skkn cấp tỉnh một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm tại lớp mẫu giáo 3 4 tuổi c3 trường mầm non thiết ống

21 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
skkn cấp tỉnh một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm tại lớp mẫu giáo 3 4 tuổi c3 trường mầm non thiết ống

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÁ THƯỚC

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁCCHỦ NHIỆM TẠI LỚP MẪU GIÁO 3-4 TUỔI LỚP C3

TRƯỜNG MẦM NON THIẾT ỐNG

Người thực hiên: Phạm Thị NhìChức vụ : Giáo viên

Đơn vị công tác: Trường mầm non Thiết ỐngSKKN thuộc lĩnh vực: chuyên môn

THANH HÓA, NĂM 2024

Trang 2

STTNội dungTrang

2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 2

2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 52.3.1 Giải pháp1: Tìm hiểu nắm vững đặc điểm tâm lý đánh giá sự

2.3.2 Giải pháp 2: Xây dựng kế hoạch, tìm hiểu học hỏi bồi dưỡng

2.3.3 Giải pháp 3: Xây dựng môi trường giáo dục, nâng cao chất

2.3.5 Giải pháp 5: Xây dựng mối quan hệ giữa giáo viên và phụ

Trang 3

1.1 Lý do chọn đề tài :

Giáo dục Mầm Non là ngành học mở đầu trong hệ thống giáo dục quốcdân, chiếm vị trí quan trọng trong giáo dục Mầm non có nhiệm vụ xây dựngnhững cơ sở ban đầu, đặt nền móng cho việc hình thành nhân cách con người.Trẻ em là hạnh phúc của mọi gia đình, là tương lai của dân tộc, việc bảo vệchăm sóc giáo dục trẻ không chỉ là trách nhiệm của riêng ai cả mà là tráchnhiệm của toàn xã hội và của cả nhân loại Vai trò của giáo viên mầm non cómột vị trí vô cùng quan trọng trong việc hình thành cho trẻ những cơ sở ban đầucho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ vàcác kỹ năng sống cơ bản để trẻ tiếp tục ở các bậc học tiếp theo.

Ngoài việc tổ chức, hướng dẫn các hoạt động học tập của trẻ xuyên suốt 5buổi trên tuần, giáo viên chủ nhiệm lớp còn phải thường xuyên theo dõi trẻ trongcả những giờ chơi, giờ hoạt động ngoại khóa… và cả những hoạt động học tập ởnhà của trẻ Vì vậy công việc của một giáo viên chủ nhiệm lớp ở Mầm non là rấtnặng nề, vất vả và vô cùng phức tạp.

Đầu mỗi năm học, ở cùng một trường học, cùng một khối lớp, chất lượnghọc sinh cũng tương đương nhau Nhưng tại sao đến cuối năm, chất lượng họctập - chăm sóc sức khỏe học sinh lớp này lại vượt trội hơn lớp khác Nhữngđiểm khác biệt đó đều do giáo viên chủ nhiệm lớp tạo ra Giáo viên chủ nhiệmnào có tinh thần trách nhiệm cao, tận tâm với học sinh của mình thì chắc chắn sẽtìm ra những biện pháp để thu hút trẻ đến lớp, làm cho trẻ trở nên chăm ngoan,thích đi học và cảm thấy “ Mỗi ngày đến lớp là một ngày vui”

Mặt khác, tuy giáo viên chủ nhiệm lớp ở bậc học mầm non dạy được tất cảcác khối lớp( từ lớp nhà trẻ đến lớp mẫu giáo lớn) nhưng trong thực tế, khôngphải giáo viên nào cũng theo học sinh của mình từ lớp nhà trẻ đến lớp mẫu giáolớn Vì vậy, mỗi năm các em lại được học các cô khác nhau Nếu giáo viên chủnhiệm lớp dưới làm tốt công tác chủ nhiệm, xây dựng tốt nề nếp lớp học nhưnglên lớp trên, giáo viên chủ nhiệm lớp không duy trì, không phát huy thì rồi nềnnếp lớp học, chất lượng học học tập cũng như chăm sóc của trẻ sẽ ra sao? Dovậy, công tác chủ nhiệm lớp phải được thực hiện đồng bộ từ lớp nhà trẻ đến lớpmẫu giáo lớn

