1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn cấp tỉnh một số giải pháp dạy mạch nội dung đọc nhạc môn nghệ thuật lớp 7 trường thcs nga thạch huyện nga sơn

24 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một Số Giải Pháp Dạy Mạch Nội Dung Đọc Nhạc Môn Nghệ Thuật Lớp 7
Tác giả Nguyễn Thị Loan
Người hướng dẫn PTS. Nguyễn Văn A
Trường học Trường THCS Nga Thạch
Chuyên ngành Nghệ Thuật
Thể loại Sáng Kiến Kinh Nghiệm
Thành phố Nga Sơn
Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 6,92 MB

Nội dung

Với sự say mê nghề , với lương tâm của người giáo viên, tôi đã cố gắng tìmtòi, sáng tạo trong từng tiết dạy và rút ra một số phương pháp dạy học, nhằmgiúp các em học tập sôi nổi, hào hứn

Trang 1

2.2 Thực trạng vấn đề trước khi nghiên cứu áp dụng sáng kiến

kinh nghiệm

3

2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 4

2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo

dục, với bản thân,đồng nghiệp

sở hình thành nhân cách con người mới “Người tràn ngập âm nhạc trong lòng mới có thể tràn ngập lòng yêu mến đối với những thứ đẹp đẽ nhất ( Plato

Trang 2

người Hy Lạp)” Đây là một câu nói tôi rất thích bởi lẽ nó nói lên được tầm quan

trọng của âm nhạc đối với tâm hồn của con người Âm nhạc là nghệ thuật của

âm thanh

Muốn cho học sinh, nhất là học sinh bậc Trung học cơ sở có tính tích cực,

tự giác, say mê với môn học, đòi hỏi giáo viên phải có một số phương pháp dạyhọc nhằm tạo sự hứng khởi, lôi cuốn các em vào tiết học

Để hướng tới và đạt được mục đích cuối cùng của mục tiêu và nhiệm vụcủa môn Âm nhạc ở trường THCS là tạo nên một “Trình độ văn hoá Âm nhạcnhất định” bao gồm sự hiểu biết, năng lực thực hành tối thiểu và năng lực cảmthụ Âm nhạc của học sinh Do đó, đòi hỏi người giáo viên trực tiếp đứng lớpphải có sự đầu tư thời gian thích đáng để tìm tòi, nghiên cứu nhằm tìm raphương pháp tối ưu trong quá trình tổ chức hoạt động học tập cho các em, Đặcbiệt là trong những năm đầu thực hiện theo chương trình giáo dục phổ thôngmới, mục tiêu hướng tới phát triển năng lực của học sinh trong từng môn học.Môn học nghệ thuật 7 mạch nội dung đọc nhạc Giữ vai trò quan trọngtrong việc học nhạc, vì nội dung này cung cấp một số kiến thức Âm nhạc banđầu để học sinh làm quen với việc đọc nhạc, ghi chép nhạc nhằm phát triển nănglực, tư duy, trí tuệ, tạo điều kiện cho học sinh có một trình độ văn hóa Âm nhạcnhất định Nhưng đọc nhạc lại là một mạch nội dung khô khan khó học, khó nhớtên nốt, dẫn đến học sinh không thích học mạch nội dung này

Muốn hát một bài hát hay, chơi một bản nhạc phải nhờ đến sự hỗ trợ củamạch nội dung lí thuyết âm nhạc và đọc nhạc

Xuất phát từ đặc trưng môn học thuộc phạm trù nghệ thuật đòi hỏi sự hứngthú cao của học sinh

