1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn cấp tỉnh một số giải pháp quản lí giáo dục ý thức đạo đức học sinh cá biệt trong giờ học giáo dục kinh tế và pháp luật lớp 11a8 trường thpt hậu lộc 2

20 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một số giải pháp quản lí, giáo dục ý thức đạo đức học sinh “cá biệt” trong giờ học Giáo dục kinh tế và Pháp luật - Lớp 11A8 - Trường THPT Hậu Lộc 2
Tác giả Nguyễn Văn A
Trường học Trường THPT Hậu Lộc 2
Chuyên ngành Giáo dục kinh tế và pháp luật
Thể loại Sáng kiến kinh nghiệm
Năm xuất bản 2023 - 2024
Thành phố Hậu Lộc
Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 198,5 KB

Nội dung

Để uốn nắn các em học sinh “cá biệt” trở thành những học sinh chăm chỉ cũng là việc rất khó khăn bởi vì không phải em học sinh cá biệt nào cũng có sự hợp tác tích cực với các thầy, cô và

Trang 1

1 Mở đầu

1.1 Lí do chọn đề tài

Trong trường Trung học phổ thông, ngoài việc truyền thụ tri thức cho học sinh tôi nhận thấy việc giáo dục đạo đức cho các em cũng rất quan trọng vì nó ảnh hưởng rất lớn đến sự rèn luyện, phấn đấu của các em Điều đáng lo ngại hiện nay là ngày càng có nhiều em học sinh có biểu hiện sa sút, thiếu ý thức trong học tập và rèn luyện đạo đức Thậm chí ở một số tỉnh, thành phố xuất hiện tội phạm giết người hoặc gây thương tích nghiêm trọng cho người khác mà một trong số thủ phạm lại là các em học sinh đang ngồi trên ghế tại các nhà trường Đây là điều đáng báo động, vì những hành vi thiếu đạo đức không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng học tập của chính các em mà nó còn ảnh hưởng không tốt đến tất cả các hoạt động của tập thể lớp, các hoạt động chung của nhà trường, gia đình và xã hội

Là một giáo viên giảng dạy môn “Giáo dục kinh tế và pháp luật” tại trường THPT Hậu Lộc 2 Tôi nhận thấy những em có đạo đức tốt thường rất chăm chỉ học tập và ngược lại, những em hay quậy phá, nghịch ngợm trong lớp thường là những em có lực học không tốt, như em Dương Văn Sơn, Hoàng nhật Nam (Lớp 11A8) Để uốn nắn các em học sinh “cá biệt” trở thành những học sinh chăm chỉ cũng là việc rất khó khăn bởi vì không phải em học sinh cá biệt nào cũng có sự hợp tác tích cực với các thầy, cô và bạn bè để sửa lỗi sai của mình, có những em còn tỏ thái độ chống đối giáo viên bằng cách tỏ thái độ lờ đờ, hờ hững vờ nhưng không nghe cô giáo hỏi đến mình Tôi từng băn khoăn, trăn trở: Do đâu mà một số em lại có ý thức và thái độ không tốt như vậy? Tôi xin đưa ra một số dẫn chứng cụ thể sau đây:

Năm học 2022 - 2023, khi giảng dạy lớp 10A6, 10A7, 10A8 Hầu hết ở ba lớp này tập thể lớp rất ngoan, có một vài em nghịch ngợm trong lớp nhưng khi giáo viên nhắc nhở các em đều nhận ra lỗi sai và sửa lỗi rất nhanh

Sang năm học 2023 – 2024, tôi vẫn tiếp tục dạy ở lớp 10A6 (nay là lớp 11A6), lớp 10A7 (nay là lớp 11A7), lớp 10A8 (nay là lớp 11A8) Ngay từ đầu năm học, nhìn chung tôi thấy các em học sinh lớp 11A6, 11A7 đều vẫn rất

Trang 2

ngoan, thỉnh thoảng mới có một vài em học sinh trong lớp có biểu hiện nói chuyện riêng ở lớp 11A6 như em Phạm Thị Thu Huyền Nhưng khi bị giáo viên phát hiện và nhắc nhỏ em đều nhanh chóng nhận thức được việc làm sai trái của mình và có ý thức sửa đổi rất nhanh