Đầu năm học, khi nhận phân công chủ nhiệm lớp mẫu giáo C3 tôi thấy học sinhcòn chưa ngoan, chưa có nền nếp, còn nghỉ tự do, chưa nghe lời cô giáo và cha mẹ

Mặt khác, phụ huynh chưa dành nhiều thời gian, ít quan tâm đến việc họctập cũng như rèn các kỹ năng cho con, giao phó toàn việc giáo dục của con chocô giáo và xem nhẹ bậc học mầm non.

Trong quá trình làm công tác chủ nhiệm lớp tôi đã cố gắng tìm ra đượcgiải pháp để làm tốt công tác chủ nhiệm của mình, xong với yêu cầu đòi hỏingày càng cao về chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ vì vậy đòi hỏi người giáoviên chủ nhiệm luôn phải tìm tòi đổi mới trong công tác chủ nhiệm nhóm lớplàm sao để nắm bắt rõ nhất đặc điểm tình hình của từng đối tượng trẻ, làm saođể trẻ lĩnh hội kiến thức, kỹ năng một cách tốt nhất Chính vì thế tôi lựa chọn đề

Tài: “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm tại lớp mẫugiáo 3 - 4 tuổi C3 trường mầm non Thiết ống”

Trang 4

1.3 Đối tượng nghiên cứu

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm tại lớp mẫu giáo 3- 4 tuổi C3 trường mầm non Thiết Ống

1.4 Phương pháp nghiên cứu

- phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết tham khảo tài liệu quasách chương trình giáo dục mầm non,chuyên đề ,mạng, intenet, báo

- phương pháp điều tra khảo sát thực tế thu thập thông tin: khảo sát cáchoạt động của trẻ trong lớp để nhận biết về khả năng tiếp thu và tâm sinh lý củatrẻ.

- Phương pháp thống kê sử lý số liệu: thống kê, sử lý số liệu trong bảngkhảo sát trước và sau khi ứng dụng biện pháp.

- Phương pháp nghiên cứu dùng lời: Cô giáo dùng lời nói để hướng dẫn

trẻ, hoạt động học, hoạt động chơi, đi thăm quan, giáo dục bằng tình cảm vàkhích lệ.

- Phương pháp thực hành: tổ chức các hoạt động học, hoạt động vui chơi,hoạt động tham quan bằng nhiều hình thức khác nhau, tất cả trẻ được tham giahoạt động trải nghiệm.

2 Nội dung sáng kiến kinh nghiệm2.1 Cơ sở lý luận:

Vai trò nhà trường, gia đình và xã hội trong sự hình thành nhân cách conngười, các phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của con người nói chung, trẻem nói riêng được hình thành và phát triển trong các môi trường: gia đình, nhàtrường và xã hội Lúc sơ sinh vai trò của gia đình là chủ đạo, tuổi học mầm nongia đình và nhà trường góp phần quyết định tất cả.

Nhà trường, gia đình và xã hội có vai trò quan trọng đối với sự hình thànhnhân cách của trẻ em Trong mối quan hệ đó thì nhà trường được xem là trungtâm, chủ động, định hướng trong việc phối hợp với gia đình và xã hội; Nhàtrường là môi trường giáo dục toàn diện nhất, là cơ quan nhà nước thực hiệnchức năng giáo dục chuyên nghiệp nhất nên nhà trường là lực lượng giáo dục cóhiệu quả nhất, hội tụ đủ những yếu tố cần thiết để có thể huy động sức mạnhgiáo dục từ phía gia đình và xã hội.

