn cao
Nguồn: Kết quả khảo sát - tháng 6 năm 2024
1.2 Một số hoạt động của sinh viên tham gia Trường Giáo dục
Chuyên biệt Khai trí
1.2.1 Hỗ trợ giáo viên tại lớp đưa đón trẻ tới lớp và ra về.
Giờ vào học của trẻ là 7 giờ sáng và giờ ra về là 17 giờ Tuy nhiên, do sự bận rộn của cha mẹ hoặc vấn đề của trẻ (ngủ nướng, chậm chạp trong việc chuẩn bị) nên trẻ có thể đến muộn hơn, vì vậy khoảng thời gian đón và dẫn trẻ lên lớp thường giao động từ 7 giờ đến 9 giờ Đối với giờ ra về, trẻ thường được phụ huynh đón về sớm hơn giờ quy định, có trẻ thì 15 giờ phụ huynh đã bắt đầu đón trẻ, nên khoảng thời gian trả trẻ thường từ 15 giờ tới 17 giờ Mặt khác, có một số trẻ được phụ huynh trả thêm tiền cho giáo viên để trẻ ở lại tới 18 giờ
Với khung giờ thực hành từ 7 giờ sáng tới 16 giờ chiều, các sinh viên tự chủ động xin được hỗ trợ trong vấn đề này, đặc biệt là đón và dẫn trẻ lên lớp Do lịch thực hành khác lịch học của trẻ nên sinh viên chỉ hỗ trợ trả trẻ trong khoảng từ 15 giờ đến
16 giờ
1.2.2 Hỗ trợ giáo viên quản lý trẻ trong thời gian tập thể dục đầu giờ buổi sáng
Vào khoảng 7 giờ 30 phút sáng, trẻ sẽ được giáo viên tập hợp xuống dưới sân trường để bắt đầu tập thể dục buổi sáng Mỗi buổi sẽ có 2 giáo viên, chính và phụ hô hiệu lệnh Tuy nhiên, nhiều trẻ chưa thực sự nhận thức được các hoạt động theo hiệu lệnh của giáo viên, nên các giáo viên tại lớp có nhiệm vụ hướng dẫn trẻ làm theo, cũng như quản lý trẻ vào đội hình, đội ngũ, tránh làm mất trật tự Mỗi buổi tập thể dục kéo dài 30 phút từ 7 giờ 30 phút đến 8 giờ
Các sinh viên cũng hỗ trợ trong việc dẫn trẻ ra sân, quản lý vị trí của trẻ, tránh
để trẻ đi lung tùng và tập thể dục chung với trẻ (Hình 1.2 Phụ lục) Điều này cũng
Trang 12giúp quản lý tốt và hướng dẫn hoạt động tập thể dục có hiệu quả hơn đối với từng trẻ
(Hình
1.3 Phụ lục)
1.2.3 Hỗ trợ giáo viên quản lý trẻ trong thời gian học tập trên lớp
Hoạt động học tập của trẻ thường được tính sau thời gian kết thúc hoạt động tập thể dục (8 giờ sáng) Các trẻ sẽ bắt đầu học tập, chơi theo nội dung, kế hoạch trên thời khóa biểu Các giáo viên sẽ bắt hướng dẫn, dạy học cho trẻ cũng như điều chỉnh các hành vi tiêu cực (đi lung tung, la hét, mất tự chủ trong vệ sinh) của trẻ nếu có
Các sinh viên chưa được đào tào chuyên môn, tuy nhiên vẫn có thể tham gia
vào hoạt động can thiệp thông qua việc chơi với trẻ (Hình 1.4 và Hình 1.5 Phụ lục)
Đồng thời, cũng tiến hành nhắc nhở, hỗ trợ giáo viên điều chỉnh các hành vi tiêu cực của của trẻ
Hỗ trợ giáo viên quản lý trẻ trong hoạt động ngoài giờ lên lớp
Các hoạt động ngoài giờ lên lớp của trẻ có thể kể đến như vận động dưới sân, học trong phòng tâm vận động và đi bơi Tùy vào mỗi lớp thì sẽ có thời khóa biểu khác nhau và chương trình học cũng khác nhau, ví dụ như đối với lớp Gấu Bông 1, do trẻ đã quá lớn nên sẽ không học trong phòng tâm vận động Các hoạt động vận động dưới sân có thể kể đến như ném đồ vật vào vị trí chỉ định, vượt chướng ngại vật, chạy
xe đạp, đi bộ… Trong phòng tâm vận động thì đa phần trẻ được chơi tự do, tuy nhiên vẫn sẽ có một số hoạt động riêng dành cho trẻ như vượt chướng ngại vật, ném vòng, ném vật vào vị trí chỉ định… Đối với hoạt động đi bơi, trẻ cũng được chơi tự do Tuy nhiên, trẻ sẽ được thay đồ trước đó khoảng 10-15 phút trước khi xuống hồ bơi, có một số trẻ không được phép bơi do phụ huynh không cho phép, trẻ đang bệnh hoặc bị phạt
Sinh viên hỗ trợ hướng dẫn trẻ, quản lý trẻ theo yêu cầu của các hoạt động theo yêu cầu của giáo viên Đối với hoạt động xuống sân, sinh viên hướng dẫn trẻ
cách thức chơi trò chơi, quản lý trẻ nào đã chơi và chưa chơi (Hình 1.6 Phụ lục).
Đối với phòng tâm vận động, do tính chất trẻ tự do vận động là chính nên sinh viên chỉ có nhiệm vụ quan sát, quản lý tránh mâu thuẫn giữa các trẻ Điều này tương tự với
Trang 13hoạt động đi bơi, dù vậy, đối với những trẻ không xuống hồ, sinh viên cũng được giao nhiệm vụ quản lý những trẻ này
1.3 Mục tiêu thực hành tại Trường Giáo dục Chuyên biệt Khai trí
1.3.1 Về kiến thức
Hệ thống hóa kiến thức lý thuyết về tâm lý học lao động bao gồm những vấn đề chung về tâm lý học lao động, một số vấn đề trong tổ chức tập thể lao động và tâm lý học quản lý tập thể lao động Khái niệm chung về tập thể lao động: Phương pháp quản lý tập thể; Xung đột trong tập thể lao động; Khái niệm quản lý lãnh đạo; Nhân cách người lãnh đạo; Phong cách lãnh đạo; Các phương pháp quản lý tập thể lao động…Tiến hành tiếp cận cơ sở thực hành - Trường Giáo dục Chuyên biệt Khai trí và vận dụng những kiến thức đã học vào
thực tiễn Đồng thời, hoàn thiện bài báo cáo thực hành về đề tài “Chế độ lao động và phương pháp quản lý tập thể giáo viên dạy trẻ đặc biệt tại Trường Giáo dục Chuyên biệt Khai Trí”.
1.3.2 Về kỹ năng
Xây dựng và phát triển cho sinh viên kiến tại cơ sở những kỹ năng quản lý, lãnh đạo, kỹ năng lắng nghe, thuyết trình, thực hiện buổi semina, tiếp cận cơ sở, cơ quan, tổ chức, kỹ năng giải quyết xung đột trong tập thể lao động, tạo phương pháp quản lý tốt cho tập thể lao động
1.3.3 Về thái độ
Hình thành cho sinh viên thái độ nghiêm túc, đúng đắn, tuân thủ nguyên tắc, quy định thực hành trường trong suốt quá trình thực hành và làm việc sau khi ra trường.