1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn cấp tỉnh một số biện pháp lồng ghép giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua giảng dạy môn tiếng việt lớp 5 tại trường tiểu học thạch lập 2 huyện ngọc lặc tỉnh thanh hóa

25 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

1 Mở đầu:

1.1 Lí do chọn đề tài:

Văn kiện Đại hội XIII của Đảng khẳng định: “Tập trung đổi mới đồng bộ mụctiêu, nội dung, chương trình, phương thức, phương pháp giáo dục và đào tạotheo hướng hiện đại, hội nhập quốc tế, phát triển con người toàn diện, đáp ứngnhững yêu cầu phát triển mới của kinh tế - xã hội, của cuộc cách mạng khoahọc công nghệ và thích ứng với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư” Có

thể thấy, quan điểm của Đại hội XIII của Đảng về đổi mới giáo dục, đào tạonước nhà là rất đúng đắn trước yêu cầu mới của thời cuộc đang đặt ra hiện

nay

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục ở nước ta đổi mới mạnh mẽ với quy môrộng lớn, đáp ứng với yêu cầu học tập ngày càng cao của mọi thế hệ Trongchặng đường ấy, không thể thiếu đội ngũ giáo viên không ngừng cải tiến nhữngphương pháp giảng dạy với mục tiêu giúp các em học sinh phát triển toàn diệncả về kiến thức và kĩ năng Trong đó, việc lồng ghép giáo dục kĩ năng sống vàocác môn học ở bậc Tiểu học là một vấn đề cấp thiết trong dòng chảy của giáodục nói riêng, của đời sống xã hội nói chung.

Tổ chức Giáo dục, khoa học và văn hoá liên hiệp quốc (UNESCO) đã khảo sát

và khẳng định: “Kĩ năng sống gắn với 4 trụ cột của giáo dục thế kỷ XXI: Học đểbiết - Học để làm - Học để chung sống - Học để làm người” Như vậy, trong bốn

trụ cột ấy đã có đến ba nội dung hàm chứa yêu cầu về kĩ năng sống Điều nàycàng khẳng định tầm quan trọng của việc giáo dục kĩ năng sống cho các em họcsinh trong công tác giáo dục của các nhà trường Đặc biệt, điều này rất quantrọng và cấp thiết đối với học sinh lớp 5 đang bước vào giai đoạn tiền thiếu niên.Ở giai đoạn này, các em đang hình thành những giá trị nhân cách, thích khámphá song còn thiếu kinh nghiệm sống nên cần được định hướng giáo dục kĩnăng sống từ sớm.

Môn Tiếng Vi t ở trường ệt ở trường Tiểu học là m t trong hai môn học chiếm nhiềuột trong hai môn học chiếm nhiềuthời lượng và có vai trò quan trọng góp phần quyết định chất lượng giáo dụctoàn di n cho mỗi học sinh ệt ở trường Tiểu học Chương trình và n i dung môn Tiếng Vi tột trong hai môn học chiếm nhiều ệt ở trường ở Tiểu học chứa đựng nhiều n i dung liên quan đến kĩ năng sống và có khảột trong hai môn học chiếm nhiềunăng tích hợp kĩ năng sống rất cao Kĩ năng sống đ c thù thể hi n tính ưu thếặc thù thể hiện tính ưu thế ệt ở trường của môn Tiếng Vi t là kĩ năng giao tiếp, sau đó là kĩ năng nh n thức bao gồmệt ở trường ận thức bao gồmnh n thức xung quanh, tự nh n thức, ra quyết định, ận thức bao gồm ận thức bao gồm Qua mỗi bài học củamôn Tiếng Vi tệt ở trường , học sinh sẽ có cơ h i hình thành, trau dồi và rèn luy n kĩ năngột trong hai môn học chiếm nhiều ệt ở trường sống Khả năng giáo dục kĩ năng sống của môn Tiếng Vi t không chỉ thể hi n ởệt ở trường ệt ở trường n i dung môn học mà còn thể hi n qua ột trong hai môn học chiếm nhiều ệt ở trường phương pháp dạy học (PPDH) của mỗigiáo viên Để hình thành các kiến thức và rèn luy n kĩ năng mà chương trìnhệt ở trường môn Tiếng Vi t đ t ra với mỗi học sinh ệt ở trường ặc thù thể hiện tính ưu thế Tiểu học, người giáo viên cần phải vândụng nhiều phương pháp dạy học phát huy tính tích cực chủ đ ng sáng tạo củaột trong hai môn học chiếm nhiềuhọc sinh Thông qua các hoạt đ ng học t p, học sinh được trải nghi m, rènột trong hai môn học chiếm nhiều ận thức bao gồm ệt ở trường

