1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn cấp tỉnh một số giải pháp quản lý chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục ở trường thcs lương trung huyện bá thước

24 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một Số Giải Pháp Quản Lý, Chỉ Đạo Nâng Cao Chất Lượng Giáo Dục Đại Trà Ở Trường THCS Lương Trung, Huyện Bá Thước
Tác giả Cao Văn Cường
Trường học Trường THCS Lương Trung
Chuyên ngành Quản lý
Thể loại Sáng kiến kinh nghiệm
Năm xuất bản 2024
Thành phố Bá Thước
Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 1,36 MB

Nội dung

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓAPHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÁ THƯỚC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ, CHỈ ĐẠO NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ĐẠI TRÀ Ở TRƯỜNG THCS LƯƠNG TRUNG

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÁ THƯỚC

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ, CHỈ ĐẠO NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ĐẠI TRÀ Ở TRƯỜNG THCS

LƯƠNG TRUNG, HUYỆN BÁ THƯỚC

Người thực hiện: Cao Văn Cường Chức vụ: Hiệu trưởng

Đơn vị công tác: Trường THCS Lương Trung SKKN thuộc lĩnh vực: Quản lý

BÁ THƯỚC, NĂM 2024

Trang 2

1.5 Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm 4

2.2 Thực trạng chất lượng giáo dục đại trà ở trường THCS Lương

Trung, huyện Bá Thước

6

2.3 Một số giải pháp quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục

đại trà ở trường THCS Lương Trung, huyện Bá Thước

Quy ước viết tắt:

- Giáo duc- Đào tạo : GD&ĐT

- Trung học cơ sở: THCS

- Tiểu học và trung học cơ sở: TH&THCS

- Công nghệ thông tin: CNTT

- Ban giám hiệu: BGH

- Giáo viên chủ nhiệm: GVCN

- Thi đua- khen thưởng: TĐ-KT

- Trung học phổ thông: THPT

- Ủy ban nhân dân: UBND

- Quy chế: QC

Trang 3

1 MỞ ĐẦU 1.1 Lý do chọn đề tài

Ở thế kỷ XXI, nhân loại chúng ta đang đứng trước bối cảnh lịch sử mới

đó là sự chuyển biến từ thời kỳ công nghiệp sang thời kỳ phát triển của khoahọc công nghệ, của nền kinh tế tri thức, của xu thế toàn cầu hóa diễn ra sâurộng Sự thay đổi đó đã tác động đến tất cả các lĩnh vực, dẫn đến sự thay đổicăn bản của giáo dục và đào tạo Giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) cung cấpnguồn nhân lực và nhân tài cho sự phát triển của khoa học công nghệ, mặtkhác, sự phát triển của khoa học công nghệ lại tác động vào toàn bộ cơ cấu hệthống giáo dục, đòi hỏi GD&ĐT phải luôn tự mình vận động và phát triển đápứng yêu cầu của nền kinh tế - xã hội

Từ nhận thức sâu sắc về vai trò chất lượng nguồn nhân lực của đấtnước, trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta luôn đặc biệt coi trọng giáodục, coi giáo dục là quốc sách hàng đầu Giáo dục không ngừng phải đổi mới

để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội Mọi quan điểm, chương trình,nội dung đổi mới đều hướng tới mục tiêu là nâng cao chất lượng giáo dục vàđào tạo

Trong các nhà trường phổ thông hiện nay, việc nâng cao chất lượnggiáo dục là nhiệm vụ chính trị trọng tâm Trong những năm qua, giáo dục bậctrung học cơ sở (THCS) cũng còn có những khó khăn nhất định đôi khi vẫn bịcoi là vùng trũng so với các cấp học, bậc học khác : Chất lượng giáo dục vàchất lượng đội ngũ còn thấp, không ổn định, không đồng đều giữa các vùngmiền Chính vì vậy, xây dựng và phát triển giáo dục bậc THCS thật sự bềnvững là một trong những nhiệm vụ ưu tiên mà ngành Giáo dục - Đào tạo đanghướng tới Song để thực hiện điều đó một cách có hiệu quả, chúng ta cần cónhiều giải pháp thống nhất, đồng bộ và khả thi; đòi hỏi sự nỗ lực không chỉcủa riêng ngành giáo dục mà là của toàn xã hội, đòi hỏi sự chỉ đạo liên tục,xuyên suốt từ các cấp

