NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ
Giáo dục knh tế là một phần của Giáo dục kinh tế và pháp luật trong trương trình giáo dục phổ thông mới 2018 ở trường THPT Giáo dục kinh tế là một phần tất yếu trong xã hội hiện nay Trong bối cảnh chuyển đổi số giáo dục kinh tế cho học sinh có vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh Vì vậy, cần giúp cho học sinh nắm vững quan niệm, vai trò của các hoạt động kinh tế, có nắm vững học sinh mới vận dụng được kiến thức đã học vào đời sống sau khi lựa chọn nghề nghiệp cho mình.
Lưu ý: Phiếu điều tra dùng để đánh giá “nguyên nhân” cho nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng là giống nhau (phụ lục 1)
Nguyên nhân chưa tích cực, chủ động trong học môn GD KT
2 Ngân hàng thế giới – Dự án hỗ trợ đổi mới giáo dục phổ thông (2020), Tài liệu bồi dưỡng cơ sở lý luận về
Do tiết học buồn tẻ, không lôi cuốn, PPDH đơn điệu
Do kiến thức SGK khô khan, nhiều lý thuyết Ý kiến khác hoặc thích học môn GDCD
Từ kết quả điều tra trên cho thấy, học sinh chưa tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập với bộ môn do nhiều nguyên nhân Song nguyên nhân chủ yếu nhất là bài dạy chưa được xây dựng thiết kế chất lượng theo chương trình giáo dục phổ thông mới 2018, chưa thực sự đầu tư cho chuyên môn dẫn đến tiết học không có gì mới mẻ, đơn điệu, khô khan buồn tẻ…do đó không đủ sức gây được sự chú ý, hấp dẫn từ phía người học, chưa phát huy được tính tích cực, chủ động và sáng tạo cũng như chưa phát huy và hình thành năng lực, phẩm chất của học sinh trong giờ học, nhiều học sinh chưa xác định được tầm quan trọng của bộ môn Vì vậy, làm thế nào để các em có thể chủ động tích cực lĩnh hội, vận dụng được những kiến thức một cách có hệ thống, bài bản mà không bị đơn điệu, khô khan, nhàm chán trong từng nội dung của bài học Điều đó đòi hỏi những giáo viên dạy môn giáo dục kinh tế và pháp luật phải biết xây dựng, thiết kế KHBD dạy theo PPDH tích cực phù hợp với từng bài, từng chủ đề, từng đối tượng học sinh, đặc biệt phải chú ý đến nhu cầu tư duy, tâm lý muốn khám phá cái mới, cái độc đáo ở học sinh THPT Do đó, thiết kế KHBD theo PPDH tích cực là một trong những nguyên tắc quan trọng trong dạy học nói chung và dạy học môn GDKT & PL nói riêng nhất là dạy học phần giáo dục kinh tế Đây được coi là khâu đầu tiên quan trọng nhất nhằm phát huy tính chủ động, tích cực của học sinh, đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục.
Như chúng ta đều biết trong các phương pháp dạy học truyền thống chỉ chú ý đến người giáo viên mà ít quan tâm tới học sinh Học sinh được ví như
“cái lọ” mà người thầy phải nhét đầy cái “lọ” này như thế nào, điều đó thể hiện tính thụ động của học sinh được bộc lộ rất rõ ràng.
Nếu quan niệm nghệ thuật dạy học là nghệ thuật thức tỉnh trong tâm hồn các em thanh thiếu niên tính ham hiểu biết, dạy các em biết suy nghĩ và hành động tích cực Nhưng tính ham hiểu biết đúng đắn và sinh động chỉ có được trong đầu óc sảng khoái Nếu nhồi nhét kiến thức một cách cưỡng bức thì hiệu quả giáo dục khó có thể đạt được như mong muốn, bởi “để tiêu hoá” được kiến thức thì cần phải “thưởng thức chúng” một cách ngon lành.
