Trong chương trình giáo dục, hàm số là kiến thức nền tảng thiết yếu cho học sinh để có thể tiếp cận với bộ môn đại số và giải tích ở bậc phổ thông cơ sở, cao hơn là toán cao cấp ở chương
Trang 1KHOA TOÁN
-o0o -BÀI THU HOẠCH MÔN: PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CÁC LĨNH VỰC CỤ THỂ MÔN TOÁN TÊN CHỦ ĐỀ CHỦ ĐỀ 1 “Phương pháp dạy học chủ đề “Hàm số và đồ thị” lớp 7” Họ và tên học viên: .
Mã số học viên:
Lớp:
Khóa học:
Trang 2MỞ ĐẦU……… 1
NỘI DUNG……… …
I Mục tiêu dạy học……… 1
II Nội dung triển khai dạy học………. 2
III Một số sai lầm và lưu ý khi dạy học……… 12
KẾT LUẬN……… 14
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 3MỞ ĐẦU
Hàm số là một trong những chủ đề quan trọng hàng đầu trong toán học Trong cuộc sống, nó được sử dụng rộng rãi trong khoa học, kĩ thuật, kinh doanh, các ngành công nghiệp và là đối tượng nghiên cứu trung tâm trong hầu hết các lĩnh vực toán học Trong chương trình giáo dục, hàm số là kiến thức nền tảng thiết yếu cho học sinh để có thể tiếp cận với bộ môn đại số và giải tích ở bậc phổ thông cơ sở, cao hơn là toán cao cấp ở chương trình học đại học Tuy nhiên, với các em học sinh lớp 7, chương “Hàm số và đồ thị” là một nội dung khá mới và không dễ để chiếm lĩnh và vận dụng kiến thức trong các tình huống thực tế Vì vậy, các giáo viên cần có những phương pháp giảng dạy khoa học, chi tiết, cụ thể, từ đó học sinh mới có thể hiểu được và nắm vững kiến thức, thành thạo các kỹ năng làm bài liên quan đến chủ đề này
Từ những lí do trên, em chọn đề tài: “Phương pháp dạy học chủ đề
“Hàm số và đồ thị” lớp 7”
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong hoàn thiện chủ đề song khó tránh khỏi những sai sót Em rất mong nhận được sự giúp đỡ và chỉ bảo tận tình của các thầy cô và các bạn để em có thể cải thiện bài tiều luận tốt hơn
I Mục tiêu dạy học
Qua chương “Hàm số và đồ thị” lớp 7, học sinh cần nắm vững:
1 Kiến thức:
- Hiểu được định nghĩa, tính chất, công thức đặc trung của hai đại lượng tỉ lệ thuận, hai đại lượng tỉ lệ nghịch
- Có hiểu biết ban đầu về khái niệm hàm số và đồ thị của hàm số
2 Kỹ năng làm bài:
- Vận dụng các công thức và tính chất để giải được các bài toán cơ bản và các bài toán liên quan khác về hai đại lượng tỉ lệ thuận, hai đại lượng tỉ lệ nghịch
- Biết vẽ hệ trục tọa độ, xác định tọa độ của một điểm cho trước và
Trang 4xác định một điểm theo tọa độ của nó.
- Biết vẽ đồ thị của hàm số y = ax, xác định giá trị của biến số và hàm số
3 Thái độ:
- Rèn khả năng suy diễn, tư duy trừu tượng, có ý thức liên hệ với các bài toán thực tế
- Rèn tính cẩn thận khi làm bài
II Nội dung triển khai
Chuẩn bị:
- Giáo viên: Phấn, bảng, thước thẳng, SGK, SBT
- Học sinh: Đồ dùng học tập, đọc trước bài
Phương pháp: đàm thoại, hoạt động cá nhân, theo cặp hoặc theo nhóm
1 Phân phối thời gian và kiến thức của chủ đề
Theo chương trình giảng dạy chuẩn, chủ đề “Hàm số và đồ thị” được học trong thời lượng 12 tiết (gồm 7 tiết hình thành kiến thức mới và 5 tiết luyện tập) Căn cứ vào đó, nội dung các hoạt động dạy – học được phân phối như sau:
1 Đại lượng tỉ lệ thuận
2 Một số bài toán về đại lượng tỉ lệ thuận
3 Luyện tập
4 Đại lượng tỉ lệ nghịch
5 Một số bài toán về đại lượng tỉ lệ nghịch
6 Luyện tập
7 Hàm số
8 Luyện tập
9 Mặt phẳng tọa độ
10 Luyện tập
11 Đồ thị của hàm số y = ax (a ≠ 0)
12 Luyện tập
2 Tổ chức hoạt động
Tiết 1: Đại lượng tỉ lệ thuận
Trang 5A Hoạt động khởi động
- GV giới thiệu khái quát về chương hàm số và đồ thị
- HS nhắc lại kiến thức về hai đại lượng tỉ lệ thuận đã học ở tiểu học
- GV giới thiệu tiết học “Đại lượng tỉ lệ thuận”
B Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động 1: Định nghĩa
- GV giao nhiệm vụ cho HS
- HS làm ?1(sgk) và nêu nhận xét về sự giống nhau của các TH trên.