Có thể nói, chất lượng giáo dục là chất lượng sản phẩm của giáo dục;

mà sản phẩm của giáo dục và đào tạo lại chính là học sinh, tức là con người.Nói cụ thể thì chất lượng của giáo dục là đào tạo ra các thế hệ học sinh vừaphải có được các phẩm chất và năng lực, có các chuẩn mực về thái độ sau mộtquá trình học; đáp ứng được các yêu cầu khi lên lớp, chuyển cấp, vào họcnghề hay đi vào cuộc sống lao động Muốn có được những sản phẩm giáodục như vậy thì những người làm công tác giáo dục và đào tạo như chúng ta

có những giải pháp như thế nào? Đây là câu hỏi luôn thường trực ở các cấpquản lí giáo dục đến tận mỗi cán bộ, giáo viên

Là cán bộ quản lí ở một trường THCS, bản thân tôi luôn trăn trở và có

ý thức tìm tòi các giải pháp phù hợp để đáp ứng với yêu cầu mới củagiáo dục và tình hình thực tiễn của nhà trường, địa phương Từ thực tiễn, tôi

đã vận dụng và rút ra được cho mình các giải pháp trong công tác quản lí đểnhằm không ngừng nâng cao chất lượng toàn diện ở nhà trường và bước đầu

đã đem lại những hiệu quả nhất định Đó là vấn đề bản thân tôi bàn luận, trao

Trang 4

đổi ở đề tài “Một số giải pháp quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục

ở trường THCS Lương Trung, huyện Bá Thước " với hy vọng góp một phần

nhỏ bé của mình vào việc nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trườngtrung học cơ sở hiện nay

1.2 Mục đích nghiên cứu:

Nghiên cứu lý luận và thực trạng để đề ra những giải pháp quản lý, chỉđạo nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đại trà ở trường trung học cơ sởLương Trung, huyện Bá Thước

1.3 Đối tượng nghiên cứu:

Các giải pháp quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục đại trà ởtrường trung học cơ sở Lương Trung, huyện Bá Thước

1.4 Phương pháp nghiên cứu.

* Phương pháp nghiên cứu lý luận:

Thu thập lí luận về vị trí, nhiệm vụ và quyền hạn của trường THCS,của người quản lý trong các biện pháp quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượnggiáo dục ở trường trung học cơ sở trên các tài liệu quản lý giáo dục, các bàiviết, tham luận trên Internet

* Phương pháp quan sát:

Quan sát trực tiếp hoạt động của giáo viên và học sinh

*Phương pháp điều tra:

Trò chuyện, trao đổi với trưởng các tổ chức, đoàn thể, tổ trưởng chuyênmôn, giáo viên bộ môn, học sinh, hội phụ huynh học sinh

*Phương pháp tổng kết kinh nghiệm:

- Tham khảo kinh nghiệm quản lý của các trường ở trong và ngoàihuyện

- Tham khảo các báo cáo, tổng kết hàng năm của tổ chuyên môn, nhàtrường và phòng GD-ĐT; các biên bản sinh hoạt chuyên môn

Trang 5

đáp ứng các yêu cầu của Luật giáo dục, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều củaLuật giáo dục, Luật giáo dục đại học, phù hợp với nhu cầu sử dụng nhân lựccho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và cả nước [2].