Giáo viên chủ nhiệm là chủ thể của quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ, họ làlực lượng chủ yếu, là nhân vật trung tâm thực hiện mục tiêu giáo dục của nhàtrường Vì thế giáo viên mầm non là nhân tố quyết định trực tiếp đến chất lượngchăm sóc giáo dục trẻ Vai trò quan trọng đó đòi hỏi đội ngũ giáo viên khôngngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực sư phạm,

Trang 5

phẩm chất đạo đức nghề nghiệp Giáo viên chủ nhiệm phải hết lòng thương yêutrẻ, đối xử công bằng với trẻ, đảm bảo chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ và cóuy tín với phụ huynh, đối với cộng đồng

Nhiệm vụ của trường mầm non đòi hỏi người giáo viên về trách nhiệm cánhân rất cao trong các hoạt động của nhà trường của lớp.

Để tạo niềm tin và thu hút sự tham gia của phụ huynh vào các hoạt độngchăm sóc giáo dục của lớp, của nhà truờng, giáo viên chủ nhiệm cần lắng nghe ýkiến của cha mẹ trẻ, chủ động xây dựng mối liên hệ tốt với phụ huynh Sẵn sàngtư vấn và giúp đỡ các kiến thức chăm sóc - giáo dục trẻ khi gia đình có yêu cầu.Thông tin đầy đủ cho cha mẹ về chương trình chăm sóc giáo dục, liên lạcthường xuyên với gia đình để tìm hiểu sinh hoạt của trẻ ở gia đình, thông tin chocha mẹ trẻ biết tình hình của trẻ ở lớp, những thay đổi của trẻ để kịp thời có biệnpháp chăm sóc giáo dục phù hợp.

2.2 Thực trạng của vấn đề nghiên cứu

Trong năm học 2023- 2024, khi áp dụng các giải pháp nâng cao hiệu quảcông tác chủ nhiệm lớp tại lớp mẫu giáo 3 - 4 tuổi C3 trường mầm non ThiếtỐng, bản thân gặp những thuận lợi và khó khăn như sau:

2.2.1 Thuận lợi:

Trường Mầm non Thiết Ống, nằm ở giữa trung tâm xã Thiết Ống, diện tíchkhuôn viên trường rộng rãi, thoáng mát thuận lợi cho trẻ trong các hoạt độnghọc và vui chơi và là trường nằm trên địa bàn thuận lợi cho việc đưa đón củaphụ huynh.

Nhà Trường đạt chuẩn quốc gia mức độ I và là trường đạt chuẩn cơ quanvăn hóa Trường luôn đạt nhiều thành tích xuất sắc trong các năm học Nhờ đómà chất lượng giáo dục không ngừng được nâng cao Để đạt được những thànhtích đó chính là nhờ có được sự quan tâm giúp đỡ của Phòng giáo dục, Ban giámhiệu nhà trường tạo điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị trong công tácchăm sóc giáo dục trẻ để dạy trẻ được tốt hơn.

Hình ảnh: Trường mầm non Thiết Ống

Trang 6

+ Về đội ngũ: Ban giám hiệu nhà trường có trình độ chuyên môn cao,100% đạt trên chuẩn, có kinh nghiệm quản lí, làm việc có kế hoạch cụ thể khoahọc và sáng tạo Thường xuyên thăm lớp dự giờ, trao đổi chuyên môn, cung cấptài liệu tham khảo cho giáo viên.

+ Đội ngũ giáo viên trong nhà trường có trình độ 100% đạt chuẩn, đa số làgiáo viên trẻ năng động, nhiệt tình, sáng tạo, và tâm huyết yêu nghề mến trẻ.Môi trường làm việc luôn dân chủ, kỉ cương, tình thương và trách nhiệm.

+ Trẻ được học theo độ tuổi, không phải lớp ghép nên rất thuận lợi cho việcchăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ.