Sau một thời gian nghỉ hè đi học trở lại, lớp 11A8 lại có sự thay đổi rất lớn

ở một số em như: Dương Văn Sơn, Trương Việt Hoàng, Ngay từ những tiết dọc đầu tiên của năm học, các em này đã không ít lần vi phạm nội quy lớp học và đạo đức trong giờ học với các biểu hiện về lỗi khác nhau như: em Trương Việt Hoàng nói chuyện, cười tươi rất tự nhiên trong giờ, không ghi bài đầy đủ, không chuẩn bị bài vở nghiêm túc Đặc biệt, em Dương Văn Sơn thường hay phạm lỗi trong giờ học như: Không chú ý nghe giáo viên giảng bài, không học bài cũ, không mang sách, vở đầy đủ, hay xé giấy ném vào các bạn khi các bạn đang đứng lên trả lời câu hỏi của giáo viên có lần tranh thủ lúc cô giáo đang ghi bài lên bảng em Sơn còn gấp tàu bay bằng giấy phi lên bục giảng

Qua một số em học sinh trong lớp, tôi còn được biết em Sơn đang lôi kéo thêm nhiều bạn khác cùng tham gia vào các trò nghịch ngợm của mình trong các giờ học Ở bất cứ thời điểm nào nếu các em không cố gắng sẽ không theo kịp với thời cuộc, nhất là với sự thay đổi nội dung chương trình học tập và thi cử như hiện nay Những việc làm thiếu suy nghĩ đó của các em không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng học tập của chính các em mà nó còn gây “cản trở” sự tập trung giảng bài của giáo viên, đến việc tiếp thu bài và chất lượng học tập của các

em học sinh ngoan khác trong lớp, làm cho các giờ học trên lớp trở nên kém hiệu quả hơn và đôi khi những trò nghịch ngợm của các em còn gây ảnh hưởng không tốt đến tập thể lớp và các hoạt động chung của nhà trường

Tôi luôn suy nghĩ, trăn trở, quyết tâm tìm mọi cách để đưa ra các giải pháp nhằm giúp đỡ các em “học sinh cá biệt” ở lớp 11A8 nói riêng và “học sinh cá biệt” ở các lớp khác mà tôi tham gia giảng dạy nói chung Chính vì vậy, ngay từ đầu năm học năm học 2023 - 2024, khi chứng kiến hành vi sai trái của em Dương Văn Sơn trong giờ thì tôi đã quyết tâm thay đổi ý thức không tốt của em trong giờ học và tôi đã làm được

Trang 3

Sau những thành công cũng như thất bại, với tất cả tấm lòng của người giáo viên bộ môn cùng sự giúp đỡ của Ban Giám hiệu trường THPT Hậu Lộc 2, giáo viên chủ nhiệm và các em học sinh trong lớp 11A8 Tôi đã dần dần “thức tỉnh” được suy nghĩ và hành động của em Dương Văn Sơn Tôi nhìn thấy sự tiến bộ của các em trong từng tiết dạy, Em Sơn từ một học sinh “cá biệt” của lớp đầu năm học thì đến cuối năm học em đã trở thành một học sinh ngoan ngoãn, chăm chỉ học tập và được thầy yêu, bạn mến

Xuất phát từ những lí do trên, với quyết tâm, kinh nghiệm tích lũy được của bản thân và với mong muốn không chỉ giáo đục đạo đức học sinh cá biệt của lớp 11A8, tôi luôn muốn lan tỏa sự giáo dục của mình đến các em học sinh “cá biệt” còn tồn tại ở các lớp khác mà mình giảng dạy nói riêng và trong toàn trường nói chung Vì vậy, năm học 2023 - 2024 này, tôi mạnh lựa chọn đề tài nghiên cứu:

Một số giải pháp quản lí, giáo dục ý thức đạo đức học sinh “cá biệt” trong giờ học Giáo dục kinh tế và Pháp luật - Lớp 11A8 - Trường THPT Hậu Lộc 2.