Trang 2

luy n kĩ năng hợp tác, bày tỏ ý kiến cá nhânệt ở trường ,

Ngôi trường Tiểu học Thạch Lập 2, nơi tôi đang công tác, là một ngôi trườngđóng trên địa bàn xã Thạch Lập, một xã vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn củahuyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa Cuộc sống của nhân dân tuy đang được cảithiện nhưng thu nhập còn thấp, nhận thức về giáo dục còn hạn chế Việc giáodục kĩ năng sống cho các học sinh khi ở nhà chưa được phụ huynh quan tâm.Bên cạnh đó có một số phụ huynh chỉ yêu cầu con học tốt các môn văn hóa màkhông quan tâm đến việc giáo dục kĩ năng sống cho các học sinh Vì vậy khi đếntrường, các học sinh rất rụt rè, nút nhát, thiếu tự tin, nhất là khi phải giao tiếpở nơi đông người, phải giao tiếp với người lạ,

Hiểu được tầm quan trọng của việc lồng ghép giáo dục kĩ năng sống vào dạyhọc, tôi mạnh dạn sử dụng kết hợp nhiều biện pháp, kĩ thuật giảng dạy trongmôn Tiếng Việt lớp 5 một cách linh hoạt, sáng tạo để nâng cao chất lượng giảng

dạy và học tập cho học sinh Nổi bật trong số đó là áp dụng sáng kiến: “Một sốbiện pháp lồng ghép giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua giảng dạymôn Tiếng Việt lớp 5 tại Trường Tiểu học Thạch Lập 2, huyện Ngọc Lặc, tỉnhThanh Hóa”.

1.2 Mục đích nghiên cứu:

Nghiên cứu vấn đề lí luận và thực tiễn của việc lồng ghép giáo dục kĩ năngsống cho học sinh thông qua giảng dạy môn Tiếng Việt lớp 5 tại Trường Tiểuhọc Thạch Lập 2, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa Tạo cơ hội trải nghiệm chohọc sinh về kĩ năng sống trong học tập môn Tiếng Việt lớp 5, tăng hứng thú, giúpcác em phát triển năng lực bản thân, có động lực để chăm chỉ học tập hơn.Ngoài ra, quá trình nghiên cứu sáng kiến này cũng giúp giáo viên trau dồi thêmkinh nghiệm, nắm bắt tâm lí học sinh chính xác hơn Từ đó dễ dàng hơn trongviệc mở rộng sử dụng biện pháp dạy học lồng ghép giáo dục kĩ năng sống vàonhững môn học khác cho học sinh.

1.3 Đối tượng nghiên cứu:

- Nghiên cứu các tài liệu, tạp chí (sách giáo khoa, sách giáo viên; sách báo,…) liên quan đến việc lồng ghép giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông quagiảng dạy môn Tiếng Việt lớp 5

- Học sinh lớp 5A, Trường Tiểu học Thạch Lập 2, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa.

1.4 Phương pháp nghiên cứu:

Trong quá trình nghiên cứu, tôi có sử dụng một số phương pháp sau:- Phương pháp nghiên cứu lí lu nận thức bao gồm

- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế.- Phương pháp thống kê, xử lí số li uệt ở trường - Phương pháp thực nghiệm.

2 Nội dung sáng kiến kinh nghiệm:

2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm:

Thực hiện Kế hoạch số 1088/KH-BGD&ĐT, ngày 29 tháng 8 năm 2013 của Bộ

Giáo dục và Đào tạo về “Kế hoạch hoàn thiện bộ tài liệu giáo dục kĩ năng sống

Trang 3

trong một số môn học và hoạt động giáo dục cấp Tiểu học, Trung học cơ sở vàTrung học phổ thông trên toàn quốc”; công văn số 463/BGDĐT-GDTX, ngày28/01/2015 của Bộ GD&ĐT về việc “Hướng dẫn triển khai thực hiện giáo dục kĩnăng sống tại các cơ sở GDMN,GDPT và GDTX”; dựa trên cơ sở những định

hướng của đợt tập huấn tăng cường giáo dục kĩ năng sống trong các môn họccủa Bộ Bộ Giáo dục và Đào tạo cho các cấp học trong hệ thống giáo dục phổ

thông“Xây dựng kế hoạch của tỉnh, thành phố về việc tiếp tục triển khai giáodục kĩ năng sống trong một số môn học và hoạt động giáo dục ở Tiểu học,THCS, THPT theo bộ tài liệu đã chỉnh lí, bổ sung, hoàn thiện”; mục tiêu cơ bản

của giáo dục kĩ năng sống là làm thay đổi hành vi của học sinh, chuyển từ thóiquen thụ động, có thể gây rủi ro, dẫn đến hậu quả tiêu cực thành những hànhvi mang tính xây dựng tích cực và có hiệu quả để nâng cao chất lượng cuộcsống, rèn luyện kĩ năng ứng xử thân thiện trong mọi tình huống; có thói quenvà khả năng làm việc theo nhóm, kĩ năng hoạt động xã hội

Kĩ năng sống là tập hợp các kĩ năng, kiến thức và thái độ cần thiết để tồn tạivà thành công trong cuộc sống hàng ngày Chúng giúp con người thích nghi vớimôi trường xung quanh, giải quyết khó khăn và phát triển cách tiếp cận tích cựcđối với cuộc sống Kĩ năng sống có thể hình thành tự nhiên hoặc học được từnhững trải nghiệm của cuộc sống và do giáo dục mà có Kĩ năng sống cần chosuốt cả cuộc đời và luôn luôn được bổ sung, nâng cấp để phù hợp với sự thayđổi của cuộc sống biến động Ở lứa tuổi lớp 5, học sinh có những nhận biếtnhất định về thế giới xung quanh, biết đánh giá nhận xét sự việc xảy ra quanhmình Các em đã có sự phát triển về trí tuệ, tâm hồn, thích quan sát và tìm hiểuvề nhiều vấn đề trong cuộc sống

Rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh lớp 5 thông qua môn Tiếng Việt là mộtnhiệm vụ thiết yếu và có tính khả thi cao Môn Tiếng Việt tập trung vào nhiềukiến thức như giao tiếp, đọc hiểu, sáng tác, Với đa dạng nội dung và phânmôn, giáo viên hoàn toàn có thể lồng ghép giáo dục kĩ năng sống qua các tiếthọc của môn Tiếng Việt lớp 5 dưới nhiều hình thức khác nhau Tuỳ vào điềukiện, khả năng thực hiện, mà người giáo viên có thể xây dựng các biện pháplồng ghép giáo dục kĩ năng sống thông qua môn học này cho phù hợp.

2.2 Thực trạng của việc lồng ghép giáo dục kĩ năng sống cho học sinhthông qua giảng dạy môn Tiếng Việt lớp 5 tại trường Tiểu học Thạch Lập 2,trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:

Năm học 2023 – 2024, tôi được phân công giảng, giáo dục và chủ nhiệm lớp5A tại Tiểu học Thạch Lập 2, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh hóa Qua quá trìnhgiảng dạy tôi nhận thấy việc dạy học nói chung và nội dung lồng ghép giáo dụckĩ năng sống cho học sinh thông qua giảng dạy môn Tiếng Việt lớp 5 nói riêngcòn gặp nhiều khó khăn Bản thân tôi trước đó vẫn ưu tiên sử dụng phươngpháp giảng dạy, giáo dục truyền thống Nói cách khác, trong mỗi tiết học, tôivẫn sẽ là chủ thể hoạt động chính, truyền đạt kiến thức cho các em học sinh.

Trang 4

Trong khi đó, các em học sinh được yêu cầu ngồi yên lắng nghe bài giảng củathầy cô và ghi chép đầy đủ vào trong vở Nội dung giảng dạy vẫn chủ yếu là kiếnthức trong sách giáo khoa, rất ít hoặc hầu như không lồng ghép giáo dục kĩnăng sống Bản thân tôi nhận thấy với các phương pháp dạy học truyền thống đãáp dụng chưa thể phát huy hết khả năng học tập của các em Các tiết học cònkhuôn mẫu, khô khan, hoạt động dạy học đơn điệu, tẻ nhạt, không thu hút đượcmọi đối tượng học sinh tham gia vào các hoạt động học tâp, giáo dục kĩ năngsống Khả năng ứng biến linh hoạt trong các tình huống liên quan đến kĩ năngsống của các em còn hạn chế vì vậy cần có phương pháp truyền đạt, hướng dẫnthật tốt, đơn giản nhưng lại hiệu quả nhất, để lồng ghép có hiệu quả giáo dục kĩnăng sống cho các em Trong quá trình dạy học, tôi nhận thấy một vài thuận lợivà khó khăn giáo viên và học sinh có thể mắc phải như sau:

* Thuận lợi:

Sự nghiệp giáo dục của nhà trường luôn nhận sự quan tâm của các cơ quanquản lí cấp trên với sự hỗ trợ và những giải pháp kịp thời để giải quyết khókhăn và thách thức Ban giám hiệu của trường cố gắng hỗ trợ bằng việc muasắm các trang thiết bị và đồ dùng cần thiết để nâng cao chất lượng học tập củahọc sinh Mặt khác, nhà trường luôn lắng nghe và quan tâm đến những ý kiếnvà đề xuất từ giáo viên để có những điều chỉnh kịp thời, nhằm tạo ra môitrường học tập tốt nhất cho học sinh.

Đa số phụ huynh học sinh trong trường đều nhiệt tình và sẵn sàng hợp tácvới giáo viên và nhà trường Các bậc cha mẹ đã có cái nhìn đúng đắn và hiểu rõtầm quan trọng của việc khơi gợi tính tích cực, chủ động trong các hoạt độngtập thể cho con em mình.

Đội ngũ giáo viên ở trường có trình độ chuyên môn cao, nhiệt tình, biết cáchquan tâm và lắng nghe học sinh Các thầy cô được tham gia vào các hội thảokhoa học để nắm bắt những phương pháp tiên tiến, nâng cao chất lượng giáodục Các thầy cô chủ nhiệm cũng sáng tạo trong việc xây dựng các hoạt độngtập thể và áp dụng những phương pháp giảng dạy độc đáo.

* Khó khăn:

Lớp 5 là lớp cuối cấp học nên học sinh rất dễ bị áp lực và ngại làm quen vớicách học mới nên sẽ có phần khó khăn, dễ chán nản Một số học sinh ở lứa tuổinày có sự nhút nhát, rụt rè và ngại ngùng khi tham gia học những tiết học theođịnh hướng lồng ghép giáo dục kĩ năng sống.