2.1.3 Nhiệm vụ và quyền hạn của trường trung học

Được quy định tại Điều 3 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trunghọc phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theoThông tư số 32/2020/TT- BGDĐT ngày của Bộ trưởng Bộ Giáo dục- Đào tạongày 15/09/2020 [3].:

1 Xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển nhà trường gắn với điềukiện kinh tế - xã hội của địa phương; xác định tầm nhìn, sứ mệnh, các giá trịcốt lõi về giáo dục, văn hóa, lịch sử và truyền thống của nhà trường

2 Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trườngtheo chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạoban hành Phối hợp với gia đình học sinh, tổ chức và cá nhân trong tổ chứccác hoạt động giáo dục

3 Tuyển sinh và tiếp nhận học sinh, quản lý học sinh theo quy định của

Bộ Giáo dục và Đào tạo

4 Thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục trong phạm vi được phân công

5 Tổ chức cho giáo viên, nhân viên, học sinh tham gia các hoạt động

xã hội

6 Quản lý giáo viên, nhân viên theo quy định của pháp luật

7 Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực cho hoạt động giáo dụctheo quy định của pháp luật

8 Quản lý, sử dụng và bảo quản cơ sở vật chất, trang thiết bị theo quyđịnh của pháp luật

9 Thực hiện các hoạt động về bảo đảm chất lượng giáo dục, đánh giá

và kiểm định chất lượng giáo dục theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo

10 Thực hiện công khai về cam kết chất lượng giáo dục, các điều kiệnbảo đảm chất lượng giáo dục và thu, chi tài chính theo quy định của pháp luật

11 Thực hiện dân chủ, trách nhiệm giải trình của cơ sở giáo dục trongquản lý các hoạt động giáo dục; bảo đảm việc tham gia của học sinh, gia đình

và xã hội trong quản lý các hoạt động giáo dục theo quy định của pháp luật

12 Thực hiện các nhiệm vụ và quyền khác theo quy định của phápluật [3]

2.2 Thực trạng chất lượng giáo dục của trường THCS Lương Trung, huyện Bá Thước trong những năm gần đây

Trường THCS Lương Trung là cơ sở giáo dục và bồi dưỡng học sinhchủ yếu thuộc địa bàn xã Lương Trung và một số ít học sinh của các xã lâncận đến học tập tại trường Nhà trường thực hiện chức năng, nhiệm vụ giảngdạy, giáo dục các thế hệ học sinh cấp THCS theo quy định của Điều lệ trườnghọc và các văn bản quản lý của các cơ quan quản lý giáo dục

Trang 6

Trong nhiều năm học, chất lượng giáo dục một số mặt của nhà trườngcòn thấp so với mặt bằng chung của các trường trong huyện, tỷ lệ học sinhkhá, giỏi còn thấp; yếu, kém còn cao; các kỳ thi khác còn chưa nổi bật

Ví như kết quả 2 mặt giáo dục năm học 2018-2019, 2019-2020 (Khi tôichưa về làm quản lí trong nhà trường)

+ Học lực:

2018-2019 266 22 8,27% 106 39,85% 134 50,38% 4 1,5% 2019-2020 271 27 9,2% 84 30,9% 152 56,2% 10 3,7%+.Hạnh kiểm:

2018-2019 266 241 90,6% 24 9,02% 1 0.38% 0 0 2019-2020 271 234 86,4% 27 9,9% 10 3,7% 0 0Những khó khăn trong việc nâng cao chất lượng của nhà trường đến từnhiều nguyên nhân khác nhau: trường xa trung tâm huyện lỵ, cơ sở vật chấtcủa một số hạng mục bị xuống cấp; kinh phí hàng năm đầu tư mua sắm trangthiết bị dạy học còn ít; Có 04 thôn đặc biệt khó khăn (Thôn Trung Sơn; TrungThành; Phú Sơn và Chòm Mốt); có 3 thôn cách trường trên 10km (Thôn:Trung Dương; Trung Sơn và Chòm Thái); 01 thôn học sinh phải đi qua Sông