Do đó, để học sinh chủ động, tích cực, sáng tạo trong học tập thì tất yếu phải đổi mới cách thức xây dựng, thiết kế KHBD, dạy theo phương pháp dạy học tích cực Năm học 2023-2024 tôi đã xây dựng thiết kế KHBD dạy theo
PPDH tích cực ở trường THPT Hoằng Hoá 4 đã bước đầu thu được những tín hiệu tích cực đáng khích lệ từ phía học sinh đa số các em chủ động, tích cực khai thác, lĩnh hội kiến thức một cách đầy hứng thú Là một giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, nhiều năm đạt và vựơt chỉ tiêu chuyên môn đề ra ,cùng với công tác bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi cấp tỉnh nhiều năm luôn đạt thành thích cao nằm trong tốp đầu toàn tỉnh, nhất là năm học 2023-2024 đội tuyển học sinh giỏi cẩp tỉnh đã đạt 100% giải trong đó (1 giải nhất, 1 giải nhì, 3 ba ), điểm kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kì, cuối kì luôn đạt tỉ lệ cao đã góp phần khẳng định sự đổi mới xây dựng, thiết kế KHBD, dạy theo PPDH tích cực của tôi ở trên là cần thiết.
GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
2.3.1 Xác định vai trò của việc xây dựng kế hoạch bài dạy.
Xây dựng kế hoạch bài dạy đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình tổ chức và thực hiện chương trình giáo dục môn học Sau đây là những vai trò cụ thể của xây dựng kế hoạch bài dạy:
- Tạo ra một kế hoạch chi tiết cho việc giảng dạy: Kế hoạch bài dạy giúp giáo viên có thể xây dựng một kế hoạch chi tiết cho từng bài học Kế hoạch bài dạy định hướng cho giáo viên trong việc xác định nội dung bài học, mục tiêu học tập, phương pháp giảng dạy, các hoạt động giảng dạy và đánh giá kết quả học tập Kế hoạch này cũng giúp giáo viên tổ chức thời gian một cách hiệu quả để đạt được các mục tiêu giảng dạy của mình.
-Tăng cường tính cơ động trong giảng dạy: Kế hoạch bài dạy giúp giáo viên tăng cường tính cơ động trong quá trình giảng dạy Khi có một kế hoạch chi tiết, giáo viên có thể linh hoạt điều chỉnh nội dung bài học, phương pháp giảng dạy hoặc các hoạt động giảng dạy để phù hợp với nhu cầu và sự phát triển của học sinh.
- Đảm bảo chất lượng giảng dạy: Kế hoạch bài dạy giúp giáo viên đảm bảo chất lượng giảng dạy của mình Với kế hoạch bài dạy, giáo viên có thể chắc chắn rằng họ đang giảng dạy đúng nội dung, phương pháp giảng dạy và đánh giá kết quả học tập theo đúng mục tiêu giảng dạy.
- Giúp giáo viên đạt được mục tiêu giảng dạy: Kế hoạch bài dạy giúp giáo viên đạt được mục tiêu giảng dạy của mình Khi có một kế hoạch chi tiết, giáo viên có thể xác định được nội dung và mục tiêu học tập cần đạt được, từ đó dễ dàng hướng dẫn học sinh đạt được mục tiêu đó.
- Tạo ra một môi trường học tập tốt hơn: Kế hoạch bài dạy giúp tạo ra một môi trường học tập tốt hơn cho học sinh Khi giáo viên có một kế hoạch chi tiết, họ có thể tổ chức các hoạt động giảng dạy, tài liệu học tập và đánh giá kết quả học tập một cách có hệ thống và khoa học hơn Điều này giúp tạo ra một môi trường học tập đầy thử thách và cơ hội để học sinh phát triển các kỹ năng và kiến thức mới.
- Hỗ trợ việc đánh giá và đánh giá kết quả học tập: Kế hoạch bài dạy cũng giúp giáo viên hỗ trợ việc đánh giá và đánh giá kết quả học tập của học sinh Khi có một kế hoạch chi tiết, giáo viên có thể xác định được các tiêu chí đánh giá và các hoạt động đánh giá thích hợp để đánh giá kết quả học tập của học sinh một cách công bằng và chính xác.