Trong khi đó, một số phụ huynh còn thiếu kiến thức và hiểu biết về việc giáodục kĩ năng sống cho con cái Đôi khi các bậc phụ huynh quá tập trung vào việchọc văn hóa Ngoài ra, sự thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa phụ huynh và giáoviên trong việc giảng dạy lồng ghép giáo dục kĩ năng sống cho học sinh cũng làmột nguyên nhân đáng chú ý.

Trong quá trình áp dụng sáng kiến, tôi đã tiến hành khảo sát việc tiếp thu vàáp dụng các nội dung giáo dục kĩ năng sống được lồng ghép trong môn TiếngViệt lớp 5 và thu được kết quả qua bảng khảo sát kĩ năng sống của học sinh lớp

Trang 5

5A Trường Tiểu học Thạch Lập 2, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa trước khi ápdụng sáng kiến kinh nghiệm như sau:

Tổng sốHS

Các kĩ năngcần đạt

Kĩ năng tốtCó hìnhthành kĩ

Kĩ năngchưa tốt

2.3 Các giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề:

2.3.1 Sử dụng đồ dùng dạy học linh hoạt, mang tính trực quan giúp họcsinh rèn luyện kĩ năng quan sát và kĩ năng thu thập và xử lí thông tin, kĩ nănggiao tiếp:

Trong quá trình giảng dạy, việc linh hoạt sử dụng đồ dùng dạy học mang tínhtrực quan là tạo ra môi trường học tập thú vị và kích thích sự tò mò của họcsinh Bằng cách sử dụng các tài liệu học tập, hình ảnh, mô hình, và các công cụtrực quan khác, giáo viên có thể giúp học sinh rèn luyện kĩ năng quan sát và kĩnăng tìm kiếm và xử lí thông tin một cách hiệu quả.

Trong giảng dạy nội dung môn Tiếng Việt cho học sinh lớp 5, việc sử dụng đồdùng dạy học trực quan có ý nghĩa vô cùng quan trọng và đa chiều Trước hết,việc làm này giúp học sinh kết nối kiến thức với thực tế một cách sâu sắc hơnkhi cơ hội thực tế hóa kiến thức thông qua hình ảnh, biểu đồ, mô hình, và đồhọa Hơn nữa, các em sẽ học cách đặt ra câu hỏi, quan sát, phân loại thông tin,và rút ra những kết luận logic từ dữ liệu trực quan Ngoài ra, việc sử dụng đồdùng dạy học trực quan cũng khuyến khích sự sáng tạo của học sinh bằng việctham gia vào việc tạo ra các biểu đồ, sơ đồ, hoặc trình bày bài học một cáchsáng tạo thông qua hình ảnh Cuối cùng, việc sử dụng đồ dùng dạy học trựcquan trong môn Tiếng Việt lớp 5 giúp học sinh phát triển kĩ năng sống quantrọng như giao tiếp, đọc hiểu, tư duy logic và xử lí thông tin Nó tạo điều kiệntốt cho việc học tập hiệu quả và phát triển toàn diện của học sinh.

Đồ dùng dạy học trực quan mà tôi sử dụng có thể là đồ vật bằng nhựa, bằnggiấy, hình ảnh, tranh vẽ, đồ dùng tái chế do giáo viên tự làm, vật thật, Tùythuộc vào nội dung giảng dạy trong bài học mà tôi sẽ có sự linh động trong việclựa chọn và chuẩn bị.

Trang 6

Ví dụ: Khi dạy bài Tập đọc: “Sự sụp đổ của chế độ A-pác-thai” (Tiếng Việt 5,

tập 1, trang 54), những kĩ năng sống cần giáo dục cho học sinh bao gồm: kĩnăng quan sát, kĩ năng tìm hiểu và xử lí thông tin, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng raquyết định.

Để giáo dục được kĩ năng sống như trên cho học sinh qua bài học này, tôi đãsưu tầm và chuẩn bị những hình ảnh liên quan đến chế độ A-pác-thai để giúpcác em khai thác và hiểu rõ hơn về chế độ này, cũng như nắm được nguyênnhân tại sao chế độ này lại sụp đổ qua những hình ảnh dưới đây:

Sau khi cho học sinh quan sát, tôi đặt ra một số câu hỏi mang tính gợi mở đểkích thích sự tò mò của các em đối với nội dung bài học Chẳng hạn:

- Câu hỏi 1: Em hiểu như thế nào về chế độ A-pác-thai?

- Câu hỏi 2: Qua những hình ảnh quan sát, em hãy cho biết người da đen bịđối xử như thế nào trong chế độ A-pác-thai?

- Câu hỏi 3: Cảm xúc của em khi quan sát những hình ảnh này như thế nào?