Hình ảnh : Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trường mầm non Thiết Ống

2.2.2 Khó khăn: Từ những thuận lợi trên khi thực hiện đề tài tôi còn gặp

- Trẻ chưa có nền nếp trong học tập cũng như các hoạt động khác - Chất lượng giáo dục chưa cao do trẻ chưa biết chú ý và tập trung- Trẻ chưa mạnh dạn tự tin trong giao tiếp, còn nhút nhát, e ngại.

- Bố mẹ đi làm ăn xa nhiều nên trẻ không được uốn nắn và dạy dỗ kịp thời.- Do các con còn nhỏ nên chưa có kỹ năng phục vụ cho mình nên rất ảnhhưởng đến công tác chăm sóc giáo dục trẻ.

Chính vì vậy dẫn đến chất lượng chăm sóc và chất lượng giáo dục còn khó

Trang 7

khăn đến công tác chủ nhiệm của cô giáo.

+ Về phụ huynh: Một số phụ huynh đi làm xa ít có điều kiện quan tâm tớiviệc học tập và giáo dục của trẻ Bên cạnh đó, số ít phụ huynh lại quá cưngchiều con cháu của mình nên việc giáo dục con là chưa đúng cách Nhận thứccủa phụ huynh về bậc học còn hạn chế và xem nhẹ bậc học mầm non là chưaquá quan trọng trong việc phát triển tương lai của trẻ sau này Nên cũng gây khókhăn cho việc giáo viên liên hệ về công tác chăm sóc giáo dục trẻ, ảnh hưởngcông tác chủ nhiệm.

Để một số thực trạng trên được tháo gỡ tôi tiến hành khảo sát trẻ vào cuốitháng 9 năm 2023 với kết quả như sau:

* Kết quả đánh giá chất lượng đầu năm (tháng 9 năm 2023).

TTNội dung khảo sát số trẻTổng

2.3 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp tại lớpmẫu giáo 3 – 4 tuổi C3 trường Mầm non Thiết Ống

2.3.1 Giải pháp 1: Tìm hiểu nắm vững đặc điểm tâm lí, đánh giá sựphát triển của trẻ

* Tìm hiểu đặc điểm tâm lí của trẻ:

Đầu năm sau khi nhận sự phân công của nhà trường về lớp và số lượng học

sinh, điều đầu tiên tôi quan tâm đó là tìm hiểu và phân loại đối tượng trẻ theo

nhóm: nhóm trẻ có hoàn cảnh khó khăn, trẻ yếu, trẻ có năng lực đặc biệt và trẻcá biệt để có kế hoạch cụ thể trong công tác chủ nhiệm của mình.

Tôi tìm hiểu điều kiện, hoàn cảnh gia đình của từng trẻ qua việc đến thămgia đình trẻ, trao đổi với phụ huynh, qua việc nắm bắt thông tin qua sổ theo dõitrẻ hàng ngày của trẻ, nắm được những đặc điểm về thể chất, tâm lý cũng nhưnhững thói quen hành vi đạo đức mà trẻ đã có.

Trang 8

Quan sát theo dõi trẻ tham gia vào các hoạt động trong ngày Thườngxuyên gần gũi trò chuyện cùng trẻ Từ những buổi trò chuyện tôi có thể hiểuđược tâm tư và nguyện vọng của trẻ.

Như tôi trò chuyện cùng trẻ về sở thích của trẻ: Ở trường con thích chơi vớibạn nào nhất, vì sao con lại thích chơi với bạn đó ? Trẻ có thể bộc lộ cùng côgiáo là thích chơi với bạn đó vì bạn đó không giành đồ chơi của con, hay bạn đónhẹ nhàng với các bạn….Từ đó cô giáo chủ nhiệm biết được nguyện vọng củabạn đó là thích cô giáo nhẹ nhàng…

Ghi nhật ký về trẻ, thường là những trẻ nào có những biểu hiện khôngđược tốt với bạn bè cũng như đối với cô giáo như: Đến lớp hay khóc nhè, côgiáo nói không nghe lời, hay đánh bạn Tôi thường làm một quyển sổ tay cánhân để theo dõi những biểu hiện hàng ngày của trẻ đó, từ đó nghiên cứu và tìmhiểu nguyên nhân làm sao trẻ đó lại như vậy và có những biện pháp để trẻ cóbiểu hiện tốt hơn Tạo tình huống để trẻ bộc lộ đặc điểm tính cách của mình.

