1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn cấp tỉnh một số giải pháp dạy hát môn nghệ thuật 6 nội dung âm nhạc tại trường thcs nga bạch nga sơn

17 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một số giải pháp dạy hát môn nghệ thuật 6 nội dung âm nhạc tại trường THCS Nga Bạch - Nga Sơn
Tác giả Mai Thị Dung
Trường học Trường THCS Nga Bạch
Chuyên ngành Nghệ thuật - Âm nhạc
Thể loại Sáng kiến kinh nghiệm
Năm xuất bản 2024
Thành phố Nga Sơn, Thanh Hóa
Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 4,51 MB

Nội dung

Là một bộ môn đặc thù, cùng với xu hướng phát triển của thời đại 4.0 để giúp học sinh hứng thú học tập đem lại hiệu quả cao đòi hỏi sự đầu tư, cải tiến cách tiếp cận kiến thức theo hướn

Trang 1

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGA SƠN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ GIẢI PHÁP DẠY HÁT

MÔN NGHỆ THUẬT 6 NỘI DUNG ÂM NHẠC TẠI TRƯỜNG THCS NGA BẠCH - NGA SƠN

Họ và tên: Mai Thị Dung

Đơn vị công tác: Trường THCS Nga Bạch

SKKN  thuộc lĩnh vực: Nghệ thuật - nội dung âm nhạc

THANH HÓA NĂM 2024

Trang 2

8 2.2 Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến 2

9 2.3 Các giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề 3

10 2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động

giáo dục với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường 19

Trang 3

Từ ngàn xưa nhân dân Việt Nam vốn có truyền thống yêu ca hát, tiếng hát

gắn liền với cuộc sống lao động và đấu tranh, tiếng hát là tiếng nói của trái tim,

là bình minh của ngày mới, là món ăn tinh thần không thể thiếu được của mỗi chúng ta Là một trong 14 môn học bắt buộc trong trường THCS, giúp học sinh phát triển toàn diện

Âm nhạc là một môn nghệ thuật có những đặc trưng riêng, phản ánh hiện thực khách quan bằng những hình tượng, nhằm nâng cao hiệu quả dạy học nói riêng, là một xu thế tất yếu trong giáo dục hiện đại Đặc biệt đối với môn Âm nhạc là một môn nghệ thuật đòi hỏi có trình độ cao

Là một bộ môn đặc thù, cùng với xu hướng phát triển của thời đại 4.0 để giúp học sinh hứng thú học tập đem lại hiệu quả cao đòi hỏi sự đầu tư, cải tiến cách tiếp cận kiến thức theo hướng hiện đại hóa giờ học từ đó nâng cao hiệu quả dạy học Âm nhạc

Mạch nội dung hát giữ vị trí quan trọng trong việc học hát, phát triển tư duy, trí tuệ, tạo điều kiện cho học sinh có trình độ văn hóa âm nhạc nhất định Muốn hát một bài hát hay, nhất là thể loại dân ca, chơi một bản nhạc phải nhờ đến sự hỗ trợ của mạch nội dung hát

Với vị trí hết sức quan trọng của mạch nội dung hát, bản thân tôi đã suy nghĩ rất nhiều, làm thế nào cho tất cả học sinh cảm nhận, cái hay, cái đẹp, sự cần thiết qua bài hát, giúp các em đạt được hiệu quả cao nhất trong mạch nội dung này Tôi đã cố gắng tìm tòi trong từng tiết dạy, chủ động cảm nhận âm thanh, cảm nhận giai điệu của bài hát và thêm yêu thích mạch nội dung hát Hơn nữa trong chương trình giáo dục 2018 phát triển năng lực và năng lực cá thể, nội dung âm nhạc chưa được liền mạch vì thế cho nên việc học hát được các em nắm bắt nghiêm túc là động lực giúp tôi đi sâu nghiên cứu

Trong những năm qua bản thân không ngừng tự học, tự bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy

Vì nhiều lý do nên kết quả chưa đạt được như mong muốn.Vì vậy tôi không ngừng trăn trở làm thế nào để nâng cao hiệu quả dạy học Tôi đã chọn đề tài

“Một số giải pháp dạy hát môn nghệ thuật 6 nội dung Âm nhạc tại Trường THCS Nga Bạch - Nga Sơn” để nghiên cứu và ứng dụng Sau một năm thực

hiện đạt được kết quả tốt Tôi xin trình bày để trao đổi cùng đồng nghiệp

1.2 Mục đích nghiên cứu:

- Đối với giáo viên:

- Mục đích giáo dục hiện nay là đào tạo ra những con người có đủ năng

lực cần thiết

Giáo viên có những giờ dạy Âm nhạc theo hướng hiện đại: dạy học đa phương tiện giúp học sinh được nghe nhìn chuẩn xác bản nhạc, thực hành và kiểm tra đánh giá chất lượng dạy học kịp thời;

Nghiên cứu đề tài này mục đích làm cho học sinh hát tốt hơn qua mạch nội dung hát, phát huy tính sán tạo, cảm thụ

Giúp cho quá trình dạy học cá thể một cách thuận lợi

- Đối với học sinh:

Trang 4

Học sinh được nghe nhìn, thực hành, kiểm tra đánh giá chất lượng học tập của bản thân và của cả nhóm

1.3 Đối tượng nghiên cứu:

Học sinh lớp 6 -Trường THCS Nga Bạch - Nga Sơn

1.4 Phương pháp nghiên cứu:

Nghiên cứu nhiều tài liệu khác nhau như Phương pháp nghiên cứu lý thuyết

Áp dụng các phương pháp dạy học mạch nội dung hát Âm nhạc lớp 6 Phương pháp thực nghiệm

2 NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:

2.1 Cơ sở lý luật của sáng kiến kinh nhiệm:

Trong nhà trường giáo dục nghệ thuật là một bộ phận không thể thiếu được trong đó nội dung Âm nhạc góp phần quan trọng trong việc giáo dục nghệ thuật cho học sinh

Vì thế mỗi giáo viên cần có sự sáng tạo, tìm ra các phương pháp giảng dạy khoa học để đưa chất lượng dạy học được nâng lên

2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:

2.1.1 Thuận lợi:

* Chuyên môn:

Ban giám hiệu nhà trường luôn tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích việc ứng dụng phương pháp mới vào dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh

* Cơ sở vật chất:

Có phòng học được trang bị thiết bị dạy học hiện đại: máy tính và màn hình lớn, phòng máy tính riêng của giáo viên và học sinh, tất cả đều nối mạng Internet

* Bản thân:

Được tập huấn đầy đủ các lớp chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học, thay SGK lớp 6

Có hiểu biết sâu sắc về dạy học mạch nội dung hát trong chương trình THCS

Luôn nhiệt tình, sáng tạo, am hiểu điều kiện và tâm tư nguyện vọng của học sinh

Không ngừng học tập và nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho bản thân

Có kinh nghiệm thực tiễn qua nhiều năm giảng dạy ở trường THCS Nga Bạch

2.1.2 Khó khăn

* Đối tượng học sinh:

- Điều kiện kinh tế học sinh trường THCS Nga Bạch phần lớn các em là con các gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, ít điều kiện chăm lo cho con học tập chu đáo, đặc biệt môn nghệ thuật, nội dung Âm nhạc lại cần nhiều đồ dùng phương tiện học tập đắt tiền vì vậy hiểu biết về âm nhạc đang còn hạn chế, phần lớn các em chưa hứng thú học tập

- Chất lượng chung của học sinh thấp so với yêu cầu của Bộ giáo dục:

Trang 5

- Đối với bài hát: Phần lớn các em chưa thể hiện được sắc thái của bài hát.

