SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓATRƯỜNG THPT THẠCH THÀNH 4 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÔN TẬP PHẦN GIẢM PHÂN TRONG SINH HỌC 10 CHO HỌC SINH TRƯỜNG THPT THẠC
Trang 1SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT THẠCH THÀNH 4
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÔN TẬP
PHẦN GIẢM PHÂN TRONG SINH HỌC 10
CHO HỌC SINH TRƯỜNG THPT THẠCH THÀNH 4
Người thực hiện: Trịnh Thị Dinh Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc môn: Sinh học
THANH HÓA, NĂM 2024
Trang 2MỤC LỤC
1 Mở đầu 1
1.1 Lí do chọn đề tài 1
1.2 Mục đích nghiên cứu 1
1.3 Đối tượng nghiên cứu 1
1.4 Phương pháp nghiên cứu 1
2 Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 2
2.1 Cơ sở lí luận 2
2.2 Thực trạng vấn đề 2
2.3 Các giải pháp thực hiện 3
2.3.1 Phân loại học sinh 3
2.3.2 Phân tích ma trận môn Sinh học 3
2.3.3 Ôn tập nắm chắc nền tảng môn Sinh học 4
2.3.4 Ôn tập lý thuyết cơ bản bằng sơ đồ tư duy 12
2.3.5 Tích cực luyện đề ở giai đoạn gấp rút 15
2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 19
3 Kết luận, kiến nghị 19
DANH MỤC CÁC ĐỀ TÀI SKKN ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG 21
TÀI LIỆU THAM KHẢO 21
Trang 3em thiếu gốc Sinh học đó chính là phần giảm phân, khung xương kết cấu của bộmôn.
Vì vậy sau các tiết học chính khóa tôi luôn suy nghĩ làm sao để các emnắm chắc, tiến chắc phần giảm phân, luôn được coi là trừu tượng nhất trongchương trình Và cần có các giải pháp nào phù hợp với điều kiện thực tế là câuhỏi làm tôi luôn băn khoăn, trăn trở Từ lí do trên tôi xin chọn đề tài: “Một sốgiải pháp nâng cao hiệu quả ôn tập phần giảm phân trong Sinh học 10 cho họcsinh trường THPT Thạch Thành 4”
1.2 Mục đích nghiên cứu
Đề tài này với mục đích:
Sử dụng các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả ôn tập phần giảm phân trong
Sinh học 10 cho học sinh trường THPT Thạch Thành 4.
1.3 Đối tượng nghiên cứu
Các giải pháp nâng cao hiệu quả ôn tập phần giảm phân trong Sinh học 10
1.4 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Nghiên cứu thực trạng sáng kiến, cơ sở
lí luận của sáng kiến, tìm hiểu bản chất của vấn đề Nghiên cứu nội dung sáchgiáo khoa môn Sinh học 10,11,12
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin: Tìm hiểu lí donhiều học sinh khó tiếp cận phần giảm phân trong Sinh học 10, không lựa chọnmôn Sinh dự thi tốt nghiệp THPT, khảo sát mức độ hiểu, vận dụng kiến thức có
hệ thống của học sinh lớp 10 trường THPT Thạch Thành 4 khi sử dụng các giảipháp ôn tập
- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu: Thống kê tỉ lệ học sinh lớp 10 trườngTHPT Thạch Thành 4 đạt các mức độ hiểu, vận dụng kiến thức môn Sinh họcsau khi dạy học có sử dụng các giải pháp ôn tập
Trang 42 Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.2 Thực trạng vấn đề
Trường THPT Thạch Thành 4 là một trường ở huyện miền núi của tỉnhThanh Hóa, đa số học sinh thuộc đồng bào dân tộc thiểu số còn rất nhiều khókhăn trong cuộc sống vì vậy tỉ lệ học sinh xét đại học ít, chủ yếu xét tốt nghiệp
Ở mỗi khối chỉ 1 lớp duy nhất học ban khoa học tự nhiên, trong 1 lớp đó tỉ lệhọc sinh đăng kí đại học có môn Sinh học được vài em Chẳng hạn năm học2023-2024 cả khối 10 gồm 274 học sinh trong đó có 1 lớp ban khoa học tự nhiêntổng 39 học sinh, trong đó theo thăm dò chỉ có 6 em nguyện vọng thi đại học cómôn Sinh học
Trong quá trình dạy học chương trình Sinh học 10, tôi thấy nhiều học sinhphản ánh kiến thức phần giảm phân khá trừu tượng, không phải em nào cũngtiếp cận được, vì vậy học sinh nắm lơ mơ, không rõ ràng nên dẫn đến tâm líchán nản, thất vọng Cùng với đó là cách đổi mới thi hoàn toàn khác, giảm hẳnviệc làm đúng do khoanh mò của học sinh
Trước thực trạng như vậy tôi cũng trăn trở rất nhiều, làm sao để học sinh cóthể ôn tập phần giảm phân hiệu quả nhất, nó vốn được xem là xương sống của
bộ môn Sinh học Vì vậy tôi đã đưa ra một số giải pháp hướng dẫn học sinh ôntập giúp các em nhớ lâu, khắc sâu kiến thức một cách có hệ thống, làm tiền đề
để giải quyết các bài toán về di truyền
Trang 52.3 Các giải pháp thực hiện
2.3.1 Ôn tập làm rõ các khái niệm cơ bản.