Khi học sinh trả lời xong, tôi kết hợp sử dụng đồ dùng trực quan và lời giảngcủa giáo viên Khi đó, bài giảng trở nên hết sức sống động và thú vị, định hướnghọc sinh đến những điểm quan trọng và cung cấp thêm thông tin bổ sung Sựkết hợp này giúp thu hút sự chú ý của học sinh, nâng cao khả năng tập trung vàhiệu quả học tập, đồng thời thúc đẩy sự phát triển toàn diện, giúp các em dễdàng tiếp thu nội dung bài học và ghi nhớ kiến thức liên quan đến nội dung bàihọc tốt hơn Các em đều hào hứng với những yêu cầu tôi đề ra Bản thân cácem đều rất tập trung suy nghĩ, bày tỏ cảm xúc khi chứng kiến câu chuyện vànhững hình ảnh tôi trình bày Điều này giúp củng cố bài học cũng như rèn luyện

Trang 7

khả năng bày tỏ cảm xúc của các em Việc linh hoạt sử dụng đồ dùng dạy họcmang tính trực quan tạo cơ hội cho học sinh thể hiện sự sáng tạo thông quaviệc trả lời câu hỏi, thuyết trình hoặc giải quyết vấn đề Đồng thời, các em cóthể tương tác với giáo viên và bạn học để chia sẻ ý kiến và kinh nghiệm thay vìgiảng dạy truyền thống.

2.3.2 Giáo dục kĩ năng hợp tác, kĩ năng giao tiếp cho học sinh thông quacác hoạt động nhóm khi dạy môn Tiếng Việt:

Giáo dục cho học sinh kĩ năng hợp tác và kĩ năng giao tiếp vô cùng quantrọng trong cuộc sống hàng ngày cũng như trong môi trường làm việc Việcphát triển hai kĩ năng này trong môi trường học tập giúp học sinh tự tin hơn khitham gia vào cuộc sống và công việc sau này Trong các hoạt động nhóm, họcsinh cần phải thảo luận, trao đổi ý kiến và trình bày quan điểm, điều này sẽ giúpcác em phát triển kĩ năng giao tiếp, biết lắng nghe và thể hiện quan điểm củamình một cách rõ ràng.

Trong dạy học môn Tiếng Việt, hoạt động dạy học theo nhóm là một trongnhững hình thức giảng dạy hướng học sinh vào môi trường học tập tích cực Khiáp dụng phương pháp dạy học này, học sinh được chia theo từng nhóm nhỏ,thầy cô sẽ đưa ra từng chủ đề và việc của mỗi nhóm là cùng nhau nghiên cứugiải quyết chủ đề mà giáo viên đã đặt ra Hoạt động tập thể, theo nhóm có vaitrò quan trọng với học sinh lớp 5 bởi các em thường đối diện với nhiều bài họccó nội dung phức tạp Các hoạt động tập thể và thảo luận nhóm giúp học sinhphát triển kĩ năng giao tiếp, học cách lắng nghe ý kiến của người khác và thểhiện quan điểm cá nhân, làm cho học sinh tự tin hơn.

Ví dụ: Khi dạy tiết Tập làm văn: “Luyện tập tả người (Quan sát và chọn lọc

chi tiết)” (Tiếng Việt 5, tập 1, trang 122), tôi đã tổ chức cho học sinh tham gia

làm việc theo nhóm để tìm hiểu những cụm, từ ngữ có thể sử dụng để miêu tảngoại hình của một con người theo cấu trúc “Bộ phận + đặc điểm”.

Trang 8

Tôi chia học sinh thành nhiều nhóm nhỏ, mỗi nhóm sẽ cùng nhau thảo luậnvà ghi ra những cụm từ ngữ sử dụng để miêu tả ngoại hình của một người theocấu trúc “Bộ phận + đặc điểm”.

Kết thúc 5 phút, thành viên mỗi nhóm sẽ lần lượt lên bảng ghi lại kết quả mànhóm đã thảo luận Nhóm nào ghi được nhiều cụm từ ngữ miêu tả đặc điểmcủa người chính xác sẽ được tuyên dương và nhận điểm cộng tập thể Một số

cụm từ mà học sinh đã ghi lại như: Đôi mắt đen láy, mái tóc bạc phơ, bàn tayrắn chắc,… Học sinh tích cực tham gia hoạt động nhóm mà tôi đưa ra thảo luận.

Thông qua hoạt động nhóm này, học sinh hăng hái thực hiện, có các kĩ năng cầnthiết và trả lời được câu hỏi một cách đúng đắn nhất Từ đó, hình thành kiếnthức và kĩ năng miêu tả ngoại hình của một con người.

- Qua tiết học này, học sinh không chỉ chiếm lĩnh được kiến thức mà cònđược giáo dục các kĩ năng như: kĩ năng hợp tác, kĩ năng gáo tiếp,…

Việc tổ chức các hoạt động dạy học theo nhóm nhằm giúp học sinh củng cốkiến thức và kĩ năng về môn Tiếng Việt Thông qua đó, học sinh có thể rènluyện thêm các kĩ năng cần thiết và có khả năng vận dụng giải quyết các vấn đềcuộc sống Từ đó, các em có kiến thức miêu tả các sự vật, hiện tượng cũng nhưtăng khả năng tư duy, quan sát.