* Cơ sở vật chất:

- Cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy và học như: nhạc cụ,kém chất lượng, tranh ảnh để phục vụ cho việc dạy học mạch nội dung âm nhạc còn thiếu nhiều Tuy đã được nghiên cứu và sản xuất nhưng chưa đủ đáp ứng cho dạy - học Âm nhạc, sách đọc thêm và các tài liệu tham khảo khác rất hiếm

- Không có đàn cho học sinh thực hành, chưa có phòng đa chức năng Trong khi đó yêu cầu của bộ môn lại cần phải có những trang thiết bị hiện đại (ti vi, đài ,máy chiếu…) để phục vụ cho việc dạy và học

- Sự đầu tư cho môn học còn hạn chế, đồ dùng dạy học đã bị hư hỏng

* Chương trình âm nhạc lớp 6:

- Yêu cầu cao, khó đối với học sinh vùng khó, chất lượng kiến thức rất lớn,

nhất là sách mới khó có thể tiếp thu trọn vẹn bài trong một tiết theo chuẩn kiến thức kỹ năng

*Giáo viên:

- Nhóm chuyên môn ít, mỗi người một trường, không có nhiều thời gian để

dự giờ trao đổi kinh nghiệm giảng dạy cùng đồng nghiệp

2.1.3 Khảo sát:

Năm học 2023 - 2024 bản thân tôi được phân công dạy môn nghệ thuật nội dung âm nhạc 6 Ngay từ đầu năm tôi đã kiểm tra học sinh hát bài “Con đường học trò” để phân loại học sinh

Khi chưa ứng dụng mạch nội dung học hát

Bảng 1 Kết quả đầu năm học khi chưa ứng dụng.

Đầu năm học

2023- 2024 Sĩ số Số HS hát đúng giai điệu, tiết tấu Số HS thể hiện sắc thái, tình cảm, bài

hát

Khối 6

2.3 Các giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề.

Khi phương tiện dạy học còn hạn chế, các em gặp rất nhiều khó khăn trong mạch nội dung học hát Do đó giáo viên ứng dụng mạch nội dung để dạy hát là phương pháp tốt nhất Học sinh hào hứng nắm bắt nhanh chống

Có học liệu, học sinh chủ động cảm nhận âm thanh qua đàn oocgan

Giải pháp 1: Hướng dẫn học sinh học mạch nội dung hát.

Mạch nội dung này giúp các em có nhiều kỹ năng về hát hào hứng học bài hát

Mạch nội dung học hát lớp 6 đi sâu vào cách hát đúng cao độ, tiết tấu, nhịp phách, sắc thái, tình cảm của bài hát

Giải pháp 2: Gây hứng thú cho học sinh khi dạy hát.

Phương pháp này tạo ra một môi trường âm nhạc sinh động, sáng tạo ra các hình tượng âm nhạc và các động tác phụ họa

Giải pháp 3: Phát huy tính tích cực, sáng tạo trong dạy hát.

Trang 6

Với mạch nội dung này người giáo viên phải tổ chức được nhiều hoạt động

để học sinh được làm việc nhiều, thi đua giữa các tổ, nhóm, cá nhân với nhau, giáo viên nhận xét cho điểm, nhằm gây hứng thú trong học tập

Giải pháp 4: Vận dụng sáng tạo, linh hoạt các phương pháp dạy hát.

Mạch nội dung này giáo viên phải nắm chắc phương pháp, giờ học phải vận động cơ thể, gõ nhịp, phách, tiết tấu bài hát

Phương pháp dạy học theo đặc trưng môn học, học âm nhạc phải là giờ học nghệ thuật, hấp dẫn với phương châm “|Học mà vui, vui mà học” Tí học thoải mái, không nặng nề,căng thẳng

Để giúp các em hoàn thành một bài hát, luyện tập cao độ và tiết tấu, để bài hát hoàn thiện hơn

- Các giải pháp trên đều áp dụng vào dạy thử nghiệm phân môn hát môn

âm nhạc 6 trường THCH Nga Bạch

Sau đây là một tiết dạy minh họa.