Mã (Thôn Chòm Mốt); tỷ lệ gia đình học sinh có điều kiện hoàn cảnh khókhăn, bố mẹ đi làm ăn xa để con cái ở nhà không có người kèm cặp dạy bảohàng ngày nhiều; một số phụ huynh trách nhiệm chưa cao với con em còn phómặc tất cả cho nhà trường, nhà trường hầu như không có học sinh tham giahọc thêm ngoài giờ, ít được va chạm, học hỏi với các bạn cùng trang lứa ở cácđịa phương khác…

Bên cạnh những nguyên nhân khách quan đó, còn có nguyên nhân chủquan là công tác quản lý của Ban giám hiệu (BGH) còn chậm đổi mới, chưatìm tòi được những giải pháp, cách làm hay, phát huy được trí tuệ của tập thể

để nâng cao chất lượng giáo dục; công tác tự học tự bồi dưỡng nâng cao trình

độ, tinh thần trách nhiệm của đội ngũ giáo viên một số còn chưa cao.v.v do

đó ít nhiều có ảnh hưởng tới nhiệm vụ nâng cao chất lượng các mặt giáo dụccủa đơn vị

Để thực hiện mục tiêu tạo được sự chuyển biến chất lượng giáo dục tạitrường THCS Lương Trung, trong những năm học vừa qua (đặc biệt là nămhọc 2021-2022 và năm học 2022-2023), chúng tôi quan tâm thực hiện đổimới công tác quản lý, tập trung vào các giải pháp phù hợp với điều kiện thực

tế của nhà trường, địa phương, tập trung vào các giải pháp huy động được trí

tuệ, sức mạnh của tập thể và được đúc kết qua đề tài “Một số giải pháp quản

lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục đại trà ở trường THCS Lương Trung, huyện Bá Thước ".

2.3 Giải pháp quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục đại trà

ở trường Lương Trung, huyện Bá Thước.

Trang 7

Trước hết, tác giả phải khẳng định rằng: Các giải pháp chúng tôi thựchiện không có gì đặc biệt, không khác biệt và không ngoài hệ thống các giảipháp mà Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT chỉ đạo hàng năm Tuynhiên, trong quá trình quản lý, chỉ đạo tại đơn vị, chúng tôi có sự chọn lọc, ưutiên và vận dụng linh hoạt, phù hợp với thực trạng về điều kiện thực tế củanhà trường, địa phương Với từng giải pháp, trước hết phải xác định đượcmục tiêu cụ thể, rồi trên cơ sở đó từ thực tế nhà trường để tìm ra các làm phùhợp; xem việc nâng cao chất lượng giáo dục của đơn vị bắt đầu từ nâng caochất lượng đại trà và từ đó lấy làm cơ sở, tiền đề để nâng cao chất lượng mũinhọn.

Trong quá trình quản lý, chỉ đạo để nâng cao chất lượng giáo dục, chúngtôi thực hiện các giải pháp cụ thể sau:

Giải pháp 1: Quản lý, chỉ đạo đổi mới phương pháp giảng dạy

Có thể khẳng định, trong các nhà trường phổ thông, phương pháp giảngdạy có vai trò quan trọng sống còn đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục

Vì nếu không, mọi ý nghĩa của giáo dục không tồn tại khi không có phươngpháp truyền tải và khuyến khích học sinh học, tiếp thu và phát triển các nănglực cá nhân trong học tập Việc đổi mới phương pháp dạy học để học sinh chủđộng, tích cực, sáng tạo trong học tập đang là một yêu cầu cấp thiết hiện nay,đặc biệt là triệt để hơn khi thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới

2018.