2.3.3 Sử dụng phương pháp sắm vai trong tiết Kể chuyện nhằm phát huykĩ năng sáng tạo và kĩ năng thuyết trình cho học sinh:

Việc sử dụng phương pháp sắm vai trong quá trình giáo dục không chỉ nhằm

Trang 9

cung cấp kiến thức mà còn chú trọng vào việc phát triển toàn diện kĩ năng vànăng lực cá nhân của học sinh Phương pháp này giúp học sinh đặt mình vàocác tình huống cụ thể, qua đó kích thích sự sáng tạo, khả năng xử lí linh hoạt vàthực hành khả năng giao tiếp.

Kĩ năng xử lí tình huống là khả năng nhanh chóng đánh giá, phân tích và tìmra giải pháp hiệu quả cho các tình huống phức tạp và không ngờ Cùng với đó,kĩ năng thuyết trình là khả năng trình bày thông tin, ý kiến hoặc kiến thức mộtcách mạch lạc, thuyết phục trước khán giả Việc phát triển các kĩ năng này giúphọc sinh không chỉ tăng cường khả năng tự quản lí, vượt qua những khó khăntrong học tập mà còn chuẩn bị tâm lí tốt để đối mặt với thách thức trong cuộcsống.

Trong học tập, phương pháp sắm vai mang lại ý nghĩa quan trọng trong phânmôn Kể chuyện của môn Tiếng Việt cho học sinh lớp 5, giúp học sinh phát triểnkỹ năng xã hội và tư duy phê phán thông qua việc thực hành tình huống thựctế Qua việc đảm nhận các vai trò khác nhau, học sinh có cơ hội rèn luyện kĩnăng giao tiếp, hợp tác và giải quyết vấn đề một cách linh hoạt Các em họccách thấu hiểu và đồng cảm với người khác, từ đó phát triển kĩ năng lắng nghevà thấu hiểu, biểu đạt ý kiến và cảm xúc của mình một cách rõ ràng và hiệuquả.

Ví dụ: Khi dạy tiết “Kể chuyện: Pa-xtơ và em bé” (Tiếng Việt 5, tập 1, trang

138), tôi đã lên kế hoạch vận dụng phương pháp sắm vai trong tiết kể chuyện

theo nhóm cho học sinh theo quy trình như sau:

- Bước 1: Chia nhóm học sinh:

Tôi đã chia học sinh thành từng nhóm nhỏ (4 học sinh một nhóm) để các emcó thể làm việc cùng nhau Việc chia nhóm cần xem xét các yếu tố như sự đadạng về khả năng và kĩ năng của học sinh, tạo điều kiện để các em hợp tác vàhọc hỏi lẫn nhau.

- Bước 2: Phổ biến và hướng dẫn về hoạt động sắm vai trong tiết học kểchuyện.

Tôi đã tổ chức phổ biến cho học sinh về hoạt động sắm vai, giới thiệu về tiết

học “Pa-xtơ và em bé” (Tiếng Việt 5, tập 1, trang 138) và hướng dẫn cụ thể về

quy trình làm việc, yêu cầu đối với kịch bản, đạo cụ và cách thể hiện trên sânkhấu.

- Bước 3: Các nhóm họp bàn, thảo luận và lên ý tưởng kịch bản:

Sau khi nghe giáo viên kể chuyện xong, mỗi nhóm sẽ tự tổ chức cuộc họpriêng để bầu chọn nhóm trưởng, thư kí và bắt đầu quá trình lên ý tưởng cho

kịch bản liên quan đến câu chuyện “Pa-xtơ và em bé” dựa theo lời kể mẫu mà

tôi đã kể Các ý tưởng phải liên quan mật thiết đến chủ đề đã đề ra và phản ánhđược tình cảm kính trọng của học sinh đối với lương y Pa- xtơ.

- Bước 4: Các nhóm học sinh tiến hành chuẩn bị và tập luyện:

Sau khi đã thống nhất được ý tưởng và kịch bản, mỗi nhóm sẽ tiến hành

Trang 10

luyện tập để chuẩn bị cho buổi trình diễn Trong quá trình này, tôi sẽ đóng vaitrò là người hướng dẫn, góp ý để cải thiện kịch bản, hỗ trợ chọn đạo cụ và chỉdẫn cách thể hiện cảm xúc, diễn xuất.

- Bước 5: Các nhóm chuẩn bị sân khấu và bốc thăm thứ tự:

Trước ngày diễn, mỗi nhóm sẽ chuẩn bị sân khấu trong lớp hoặc sắp xếpkhông gian ngoài sân trường tùy thuộc vào điều kiện thực tế Sau đó, các nhómsẽ tiến hành bốc thăm để xác định thứ tự trình diễn.

- Bước 6: Các nhóm nhận xét chéo và bầu chọn ra các phần sắm vai kểchuyện ấn tượng, hay nhất:

Sau khi tất cả các nhóm hoàn thành phần trình diễn của mình, cả lớp sẽ cùngnhau thảo luận, đánh giá và bầu chọn ra những phần diễn kịch ấn tượng và haynhất Tôi tổ chức trao giải nhỏ để khích lệ tinh thần học sinh và đồng thời tổngkết, rút kinh nghiệm cho các hoạt động tương tự trong tương lai.