Tóm lại, kế hoạch bài dạy đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình tổ chức và thực hiện chương trình giáo dục môn học Nó giúp giáo viên tạo ra một kế hoạch chi tiết cho việc giảng dạy, tăng cường tính cơ động trong giảng dạy, đảm bảo chất lượng giảng dạy, giúp giáo viên đạt được mục tiêu giảng dạy, tạo ra một môi trường học tập tốt hơn cho học sinh và hỗ trợ việc đánh giá và đánh giá kết quả học tập.
2.3.2 Quy trình xây dựng KHBD dạy theo PPDH tích cực trong môn GDKT&PL ở trường THPT.
- Bước 1: Xác định yêu cầu cần đạt của tiết dạy: Giáo viên cần xác định yêu cầu cần đạt dưới góc độ người học và diễn đạt yêu cầu tương ứng với các cấp độ nắm vững kiến thức, phẩm chất, năng lực cụ thể theo từng mức độ hành động của học sinh; từ đó làm rõ cơ hội hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực cụ thể cho học sinh.
- Bước 2: Xác định sự chuẩn bị của tiết dạy: Giáo viên cần nêu các thiết bị, học liệu, phần mềm, thiết bị công nghệ được sử dụng trong bài dạy để tổ chức cho học sinh hoạt động.
- Bước 3: Xây dựng, thiết kế các hoạt động dạy học chính Một KHBD được thiết kế bao gồm 4 hoạt động: Hoạt động Khởi động; Hoạt động khám phá; Hoạt động Luyện tập; Hoạt động Vận dụng Khi thiết kế các hoạt động này, giáo viên cần lưu ý một số điểm sau:
+ Hoạt động Khởi động: Thay vì cách dạy học truyền thống, lấy thuyết trình làm chính thì khi thiết kế hoạt động khởi động, giáo viên cần chú ý lựa chọn hình thức, phương pháp tổ chức năng động, sôi nổi nhằm kích thích được sự hứng thú,chủ động, tích cực của học sinh Ví du: Xem video, phương pháp trò chơi, đoán ô chữ…
+ Hoạt động Khám phá: Giáo viên có thể kết hợp nhiều phương pháp dạy học tích cực kết hợp kĩ thuật dạy học phù hợp để tạo ra nhiều hoạt động Ví dụ: Cho học sinh chuẩn bị bài ở nhà và báo cáo kết quả học tập trên lớp bằng các phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin; quay video về quá trình sản xuất – tiêu dùng – phân phối, trao đổi thực tế trên thị trường; tham quan các mô hình hộ sản xuất kinh doanh tại địa phương; thành lập phiên tòa giả định,… qua đó giúp học sinh tiếp cận kiến thức một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất
+ Hoạt động Luyện tập: Giáo viên nên tạo ra nhiều các bài tập hoặc nhiệm vụ với hình thức đa dạng (ví dụ: bài tập giải quyết tình huống; câu hỏi trắc nghiệm; bài tập dạng đề mở nhiều đáp án…) để học sinh được lặp lại các thao tác, qua đó phát triển các kĩ năng như phân tích, giải thích, so sánh, suy luận,tổng hợp,… Các bài tập, nhiệm vụ trong hoạt động này cần được thiết kế đa dạng về mặt hình thức, về nội dung và được sắp xếp tăng dần về độ khó để đảm bảo người học không bị nhàm chán, vừa khắc sâu kiến thức, kĩ năng đã được hình thành trong quá trình dạy học.
+ Hoạt động Vận dụng: Giúp kết nối kiến thức GDKT&PL với thực tiễn cuộc sống Các bài tập vận dụng cần được giáo viên lựa chọn cẩn thận qua đó ứng dụng giải quyết các vấn đề trong học tập cũng như thực tiễn cuộc sống. Giáo viên cần căn cứ vào mức độ nhận thức của học sinh, tình hình lớp học và các tình huống sư phạm thực tế trên lớp để lựa chọn phương án phù hợp nhất cho tiết dạy.
2.3.2.2 Kế hoạch bài dạy minh họa
Bài 1 Các hoạt động kinh tế cơ bản trong đời sống xã hội
( Trang 8 – 9, GDKT&PL 10, Bộ sách “Kết nối tri thức với cuộc sống”), Tiết 2 – Hoạt động tiêu dùng
Bước 1: Xác định yêu cầu cần đạt
- Về kiến thức: Khái niệm hoạt động tiêu dùng; Vai trò của hoạt động tiêu dùng trong đời sống xã hội.