Với sự say mê nghề , với lương tâm của người giáo viên, tôi đã cố gắng tìmtòi, sáng tạo trong từng tiết dạy và rút ra một số phương pháp dạy học, nhằmgiúp các em học tập sôi nổi, hào hứng, nắm bắt nhanh các ký hiệu âm nhạc, chủđộng cảm nhận âm thanh, cảm nhận giai điệu, hấp dẫn của bài đọc nhạc và thêmyêu thích mạch nội dung đọc nhạc Vì vậy nó là động lực giúp tôi đi sâu nghiên

cứu đề tài “Một số giải pháp dạy mạch nội dung đọc nhạc môn nghệ thuật lớp7- Trường THCS Nga Thạch - Nga Sơn” như là một sáng kiến kinh nghiệm

của mình để giúp các em ghi nhớ tên nốt nhanh, đọc đúng cao độ, tiết tấu giaiđiệu của bài đọc nhạc, tiếp thu nhanh kiến thức bài học, đồng thời giúp học sinhcảm thấy ghi nhớ tên nốt nhạc là đơn giản và dễ dàng, phát huy được tính tíchcực của bản thân, hứng thú hơn trong mỗi tiết học, phát huy được năng lực củatừng em học sinh theo đúng chương trình giáo dục 2018 đã đề ra

1.2 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu của đề tài này với mục đích giúp học sinh lớp 7 đọc đúng cao

độ, trường độ, cường độ, giai điệu, tiết tấu và tự đặt lời cho bài đọc nhạc để dễnhớ dễ đọc và tiết dạy và học đọc nhạc đạt hiệu quả cao, giúp học sinh hiểu bàitốt và mang lại hứng thú học tập cho học sinh Làm sao để việc dạy học sinh tựđặt lời cho bài đọc nhạc thật sự phổ biến, gắn liền vào mỗi tiết dạy, bài dạy có

Trang 3

liên quan đến nốt nhạc của bộ môn nghệ thuật 7 mạch nội dung đọc nhạc đạt kếtquả cao.

Phát huy tính sáng tạo, cảm thụ tai nghe các em phát triển toàn diện về thểchất lẫn tinh thần, qua giai điệu của các nốt trên khuông, thông qua mạch nộidung của môn học phát huy được năng lực, tính sáng tạo của các em học sinh

1.3 Đối tượng nghiên cứu:

Đề tài này nghiên cứu về vấn đề dạy nội dung âm nhạc mạch nội dungđọc nhạc 7 môn nghệ thuật áp dụng cho học sinh lớp 7 trường THCS NgaThạch

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Để hoàn thành được đề tài này tôi đã sử dụng rất nhiều phương pháp khác nhau, trong đó các phương pháp được sử dụng chủ yếu là:

a Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu, đọc sách, tìm hiếu tổng hợp trên cácthông tin đại chúng Tham khảo qua báo chí băng đĩa, các chương trình truyềnhình

- Đúc rút kinh nghiệm của bản thân trong quá trình công tác

- Nghiên cứu chương trình giáo dục 2018

- Nghiên cứu các bộ sách khác nhau của các chủ biên khác nhau

b Phương pháp thực nghiệm sư phạm

- Sử dụng phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động trong quátrình học nội dung âm nhạc mạch nội dung đọc nhạc:

c Phương pháp quan sát, Thực hành

d Phương pháp tổng kết, rút kinh nghiệm:

- Sử dụng phương pháp thống kê toán học bằng phiếu điều tra và tổng hợpkết quả đối chiếu số liệu

2 NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

2.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm:

- Xuất phát từ thực tế hiện nay đang đổi mới phương pháp dạy học theochương trình giáo dục 2018, học sinh tự chủ động chiếm lĩnh kiến thức, phát huyđược năng lực sáng tạo của học sinh, giáo viên là người hướng dẫn điều khiểnviệc tạo hứng thú học tập cho các em có vai trò rất quan trọng trong việc nângcao hiệu quả chất lượng dạy học

- Căn cứ vào nhiệm vụ, yêu cầu bộ môn, căn cứ vào nội dung chươngtrình, bộ sách giáo khoa đã chọn và một số tài liệu có liên quan

- Căn cứ vào chương trình của Bộ giáo dục và đào tạo

Trong nội dung âm nhạc, mạch nội dung đọc nhạc, nốt nhạc có 2 ý nghĩachính:

+ Nó là một kí hiệu dùng kí hiệu nhạc để biểu thị thời gian tương đối

về cao độ (âm nhạc) của âm thanh

+ Một âm thanh cao độ của chính nó, giai điệu tiết tấu của bài

Để ghi lại một bản nhạc một cách chính xác, người ta dùng sử dụng các kíhiệu âm nhạc như khuông nhạc, khóa nhạc và nốt nhạc Nốt nhạc giúp nhậnbiết được cao độ và trường độ của âm thanh

Trang 4

Nốt nhạc là thành phần cơ bản của âm nhạc phương Tây: Phân tích âmnhạc của hiện tượng âm nhạc để tiện trình bày, hiểu rõ, và phân tích âm nhạc

Để ghi lại độ cao thấp của âm thanh người ta dùng 7 âm, thứ tự từ thấpđến cao là: Đồ (C), Rê (D), Mi (E), Fa (F), Son (G), La (A), Si (B) Nốt thứ 8,hay quãng tám, có tên giống hệt như nốt thứ nhất, nhưng gấp đôi tần số so vớinốt thứ nhất Để phân biệt, người ta thường ghép chữ cái Latin kí hiệu nốt và sốthứ tự

Xuất phát từ thực trạng giảng dạy âm nhạc cho học sinh Vấn đề học và kếtquả học tập của các em là hết sức quan trọng, điều đó không chỉ phụ thuộc vàochương trình giảng dạy phù hợp mà còn phụ thuộc vào phương pháp truyền thụcủa người thầy Hơn nữa còn phụ thuộc vào ý thức học tập của các em cùng với

sự quan tâm chăm sóc, tạo điều kiện của gia đình và toàn thể xã hội

Đây là một môn học mang tính nghệ thuật cao, học sinh học theo phươngchâm “ học vui – vui học” Do đó, việc dạy nốt nhạc trên khuông nhạc bàn taytrái, vận động cơ thể, đặt lời cho bài đọc nhạc được áp dụng như một trò chơivào mạch nội dung đọc nhạc là rất cần thiết đối với học sinh trường THCS NgaThạch, lĩnh hội tốt kiến thức sẽ mang đến cho các em lòng say mê, hứng thútrong học tập

2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.

* Đối với giáo viên:

Thuận lợi

- Nhà trường và BGH quan tâm thường xuyên

- Có máy chiếu để phục vụ dạy học

- Giáo viên tích cực tìm tòi, nghiên cứu những phương pháp mới để vậndụng trong quá trình giảng dạy

Khó khăn

- Cơ sở vật chất cho việc dạy và học âm nhạc ở THCS thiếu thốn, nhạc cụ

có một cây đàn đã hư hỏng, các loại nhạc cụ khác không có để phục vụ cho việcdạy học bộ môn, nội dung âm nhạc còn thiếu

- Sách đọc thêm và các tài liệu tham khảo khác rất hiếm Giáo viên phải tựtìm tài liệu, sưu tầm đồ dùng dạy học

* Đối với học sinh:

Thuận lợi

+ Học sinh ngoan, đa số các em rất yêu thích môn nghệ thuật nội dung âmnhạc Học sinh cảm nhận giai điệu các bài rất tốt Thực hiện các bài đọc nhạctương đối ổn về cao độ

Khó khăn

HS bị chi phối, ảnh hưởng về các môn chính, lo cho thi, lo đánh giá, phầnnào sao nhãng việc học môn nghệ thuật nội dung âm nhạc

Trang 5

Phụ huynh học sinh chỉ quan tâm đến các môn học chính như Văn, Toán,

mà chưa quan tâm đến bộ môn nghệ thuật nội dung âm nhạc

Một số học sinh chưa nắm chắc vị trí nốt nhạc, hình nốt tên nốt nhạc trênkhuông, chưa thể hiện được cao độ trường độ bài đọc nhạc theo yêu cầu vàghép lời ca chưa đồng đều