Theo thống kê có 50% học sinh trong các lớp tôi dạy còn lơ mơ trong việc nắmcác khái niệm cơ bản, cốt lõi:
- Nhiễm sắc thể (NST): là vật chất di truyền tồn tại trong nhân tế bào bị ăn màu bằng chất nhuộm kiềm tính, được tập trung lại tạo sợi ngắn và có số lượng, hình dạng, kích thước đặc trưng cho mỗi loài.
- NST kép: là NST được tạo ra từ sự nhân đôi NST đơn, gồm 2 cromatit giống hệt nhau và dính nhau ở tâm động (phân biệt cromatit khác nguồn
- Tế bào sinh dưỡng: là loại tế bào không có khả năng giảm phân tạo giao
tử mà chỉ có khả nămg nguyên phân để tạo các tế bào con, hình thành
mô, cơ quan.
- Tế bào sinh dục sơ khai ( còn gọi là tế bào mầm): là tế bào có khả năng nguyên phân để tạo ra các tế bào sinh giao tử
- Tế bào sinh dục chín : là tế bào có khả năng giảm phân để tạo giao tử.
2.3.2 Ôn tập lý thuyết cơ bản bằng sơ đồ tư duy
Việc ôn tập bằng sơ đồ tư duy là phù hợp, cần thiết, giúp học sinh hệ thốnghoá kiến thức nhanh nhất, ghi nhớ kiến thức sâu sắc nhất, kích thích sự pháttriển tư duy logic Quá trình tạo sơ đồ tư duy được thực hiện theo các bước:Bước 1 : Xác định từ khóa chủ đề
Bước 2 : Vẽ từ khóa chủ đề ở trung tâm trang giấy
Bước 3: Vẽ các tiêu đề phụ (nhánh cấp 1)
Bước 4 : Vẽ các nhánh cấp 2, cấp 3, …
Trang 6Mỗi từ khóa cấp 1 xác định được nhưng các từ khóa cấp 2 Sau đó vẽ nốitiếp nhánh cấp 2 vào nhánh cấp 1, nhánh cấp 3 vào nhánh cấp 2,… để tạo ra một
sơ đồ tư duy
Ví dụ:
Sản phẩm sơ đồ tư duy về chủ đề giảm phân của học sinh
Trang 72.3.3 Ôn tập nắm chắc sự vận động NST qua các kì của giảm phân.