- Về phẩm chất: Trách nhiệm, tích cực tham gia các hoạt động tiêu dùng trong nền kinh tế, trở thành người tiêu dùng có văn hóa.
KIỂM NGHIỆM THỰC TẾ
2.4.1 Phương pháp kiểm nghiệm Để hiểu rõ thực tiễn đề tài “Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh thông qua xây dựng kế hoạch bài dạy môn Giáo dục kinh tế & pháp luật ở trường THPT.” Tôi đã tiến hành khảo sát thực tế ở trường THPT Hoằng
Hoá4: Cụ thể tôi đã chọn 4 lớp ở khối 11 làm thí điểm
- Số lượng học sinh: 167em.
- Đặc điểm học sinh: Học sinh có điểm chung đều là các em theo ban khoa học xã hội việc chọn học sinh sẽ có những ưu điểm và nhược điểm nhất định.
Về nhược điểm: Các em đều là học sinh ban KHXH, nên khả năng tư duy, phân tích đánh giá vấn đề tương đối chưa tốt,
Về ưu điểm: Các em đa số có ý thức học tập, có niềm đam mê tìm tòi khám phá.
Chính vì vậy, khi chọn đối tượng học sinh trên tôi mong muốn với những điểm mới của mình trong việc “Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh thông qua xây dựng kế hoạch bài dạy, dạy theo phương pháp dạy học tích cực trong môn Giáo dục kinh tế & pháp luật ở trường THPT”, giúp các em tìm tòi khám phá những kiến thức liên quan với nhau, những hình ảnh sống động, kiến thức gần gũi từ đó các em vận dụng những điều đã học vào cuộc sống thực tiễn sau này. Để đánh giá hiệu quả của đề tài, khẳng định thực chất tính trung thực, tính khả thi của đề tài, tôi đã sử dụng phiếu điều tra về tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh thông qua xây dựng KHBD, dạy theo phương pháp dạy học tích cực trong môn GDKT và PL ở trường THPT Hoằng Hoá 4.
Lưu ý: Phiếu điều tra dùng để đánh giá hiệu quả của đề tài cho nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng cả trước và sau tác động là giống nhau (phụ lục 3)
2.4.2.1 Đối với lớp đối chứng
Bảng 1: Bảng thống kê về tính hứng thú của học sinh (Không xây dựng thiết kế
KHBD dạy theo PPDH tích cực) vào dạy học kết quả như sau:
Lớp Sĩ số Mức độ thứng thú.
Rất thích Bình thường Ý kiến khác
2.4.2.2 Đối với lớp thực nghiệm
Bảng 2: Bảng thống kê về hứng thú tích cực, chủ động, sáng tạo học tập của học sinh đối với môn GDKT & PL (Khi xây dưng KHBD dạy theo PPDH tích cực để dạy) kết quả như sau:
Lớp Sĩ số Mức độ hứng thú
Rất thích Bình thường Ý kiến khác
Với kết quả giảng dạy thực nghiệm trên lớp và qua phiếu điều tra cho thấy mức độ hứng thú học tập là khác nhau rõ rệt, nếu ở lớp đối chứng tỉ lệ rất thích chiếm là 19,8 % thì ở lớp đối chứng tỉ lệ này cao là 65,4 % mặt khác chất lượng dạy học lớp thực nghiệm luôn cao hơn lớp đối chứng, học sinh ở lớp thực nghiệm nắm vững kiến thức hơn lớp đối chứng, ở lớp thực nghiệm không khí học tập rất sôi nổi, các em tích cực sử dụng kiến thức của các môn học để giải thích, chứng minh nội dung kiến thức của bài học Các em ở lớp thực nghiệm hăng hái phát biểu, xây dựng bài, tiếp thu bài nhanh và hiểu bài sâu sắc, tích cực báo cáo kết quả bài tập, tích cực hợp tác và nhều kĩ năng được phát hiện và rèn ruã như kĩ năng giao tiếp, kĩ năng hợp tác, kĩ năng thiết kế Powepoint, kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin, kĩ năng làm việc nhóm (Phụ lục 3) Ngược lại ở lớp đối chứng, các em chỉ biết chăm chú nghe giảng và ghi chép, các em tham gia xây dựng bài một cách chiếu lệ, không khí lớp học buồn tẻ, nặng nề, dẫn tới hiệu quả giờ học không cao.