- GV khái quát định nghĩa từ ví dụ trên và gọi 1 HS đọc lại
Nếu đại lượng y liên hệ với đại lượng x theo công thức: y = kx (k là hằng
số khác 0) thì ta nói y tỉ lệ thuận với x theo hệ số tỉ lệ k
- Cho HS làm ?2(sgk) và gọi 1 HS đứng lên đọc phần chú ý bên dưới.
y tỉ lệ thuận với x theo hệ số tỉ lệ k → x tỉ lệ thuận với y theo hệ số tỉ lệ 1k
- Cho HS làm ?3(sgk)
Hoạt động 2: Tính chất
- Cho HS làm ?4(sgk)
- GV nêu tính chất suy ra từ ?4 và ghi lên bảng
Nếu x và y tỉ lệ thuận với nhau thì:
x1
y1=
x2
y2= =
x n
y n=k (k ≠ 0);
x1
x2=
y1
y2,
x1
x3=
y1
y3,
Hoạt động 3: Luyện tập
- Cho HS làm bài tập 1, 2 (sgk – 53,54)
C Kết thúc
- HS ôn lại kiến thức
- Xem trước bài Một số bài toán về đại lượng tỉ lệ thuận
- Làm các bài tập 3,4 (sgk – 54), trong sách bài tập 1, 2, 3, 4 (tr43)
Tiết 2: Một số bài tập về đại lượng tỉ lệ thuận
A Hoạt động khởi động
Trang 6- GV hỏi HS về các kiến thức đại lượng tỉ lệ thuận, tính chất dãy các
tỉ số bằng nhau
B Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động 1: Bài toán 1
- GV giao nhiệm vụ cho HS
- HS hoạt động nhóm tìm hiểu các bài toán 1 và các bước giải
- GV phân tích và chốt lại các ý trong lời giải
- HS thảo luận nhóm làm ?1(sgk)
- GV gọi đại diện 1 nhóm lên bảng trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung
- GV nhận xét và nêu chú ý trong SGK
Hoạt động 2: Bài toán 2
- GV yêu cầu HS làm ?2(sgk) và gọi 1 HS lên bảng trình bày, các HS
dưới lớp đổi vở nhận xét bài cho nhau
- GV gọi 1 HS nhận xét về bài làm trên bảng
- GV nhận xét và chốt lại kiến thức
Hoạt động 3: Luyện tập
- Cho HS làm bài tập 5, 6 (sgk – 55)
C Kết thúc
- HS ôn lại các bước và kỹ năng làm bài về đại lượng tỉ lệ thuận
- Tìm hiểu bài tập 7, 8, 11 (sgk – 56)
- Làm trong sách bài tập bài 8, 10, 11 (tr43)
Tiết 3: Luyện tập
A Hoạt động luyện tập
- GV giao nhiệm vụ cho HS
- HS làm lần lượt các đề bài 7, 8, 11 (sgk – 56)
- GV gọi lần lượt 3 HS lên bảng trình bày, các HS khác nhận xét về bài làm trên bảng
B Kết thúc
Trang 7- HS xem lại các bài đã giải trên lớp và làm trong sách bài tập các bài
13, 14, 15 (tr 67)
- Xem trước bài “Đại lượng tỉ lệ nghịch”
Tiết 4: Đại lượng tỉ lệ nghịch
A Hoạt động khởi động
- HS nhắc lại kiến thức về hai đại lượng tỉ lệ nghịch đã học ở tiểu học
- GV giới thiệu tiết học “Đại lượng tỉ lệ nghịch”
B Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động 1: Định nghĩa
- GV giao nhiệm vụ cho HS
- HS làm ?1(sgk) và nêu nhận xét về sự giống nhau của các TH trên.
