1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn cấp tỉnh một số giải pháp dạy học phát triển năng lực phẩm chất học sinh thông qua dạy học môn tiếng việt lớp 2 theo chương trình gdpt 2018 ở lớp 2a trường tiểu học quang trung

21 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một số giải pháp dạy học phát triển năng lực, phẩm chất học sinh thông qua dạy học môn Tiếng Việt lớp 2 theo chương trình GDPT 2018 ở lớp 2A Trường Tiểu học Quang Trung
Tác giả Phạm Thị Thao
Trường học Trường Tiểu học Quang Trung
Chuyên ngành Tiếng Việt
Thể loại Sáng kiến kinh nghiệm
Năm xuất bản 2024
Thành phố Ngọc Lặc
Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 1,18 MB

Nội dung

TRƯỜNG TIỂU HỌC QUANG TRUNGSÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ GIẢI PHÁP DẠY HỌC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC, PHẨM CHẤT HỌC SINH THÔNG QUA DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 2 THEO CHƯƠNG TRÌNH GDPT 2018 Ở LỚP

Trang 1

TRƯỜNG TIỂU HỌC QUANG TRUNG

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ GIẢI PHÁP DẠY HỌC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC, PHẨM CHẤT HỌC SINH THÔNG QUA DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 2 THEO CHƯƠNG TRÌNH GDPT 2018 Ở

LỚP 2A TRƯỜNG TIỂU HỌC QUANG TRUNG

Người thực hiện: Phạm Thị Thao Chức vụ: Giáo viên

Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Quang Trung SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Tiếng Việt

QUANG TRUNG; NĂM 2024

Trang 2

MỤC LỤC Trang

1.4 Phương pháp nghiên cứu 2

Tài liệu tham khảo

Danh mục sáng kiến đã được xếp loại

Trang 3

1.1 Lí do chọn sáng kiến

Môn Tiếng Việt ở Tiểu học nói chung và lớp 2 nói riêng có vị trí vô cùngquan trọng là môn học trang bị cho học sinh vốn ngôn ngữ phong phú, đa dạnghình thành các năng lực chung, năng lực ngôn ngữ, đồng thời phát triển nhữngphẩm chất chủ yếu, giáo dục cho học sinh tình yêu thiên nhiên, gia đình, quêhương, yêu thích cái đẹp, cái thiện và có cảm xúc lành mạnh, có hứng thú họctập, ham thích lao động, thật thà, ngay thẳng trong học tập và đời sống Từ đóhình thành ý thức thực hiện trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, xã hội

Năm học 2023 - 2024 tôi được phân công dạy lớp 2A, qua thực tế dạy học,Tôi nhận thấy rằng đối tượng học sinh nhận thức không đồng đều, nhiều em đọccòn chậm, phát âm không chuẩn do ảnh hưởng của tiếng địa phương, năng lựcngôn ngữ của các em còn nhiều hạn chế, các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe củanhiều em còn non nớt Vì vậy, để hình thành và phát triển năng lực, phẩm chấtcho các em, tôi nghĩ cần có những phương pháp, hình thức tổ chức dạy học linhhoạt, phù hợp, đổi mới phương pháp dạy học cần được quan tâm hàng đầu Việcphát triển phẩm chất của học sinh ở môn Tiếng Việt chủ yếu được thực hiệnbằng nội dung của các ngữ liệu, đó là những bài đọc, những văn bản làm mẫu đểhọc sinh học viết, những chủ đề của bài nói và nghe Năng lực thể hiện qua khảnăng hoạt động thực tiễn của mỗi người Học sinh có năng lực ngôn ngữ nghĩa

là học sinh phải đọc hiểu được văn bản, viết được từng bộ phận đến chỉnh thểvăn bản, nghe hiểu ý kiến của người khác và nói rõ ràng ý kiến của mình đểngười khác hiểu Học để phát triển năng lực thì học sinh phải học thông qua cáchoạt động Đó là vận dụng linh hoạt, kết hợp nhuần nhuyễn các phương phápdạy học phù hợp với đối tượng, hoàn cảnh và đều tập trung hình thành, pháttriển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học của học sinh