Từ đó tôi lựa chọn những biện pháp tác động sư phạm phù hợp nhằm giúptrẻ phát triển tốt về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ và thích ứng với cuộcsống, với môi trường luôn luôn biến đổi.

* Đánh giá sự phát triển của trẻ:

Trang 9

trẻ theo giai đoạn, để theo dõi chất lượng giáo dục xem trẻ nào còn yếu về lĩnhvực nào để còn khắc phục.

Ví dụ: Những trẻ còn chậm về ngôn ngữ tôi cho trẻ đọc các bài thơ, các bàiđồng dao ca dao ở mọi lúc mọi nơi nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ.

Ví dụ: Những trẻ còn nhút nhát, dụt dè trước đám đông thì những giờ sinhhoạt chiều tôi tăng cường gọi trẻ lên để trò chuyện cùng cô và cho trẻ đọc thơhay kể chuyện trước lớp để trẻ mạnh dạn tự tin hơn.

Ví dụ: Với những trẻ còn hạn chế về môi trường xung quanh, tôi thiết kếnhững giáo án trình chiếu, hay sưu tầm những băng đĩa có liên quan để cho trẻđược xem và hiểu thêm về môn học này Từ đó trẻ có tiến bộ về những môn họcnày

Ví dụ: Trẻ yếu môn tạo hình thì buổi chiều tôi rèn thêm cho trẻ những kỹnăng cơ bản của bộ môn như vẽ những nét cong, nét xiên, nét sổ thẳng…và giaobài tập về nhà cho trẻ.

Ngoài ra các sản phẩm của trẻ được lưu giữ và sắp xếp theo thứ tự thời gianđể dễ thấy sự tiến bộ của trẻ, cũng như dễ theo dõi để đánh giá sự phát triểncủa trẻ.

2.3.2 Giải pháp 2: Xây dựng kế hoạch, tìm hiểu học hỏi bồi dưỡng kiếnthức chuyên môn

Xây dựng kế hoạch là dự kiến trước những công việc phải làm, biện phápthực hiện những công việc ấy cũng như điều kiện đảm bảo cho công việc thựchiện thành công trong cả một năm học thì tôi xây dựng những nội dung sau:

Xây dựng kế hoạch năm học tôi căn cứ vào kế hoạch năm học của nhàtrường, nhiệm vụ được giao và tình hình thực tế của lớp.

Đề ra mục tiêu phấn đấu của lớp: danh hiệu thi đua của lớp, danh hiệu thiđua cá nhân, duy trì số lượng, tỷ lệ chuyên cần, tỷ lệ bé ngoan, chất lượng giáodục, thực hiện các chuyên đề học tập.

Xây dựng kế hoạch chăm sóc sức khỏe, bảo vệ an toàn cho trẻ, thực hiệncác chuyên đề về vệ sinh dinh dưỡng, an toàn thực phẩm

Xây dựng kế hoạch tuần, kế hoạch tháng dựa trên kế hoạch của tổ chuyênmôn, lựa chọn các hoạt động và xây dựng kế hoạch giáo dục tuần sao cho phùhợp với đặc điểm, nhận thức của trẻ ở nhóm lớp mình và phù hợp với chủ đề.