Một buổi tham gia sinh hoạt chuyên môn Liên trường

tại trường THCS Điền Lư

Chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học tại nhà trường, chúng tôi tập trungvào một số nội dung như sau:

* Về yêu cầu, mục tiêu cần đạt được của quản lý, chỉ đạo đổi mới:

Trang 8

Đổi mới phương pháp dạy học thực hiện chuyển từ chương trình giáodục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học theo định hướngđổi mới chương trình giáo dục nói chung, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc

học học được cái gì đến chỗ quan tâm học vận dụng được cái gì qua việc học; đảm bảo thực hiện chuyển từ phương pháp dạy học theo lối "truyền thụ một

chiều" sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất

Đổi mới phương pháp dạy học thực hiện tăng cường việc học tập trongnhóm, đổi mới quan hệ giáo viên - học sinh theo hướng cộng tác có ý nghĩaquan trọng nhằm phát triển năng lực; bổ sung các chủ đề học tập tích hợp liênmôn nhằm phát triển năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp

Đổi mới phương pháp dạy học thực hiện phát huy tính tích cực, tự giác,chủ động của học sinh, hình thành và phát triển năng lực tự học (sử dụng sáchgiáo khoa, tài liệu tham khảo, nghe, ghi chép, tìm kiếm thông tin ); đảm bảođược nguyên tắc “Học sinh tự mình hoàn thành nhiệm vụ nhận thức với sự tổchức, hướng dẫn của giáo viên”

Đổi mới phương pháp dạy học là thực hiện tuỳ theo mục tiêu, nội dung,đối tượng và điều kiện cụ thể mà yêu cầu giáo viên có những hình thức tổchức cho học sinh học tập thích hợp như học cá nhân, học nhóm; học tronglớp, học ở ngoài lớp Sử dụng các kỹ thuật dạy học phát huy tính tích cực vàsáng tạo

Đổi mới phương pháp dạy học thực hiện sử dụng hiệu quả các thiết bịdạy học môn học tối thiểu được quy định theo thông tư 38/2021/TT- BGDĐTngày 30/12/2021 của Bộ GD&ĐT trên cơ sở căn cứ vào số lượng hiện cóđược trang bị trong kho thiết bị của nhà trường hoặc có thể sử dụng các đồdùng dạy học tự làm nếu xét thấy cần thiết với nội dung học và phù hợp vớiđối tượng học sinh [4]

Đổi mới phương pháp dạy học thực hiện tăng cường vận dụng công nghệthông tin trong dạy học

* Về các biện pháp chỉ đạo cụ thể:

1.1 Đầu năm học, chỉ đạo việc xây dựng chương trình giáo dục nhàtrường thực hiện theo các văn bản hướng dẫn và căn cứ vào điều kiện thực tế,bối cảnh của nhà trường, địa phương theo năm học; tiến hành rà soát nội dungchương trình, sách giáo khoa hiện hành để loại bỏ những thông tin cũ, lạchậu, đồng thời bổ sung, cập nhật những thông tin mới, phù hợp (đối với

chương trình giáo dục phổ thông 2006).

1.2 Đầu năm học, thành lập nhóm cán bộ giáo viên tiên phong đổi mớiphương pháp dạy học

Qua việc dự giờ, theo dõi, đánh giá các năm học trước, Hiệu trưởng phânloại thành hai nhóm giáo viên: nhóm sẵn sàng đổi mới và nhóm không ủng hộngay nhưng cũng không phản đối việc đổi mới Từ đó, thành lập một đội tiênphong (cốt cán) đổi mới phương pháp dạy học Nhóm này ở đơn vị chúng tôi

Trang 9

bao gồm: Ban giám hiệu, các tổ trưởng chuyên môn, trưởng các tổ chức, bộphận liên quan, các giáo viên có năng lực và sẵn sàng đổi mới