Việc nhận biết các nốt nhạc trên khuông để thực hành tập đọc nhạc của các

em còn chậm, không đồng đều, do đó một số em có tâm lí chán nản và lười học,không có sự cố gắng

Học sinh còn nhút nhát, chưa mạnh dạn trước tập thể

Một số học sinh còn có tâm lí coi đây là môn phụ nên không có sự đầu tưhọc bài ở nhà, mà đọc nhạc lại cần có nhiều thời gian luyện đọc ở nhà

Sách đọc thêm và các tài liệu tham khảo khác rất hiếm Giáo viên phải tựtìm tài liệu, sưu tầm đồ dùng dạy học để phục vụ cho việc dạy và học

Để cung cấp kiến thức khoa học, giáo dục tư tưởng và rèn luyện kỹ năngcho học sinh, giáo viên cần phải làm cho học sinh đam mê và hứng thú học tập,làm cho quá trình học tập của các em trở nên tự giác, tạo niềm vui trong sáng và

bổ ích Bản thân nghệ thuật âm nhạc nói chung và nội dung âm nhạc ở trườngTHCS nói riêng là nguồn cảm hứng, là sự kích thích, sự say mê học tập của họcsinh nhưng không phải dạy như thế nào cũng gây được hứng thú cho học sinh vìtheo từng khối lớp, từng lứa tuổi và đặc biệt là đối với học sinh con em vùngnông thôn

Sự tiếp thu môn học của học sinh không đồng đều, mỗi em có một năngkhiếu khác nhau, chất giọng khác nhau, một số học sinh chưa nhận thức đầy đủ

Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ

2.3 Giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề

Nắm được những thuận lợi và khó khăn, bản thân tôi đã tìm ra các giảipháp để nâng cao chất lượng môn học nghệ thuật nội dung âm nhạc mạch nộidung đọc nhạc, nhằm giúp các em học tập sôi nổi, ghi nhớ tên nốt nhanh nhất và

dễ nhất, hào hứng phát huy được năng lực sáng tạo của bản thân

2.3.1 Giải pháp 1: Cách hướng dẫn học sinh đọc tên các nốt nhạc trên

khuông

Cách hướng dẫn học sinh:

- Mạch nội dung đọc nhạc ở lớp 7 không đi sâu vào lý thuyết Âm nhạc

mà chủ yếu cung cấp cho các em cách đọc: Cao độ, trường độ, tiết tấu của bài đọc nhạc, lấy gam Đô trưởng để hướng dẫn học sinh đọc giai điệu bài đọc nhạc mới Vì thế cho nên tôi sẽ hướng dẫn và cho các em ôn lại lí thuyết âm nhạc về

Trang 6

vấn đề hình nốt mối quan hệ của các nốt vv… để các em nắm được một cách sâusắc hơn.

Ví dụ như đọc tên các nốt nhạc trên khuông, cách viết nốt trên khuông,nắm được giá trị trường độ các nốt, các kí hiệu thường gặp trong bản nhạc Nắmđược và hiểu về các loại nhịp, cách đánh nhịp

Cách viết nốt trên khuông: hướng dẫn để các em viết và khắc sâu tên nốt.

Hình nốt nhạc là hình bầu dục nghiêng về phía tay phải ( nốt nhạc nằm ởdòng kẻ thứ 3 trở lên đuôi quay xuống, từ khe thứ 2 trở xuống đuôi quay lên)

Đồ Mi sol La Đố Mi Rê

Cách ghi nhớ trường độ: để các em không phải trừu tượng nhớ về trường

độ của âm thanh tôi đã lồng ghép dạy các em qua sát và đọc mối quan hệ củacác nốt thành một bài thơ