Từ thực tiễn dạy học Tiếng Việt nói chung và rèn luyện các kỹ năng cơ bản

về đọc, viết, nói - nghe, đối với học sinh lớp 2 nói riêng, tôi đã nhận thức đầy đủ

về tầm quan trọng, yêu cầu của bộ môn, đặc biệt về nội dung và phương pháp đểđáp ứng với yêu cầu đề ra Từ những lí do trên ngay từ đầu năm học 2023 - 2024tôi đã mạnh dạn nghiên cứu, để xuất “Một số giải pháp dạy học phát triển năng lực, phẩm chất học sinh thông qua dạy học môn Tiếng Việt lớp 2 theo chương trình GDPT 2018 ở lớp 2A Trường Tiểu học Quang Trung” với mong muốngóp phần nâng cao chất lượng dạy và học

1.2 Mục đích nghiên cứu

- Nghiên cứu, tìm hiểu và ứng dụng một số giải pháp dạy học nhằm pháttriển năng lực, phẩm chất học sinh thông qua dạy học môn Tiếng Việt lớp 2 theochương trình GDPT 2018 ở lớp 2A Trường Tiểu học Quang Trung

1.3 Đối tượng nghiên cứu

- Các giải pháp dạy học nhằm phát triển năng lực, phẩm chất học sinhthông qua dạy học môn Tiếng Việt lớp 2 theo chương trình GDPT 2018

Trang 4

1.4 Phương pháp nghiên cứu

- Điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin

- Phương pháp đàm thoại

- Phương pháp thực nghiệm

- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu

2 Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm

Chương trình môn Tiếng Việt rèn luyện cho các em học sinh kỹ năng đọc,viết, nói - nghe, biết vận dụng thành thạo tiếng Việt trong giao tiếp, viết văn hay,luyện chữ đúng, chữ đẹp, góp phần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, từ đó

có ý thức say mê học tập môn Tiếng Việt Điều này luôn là sự quan tâm, trăn trởtrong tâm trí của mỗi người thầy, cô giáo, nó thực sự thôi thúc sự sáng tạo củacác thầy, cô trong công tác nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học Trong mônTiếng Việt, phẩm chất phát triển đồng thời với phát triển năng lực ngôn ngữthông qua các hoạt động đọc, viết, nói và nghe trong các bài học về tiếng Việt,cùng với đó các năng lực cũng được phát triển mạnh Bản thân là một giáo viênbậc Tiểu học đã nhiều năm cống hiến cho sự nghiệp trồng người, tôi luôn luônđặt ra cho mình những câu hỏi để rồi nghiên cứu, tìm tòi các giải pháp hữu hiệunhằm nâng cao chất lượng giảng dạy

Thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy theo chương trình giáo dục phổthông 2018 học để vận dụng, học để hoàn thiện nhân cách, phẩm chất cùng vớiphát triển các năng lực cho học sinh, tôi cũng phần nào ý thức được nhiệm vụcủa bản thân Chương trình GDPT 2018 được áp dụng đối với các em lớp 2 vớimục tiêu lớn là hình thành cho học sinh những năng lực cốt lõi thông qua cácmôn học đặc biệt là môn Tiếng Việt

2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng biện pháp

2.2.1 Thuận lợi:

- Ban giám hiệu nhà trường đã phân công nhiệm vụ cho giáo viên phù hợpvới năng lực, sở trường của mỗi người, đồng thời quan tâm tạo điều kiện thuậnlợi để giáo viên thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượnggiáo dục toàn diện

- Bản thân là giáo viên luôn có trách nhiệm với nhiệm vụ được giao, nhiệttình, tâm huyết với nghề, luôn tự học và sáng tạo trong công việc

- Học sinh cơ bản đều chăm ngoan, lễ phép, có ý thức tự giác trong học tập

- Phụ huynh đã mua sắm đầy đủ đồ dùng, sách vở học tập cho học sinh

- Nội dung chương trình Tiếng Việt lớp 2 hiện nay có nhiều ưu điểm trongviệc phát triển phẩm chất, năng lực, tính sáng tạo của học sinh

Trang 5

- Hiện nay ở xã hội chúng ta nói chung và ở Tiểu học nói riêng, các emngại đọc sách, ngại tìm tòi Thay vào đó là các thiết bị điện tử, máy tính, điệnthoại,…gây hứng thú cho các em hơn.