1.2 Mục đích nghiên cứu

Nhìn lại và so sánh tình hình chung về đạo đức của học sinh những năm học trước và sự gia tăng tỷ lệ học sinh vi phạm đạo đức trong năm học qua, Đặc biệt là số học sinh vi phạm đạo đức tại lớp 11A8 như đã trình bày ở trên Tôi nghiên cứu đề tài này nhằm mục tiêu tìm và đưa ra giải pháp hữu hiệu để hạn chế và tiến tới khắc phục tình trạng “học sinh cá biệt” còn tồn tại trong các giờ học đặc biệt là trong giờ dạy và học Giáo dục kinh tế và pháp luật của tôi

Qua đó, nhằm khắc phục tình trạng sinh vi phạm đạo đức, làm lành mạnh hóa môi trường giáo dục trong nhà trường và xã hội, hơn tất cả là giúp các em học sinh, những chủ nhân tương lai của đát nước tự hoàn thiện bản thân để trở thành những công dân có ích cho xã hội, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Đồng thời cũng qua nghiên cứu này nhằm nâng cao nghiệp vụ công tác của bản thân và cũng để chia sẻ kinh nghiệm tới đồng nghiệp trong công tác giảng dạy và giáo dục học sinh trong nhà trường nói chung và học sinh cá biệt nói riêng

1.3 Đối tượng nghiên cứu

Trang 4

- Với chủ trương uốn nắn, thay đổi và giáo dục tư tường, ý thức đạo đức cho học sinh “cá biệt” trong lớp 11A8 do tôi giảng dạy bộ môn Vì thế, trong đề

tài này, tôi chú trọng đưa ra “Một số giải pháp quản lí, giáo dục ý thức đạo đức

học sinh “cá biệt” trong giờ học Giáo dục kinh tế và pháp luật - Lớp 11A8, Trường THPT Hậu Lộc 2”.

- Đối tượng nghiên cứu của tôi là học sinh “cá biệt” tại lớp 11A8, năm học

2023 - 2024 Trọng tâm trong đề tài tôi muốn đề cập ở đây là em Dương Văn Sơn, lớp 11A8 để em không chỉ trở thành học sinh ngoan mà còn học giỏi và trở thành những học sinh ngoan của lớp

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài này tôi, tôi lựa chọn, sử dụng phương pháp nghiên cứu sau:

+ Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin;

+ Phương pháp tìm tòi;

+ Phương pháp so sánh;

+ Phương pháp tổng hợp và liên hệ thực tế…

1.5 Những điểm mới của SKKN

- Trong sáng kiến kinh nghiệm tôi đề cập đến một số cách thức và kế hoạch quản lí, giáo dục học sinh cá biệt như:

+ Thứ nhất: Tìm hiểu từng đối tượng học sinh:

+ Thứ hai: Lập kế hoạch riêng cho lớp và kế hoạch giáo dục học sinh cá

biệt:

+ Thứ ba: Thực hiện kế hoạch giáo dục học sinh cá biệt:

+ Thứ tư: Thu hút sự chú ý của học sinh vào các hoạt động học tập:

Trang 5

2 Nội dung Sáng kiến kinh nghiệm

2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm

Đất nước ta đang trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa Xã hội ngày càng phát triển, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng lên cùng với những tiến bộ của khoa học - công nghệ thông tin trên toàn cầu Đó là những thuận lợi cho cuộc sống của chúng ta Tuy nhiên, song song với sự phát triển đó, tình hình đạo đức của học sinh ở các tỉnh, thành trong cả nước nói chung và của học sinh trong trường Trung học phổ thông Hậu Lộc 2 - nơi tôi đang công tác nói riêng cũng có nhiều biến động