Nội dung hát

Ví dụ:

Môn nghệ thuật 6: Tiết 19 - Học hát bài: Mưa rơi (Dân ca Khơ Mú)

- Nghe nhạc: Hòa tấu nhạc cụ dân tộc bài Mừng hội hoa bông

I MỤC TIÊU

1 Kiến thức

- Hát đúng giai điệu, lời ca bài Mưa rơi

- Nghe và cảm nhận giai điệu bản hòa tấu nhạc cụ Mừng hội hoa bông.

2 Năng lực

- Năng lực chung: Tự học, tự chủ, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và

sáng tạo

- Năng lực đặc thù:

+ Hát có biểu cảm và biết hát bằng các hình thức hát nối tiếp, hát kết hợp nhạc cụ gõ đệm

+ Cá nhân hoặc nhóm biết xây dựng ý tưởng sáng tạo khi trình diễn bài hát

+ Cảm nhận được nét giai điệu dân ca miền núi qua bài Mưa rơi

+ Biết thể hiện cảm xúc khi nghe giai điệu của bản hòa tấu nhạc cụ dân tộc Cảm nhận được màu sắc âm nhạc dân gian qua bản hòa tấu

3 Phẩm chất

- Qua nội dung của bài học, giáo dục HS thêm yêu quê hương đất nước, yêu những làn điệu dân ca của Việt Nam Từ đó có ý thức giữ gìn và phát huy các làn điệu dân ca trong đời sống

II THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1 Giáo viên:SGV, đàn phím điện tử, nhạc cụ gõ, phương tiện nghe – nhìn và

các tư liệu file âm thanh phục vụ cho tiết dạy

2 Học sinh:SGK Âm nhạc 6, nhạc cụ gõ Tìm hiểu trước xuất xứ bài dân ca

Mưa rơi và một số thông tin phục vụ cho bài học.

Trang 7

III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1 Khởi động (Mở đầu)

a Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS vào bài học và giúp HS có hiểu biết ban đầu

về bài học mới

b Nội dung: HS xem clip

c Sản phẩm: HS thực hiện theo yêu cầu của GV

d Tổ chức thực hiện:

- Giáo viên mở bài hát Mưa rơi, Hs nghe và vận động nhịp nhàng theo nhịp điệu bài hát Từ đó, Gv dẫn dắt vào bài học

2 Hình thành kiến thức mới (Khám phá)

* Hoạt động 1:

Hát: Bài Mưa rơi (Dân ca Khơ Mú)

a Mục tiêu: HS nghe bài hát và cảm nhận được nhịp điệu.

b Nội dung: HS nghe bài hát Mưa rơi.

c Sản phẩm: HS thể hiện được bài hát theo nhóm, tập thể.

d Tổ chức thực hiện

Hoạt động của GV và HS Nội dung

Giải pháp 1: Giúp học sinh hiểu sâu

hơn về mạch nội dung học hát để

vận dụng vào bài học.

- Học sinh nghe cảm nhận bài hát nhanh,

nghe, nhìn và vận dụng linh hoạt, cảm

nhận được cái hay, cái đẹp của bài hát

- GV: Hát mẫu hoặc mở file âm thanh cho

HS nghe bài Mưa rơi

- HS: Lắng nghe giai điệu, lời ca,kết hợp vỗ

tay theo đúng nhịp điệu

- GV đặt câu hỏi gợi ý, nhóm hoặc cá nhân

trình bày sơ lược về xuất xứ vùng miền

và nội dung đã được tìm hiểu về bài hát

- Gợi ý các câu hỏi cho HS tìm hiểu, thảo

luận và trả lời:

+ Bài hát của dân tộc nào? Dân tộc đó thuộc

vùng miền nào của Việt Nam?

+ Lời ca của bài hát nói về điều gì?

+ Hãy nêu những hình ảnh gây ấn tượng

trong một số câu hát trong bài?

+ Cá nhân HS,hoặc nhóm HS trình bày hiểu

biết của mình về xuất xứ và nội dung bài

hát

+ GV giới thiệu xuất xứ nội dung bài hát

a.a Hát mẫu, cảm thụ âm nhạc.