- GV khái quát định nghĩa từ ví dụ trên và gọi 1 HS đọc lại
Nếu đại lượng y liên hệ với đại lượng x theo công thức y = k x hay xy = k (k là hằng số khác 0) thì ta nói y tỉ lệ nghịch với x theo hệ số tỉ lệ k
- Cho HS làm ?2(sgk) và gọi 1 HS đứng lên đọc phần chú ý bên dưới.
y tỉ lệ thuận với x ↔ x tỉ lệ thuận với y
Hoạt động 2: Tính chất
- Cho HS làm ?3(sgk) và nhận xét
- GV nêu tính chất suy ra từ ?3 và ghi lên bảng
x1y1=x2 y2= =k (k ≠ 0);x1
x2
= y2
y1
, x1
x3
= y3
y1
, .
Hoạt động 3: Luyện tập
- Cho HS làm bài tập 13 (sgk – 58)
C Kết thúc
Trang 8- HS ôn lại kiến thức
- Xem trước bài Một số bài toán tỉ lệ nghịch
- Làm các bài tập 14, 15 (sgk – 58), trong sách bài tập 18, 19, 20 (tr45)
Tiết 5: Một số bài tập về đại lượng tỉ lệ nghịch
A Hoạt động khởi động
- GV hỏi HS về định nghĩa, tính chất của hai đại lượng tỉ lệ nghịch
B Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động 1: Bài toán 1
- GV giao nhiệm vụ cho HS
- HS hoạt động nhóm tìm hiểu các bài toán 1 và các bước giải
+ Khi quãng đường không đổi có nhận xét gì về 2 đại lượng vận tốc
và thời gian?
+ Khi đó ta có tỉ lệ thức nào?
+ Tính các giả trị cần tìm như thế nào?
- GV phân tích và chốt lại các ý trong lời giải
Hoạt động 2: Bài toán 2
- GV giao nhiệm vụ cho học sinh
- HS đọc đề bài và lời giải và trả lời lời các câu hỏi:
+ Gọi số máy cày của mỗi đội lần lượt là x1, x2, x3, x4 Khi đó ta có điều gì?
+ Số máy cày và số ngày hoàn thành công việc có quan hệ như thế nào? Khi đó ta có các tích nào bằng nhau?
+ Với các tích bằng nhau, sử dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau để tìm các giả trị x1, x2, x3, x4 như thế nào?
GV yêu cầu HS làm ?(sgk) và gọi 1 HS lên bảng trình bày, các HS
dưới lớp đổi vở nhận xét bài cho nhau
- GV gọi 1 HS nhận xét về bài làm trên bảng
- GV nhận xét và chốt lại kiến thức
Trang 9 Hoạt động 3: Luyện tập
- Cho HS làm bài tập 16, 17 (sgk – 60, 61)
C Kết thúc
- HS ôn lại các bước và kỹ năng làm bài về đại lượng tỉ lệ nghịch
- Tìm hiểu bài tập 17, 18, 19, 21 (sgk – 61)
- Làm trong sách bài tập bài 25, 26, 27 (tr70)
Tiết 6: Luyện tập
A Hoạt động luyện tập
- GV giao nhiệm vụ cho HS
- HS làm lần lượt các đề bài 17, 18, 19, 21 (sgk – 61)
- GV gọi lần lượt 4 HS lên bảng trình bày, các HS khác nhận xét về bài làm trên bảng
B Kết thúc
- HS xem lại các bài đã giải trên lớp và làm trong sách bài tập các bài
28, 30, 34 (tr67)
- Xem trước bài “Hàm số”
Tiết 7: Hàm số
A Hoạt động khởi động
- GV giới thiệu sơ lược về hàm số
B Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động 1: Một số ví dụ về hàm số
- GV yêu cầu HS đọc các ví dụ và làm ?2, ?3(sgk)
- GV gọi 1 HS đứng lên nêu nhận xét về các ví dụ trên
- GV kết luận và chuyển sang phần định nghĩa
Hoạt động 2: Khái niệm hàm số
- GV giao nhiệm vụ cho HS
- HS đọc định nghĩa từ SGK và trả lời các câu hỏi sau:
+ Đại lượng y được gọi là hàm số của đại lượng thay đổi x khi nào?
Trang 10+ Phải thỏa mãn các điều kiện gì?
- GV nêu chú ý và chốt lại kiến thức
Khi x thay đổi mà y luôn nhận 1 giá trị thì y được gọi là hàm hằng.