Mời bạn cùng chơi

Trò chơi nốt nhạc

Một tròn – hai trắngMột trắng – hai đenMột đen - hai đơn Một đơn – hai kép

Nào ta cùng ghép

Nốt nhạc trò chơi

Sau đó tôi cho các em chơi trò chơi ghép nốt bằng đồ dùng trực quan

Trang 7

Hình ảnh các em áp dụng sáng tạo chơi trò chơi

Cách ghi nhớ các loại dấu lặng: Bằng cách tôi cho các em quan sát học

thuộc bài thơ

Tích tắc, Tích tắc

Kí hiệu thời gian Tạm dừng giây látXin bạn đừng hát Dấu lặng là tôi

Hình nốt xứng đôi Lặng đơn, đen, trắng Tích tắc , Tích tắc

Những kí hiệu khác trong bản nhạc tôi sẽ lựa chọn một bài hát mà các emquen thuộc có sử dụng kí hiệu âm nhạc như dấu nối, dấu luyến, dấu quay lại,

Trang 8

khung thay đổi vv Hướng dẫn phân tích, thực hiện hát để nhấn mạnh cho các

em thấy tác dụng của các kí hiệu

Đọc đúng cao độ: Lấy gam Đô trưởng để hướng dẫn học sinh đọc giai

diệu bài Tập đọc nhạc số 1 để khắc sâu ghi nhớ tên nốt: Gam Đô trưởng

- Tập giải mã các ký hiệu đó bằng cách tập đọc để các âm thanh vang lên

và tập nghe để nhận ra các tên nốt, hình nốt ứng dụng vào loại nhịp 2/4

- Bằng cách cho học sinh nghe làm việc cá nhân Việc này có thể sử dụng trong bài đọc nhạc số 1 để các em ôn tập lại kiến thức cũ:

Hình ảnh giới thiệu lại mối quan hệ của các nốt nhạc

Trang 9

Giải pháp này có thể sử dụng phần một số câu hỏi ôn tập kiến thức cũ và

cách đọc để áp dụng ở tất cả các bài đọc nhạc

2.3.2 Giải pháp 2: Giải pháp gây hứng thú cho học sinh

- Với mạch nội dung này, người giáo viên phải tổ chức đươc nhiều hoạt động để học sinh được làm việc nhiều, thi đua giữa các tổ, nhóm, cá nhân với nhau, giáo viên nhận xét cho điểm, nhằm gây được hứng thú học tập cho các

em, giúp các em có một tinh thần thoải mái trong học tập

- Tôi sử dụng kĩ thuật dạy học là chơi trò chơi trước khi vào đọc nhạc bất

kì và cho các em tìm nốt:

- Yêu cầu học sinh chuẩn bị bài trước khi đến lớp

- Học sinh chép bài đọc nhạc vào vở và học tên nốt có trong bài

Trò chơi: Ai Thính tai hơn Giáo viên cho học sinh nghe từng câu và gọi học sinh trả lời đó là câu nhạc đó

-Vận động cơ thể vào bài đọc nhạc

Giải pháp này có thể sử dụng ở tất cả các bài đọc nhạc

Thực tế tôi đã áp dụng vào dạy Tiết 11: Lí thuyết âm nhạc: Dấu nhắc lại, dấu quay lại, khung thay đổi

Đọc nhạc: Bài đọc nhạc số 2 môn nghệ thuật 7 nội dung âm nhạc( bộ sáchkết nối trí thức)

Phần hai phần đọc nhạc được tôi tiến hành khi áp dụng giải pháp gây hứng thú cho học sinh.

Đưa ra nhiều câu hỏi nhỏ để các em ôn lại kiến thức cũ ví dụ như:

1 Bài đọc nhạc số 2 được tác giải nhạc sĩ Hoàng Long viết ở loại nhịp mấy?

Trang 10

2 Bài đọc nhạc số 2 được nhạc sĩ sử dụng những kí hiệu âm nhạc nào mà

em đã được học?