- Học sinh dân tộc Mường chiếm tỉ lệ cao Hằng ngày, khi ở nhà đa số các

em giao tiếp chủ yếu bằng tiếng mẹ đẻ, tiếng địa phương đã thành thói quen nênviệc đọc, viết bằng tiếng phổ thông đôi khi gặp khó khăn, gây trở ngại khi các

em học tập và giao tiếp trên lớp

- Việc rèn kĩ năng đọc, viết, nói, nghe cho HS gặp khó khăn do năng lực

của học sinh không đồng đều

- Một số em ý thức học tập chưa cao, chưa tự giác tự học ở nhà

- Trong khi đọc, viết, nói học sinh thường mắc phải các lỗi do ảnh hưởngphương ngữ như:

+ Sai phụ âm đầu như: ch/tr; s/x;

+ Sai âm chính như: iu/ưu; au/âu; ong/ông, oc/ôc,

+ Sai các thanh: hỏi/ngã; sắc/ngã

- Đa số các em chưa bắt nhịp được với sự đổi mới của chương trình SGKmới nên còn bỡ ngỡ trong việc lĩnh hội tri thức và vận dụng chưa sâu

2.2.3 Kết quả của thực trạng

Để nắm được thực trạng của vấn đề nghiên cứu, ngay từ khi có ý định thựchiện sáng kiến này, vào tuần 3 của năm học 2023 - 2024, tôi đã tiến hành khảosát chất lượng môn Tiếng Việt của học sinh trong lớp:

- Thời gian khảo sát: 22/9/2023

- Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 2A Trường TH Quang Trung

- Nội dung khảo sát: (Đề khảo sát đính kèm)

* Kết quả khảo sát như sau:

Trang 6

Từ kết quả trên tôi nhận thấy đầu năm học kĩ năng đọc thành tiếng, đọchiểu, kĩ năng viết của học sinh trong lớp còn hạn chế Số em đọc hiểu tốt còn ít.

Số em mắc lỗi đọc về âm, vần, dấu thanh chiếm tỉ lệ cao Đặc biệt một số họcsinh đọc chậm, thậm chí quên mặt chữ, còn đánh vần đọc từng chữ Để nâng caochất lượng học môn Tiếng Việt và phát triển năng lực phẩm chất cho các em, tôi

đã trăn trở tìm tòi, mạnh dạn đề ra các giải pháp để khắc phục thực trạng trên

2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề

2.3.1.Giải pháp thứ nhất: Giáo viên cần nắm vững nội dung chương trình môn Tiếng Việt lớp 2.

- Sách Tiếng Việt 2, bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống của Nhà xuất

bản Giáo dục Việt Nam, được biên soạn theo mô hình SGK dạy tiếng hiện đại,

có hệ thống chủ điểm đa dạng, bao quát được nhiều lĩnh vực trong đời sống củahọc sinh; Ngữ liệu được chọn lựa kĩ lưỡng, phù hợp với hiểu biết và trải nghiệmcủa người học; Ngoài đọc, viết, nói và nghe để phát triển kĩ năng, học sinh cònđược cung cấp những kiến thức sơ giản về từ và câu thông qua các bài tập gầngũi, đa dạng và sinh động Tập trung, chú trọng phát triển các kĩ năng ngôn ngữcủa người học thông qua hoạt động đọc, viết, nói và nghe

- Sách thiết kế nội dung dạy học theo định hướng mở, tạo cơ hội cho giáoviên linh hoạt trong việc sử dụng hình thức, các phương pháp tổ chức dạy họcmột cách sáng tạo theo điều kiện thực tế và khả năng học tập của học sinh

- Sách có nhiều hình ảnh minh họa đẹp mắt, phù hợp với thị hiếu thẩm mĩcủa học sinh Không chỉ hình ảnh mà các loại bảng và sơ đồ cũng được sử dụng

để tăng thêm hiệu quả dạy học của các công cụ trực quan

- Tiếng Việt 2, bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống, sẽ mang lại cho họcsinh nhiều hiểu biết và trải nghiệm phong phú về cuộc sống con người và thếgiới thiên nhiên Chắc hẳn sách sẽ giúp các em thích học tiếng Việt và ham mêđọc sách

* Quan điểm, định hướng biên soạn:

- Làm cho việc học tiếng Việt trở nên nhẹ nhàng, hấp dẫn và thú vị

- Phát triển năng lực ngôn ngữ một cách hiệu quả

- Năng lực thể hiện qua khả năng hoạt động thực tiễn của mỗi người Học

để phát triển năng lực thì HS phải học thông qua các hoạt động

- Cần lưu ý rằng hoạt động Mở rộng có thể không phù hợp với phần đông

HS tiểu học, sẽ có một phần HS có sự tiếp thu nhanh, có hứng thú học mônTiếng Việt mới có khả năng thực hiện loại hoạt động này

- Phẩm chất của HS được phát triển đồng thời với việc phát triển năng lực

Ví dụ: Trong môn Tiếng Việt, phẩm chất được phát triển thông qua các thành tốcủa năng lực ngôn ngữ là các hoạt động đọc, viết, nói và nghe

* Sách giáo khoa dạy tiếng Việt chương trình 2018, chú trọng các kĩ

Trang 7

năng ngôn ngữ của người học.

- Không chia thành các “phân môn”

- Tổ chức theo các hoạt động đọc, viết, nói và nghe

+ Dạy học tiếng Việt gần với giao tiếp thực tế

+ Tạo được hứng thú ở người học

+ Nâng cao hiệu quả dạy học

- Chú trọng phát triển năng lực ngôn ngữ của HS thông qua thực hành Chútrọng nghĩa và chức năng của các đơn vị ngôn ngữ Kết nối kiến thức môn TiếngViệt với đời sống

* Các chủ điểm của sách Tiếng Việt 2

Em lớn lên từng ngày Vẻ đẹp quanh em

Đi học vui sao Hành tinh xanh của emNiềm vui tuổi thơ Giao tiếp và kết nối

Mái ấm gia đình Con người Việt Nam

* Ngữ liệu phù hợp với hiểu biết và trải nghiệm của người học

- Phát triển các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe

- Phát triển cá tính lành mạnh, tư duy độc lập

- Bồi dưỡng cho học sinh tình yêu quê hương, đất nước; tình yêu gia đình,bạn bè; tình yêu thiên nhiên;…

- Thiết kế hoạt động thực hành viết theo một trình tự hợp lí

- Ngoài luyện viết chính tả, HS được luyện viết đoạn

- Phần viết đoạn kết nối chặt chẽ với các phần khác trong bài, với các bàikhác trong chủ điểm

- Sử dụng sơ đồ gợi ý như một công cụ trực quan, sinh động

* Các nội dung dạy học được thiết kế theo định hướng mở

- GV được tổ chức các hoạt động dạy học một cách linh hoạt và sáng tạophù hợp với đặc điểm thực tế của lớp mình

- Bám sát các cấu phần của bài học trong sách HS -> Giúp GV hình dung

rõ và cụ thể mục tiêu của mỗi hoạt động trong bài

- Phương tiện dạy học bám sát các hoạt động trong sách HS, sách GV chỉđưa ra những kịch bản gợi ý GV có thể vận dụng một cách linh hoạt và sáng tạo

Trang 8

Từ những quan điểm xây dựng chương trình trên tôi hiểu rõ được ý tưởng

và mục đích mà nhà xuất bản muốn giáo viên giảng dạy làm sao giúp học sinhphát huy tốt nhất những năng lực tiếng Việt Đó là xây dựng những tiết học vui

vẻ thú vị và sôi động nhất tránh những tiết học quá áp lực, đè nặng tâm lý họcsinh, bởi lẽ học sinh lớp 2 cũng còn quá nhỏ Các em cần được học tập trongkhông khí thoải mái nhất mới có thể phát triển được hết những tiềm năng vốnsẵn có Nhận thức điều đó qua việc tìm hiểu nội dung chương trình ở trên, tôitiến hành nghiên cứu và tìm tòi những cách thức tổ chức các hoạt động họctrong tiết học Tiếng Việt để mang lại hiệu quả cao

2.3.2 Giải pháp thứ hai: Sử dụng các hình thức tổ chức dạy học linh hoạt phù hợp.

Là năm đầu tiên dạy học môn Tiếng Việt lớp 2 theo chương trình 2018, dùcòn nhiều bỡ ngỡ, khó khăn nhưng với tinh thần đổi mới, tôi đã linh hoạt, ứngdụng nhiều phương pháp mang tính sáng tạo và chịu khó tìm tòi học hỏi nhữngkinh nghiệm của đồng nghiệp để áp dụng sao cho phù hợp với đối tượng họcsinh lớp tôi