Nhóm tiên phong đảm bảo được yếu tố: Có quyền hạn (có nhiều cá nhânchủ chốt, đặc biệt là các nhà quản lý chính để cho nhóm bảo thủ không thể dễdàng phá bỏ sự đổi mới tiến bộ); Có chuyên môn (nhóm phải là những người

có kinh nghiệm, năng lực cao về chuyên môn để có thể ra những quyết địnhđúng đắn); Có sự tin cậy (gồm những người đủ uy tín và có được lòng tin cao

từ những người khác trong nhà trường) Đội ngũ này sẽ cùng với Hiệu trưởngtham gia đánh giá thực trạng nhà trường, phân tích bối cảnh để cùng xây dựng

kế hoạch thực hiện Đồng thời nhóm cũng sẽ là những người đầu tiên thực thi

kế hoạch đổi mới phương pháp dạy học của nhà trường

1.3 Chỉ đạo các tổ chuyên môn sinh hoạt chuyên đề thảo luận xác địnhmục tiêu và giải pháp của đổi mới phương pháp dạy học ở từng bộ môn,nhóm bộ môn (các tổ ghi biên bản và làm báo cáo tổng hợp “ Các giải phápđổi mới phương pháp dạy học của tổ chuyên môn năm học…” trình lãnh đạonhà trường) Lãnh đạo nhà trường duyệt, góp ý và chỉ đạo lại môn, nhóm căn

cứ vào mục tiêu, nhiệm vụ, yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học để tổ chứcthực hiện trong năm học (chú ý những điểm mới theo các văn bản hướng dẫnnăm học)

Chỉ đạo tăng cường hội giảng, hội thảo theo các chuyên đề, theo phân môn: ít nhất 1- 2 lần/ tháng Xây dựng kế hoạch xác định rõ thời gian,điều kiện thực hiện các tiết dạy tích hợp liên môn, dạy theo hướng nghiên cứubài học, sử dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học mới; tích cực vận dụngcông nghệ thông tin trong dạy học… Mỗi lần hội giảng, hội thảo theo cácchuyên đề đều ghi biên bản thảo luận, rút kinh nghiệm, chỉ ra điểm mới đạtđược và đề xuất cho các tiết dạy sau

môn-Một tiết dạy mẫu dựa trên nghiên cứu bài học

của Thầy giáo Lê Cao Tuyên

Trang 10

Chỉ đạo tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp, kỷ niệm các ngày lễ lớnthông qua ý kiến tập thể, gắn với các chủ đề môn học đã xây dựng trongchương trình giáo dục nhà trường, phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị vàthời điểm tổ chức (Mỗi hoạt động đều phải xây dựng kế hoạch cụ thể và đượcBan giám hiệu ký duyệt) Riêng các môn Thể dục, Âm nhạc, Công nghệ, Sinhhọc áp dụng những tiết dạy chuyên biệt và chuyên sâu để phát huy và theodõi, phát hiện, bồi dưỡng năng lực học sinh.

Với những mục tiêu và biện pháp làm nêu trên ở đơn vị, tôi nhận thấy

mỗi giáo viên, mỗi tiết dạy đã có sự đổi mới, bắt đầu tự nhận thức đến phương pháp và hình thức tổ chức dạy học Nhóm tiên phong đổi mới trở thành lực

lượng nòng cốt cho công tác chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học trong nhà

trường Chất lượng học tập sẽ đạt khi học sinh phát huy được tốt nhất năng lực tư duy, nội lực tự học, gắn kết với sự điều khiển của thầy, sự hợp tác của

tập thể (nhóm học tập, nhóm bạn, lớp), sự phong phú, đa dạng của các tài liệu,

tư liệu học tập (sách giáo khoa, sách tham khảo, các bài báo, phim ảnh, bănghình, …), sự sinh động, hiệu quả của các hoạt động ngoài giờ lên lớp, trảinghiệm sáng tạo

Giải pháp 2: Quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ

Đầu mỗi năm học, cùng với việc quán triệt tới toàn thể các thành viêntrong trường các văn bản, Chỉ thị, Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm họccủa Ngành và các cấp quản lý - kim chỉ nam cho mọi hoạt động trong suốtnăm học, chúng tôi đặt trọng tâm sinh hoạt tổ chuyên môn vào hai nhiệm vụchính:

Một là, quan tâm bồi dưỡng năng lực chuyên môn, năng lực tổ chức điều

hành cho tổ trưởng, tổ phó Xây dựng đội ngũ tổ trưởng, tổ phó thực sự lànhững người tận tâm, có trách nhiệm cao trong công việc, uy tín, gương mẫutrước các thành viên trong tổ Tổ trưởng, tổ phó chuyên môn phải nắm chắctình hình thực tế của tổ, những thuận lợi, khó khăn , mục tiêu cần đạt của kếhoạch, kế hoạch phải được tất cả các thành viên quán triệt và thừa nhận

Hai là, việc chỉ đạo xây dựng kế hoạch tổ và kế hoạch cá nhân cũng rất

quan trọng Theo đó, chúng tôi đưa ra chi tiết các yêu cầu của kế hoạch vàduyệt kế hoạch hoạt động của tổ chuyên môn để có biện pháp chỉ đạo phùhợp, hướng dẫn, điều chỉnh, bổ sung (nếu có) Tập trung vào những vấn đề cơbản trong kế hoạch là chỉ tiêu, giải pháp và tiến trình thực hiện

Trang 11

- Với chỉ đạo hoạt động tổ chuyên môn, chúng tôi hoạch định việc quản

lý, chỉ đạo qua 4 bước:

+ Bước 1: BGH họp với tổ trưởng chuyên môn duyệt, chỉ đạo nội dungsinh hoạt trước khi tiến hành họp tổ (trước họp tổ ít nhất 2 ngày);

+ Bước 2: Họp tổ

+ Bước 3: Rút ra nội dung kết luận từ buổi sinh hoạt chuyên môn (Thôngqua biên bản sinh hoạt chuyên môn), tổ chức vận dụng vào thực tiễn nhà trường +Bước 4: Bổ sung, điều chỉnh định kì (nếu cần thiết) theo từng tháng

- Về nội dung sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn, chúng tôi định hướng căn

cứ vào nhiệm vụ trọng tâm của các năm học và đặc biệt quan tâm, chú trọngvào các nội dung sau:

Triển khai các chuyên đề

Đây là nội dung sinh hoạt thường xuyên và rất cần thiết Các chuyên đềcần tập trung vào các vấn đề như đổi mới phương pháp giảng dạy, rèn luyệncác kỹ năng của bộ môn, dạy các bài khó, ứng dụng CNTT trong dạy học, sửdụng thiết bị dạy học, làm mới đồ dùng dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá,bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu, v.v

Việc triển khai các chuyên đề chúng tôi chỉ đạo thực hiện có kế hoạch,

có kiểm tra, đánh giá chất lượng và hiệu quả hoạt động Trong một năm họcmỗi giáo viên đảm trách một chuyên đề, phân bổ thời gian phù hợp với điềukiện cụ thể của nhà trường Sau khi xác định được các chuyên đề, việc triểnkhai tiến hành theo các bước:

+ Xác định chuyên đề và mục đích chuyên đề

+ Thảo luận xây dựng chuyên đề

+ Phân công người thực hiện chuyên đề

+ Triển khai chuyên đề

+ Nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm

+ Áp dụng chuyên đề trong tổ, nhóm

Khi trao đổi, thảo luận ở tổ cần làm rõ những vấn đề tế nhị Chẳng hạn,chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học cần nhận thức đúng đắn, đầy đủ

về dạy học tích cực Tránh hiểu sai lầm, thuyết trình là không tích cực, chỉ có

tổ chức dạy học theo nhóm mới là tích cực Vấn đề là làm sao để học sinh suynghĩ nhiều hơn, hành động nhiều hơn, hợp tác nhiều hơn, bày tỏ ý kiến nhiềuhơn Cũng vậy, chuyên đề về ứng dụng CNTT trong dạy học cần quan tâmđến liều lượng và hiệu quả: Sử dụng CNTT đến mức độ nào trong bài giảng