3 Về trường độ nhạc sĩ đã sử dụng loại hình nốt gì để viết bài?

4 Về cao độ nốt nào là nốt cao nhất và nốt nào là nốt thấp nhất?

 Phần ôn lại kiến thức cũ tôi tổ chức cho học sinh làm việc cá nhân.Tiến hành chơi trò chơi để các em khắc sâu nốt nhạc

* Chơi trò chơi: Ai nhanh hơn: Thi đua giữa các tổ ( lên bảng trình bày)

- Câu hỏi: Tìm trong bản nhạc có mấy nốt đồ, nốt sol, mấy nốt mi và mấy nốt đố

Trước khi học bài yêu cầu học sinh chuẩn bị bài ở nhà: Chép bài đọc nhạc và điền tên nốt trước khi đến lớp.

Hình ảnh bài đọc nhạc số 1 và số 2 của học sinh chuẩn bị trước khi đến lớp

Trang 11

Trò chơi: Ai Thính tai hơn Gv cho học sinh nghe từng câu và gọi học sinh trả lời đó là câu nhạc đó ( làm việc nhóm cặp đôi) mỗi câu nhạc cho nghe hai lượt) đại diện nhóm trả lời.

Sau khi cho học sinh chơi trò chơi xong cho các em nghe toàn bài một lượt sau đó phát huy tính tích cực của các tôt nhóm cho các tổ nhóm xung phongđọc bài

Hình ảnh học sinh thực hiện cặp đôi

Giáo viên hướng dẫn cho học sinh một số động tác vận động cơ thể vào bài đọc nhạc cho các em thực hiện bài theo sự hướng dẫn của cô từng câu một

Trang 12

Hình ảnh học sinh thực hiện vận động cơ thể vào bài học

Tiết 12: Nội dung: Ôn tập bài đọc nhạc số 2 tôi thực hiện như sau

Giáo viên cho các em vận động co thể sau đó hoạt động nhóm cặp 4 đểsáng tạo ra một số động tác khác cô dạy vận dụng vào bài

Trang 13

Hình ảnh minh họa học sinh vận động cơ thể vào trong bài học (nhóm)

Giáo viên đưa ra chủ đề, đặt lời làm mẫu trước tại lớp hướng dẫn các em làm ví dụ chủ đề về thầy cô hướng dẫn cho các em hát lên cao độ từng tiết nhạc câu nhạc sau đó viết lời ra giấy nháp lắp ghép với cao độ hát thử xem phù hợp với cao độ

Giáo viên đặt lời làm mẫu trước tại lớp Giao bài tập về nhà Đến tiết vận dụng sáng tạo cúng ta thu được sản phẩm

Ngày đăng: 17/06/2024, 08:45

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
10. Tài liệu thu thập từ internet: ( trang wed hổ trợ tìm kiếm Google.vn) - http://www.violet.vn- http://www.tailieu.vn - http://diendankienthuc.net - http://dayvahoc.info Link
1. Sách giáo khoa, sách giáo viên âm nhạc 7 bộ kết nối, chân trời sáng tạo, bộ cánh diều Khác
2. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kỹ năng môn âm nhạc THCS Khác
3. Chỉ thị số 55/2008/CT – BGĐT ngày 30/9/2008 về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng CNTT trong ngày giáo dục giai đoạn 2008 – 2013 Khác
4. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THCS.Theo thông tư số 31/2011/TT-BGDĐT Khác
5. Phương pháp dạy học trong nhà trường phổ thông Tác giả: Lê Văn Dũng – Nguyễn Thị Kim Cúc 6. Đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS.Tác giả: PGS – PTS Trần Kiều – Viện khoa học giáo dục 7. Phương pháp dạy học âm nhạc, NXB Đại học Sư Phạm 2005 Khác
8. Biện pháp quản lý nâng cao chất lượng dạy học môn âm nhạc ở trường THCS Tác giả: Trần Đình Quảng – Luận văn thạc sĩ 2011 Khác
9. Hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 của bộ giáo dục và đào tạo Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w