Trường THPT Hậu Lộc 2 nằm trên địa bàn của huyện Hậu Lộc, bên cạnh những thuận lợi như được sự quan tâm giúp đỡ của Ban Giám hiệu cùng các cấp lãnh đạo, gần khu dân cư, đường xá và các phương tiện giao thông thuận lợi, đa

số học sinh đều ham học và chăm ngoan, đạt nhiều thành tích cao trong học tập

và rèn luyện Đó là niềm tự hào của thầy và trò nhà trường Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận không nhỏ học sinh “cá biệt”, biểu hiện này ở các em vô cùng phức tạp và đa dạng như: nhiều em có thói quen văng tục, chửi thề, không trung thực, trốn học để chơi game online, gây gỗ đánh nhau, vô lễ với người lớn, xem thường nội quy trường lớp tiềm ẩn nguy cơ bỏ học… Điều này ảnh hưởng không tốt đến chất lượng dạy và học trong nhà trường

Là giáo viên đã đứng trên bục giảng nhiều năm, tôi hiểu rằng: Để đào tạo được một lớp học sinh phát triển một cách toàn diện không phải là điều dễ dàng

và cũng không thể thực hiện trong một sớm một chiều Đặc biệt, đối với những

em hoc sinh có ý thức rèn luyện và học tập chưa tốt Đó là cả một quá trình dài, cần phải có thời gian, có sự giúp đỡ của Ban Giám hiệu và toàn thể giáo viên trong nhà trường và hơn tất cả, đòi hỏi người dạy và cả người học phải thực sự

cố gắng, có sự hợp tác với nhau một cách nghiêm túc, chân thành Tôi luôn khắc

sâu lời dạy của Bác: “Dạy cũng như học phải biết chú trọng cả đức lẫn tài Đức

là đạo đức cách mạng Đó là cái gốc rất quan trọng” (Hồ Chí Minh toàn tập, T11, Nxb Chính trị quốc gia, H.2000, tr.339) Do vậy, thực hiện tốt giáo dục đạo đức “học sinh cá biệt ” có ý nghĩa rất quan trọng, là cơ sở để nâng cao giáo

Trang 6

dục toàn diện cho học sinh Bởi vì trong nhà trường học sinh được giáo dục một cách toàn diện thông qua các môn học khác nhau như: Toán, Văn, Giáo dục kinh

tế và pháp luật… mỗi môn học đều cung cấp cho các em những kiến thức và cách nhìn nhận về cuộc sống dưới góc độ khác nhau

Môn Giáo dục kinh tế và pháp luật đóng vai trò đặc biệt quan trọng vì nó giúp cho các em có được thế giới quan, nhân sinh quan đúng đắn khoa học, hiểu được các giá trị đạo đức, pháp luật thông qua các nội dung bài học như Bài 7:

Đạo dức kinh doanh, Bài 8: Văn hóa tiêu dùng (Phần một: Giáo dục kinh tế

-sách giáo khoa GDKT&PL lớp 11); Các quyền bình đẳng, quyền tự do, quyền

dân chủ cơ bản của công dân (Phần hai: Giáo dục pháp luật - sách giáo khoa

GDKT&PL lớp 11) để từ đó các em trưởng thành hơn, đáp ứng tốt hơn yêu

cầu đòi hỏi của xã hội Môn Giáo dục kinh tế và pháp luât quan trọng như vậy, tuy nhiên không phải em học sinh nào cũng nhìn nhận tích cực…

Khi mới vào nghề, nhìn thấy những thực trạng trên tôi rất bối rối, rất buồn

và cũng đã không ít lần trăn trở, cố gắng tìm hiểu nguyên nhân xem vì sao lại có một số em lại có thái độ như vậy Bằng kinh nghiệm đứng lớp và sự quan tâm gần gũi với học sinh, được các em tin tưởng, tâm sự tôi thấy có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên

Chẳng hạn: Em Hoàng Nhật Nam cho rằng nội dung kiến thức môn Giáo dục kinh tế pháp luật nhiều phần khá trừu tượng, khô khan nên em ngại học

em Dương Văn Sơn thì nói rằng bố mẹ bảo chỉ cần tốt nghiệp xong bố mẹ sẽ cho đi lao động ở nước ngoài… Có nhiều nguyên nhân và từ đó dẫn đến tình trạng một số học sinh nảy sinh ra tâm lí buông lỏng, không thiết tha với việc học

và chỉ là đến trường mang tính chất đối phó, vì thế ngồi trong lớp buồn nên các

em muốn làm gì đó cho hết giờ học, và đây cũng là nguyên nhân dẫn đến việc các em ý thức kém trong giờ học Với lòng nhiệt huyết và trách nhiệm của người giáo viên đứng trên bục giảng, tôi thấy mình cần phải làm gì đó để thay đổi cách nhìn nhận tiêu cực của một số học sinh về bộ môn Đồng thời, định hướng cho các em, tạo cho các em lòng say mê, hứng thú khi học môn Giáo dục kinh tế

và pháp luật, xem việc lĩnh hội tri thức của bộ môn giáo dục kinh tế và pháp luật