Kết thúc tiết học, thái độ và kết quả học tập của học sinh đã có nhữngchuyển biến tích cực đáng kể Sự sáng tạo và khả năng xử lí tình huống của họcsinh được phát huy, học sinh học cách làm việc nhóm, trao đổi ý kiến và tôntrọng quan điểm của người khác Các em tự tin hơn trong việc bày tỏ quanđiểm cá nhân và không ngần ngại đối mặt với các thử thách, vấn đề phát sinh.

Phương pháp sắm vai mang đến một hướng tiếp cận đổi mới và sáng tạotrong quá trình giáo dục Điểm đặc biệt của biện pháp này chính là việc tậptrung phát triển kĩ năng và năng lực cá nhân của học sinh thông qua việc đặthọc sinh vào các tình huống thực tế Học sinh không chỉ học lí thuyết mà cònđược rèn luyện kỹ năng xử lí tình huống, tư duy phản biện và khả năng tự quảnlí Phương pháp này giúp học sinh hình thành tư duy độc lập, sự tự tin và khảnăng làm việc nhóm, đồng thời phát triển lòng kiên nhẫn và sự nhẫn nại.

2.3.4 Sử dụng các trò chơi trong giờ Tiếng Việt để tạo không khí vui vẻ,nâng cao kĩ năng tư duy, kĩ năng tổ chức cho học sinh:

Việc đa dạng hóa trò chơi học tập trong giờ Tiếng Việt được thực hiện với mụcđích chính là rèn luyện kĩ năng phản xạ và hợp tác cho học sinh, giúp các em cómột không khí vui vẻ, nâng cao kĩ năng tư duy, kĩ năng hợp tác cho học sinh khitham gia các hoạt động học tập trong lớp Ngoài ra, kĩ năng giao tiếp và làm việctập thể của học sinh cũng được cải thiện trong quá trình thực hiện phương phápnày.

Kĩ năng tư duy và kĩ năng hợp tác trong môi trường giáo dục là những điềuvô cùng quan trọng Kĩ năng tư duy giúp học sinh phát triển khả năng suy luận,phân tích, và giải quyết vấn đề Mặt khác, kĩ năng hợp tác giúp học sinh tươngtác và làm việc cùng nhau một cách hiệu quả trong môi trường đa dạng và đốimặt với sự khác biệt Sự kết hợp giữa kĩ năng tư duy và kĩ năng hợp tác tạo nênmôi trường học tập đa chiều và phong phú, giúp học sinh nắm vững kiến thứcvà thúc đẩy sự sáng tạo.

Việc ứng dụng các trò chơi học tập để rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh

Trang 11

mang ý nghĩa giúp học sinh phát triển một cách trực quan và trải nghiệm thôngqua các hoạt động giải trí và học tập Điều này có thể giúp học sinh tự học, tậptrung đồng thời cải thiện kĩ năng hợp tác, giao tiếp khi làm việc nhóm, tập thểcùng với những kĩ năng sống khác như tự giác, quản lí cảm xúc, giải quyết vấnđề và tư duy sáng tạo.

Trong quá trình thực hành, tôi đã áp dụng tổ chức cho học sinh một số tròchơi trong giờ dạy Tiếng Việt như: Ai nhanh hơn?; Đi tìm ẩn số; Mảnh ghép bíẩn,…

Ví dụ: Khi dạy tiết Luyện từ và câu bài: Mở rộng vốn từ: Truyền thống (Bài

tập 1, Tiếng Việt 5, tập II, trang 90)

Tiến hành tổ chức trò chơi cho các em học sinh, tôi mong rằng các em sẽđược mở rộng vốn từ giúp học sinh ghi nhớ kiến thức và nội dung bài học.Đồng thời kĩ năng hợp tác, tư duy phản xạ của các em cũng được rèn luyện.

Bước 1: Giáo viên phổ biến quy định của trò chơi cho học sinh:

Tôi bắt đầu bằng việc phổ biến quy định của trò chơi cho học sinh Việc nàydiễn ra rõ ràng và minh bạch Điều này giúp đảm bảo tính cạnh tranh và sựcông bằng cho tất cả học sinh khi tham gia chơi để các em thấy tin tưởng khitham gia.

Bước 2: Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi các trò chơi:

- Cách chơi:

+ Học sinh lần lượt chọn bất kì ô số nào (phía sau ô số là các từ: yêu nước,lao động cần cù, đoàn kết, nhân ái) Chọn ô số nào, học sinh phải đọc đượcnhững câu tục ngữ, ca dao nói về truyền thống đó Các học sinh khác cũngtham gia trò chơi bằng cách đọc tiếp những câu tục ngữ, ca dao theo yêu cầumà bạn đã chọn Cuối trò chơi những bạn tìm được nhiều câu tục ngữ, ca daolà người thắng cuộc và được tuyên dương.

+ Trò chơi cứ tiếp tục diễn ra cho tới khi tất cả học sinh trong lớp mỗi ngườiđều trả lời ít nhất 1 đáp án.

Bước 3: Giáo viên công bố, tuyên dương và khen thưởng cho người chiếnthắng:

Sau khi trò chơi kết thúc và kết quả đã được xác định, tôi sẽ thông báo kếtquả một cách minh bạch cho toàn bộ học sinh tham gia Đồng thời, tôi khenthưởng và tuyên dương học sinh chiến thắng để khuyến khích sự cạnh tranhlành mạnh và tinh thần đoàn kết trong lớp học.