Như vậy, thực tế cho thấy việc “Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh thông qua xây dựng kế hoạch bài dạy, dạy theo phương pháp dạy học tích cực trong môn Giáo dục kinh tế & pháp luật ở trường THPT” như đề tài đưa ra sẽ đem lại hiệu quả cao trong việc giúp học sinh lĩnh hội kiến thức một cách sâu sắc đầy tích cực, chủ động, sáng tạo, đồng thời góp phần hình thành phẩm chất, năng lực cho người học, điều đó đã khẳng định giả thuyết khoa học của đề tài là hoàn toàn đúng.
HIỆU QUẢ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Hiệu quả của sáng kiến đã giúp cho hoạt động giáo dục ngày càng khởi sắc, nó không chỉ phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo học tập cho học sinh, mà mà còn hình thành cho học sinh những phẩm chất ( Yêu nước, chăm chỉ, trung thực, nhân ái, trách nhiệm) và năng lực cần thiết như tìm tòi và xử lí thông tin, tìm kiếm sự hỗ trợ, giao tiếp, hợp tác làm việc theo nhóm, biết vận dụng kiến thức kinh tế trong học tập , biết sử dụng một số kĩ thuật dạy học tích cực vào giải quyết tình huống trong học tập có hiệu quả Cùng với đó là công kiểm tra đánh giá học sinh qua các kì kiểm tra thường xuyên định kì, cuối kì học sinh những lớp tôi dạy luôn đạt điểm cao, đã góp phần khẳng định sự đổi mới trong việc xây dựng, thiết kế kế hoạch bài dạy, dạy theo phương pháp dạy học tích cực trong dạy học của tôi ở trên là cần thiết
Qua sáng kiến đã cho thấy việc xây dựng, thiết kế ké hoạch bài dạy, dạy theo phương pháp dạy học tích cực của tôi đã phát huy được tính tích cực và hiệu quả, kiến thức, kĩ năng, phương pháp dạy học của bản thân ngày một củng cố và phát huy Giờ học được học sinh đón nhận đầy hứng khởi, thích thú qua sự tương tác giữa cô và trò trong mỗi giờ học, điều đó không chỉ giúp giáo viên khẳng định được vị trí quan trọng của môn học mà còn thay đổi được cách nhìn nhận chưa đúng của học sinh, phụ huynh và của giáo viên ở các bộ môn khác trong nhà trường, của xã hội về môn học mới này Kết quả của sáng kiến càng giúp tôi tự tin say mê tìm tòi nghiên cứu, mạnh dạn xây dựng, thiết kế kế hoạch bài dạy, áp dụng các phương pháp dạy học hiện đại, kĩ thuật dạy học tích cực vào quá trình dạy học của mình
2.5.3 Đối với đồng nghiệp trong nhà trường.
Kinh nhiệm dạy học được thể hiện qua sáng kiến là một kinh nghiệm dạy học hay, hiện đại, phù hợp với xu thế hiện nay nên tôi đã được bạn bè đồng nghiệp dự giờ khen ngợi và đánh giá cao không chỉ đối với đồng nghiệp bộ mônGDKT & PL mà cả đồng nghiệp ở các bộ môn khoa học khác Tôi đã chia sẻ kinh nghiệm dạy học này cho bạn bè đồng nghiệp trong các buổi sinh hoạt chuyên môn do tổ, nhóm, nhà trường tổ chức, được mọi người hưởng ứng đón nhận và đang được áp dụng trong thực tiễn dạy học ở nhà trường THPT HoằngHoá 4 nơi tôi công tác Ngoài ra kinh nghiệm mà tôi thực hiện trong đề tài có thể triển khai trong phạm vi rộng cho giáo viên THPT cả nước cùng tham khảo.