Trang 7

là một niềm say mê thực thụ chứ không phải là sự gượng ép, miễn cưỡng hay

đối phó Đây cũng chính là lí do tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Một số giải pháp quản lí, giáo dục ý thức đạo đức học sinh “cá biệt” trong giờ học Giáo dục kinh tế và pháp luật – lớp 11A8, Trường THPT Hậu Lộc 2”.

2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm

Tôi chọn đề tài nghiên cứu của mình là Một số giải pháp quản lí, giáo dục

ý thức đạo đức học sinh “cá biệt” trong giờ học Giáo dục kinh tế và pháp luật – lớp 11A8, Trường THPT Hậu Lộc 2.

Giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt là vấn đề trăn trở không chỉ của giáo viên trực tiếp đứng lớp và đó cũng là sự quan tâm của Ban Giám hiệu và các đoàn thể trong nhà trường, là niềm mong mỏi của các bậc phụ huynh Bên cạnh việc truyền thụ tri thức cho học sinh, tôi luôn trú trọng đến giáo dục đạo đức cho các em Bởi vì, nó tác động không nhỏ đến chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường chỉ khi học sinh ngoan, chăm chỉ học tập thì chất lượng giờ học mới được nâng cao

Từ thực tế đó, tôi quyết tâm tìm hiểu và áp dụng nhiều biện pháp khác nhau

để giúp các em quay về với nề nếp và phong trào học tập của trường, tránh xa những hành động sai trái, nông nổi có hại cho bản thân Trong quá trình thực hiện, tôi đã đạt được hiệu quả như mong đợi, cuối năm học 2023 - 2024 vừa qua Trương Nho Hoàng Huy, Nguyễn Xuân Thành, đặc biệt là em Dương Văn Sơn

và em Trương Việt Hoàng và nhiều em khác ở lớp 11A8 đã có sự tiến bộ rõ rệt trong học tập và rèn luyện đạo đức Về giải pháp tổ chức thực hiện để giải quyết vấn đề cụ thể, tôi xin trình bày ở phần sau

2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề

Ngay từ tuần đầu tiên giảng dạy tại lớp 11A8 do thầy giáo Hoàng Hữu Nghĩa chủ nhiệm, tôi đã nhận thấy trong tập thể lớp có nhiều em học sinh nghịch ngợm, nói chuyện và tỏ thái độ không tốt trong giờ học Có hôm, khi tôi đang kiểm tra bài cũ của học sinh thì dưới lớp em em Dương Văn Sơn (ngồi bàn trên)

và em Trương Việt Hoàng (ngồi bàn dưới) đang ngoắc tay nhau để đọ sức… Mặc dù chỉ là giáo viên giảng dạy bộ môn trong lớp nhưng cứ mỗi khi bước vào

Trang 8

cửa lớp, nhìn thấy sự hỗn độn, tiếng nói tự do của một số em làm tôi rất thất vọng về lớp, một tiết học chỉ có 45 phút nếu hành động này cứ tiếp diễn thì sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến chất hượng giờ học, làm cho những học sinh có ý thức học sẽ không tập chung để tiếp thu bài được Nghiên cứu kỹ về chức năng

và nhiệm vụ của người giáo viên kết hợp với những kinh nghiệm đã tích lũy cùng với những hiểu biết về học sinh, đặc biệt là học sinh “cá biệt” Đồng thời kết hợp việc khảo sát học sinh các lớp đã dạy, tôi đã đúc kết được một số kinh nghiệm giáo dục học sinh “cá biệt” trong giờ học môn giáo dục công dân của minh và đã ứng dụng trong thực tiễn, tôi đã thu được những kết quả khả quan