cụ thể này? Kết hợp giữa viết bảng và trình chiếu trên màn hình như thế nào

để đạt hiệu quả? Điều quan trọng là, trong mỗi tiết dạy, giáo viên biết lựachọn phương pháp thích hợp, biết kết hợp các phương pháp hiện đại với cácphương pháp truyền thống tùy thuộc vào từng bài giảng, không nên lạm dụngphương pháp nào Giáo viên phải coi trọng các thủ pháp dẫn dắt học sinh tiếpnhận kiến thức một cách tự nhiên, lôgíc

Thảo luận, trao đổi công tác làm đề kiểm tra :

+ Xác định mục tiêu cần đạt của bài kiểm tra

Trang 12

+ Từ đó xác định nội dung kiến thức cần kiểm tra ( chú ý bám sátchuẩn kiến thức, kĩ năng)

và biểu đạt chính kiến của bản thân

Quá trình thực hiện: Giáo viên bộ môn làm đề => nộp về tổ, nhómtrưởng kí duyệt trước khi kiểm tra=> tổ, nhóm trưởng hoàn thiện, ký duyệt=>Giáo viên bộ môn thực hiện kiểm tra=> trao đổi, rút kinh nghiệm, điều chỉnhnhững thiếu sót trong công tác làm đề kiểm tra

Thảo luận công tác phụ đạo học sinh chưa hoàn thành, bồi dưỡng học sinh năng khiếu.

Đây là những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong hoạt động dạy học

ở nhà trường của giáo viên; bởi đó là hiệu quả, chất lượng công tác trong nămhọc của thầy, cô Khi chỉ đạo thảo luận các chuyên đề về công tác phụ đạohọc sinh chưa hoàn thành, bồi dưỡng học sinh năng khiếu, chúng tôi địnhhướng tập trung vào các bước theo các công việc cụ thể:

+ Giáo viên báo cáo danh sách cụ thể học sinh chưa hoàn thành, họcsinh giỏi ở các lớp được phân giảng dạy ( qua tổ chuyên môn)

+ Xây dựng kế hoạch về thời gian, nội dung, biện pháp tiến hành phụđạo và bồi dưỡng

+ Thảo luận trong tổ về phương pháp thực hiện: nội dung kiến thứctruyền đạt, thời gian tiến hành, phương pháp phối hợp với gia đình ( đặc biệtvới các em có bố mẹ đi làm ăn xa, ở nhà với ông bà; các em có hoàn cảnh giađình khó khăn) qua giáo viên chủ nhiệm lớp

+ Báo cáo kết quả định kì về tổ chuyên theo từng kỳ, để tổng hợp báocáo Ban giám hiệu nhà trường

Giải pháp 3: Quản lý, chỉ đạo bồi dưỡng nâng cao năng lực, nghiệp

vụ sư phạm cho đội ngũ giáo viên .

Thực tế ở nhà trường phổ thông hiện nay, nhiều giáo viên có trình độchuyên môn cao thể hiện qua hệ thống văn bằng, chứng chỉ song kỹ năng thểhiện năng lực, trình độ nghiệp vụ sư phạm vẫn còn những hạn chế nhất địnhnên đã ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả giảng dạy, giáo dục của bản thân vàtập thể nhà trường Bởi vậy, phát triển năng lực nghiệp vụ sư phạm ( năng lựcnghề nghiệp) cho giáo viên để nâng cao chất lượng giáo dục cũng là vấn đềđặt ra quan trọng hàng đầu đối với công tác quản lý, chỉ đạo tại các nhàtrường Để phát triển năng lực nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên, chúng tôiđặt ra 3 mục tiêu cơ bản sau:

1 Xây dựng tập thể sư phạm nhà trường vững mạnh, đoàn kết;

Ngày đăng: 17/06/2024, 08:47

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w