- Nghe và thực hiện nhẩm lời bài hát

b Giới thiệu xuất xứ, nội dung bài hát.

? => Về thiên nhiên tươi đẹp, cuộc sống thanh bình của quê hương và đồng bào dân tộc ở miền núi phía Bắc của

Tổ quốc Việt Nam

(h Hình ảnh búp chen lá trên cành, rừng đẹp trăm hoa rung rinh theo gió, đầu sàn có đôi chim cu đua nhau gáy

- Bài Mưa rơi là bài dân ca của một

dân tộc ít người, dân tộc Khơ –mú Dân tộc này sinh sống ở một số địa phương vùng núi Tây Bắc, nhưng

Trang 8

- Nêu nội dung của bài hát?

+ Bài hát được chia làm mấy câu ?

+ GV đàn giai điệu và hướng dẫn để HS

khởi động giọng

 - HS luyện thanh theo mẫu của GV

Giải pháp 2: Gây hứng thú cho học

sinh khi dạy hát

- GV đàn giai điệu bài hát, học sinh đọc

nhẩm lời bài hát, chia câu, dạy từng

câu

- GV đàn, hát mẫu câu đầu 1-2 lần, bắt

nhịp cho cả lớp hát

- Tập hát và ghép nối các câu sau tương

tự câu một

- Hoàn thành cả bài: Tập hát và ghép các

câu, đoạn và cả bài

- Tập hát kết hợp gõ đệm theo phách,

nhấn trọng âm vào đầu phách mạnh

- GV Gọi 1 số học sinh lên bảng thực

hành vỗ tay theo đúng nhịp điệu

- GV nhận xét, sửa sai (nếu có)

- GV phát hiện lỗi sai, hát mẫu cho HS

những tiếng hát có dấu hoa mĩ: tươi, tiếng

hát có dấu luyến: trên, gió, bay, bao,

trai, ; hát đúng

tập trung chủ yêu ở tỉnh Yên Bái Ngoài tên gọi Khơ - mú, dân tộc này

có những tên gọi khác như Xá, Xá Cẩu

- Bài hát chia làm 4 câu.

Câu 1: Từ đầu đến “trên cành” Câu 2: Tiếp theo đến “ bay vờn” Câu 3: Tiếp theo đến “ nô đùa”

Câu 4: phần còn lại

c Khởi động giọng

d.Học hát

- Thực hiện từng câu theo lối móc xích

- Cả lớp gõ đệm theo nhịp phách

- Thực hiện hát đúng dấu luyến

- Tổ, nhóm,cá nhân thực hiện

Trang 9

hát có tiết tấu đảo phách như: gáy, múa

vui; Hát ngân đủ trường độ tiếng hát có

dấu nối: vui, no.

- Khi hát thể hiện giọng hát vui tươi, trong

sáng và sắc thái to,nhỏ phù hợp với các

câu hát GV tổ chức luyện tập cho HS

hát theo các hình thức:Trình chiếu cách

chia câu hát theo các hình thức trên màn

hình TV

- Cử 1 HS chủ động chia nhóm, chia đoạn

ôn tập hát nối tiếp

- Các nhóm luyện tập bài hát theo hình

thức trên Hỗ trợ HS tập hát chính xác

- GV gọi 1-2 nhóm lên biểu diễn HS

nhận xét cho nhau

- GV nhận xét, đánh giá, góp ý cho phần

biểu diễn của các nhóm

- Giai điệu bài hát thế nào?

- Lời hát có hình ảnh nào gây ấn tượng

với em nhất?

- Các nhóm vận động theo nhạc

- Vui tươi, lạc quan, trong sáng, trữ tình

Nội dung bài học

Hát kết hợp gõ đệm theo đánh nhịp

gõ đệm theo phách.Từng nhóm thực hiện luyện tập theo hướng dẫn

Một vài nhóm lên trình bày trước lớp

Hát kết hợp đánh nhịp

Hát theo hình thức nối tiếp.