Cụ thể:

Thứ nhất: Tìm hiểu từng đối tượng học sinh: Thông qua giáo viên chủ

nhiêm lớp tôi đã có những thông tin cần thiết về học sinh nhất là những học sinh

hay gây “nhiễu” trong giờ học Tôi đã phân hoá và lựa ra hai “học sinh cá biệt”,

tiêu biểu là em Dương Văn Sơn và em Trương Việt Hoàng Tôi tìm cách tiếp cận các em và tìm hiểu tình hình thông qua các buổi thăm gia đình (gia đình hai

em đều ở gần trường nên điều này khá thuận tiện cho tôi), tiếp xúc với phụ huynh của các em, hỏi về hình hình học tập của các em thông qua bạn bè, tìm hiểu về đồ dùng học tập, vở ghi chép và làm bài tập thông qua các giờ lên lớp một cách kín kẽ, trách được sự nghi ngờ của các em bởi vì phần đa các em không muốn giáo viên tìm hiểu kỹ về mình Từ đó, tôi nắm rõ được hoàn cảnh sống, điều kiện kinh tế gia đình của từng em có sự khác biệt:

Em Trương Việt Hoàng: Là con của một gia đình cả bố mẹ đều là công nhân, nhà gần trường nhưng lại thuộc diện khó khăn, bố mẹ bận rộn làm ăn nên

ít có thời gian quan tâm đến Hoàng, hơn nữa gần nhà em lại có nhiều quán karaoke, nhà hàng khá phức tạp nên ít nhiều em cũng bị ảnh hưởng Tôi được biết ở cấp hai em là người rất dễ gần, nhưng lên đến cấp III thì thay đổi rõ dệt: Nghịch ngợm trong giờ học, hay gây gỗ với các bạn ngoài lớp, có bạn còn phát hiện Hoàng hay đi với một số phần tử không mấy nghiêm túc… khi kiểm tra đồ dùng học tập, rất ít khi thây em đầy đủ Nhưng cũng có những giờ học em lại rất hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài…

Trang 9

Em Dương Văn Sơn là con út trong một gia đình có ba anh chị em, bố mẹ

em đều làm nghề buôn bán nên cuộc sống của gia đình em cũng rất khá giả Gia đình em do có nhiều công việc rất bận nên không mấy khi có thời gian quan tâm đến việc học của Sơn, thêm vào đó bố mẹ bảo chỉ cần tốt nghiệp xong bố mẹ sẽ cho đi lao động ở nước ngoài… Có nhiều nguyên nhân và từ đó dẫn đến tình trạng một số học sinh nảy sinh ra tâm lí buông lỏng, không thiết tha với việc học

và chỉ là đến trường mang tính chất đối phó, vì thế ngồi trong lớp buồn nên các

em muốn làm gì đó cho hết giờ học, và đây cũng là nguyên nhân dẫn đến việc các em ý thức kém trong giờ học cũng từ đó em cảm thấy buồn, chán,… không chú tâm đến học tập dẫn đến học kém và cũng theo bạn bè chơi bời và dẫn đến kết quả như hiện nay… Đó là tất cả những gì tôi biết được trong thời gian đầu tiếp xúc và tìm hiểu về các em

Thứ hai: Lập kế hoạch riêng cho lớp và kế hoạch giáo dục học sinh cá

biệt: Các nội dung này bám sát vào nội quy của trường như xoay quanh việc

thực hiện đồng phục, kiểm tra bài cũ đầu giờ, thực hiện nội quy trường lớp, rèn luyện tác phong, ngôn ngữ, phong cách cho các em Với lợi thế của bộ môn là trực tiếp truyền thụ tri thức về đạo đức và pháp luật cho học sinh, tôi đã lồng ghép các câu chuyện, tình huống về đạo đức, pháp luật để cho các em giải quyết, việc làm này vừa có tác dụng giáo dục ý thức và hành động cho học sinh đồng thời cũng làm cho giờ học thêm hấp dẫn, đỡ nhàm chán… Sau khi hoàn chỉnh kế hoạch, tôi trực tiếp hướng dẫn cho cán bộ lớp cách làm việc, cách quản lý tổ viên của tổ mình trong mỗi giờ học nhằm đưa tập thể lớp vào ổn định nề nếp và hơn hết là nhằm giúp các “học sinh cá biệt” phần nào nhận thức được vai trò, nhiệm vụ của mình trong tập thể lớp để từ đó có những hành vi phù hợp Trên