Khi y là hàm số của x ta có thể viết y = f(x), y = g(x), …
Hoạt động 3: Luyện tập
- GV gọi 1 HS làm bài 24 (sgk – 63) và trả lời tại chỗ
- HS làm bài 25, 26 (sgk – 64) và đổi bài chấm chéo cho học sinh khác
C Kết thúc
- HS ôn lại kiến thức
- Làm các bài tập 27, 28, 29, 30 (sgk – 64)
Tiết 8: Luyện tập
A Hoạt động luyện tập
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
- GV hỏi HS về khái niệm hàm số
- Cho 1 HS lên bảng làm ví dụ sau:
Cho hàm số: y = f(x) = 2x – 5 Tính f(2), f(-3)
- GV nhận xét về bài làm của HS
Hoạt động 2: Luyện tập
- GV gọi 3 HS đứng lên lần lượt trả lời tại các câu a, b, c bài 35(sbt – 72)
- GV nhận xét về câu trả lời của các HS
- HS làm lần lượt các đề bài 36, 37, 42 (sbt – 72, 73)
- GV gọi lần lượt 3 HS lên bảng trình bày, các HS khác nhận xét về bài làm trên bảng
B Kết thúc
- HS xem lại các bài đã giải trên lớp và làm trong sách bài tập các bài
38, 39, 41, 43 (tr 67)
- Xem trước bài “Mặt phẳng tọa độ”
Trang 11Tiết 9: Mặt phẳng tọa độ
A Hoạt động khởi động
- GV gọi 2 HS đọc 2 ví dụ trong sgk
- GV dẫn dắt vào bài
B Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động 1: Mặt phẳng tọa độ
- GV vẽ hệ trục tọa độ Oxy trên bảng và giới thiệu cho HS:
+ Trên mặt phẳng vẽ hai trục Ox và Oy vuông góc và cắt nhau tại O, trục Ox nằm ngang, trục Oy thẳng đứng Khi đó ta có hệ trục tọa độ Oxy
+ Các trục Ox, Oy gọi là các trục tọa độ Trục Ox là trục hoành, trục
Oy là trục Oy là trục tung,
+ Giao điểm O biểu diễn số 0 của 2 trục gọi là gốc tọa độ
+ Mặt phẳng chứa hệ trục tọa độ Oxy gọi là mặt phẳng tọa độ Oxy + Hai trục chia mặt phẳng thành 4 góc phần tư, đánh dấu I, II, III,
IV theo chiều ngược kim đồng hồ
- GV nêu chú ý trong sgk và yêu cầu HS vẽ lại hệ trục tọa độ Oxy vào vở
Hoạt động 2: Tọa độ của 1 điểm trong mặt phẳng tọa độ
Trang 12- GV gọi 1 HS đọc ví dụ trong sgk.
- GV biểu diễn điểm trên mặt phẳng tọa độ theo ví dụ lên bảng
- GV gọi 1 HS lên làm ?1(sgk) và nhận xét, các HS khác làm ?1 và ?
2 (sgk)
- GV chốt lại kiến thức
Hoạt động 3: Luyện tập
- HS làm bài 33 (sgk – 67)
C Kết thúc
- HS ôn lại kiến thức
- Làm trong sách bài tập các bài 44, 45, 46 (tr 74)
Tiết 10: Luyện tập
A Hoạt động luyện tập
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
- GV gọi 1 HS lên bảng vẽ hệ trục tọa độ Oxy
- GV vẽ hình trên bảng bài 35(sgk – 68), yêu cầu 1 HS tìm tọa độ các điểm và giải thích cách làm
Hoạt động 2: Luyện tập
- GV giao nhiệm vụ cho HS
- HS làm lần lượt các đề bài 36, 37, 38 (sgk – 61)
- GV gọi lần lượt 2 HS lên bảng trình bày bài 36, 37, các HS khác nhận xét về bài làm trên bảng
- GV gọi 1 HS đứng lên trả lời tại chỗ bài 38 và nhận xét
B Kết thúc
- HS xem lại các bài đã giải trên lớp và làm trong sách bài tập các bài
47, 48, 49 50 (tr 75, 76)
- Xem trước bài “Đồ thị của hàm số y = ax (a ≠ 0)”
Tiết 11: Đồ thị của hàm số y = ax (a ≠ 0)
A Hoạt động hình thành kiến thức
Trang 13 Hoạt động 1: Đồ thị hàm số là gì?
- GV gọi 1 HS lên bảng làm ?1(sgk), các HS khác hoạt động theo
cặp
- GV nhận xét và đặt vấn đề:
Tập hợp các điểm biểu diễn các cặp số này gọi là đồ thị hàm số
- GV gọi 2 HS đọc khái niệm
Đồ thị của hàm số y = f(x) là tập hợp tất cả các điểm biểu diễn các cặp giá trị tương ứng (x; y) trên mặt phẳng tọa độ.