Để tiết học nhẹ nhàng, hấp dẫn lôi cuốn được học sinh tham gia học tập tíchcực, tôi thường dùng nhiều phương pháp dạy học khác nhau, phù hợp với từngbài và từng đối tượng học sinh Điều thú vị là tôi thường hay tìm những từ chỉđặc điểm để gắn với từng tên học trò như: Phương Thảo dễ thương; Ngọc Bíchhiếu thảo; Bảo An chăm học… Tôi hay gọi các em bằng cái tên thân thương đó,

vì thế trong mỗi bài học, các em đều hào hứng khi được cô nhắc tên mình

Dựa vào đặc điểm của từng bài học cụ thể để tổ chức các hoạt động dạy vàhọc linh hoạt, sinh động, gây được sự hào hứng học tập của học sinh Có thể thấyrằng đối với các tiết học đọc hay luyện viết đoạn, luyện viết chữ, nói và ngheđều có những đặc thù riêng Từ việc hiểu nội dung dạy cụ thể của từng tiết họctôi đã áp dụng các biện pháp cụ thể đối với từng tiết học trong môn Tiếng Việt

a Tổ chức dạy học theo nhóm:

Ở phần khởi động đối với mỗi tiết học, tôi thường tổ chức cho các em đượcquan sát tranh ảnh có sẵn trong SGK hoặc từ sự sưu tầm chuẩn bị trước đó Tôi

tổ chức cho học sinh quan sát theo cặp và trao đổi thảo luận với nhau nhữngđiều em nhìn thấy, những điều em quan sát được bằng tri giác Để rồi từ đó nêulên những nhận xét cá nhân Điều thú vị ở đây đó là những điều học sinh quansát sẽ liên quan đến nội dung bài học ngày hôm đó, nếu học sinh chịu khó quansát và tìm tòi những điều thú vị trong tranh các em sẽ có thể biết ngay được nộidung bài hôm đó các em cần học gì Chính hoạt động cơ bản này đối với các bàiđọc hay kể chuyện đã mang lại nhiều ý nghĩa cho việc giảng dạy của tôi

Trang 9

Hình ảnh học sinh lớp 2A hoạt động nhóm

Ngoài ra tôi còn tiến hành tổ chức cho học sinh chơi trò chơi: HS được yêucầu dựa vào gợi ý để đoán nội dung tranh

Ví dụ: Khi dạy bài Kể chuyện “Hạt giống nhỏ”, tôi đã tổ chức cho học sinh

chơi trò chơi dựa vào gợi ý đoán nội dung tranh

Từ những gợi ý nhỏ nêu trên bức tranh học sinh sẽ suy nghĩ để đoán xemnội dung bức tranh muốn nói lên điều gì? Và điều đó đã phát triển kĩ năng suyđoán, đọc hiểu văn bản đa phương thức

+ Hạt đậu nhờ có mưa nên đã nảy mầm sau đó phát triển thành cây to khỏe.+ Sống một mình trên đồi vắng cây mong muốn mình sẽ có thêm nhữngngười bạn để mỗi ngày cuộc sống vui tươi hơn, không bị tẻ nhạt Cây mong ước

Trang 10

quả đồi có thêm nhiều cây khác làm bạn.

+ Những hạt cây đã nảy mầm nhờ mưa và nắng

+ Quả đồi vắng đã đông vui nhộn nhịp kéo nhiều chim chóc đến vui cùng

Bài: HẠT GIỐNG NHỎ

1 Có hạt giống nhỏ nằm ngủ yên trong lòng đất ấm trên một quả đồi cao.Vào một buổi sáng, từ hạt giống nhỏ nhú lên một cái chồi non tươi rói và xinhxắn Nhờ cô mây tưới nước mát và ông mặt trời chiếu nắng ấm, chồi nonvươn mình lớn dần thành cây non Chẳng bao lâu, cây non đã thành cây to,cao và khoẻ mạnh

2 Sống một mình trên quả đồi rộng, cây to buồn lắm Nó muốn có nhữngcây khác làm bạn Hiểu mong ước của cây, ông mặt trời, cô mây, chị gió đãbàn bạc, nghĩ cách để giúp cây