Bước 4: Giáo viên tổng kết và cũng cố kiến thức cho học sinh:

Sau khi đã công bố kết quả và tuyên dương đội chiến thắng, tôi tổng kết vàchuẩn hoá kiến thức có thể rút ra từ trò chơi với tất cả các học sinh Điều nàyđảm bảo rằng học sinh hiểu rõ giá trị học tập từ trò chơi và có thể áp dụng kiếnthức và kĩ năng vào những trò chơi sau hoặc những môn học tương tự.

Trải qua một thời gian thường xuyên áp dụng đa dạng hóa trò chơi học tậptrong giờ Tiếng Việt không khí lớp học trở nên sôi nổi và vui tươi hơn trước rất

Trang 12

nhiều Các em hăng hái và chăm chú, nâng cao kết quả học tập môn Tiếng Việt.Ngoài ra, học sinh cũng có nhiều cơ hội để rèn luyện kĩ năng tư duy, kĩ năng tổ

chức, kĩ năng hợp tác cũng như những năng lực cần thiết khác.

Thực hiện giải pháp tăng cường tổ chức các trò chơi trong tiết học bao gồmbốn nội dung chính: Thứ nhất, tập trung vào phát triển kĩ năng tư duy, kĩ năng tổchức, kĩ năng hợp tác của học sinh Thứ hai, sử dụng các trò chơi để giải quyếtvấn đề và mở rộng tư duy cho học sinh Thứ ba, tạo môi trường học tập độc đáovà thú vị, giúp học sinh hứng thú hơn trong quá trình học tập Cuối cùng, gópphần giảm stress và tăng tập trung, nâng cao kết quả học tập cho các em

2.3.5 Sử dụng hiệu quả sơ đồ tư duy trong môn Tiếng Việt để rèn luyện kĩnăng quan sát, kĩ năng sáng tạo, chọn lọc thông tin cho học sinh:

Việc vận dụng sơ đồ tư duy trong môn Tiếng Việt giúp tăng kĩ năng quan sát,rèn luyện khả năng tổ chức thông tin và tạo một mô hình học tập sinh động chohọc sinh Phương pháp này giúp các em tăng óc quan sát, tính chủ động và tinhthần sáng tạo.

Sơ đồ tư duy là một biểu đồ hình vẽ hoặc trình bày các ý, thông tin, ý tưởnghoặc quan điểm một cách hệ thống, giúp thể hiện mối quan hệ giữa các kháiniệm hoặc sự kết nối giữa các phần khác nhau của một chủ đề hoặc dự án tổchức thông tin một cách logic và hiệu quả Sơ đồ tư duy giúp học sinh hìnhdung và lưu trữ thông tin một cách trực quan, dễ dàng tiếp thu và ghi nhớ kiếnthức Ngoài ra, sơ đồ tư duy không chỉ là công cụ học tập mà còn là cách để họcsinh thể hiện sự sáng tạo và khả năng ngôn ngữ của bản thân.

Trong quá trình giảng dạy, tôi đã vận dụng sơ đồ tư duy trong nhiều nộidung, cụ thể như sau:

+ Tập đọc: Để giúp học sinh nắm bắt, ghi nhớ nội dung bài đọc Các em có cơhội cải thiện khả năng đọc lưu loát, hiểu nội dung và nắm bắt thông tin quantrọng từ văn bản qua sơ đồ tư duy.

+ Luyện từ và câu: Giúp học sinh cải thiện khả năng sử dụng từ vựng và ngữpháp trong văn viết Qua đó, các em có thể học cách xây dựng câu, sắp xếp từthành các câu hoàn chỉnh và biểu đạt ý tưởng một cách rõ ràng từ sơ đồ tư duy.

+ Kể chuyện: Khuyến khích học sinh phát triển kĩ năng kể chuyện từ việc tạora cốt truyện đến việc phát triển nhân vật và sự kiện trong sơ đồ tư duy.

+ Tập làm văn: Để giúp học sinh viết các đoạn văn hoặc bài luận trên các chủđề khác nhau với nhiều lối hành văn đặc sắc với sơ đồ tư duy.

Ví dụ: Khi dạy tiết Tập làm văn: Luyện tập tả cảnh, (Tiếng Việt 5, tập 1, trang 14):

Bài tập 2 : Lập dàn ý bài văn tả cảnh một buổi sáng trên cánh đồng.

- Với bài tập này, tôi hướng dẫn học sinh xử dụng sơ đồ tư duy để thực hiện.Trước hết tôi sẽ giải thích cho các học sinh hiểu thế nào là sơ đồ tư duy, sơ đồtư duy có lợi ích gì, các bước để có thể thiết lập một sơ đồ tư duy đối với đềvăn tả cảnh Tôi trình bày về việc sơ đồ tư duy giúp học sinh tổ chức thông tinmột cách logic, làm cho việc hiểu và ghi nhớ nội dung dễ dàng hơn Đặc biệt,

Ngày đăng: 13/06/2024, 20:12

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w