Hoạt động 2: Đồ thị của hàm số y = ax (a ≠ 0)
- GV đặt vấn đề:
+ Hàm số y = 2x có bao nhiêu cặp số (x; y)?
+ Với những hàm số có vô số các cặp giá trị thì làm thế nào để vẽ được đồ thị hàm số?
- HS hoạt động nhóm làm ?2(sgk), GV gọi đại diện 1 nhóm lên trình
bày, các nhóm khác nhận xét và bổ sung
- GV gọi 1 HS đứng lên đọc phần đóng khung và trả lời tại chỗ ? 3(sgk)
Đồ thị của hàm số y = ax (a ≠ 0) là một đường thẳng đi qua gốc tọa độ.
- HS làm ?4(sgk), GV gọi 1 HS lên bảng trình bày
- GV nhận xét và chốt lại kiến thức
Hoạt động 3: Luyện tập
- Cho HS làm bài tập 39 (sgk – 71)
B Kết thúc
- HS ôn lại kiến thức
- Làm các bài 40, 41 (sgk – 71, 72)
Tiết 12: Luyện tập
A Hoạt động luyện tập
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
- HS trả lời các câu hỏi sau:
Trang 14+ Đồ thị hàm số y = f(x) là gì?
+ Đồ thị của hàm số y = ax (a ≠ 0) có dạng như thế nào?
Hoạt động 2: Luyện tập
- GV giao nhiệm vụ cho HS
- HS hoạt động theo cặp làm lần lượt các bài 42, 43, 44 (sgk – 61)
- GV gọi lần lượt 3 cặp HS lên bảng trình bày, các cặp HS khác nhận xét về bài làm trên bảng
B Kết thúc
- HS xem lại các bài đã giải trên lớp và làm trong sách bài tập các bài
47, 48, 49 50 (tr 75, 76)
III Một số sai lầm và lưu ý khi dạy học
1 Một số sai lầm trong việc giảng dạy
- Giảng bài khô khan, thiếu hình ảnh, ví dụ minh họa, thiếu tính liên kết và logic, giảng quá nhanh hoặc quá chậm gây cản trở trong việc lĩnh hội kiến thức của học sinh
- Ít tương tác, giúp đỡ trong khi học sinh tiếp cận kiến thức hay làm bài
- Có những thái độ, cử chỉ không đúng, tiêu cực với học sinh
- Kìm hãm trí sáng tạo của học sinh khi học sinh nêu ý kiến của mình
- Sử dụng các công cụ dạy học không hợp lí như bảng, sách giáo khoa, …
2 Một số lưu ý trong khi dạy học
Khi hình thành kiến thức mới cho HS
- Giáo viên giải thích với tốc độ vừa phải, chi tiết, cụ thể các kiến thức cùng với các ví dụ phong phú, gần gũi với thực tế
- Liên hệ với các kiến thức đã được học để học sinh hình dung với kết nối các kiến thức của toán học, từ đó có thể vận dụng được chúng một cách linh hoạt
Tổ chức hoạt động khởi động nêu vấn đề
Trang 15- Chuyển giao nhiệm vụ rõ ràng, cụ thể phù hợp học sinh, bố trí thời gian thích hợp cho các em học tập, bày tỏ quan điểm và báo cáo kết quả của hoạt động
- Tránh việc tổ chức hoạt động không liên quan đến bài học hoặc tổ chức quá nhiều hoạt động làm mất thời gian của tiết học
Khi hệ thống hóa kiến thức
- Giáo viên cần chốt lại các kiến thức trọng tâm, hỗ trợ học sinh trong việc áp dụng các phương pháp, kỹ năng vận dụng kiến thức trong các tình huống cụ thể
- Tránh việc chốt lại kiến thức một cách rời rạc, cắt đoạn khiến việc
hệ thống thiếu sự logic và liên kết
Các lưu ý khác
- Trong khi giảng bài, giáo viên cần tránh những hoạt động thừa khiến học sinh cảm thấy khó hiểu, mất tập trung trong việc tiếp thu kiến thức
- Khi ghi bảng, chỉ ghi nội dung cần thiết và trọng tâm của tiết học, tránh việc ghi bảng quá nhiều và lan man
KẾT LUẬN
Bài tiểu luận đã làm rõ mục tiêu dạy học và xây dựng các nội dung cần triển khai như phân phối thời gian và phân phối kiến thức, nội dung giảng dạy
cụ thể trong chủ đề “Hàm số và đồ thị” của lớp 7 Chẳng hạn, chương “Hàm
số và đồ thị” được chia thành 7 tiết hình thành kiến thức mới và 5 tiết luyện tập