Như ở chủ đề Bản thân ở tiết môi trường xung quanh tôi lựa chọn tên bài là“ Các bộ phận trên cơ thể bé” từ đó trong tiết dạy tôi có thể cho trẻ nắm đượctên gọi của các bộ phận trên cơ thể bằng cách cho trẻ phát âm nhiều lần tên củacác bộ phận đó

Ở các chủ đề khác như chủ đề gia đình tôi cũng đưa ra kế hoạch phù hợptheo sự hiểu biết của trẻ và ngôn ngữ của trẻ tôi chọn tên bài như sau: Nhà bé ởđâu, từ đó tôi trò chuyện với trẻ với những câu hỏi từ dễ tới khó như: “Nhà conở thôn nào?”, “Nhà con có những ai?”,… Từ đó trẻ nắm được địa chỉ nhà củamình và tự trẻ có thể nói được nhà mình có bao nhiêu người, công việc của cácthành viên trong gia đình và tên của các thành viên đó theo sự gợi ý của cô giáo,vì vậy thông qua cách xây dựng kế hoạch phù hợp với đặc điểm của lứa tuổi vàsự nhận thức của trẻ lớp tôi, tôi nhận thấy học sinh lớp tôi ngày càng lĩnh hộikiến thức một cách dễ dàng và rất tích cực trong các hoạt động.

Trang 10

Tự học tự bồi dưỡng là phương thức tốt nhất giúp giáo viên tiến bộ, trưởngthành, có đủ phẩm chất năng lực chuyên môn nghiệp vụ, hoàn thành nhiệm vụgiáo dục đào tạo được giao Ngay từ đầu năm học, tôi đã xây dựng cho mình kếhoạch tự học, cần sắp xếp thời gian tự học, tự bồi dưỡng cho phù hợp với đặctrưng công việc của mình tự học qua sinh hoạt chuyên môn ở tổ, nhóm, qua dựgiờ học hỏi đồng nghiệp, qua tham gia các buổi chuyên đề, tập huấn, do trường,Phòng giáo dục tổ chức vào hè hoặc trong năm học Ngoài ra, còn tham gia tựhọc, tự bồi dưỡng chuyên môn vào ngày nghỉ, giờ nghỉ Có thể tìm hiểu tài liệubồi dưỡng qua thông tin đại chúng, qua mạng internet, qua đài báo Trong quátrình tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn bản thân tôi đã tự biết kiểm tra, đánh giákết quả bồi dưỡng của mình Hoạt động này giúp tôi nhìn nhận lại những việc đãlàm và chưa làm được từ đó kịp thời điều chỉnh, bổ sung.

Hình ảnh dự giờ học hỏi đồng nghiệp, sinh hoạt học tập chuyên đề tại trường

2.3.3 Giải pháp 3: Xây dựng môi trường giáo dục, nâng cao chất lượngchăm sóc và giáo dục trẻ.

* Xây dựng môi trường lớp học

Với môi trường trong lớp học: Tôi thường sưu tầm, thiết kế các hình ảnh,con vật ngộ nghĩnh đáng yêu, có màu sắc đẹp, bố cục hợp lí và gần gũi với trẻđể gắn tiêu đề các góc, thay các tranh ảnh tranh trí lớp, bố trí các góc hoạt độnghợp lí: Góc hoạt động cần yên tĩnh bố trí xa góc ồn ào.

Môi trường ngoài lớp học tôi bổ sung trồng thêm những chậu cây xanh,trồng hoa và rau vào bầu đặt xung quanh hành lang lớp học,

Tôi chuẩn bị đồ dùng đồ chơi đầy đủ, chu đáo, đồ dùng có giá đựng ngănnắp, để nơi trẻ dễ thấy, dễ lấy, dễ cất

Tôi vận động phụ huynh ủng hộ nguyên vật liệu và cùng trẻ làm đồ chơi từnhững nguyên liệu phế thải sẵn có và thường xuyên có sự thay đổi bổ sung đồdùng, đồ chơi

Cùng đồng nghiệp làm đồ dùng đồ chơi tham gia vào cuộc thi làm đồ dùngđồ chơi tự tạo cấp trường.

Ngày đăng: 16/06/2024, 06:23