3 Hoạt động 2 : Hoạt động luyện tập

a Mục tiêu: HS nghe bài hát và cảm nhận được nhịp điệu.

b Nội dung: HS nghe bài hát Mưa rơi.

c Sản phẩm: HS thể hiện được bài hát theo nhóm, tập thể.

d Tổ chức thực hiện

Hướng dẫn học sinh hát nhạc kết hợp

gõ đệm theo phách Nhấn vào 1 và 3,

gõ nhẹ vào 2 và 4

Hoạt động này có thể vỗ tay hoặc đệm

bằng nhạc cụ khác, thanh phách, nhạc

cụ tự tạo

Giáo viên hỏi ôp nhịp đầu tiên của bài

là nhịp thiếu hay đủ

Tổ chức luyện tập theo nhóm, các nhóm

hát và ngược lại

GV nhận xét, sửa sai

Nhóm 1: Mưa rơi cho cây bay vờn

Nhóm 2: Bên nương ríu rít múa vui.

Tổ chức trò chơi( tìm chữ) : Thi đua giữa các nhóm, lên bảng trình bày.

Tìm trong bài hát có mấy chữ Mưa, chữ Rừng, chữ Cây, chữ Nương

Hình ảnh học sinh trình bày sản phẩm

Sản phẩm học sinh đặt lời mới cho bài hát

Trang 14

Cuối năm học

2023- 2024 Sĩ số ĐạtSL % Chưa đạtSL %

2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với

bản thân, đồng nghiệp và nhà trường

Sau khi áp dụng biện pháp đa số các em học sinh lớp 6 trường THCS Nga Bạch hứng thú học tập hơn Giảm tỷ lệ học sinh chưa đạt, tăng số học sinh đạt

- Qua đề tài này giúp chất lượng giảng dạy và giáo dục của bản thân có nhiều tiến bộ

- Biết lựa chọn phương pháp giảng dạy phù hợp với học sinh Vận dụng linh hoạt phương pháp dạy học

- Phải tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ của đồng nghiệp đi trước

- Áp dụng kỹ năng tích hợp khăn phủ bàn nhiều em cùng làm việc, các mảnh ghép chia thành bốn nhóm cùng hoạt động nhiệm vụ khác nhau

- Luôn tạo không khí thân thiện, gần gũi với học sinh, thoải mái, tự tin học tập

- Hoạt động giáo dục của nhà trường cũng có chất lượng tốt Giúp các em hăng say học tập, nhiều học sinh tỏ ra hứng thú

- Giáo viên cần đúc rút kinh nghiệm một cách nghiêm túc, có hiệu quả

- Cần có năng lực sư phạm, có chuyên môn vững vàng, có năng khiếu thật sự

- Tích hợp các nội dung của nhiều lĩnh vực trong nghệ thuật âm nhạc, vận dụng liên môn, văn, lịch sử, địa lý trong bài dạy

- Điểm mới của sáng kiến này là giúp học sinh đam mê học tập mạch nội dung học hát

3 KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ

3.1.Kết luận:

Ứng dụng mạch nội dung dạy hát tôi đã đem lại hiệu quả thiết thực giúp cho việc dạy học Âm nhạc theo hướng hiện đại, đa phương tiện, tiếp cận từng

cá thể học sinh Khắc phục được khó khăn trong dạy học, mang lại cho các em

là thế hệ tương lai của đất nước một tâm hồn trong sáng, tương đẹp , giúp các

em phát triển toàn diện, đặc biệt là khả năng cảm thụ âm nhạc, cái hay, cái đẹp của mỗi bài hát Hiệu quả tiết dạy học Âm nhạc đã được nâng lên rõ rệt, học sinh rất hứng thú học tập và tiếp thu bài một cách chủ động nhanh chóng Sự hiểu biết Âm nhạc của học sinh được nâng cao góp phần giáo dục thẩm mỹ Âm nhạc và định hướng tốt cho việc dạy môn Âm nhạc

Ngày đăng: 17/06/2024, 08:45

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w