3 Chị gió bay đi kiếm những hạt giống nhỏ đem về gieo trên quả đồi Cômây tưới nước mát Ông mặt trời chiếu nắng ấm Thế là, chẳng bao lâu,những hạt giống đó nảy mầm, vươn mình và lớn lên

4 Nhiều tháng năm trôi qua, giờ đây trên quả đồi đã có biết bao cây xanhluôn ở bên nhau và vươn lên giữa bầu trời xanh lộng gió Hằng ngày, các chúchim sâu, gõ kiến, sơn ca, bay tới đậu trên những cành cây, vừa bắt sâu vừalíu lo ca hát

(Theo Tuyển tập truyện, thơ, câu đố Mầm non)

Từ việc đoán nội dung câu chuyện đó học sinh hiểu được ý nghĩa sâu sau

đó là tác dụng của cây xanh đối với đời sống của con người

Đối với dạy bài nói và nghe: “Nói về quê hương đất nước em”, tôi tiếnhành tổ chức hoạt động nhóm đôi, 2 em là một nhóm các em nói cho nhau nghenhững gì em hiểu về nơi em sinh ra đó là quê hương của em, nói về những vẻđẹp và phong tục trong lối sống của con người nơi đó Cho học sinh thời gian là

5 phút các em đã nói rất rôm rả, bạn nói thì bạn bên cạnh nghe và ngược lại Đâycũng là giải pháp tốt rèn luyện kỹ năng nói cho học sinh lớp 2 Các em biết bày

tỏ những cảm xúc thiết thực của bản thân về cuộc sống hàng ngày

b Tổ chức dạy học theo năng lực cá nhân: (Cùng thực hiện một yêu cầu nhưng sản phẩm có thể khác nhau.)

Cách tổ chức dạy học theo năng lực cá nhân thường được lồng ghép trongcác tiết học có thể phát triển được các kỹ năng riêng của học sinh Mà qua đóhọc sinh có thể phát hiện các kết quả khác nhau Trong các tiết luyện từ và câu,đối tượng học sinh là khác nhau do vậy nhận thức và sự hiểu biết về từ là khácnhau Các em có thể có những vốn sống riêng Từ các tiết dạy luyện từ và câutôi giúp học sinh mở rộng vốn từ bằng cách cho học sinh quan sát và thực hiệncác yêu cầu bài tập cá nhân

Ngày đăng: 13/06/2024, 20:12

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. PGS.TS. Đỗ Ngọc Thống chủ trì biên soạn, GS.TS, Nguyễn Minh Thuyết (Tổng chủ biên CTGDPT 2018), PGS.TS, Đỗ Xuân Thảo (ĐHSP Hà Nội), TS. Phạm Thị Thu Hiền (ĐH Giáo dục - ĐHQG Hà Nội), Tài liệu tập huấn hướng dẫn thực hiện chương trình Ngữ văn trong CTGDPT 2018, trường Đại học Sư phạm Hà Nội Khác
2. PGSTS. NguyễnThị Hạnh,TS Trần Hồng Lương Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam,Tài liệu bồi dưỡng sử dụng phương pháp dạy học và giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực học sinh Tiểu học - Môn Tiếng Việt Khác
3. PGS.TS NguyễnThị Hạnh, Viện Khoa học Giáo dục ViệtNam, Tài liệu bồi dưỡng kiểm tra đánh giá học sinh Tiểu học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh Tiểu học - Môn Tiếng Việt Khác
4. Bùi Mạnh Hùng (Tổng chủ biên), Bùi Mạnh Hùng, Trần Thị Hiền Lương (đồng chủ biên), Lê Thị Lan Anh, Trịnh Cẩm Lan, Chu Thị Phương, Đặng Thị Hảo Tâm, ... ; Tiếng Việt 2 - Sách giáo viên, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam Khác
5. Bùi Mạnh Hùng (Tổng chủ biên), Bùi Mạnh Hùng, Trần Thị Hiền Lương (đồng chủ biên), Lê Thị Lan Anh, Trịnh Cẩm Lan, Chu Thị Phương, Đặng Thị Hảo Tâm, ... ; Tiếng Việt 2 - Sách giáo khoa, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w