cơ sở lý luận, sau khi đã thực hiện được từng bước nói trên, tôi vừa vạch ra vừa thực hiện kế hoạch tiếp theo tùy tình hình diễn biến của các “học sinh cá biệt”

Thứ ba: Thực hiện kế hoạch giáo dục học sinh cá biệt: Tôi chú trọng đến

những điểm sau:

- Biết quan tâm phát hiện và nắm chắc vai trò của từng em trong nhóm, lớp

để có biện pháp giáo dục thích hợp Tôi thể hiện sự quan tâm bằng cách trò

Trang 10

chuyện, hỏi thăm hoàn cảnh gia đình học sinh, về bạn bè thân của các em, biết được sở thích, cá tính cũng như thái độ, sự lễ phép của học sinh đối với người lớn Kêu gọi và yêu cầu các học sinh khác trong lớp quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ bạn mình, không nên xem thường hay cô lập các bạn “cá biệt” đó

- Biết lắng nghe: Tôi đánh giá cao vấn đề này vì theo tôi khi lắng nghe tâm

tư nguyện vọng và tiếng nói của học sinh chúng ta mới thấu hiểu được học sinh,

từ đó có cách xử sự phù hợp giúp cho mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh thêm gần gũi, thân thiết đặc biệt là với “học sinh cá biệt”, “Lắng nghe - thấu hiểu” đây cũng là điều mà các học sinh “chưa ngoan” thật sự rất cần ở các thầy

cô giáo

- Thuyết phục nhẹ nhàng và ân cần để cảm hoá các em học sinh Trong

những ngày đầu thực hiện kế hoạch, tôi đã ân cần chỉ bảo và thường xuyên tự kiềm chế mình, luyện tập sao cho có được thái độ bình tĩnh khoan dung, độ lượng của một người cô, người mẹ trong gia đình khi xử lí những thiếu xót của từng em trong lớp và từ đó cảm hoá các em, lôi kéo các em gần gũi với mình Ví dụ: Em Dương Văn Sơn đánh nhau với một bạn học sinh lớp khác trước giờ lên lớp của tôi, gặp em ở cửa lớp trước giờ học tôi gọi em lại và nói nhẹ nhàng: Tí nữa cô muốn gặp riêng em một chút nhé Em đồng ý ngay và khi gặp em tôi yêu cầu em kể lại mọi sự việc dẫn đến đánh nhau Mặc dù tôi đã biết được mọi thiếu sót hầu hết do em Sơn gây ra Tôi dựa vào động cơ của Sơn là muốn tỏ ra hơn mọi người, trong lúc trao đổi với em tôi đã nêu: “Em biết giữ gìn danh dự cá nhân là tốt, nhưng khi em đùa bạn đó (thực sự là trêu) và bạn đó không hiểu nên

đã chửi em” em lại xông vào đánh bạn như vậy là không đúng đâu (tôi vừa cười vừa nói) theo quy định của pháp luật đánh người là phạm pháp và lại còn vi phạm về đạo đức nữa đấy em ạ! Cô biết hiện nay em đã lớn, em không muốn làm mất danh dự của mình, nếu như lúc bạn ấy chửi em, em chạy đến thân mật rồi vỗ vào vai bạn ấy rồi nói: “Mình đùa một chút, nhưng bạn đã vội vàng chửi mình, trước hết mình xin lỗi bạn vì sự đùa bỡn của mình, vậy bạn cũng xin lỗi mình đi” Nhưng em không làm như thế, em lại đánh bạn, như vậy em vừa có thiếu sót, lại vừa có những hành động vi phạm pháp luật đấy Em biết không

Ngày đăng: 17/06/2024, 08:47

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w