Trong di truyền học thì giảm phân là nền tảng, được xem là khung xương đểđịnh hình các bài toán về di truyền cho dù ở cấp độ nhận biết, thông hiểu, vậndụng hay vận dụng cao Học sinh cần nắm rõ sự vận động của NST trong giảmphân (kéo theo sự vận động của các gen tương ứng trên NST) trong các trườnghợp cơ bản giúp học sinh có cái nhìn bao quát, toàn diện nhất từ đó tạo tiền đềhiểu đúng được bản chất của các hiện tượng di truyền
Các kiến thức căn bản cần nhớ trong giảm phân gồm :
* Xác định hình thái, số NST đơn, số NST kép, số cromatit, tâm động ởmỗi giai đoạn giảm phân
* Xác định trạng thái NST mỗi giai đoạn giảm phân:
- Trong giảm phân trạng thái đơn chỉ có ở kì sau II và kì cuối II, còn tất cả các
kì còn lại đều ở trạng thái kép, trạng thái cromatit chỉ có ở NST kép
- Cho hình ảnh phân bào bình thường, không đột biến: ở kì sau NST ở trạng tháiđơn nếu cặp tương đồng ở 1 phía tế bào thì tế bào đang ở kì sau nguyên phân,cặp tương đồng tách 2 phía thì kì sau giảm phân II Còn NST ở trạng thái kép thì
Trang 8kì sau I Tại kì giữa I thì cặp NST kép tập trung 2 hàng trên mpxđ, nếu tập trung
1 hàng thì là kì giữa II hoặc nguyên phân
Các ví dụ cụ thể:
Câu 1: Trạng thái đơn của NST có ở kì nào của giảm phân:
A Kì sau I và cuối I B Kì sau II và kì cuối II
C Kì sau I và kỳ sau II D Kì cuối I và kì cuối II
Hướng dẫn: Trong giảm phân trạng thái đơn chỉ có ở kì sau II và kì cuối II, còn tất cả các kì còn lại đều ở trạng thái kép Chọn B
Câu 2: Số cromatit có ở kì sau II của 1 tế bào trong bộ NST lưỡng bội ( 2n) là:
A.4n B 2n C n D 0
Hướng dẫn: Trong giảm phân trạng thái cromatit chỉ có ở NST kép Chọn D
Câu 3: Ở 1 loài có 2n = 8, vậy kì sau II trong mỗi tế bào có
A 8 NST kép, 16 cromatit, 8 tâm động
B 4 NST đơn, 0 cromatit, 4 tâm động.
C 8 NST đơn, 0 cromatit, 8 tâm động
D 16 NST kép, 32 cromatit, 16 tâm động Chọn C.
Câu 5: Quan sát hình vẽ mô tả hai tế bào ở hai cơ thể lưỡng bội:
Phát biểu nào sau đây đúng:
A Tế bào 1 đang ở kì sau nguyên phân B Tế bào 2 đang ở kì sau nguyên phân
Trang 9A Tế bào 1 đang ở kì sau giảm phân I B Tế bào 2 đang ở kì sau giảm phân II
Hướng dẫn: Vì tế bào 1 và tế bào 2 đều ở trạng thái đơn nên có thể ở giảm phân
2 hoặc nguyên phân ( còn ở kì sau giảm phân 1 NST ở trạng thái kép).
Do tế bào 2, cặp tương đồng nằm về 1 phía nên là kì sau nguyên phân Ở tế bào
1, ở mỗi phía của cặp tương đồng chỉ có 1 chiếc nên là kì sau giảm phân 2 Chọn B
Câu 12 (Sở GD – ĐT Hà Nội – 2022) : Quan sát hình ảnh dưới đây và cho biết
tế bào đang ở giai đoạn nào của quá trình phân bào Cho biết bộ NST lưỡng bộicủa loài bằng bao nhiêu?( Biết rằng quá trình phân bào bình thường)
A Kì giữa giảm phân 2, 2n = 10 B Kì giữa nguyên phân, 2n = 10.
C Kì đầu nguyên phân, 2n = 10 D Kì giữa giảm phân 1,2n = 10.
Hướng dẫn: NST tập trung 1 hàng trên mpxđ nên có thể kì giữa nguyên phân hoặc kì giữa giảm phân 2, nếu là của nguyên phân thì khi tách NST kép ra sẽ tạo 2 tế bào có 5 NST tức 2n = 5 Nếu là giảm phân 2 thì khi tách NST kép ra tạo 2 tế bào có 5 NST tức n =5 nên 2n = 10 Chọn A
Câu 14 (Sở GD – ĐT Bắc Giang – lần 1 2021) : Hình vẽ sau đây mô tả hai tế
bào ở hai cơ thể lưỡng bội đang phân bào
Biết rằng không xảy ra đột biến; các chữ cái A, a, B, b, kí hiệu cho các nhiễmsắc thể Theo lí thuyết , phát biểu sau đây đúng?
A Tế bào 1 đang ở kì sau của giảm phân II
B Bộ nhiễm sắc thể của tế bào 2 là 2n = 4.
Trang 10C Bộ nhiễm sắc thể của tế bào 1 là 2n = 2
D Tế bào 2 đang ở kì sau của nguyên phân Chọn D
2.3.4 Hướng dẫn học sinh tạo các sản phẩm trực quan.
Trong quá trình dạy, cho học sinh thực hành tạo các sản phẩm trực quan, tăngtính tư duy, hình tượng thực tế cho học sinh, giúp hs dễ hiểu, yêu môn học hơn.Môn học không khô khan mà linh hoạt, sinh động
Nào! Các tổ cùng khởi động
Các tổ cùng bắt đầu
Trang 11Sản phẩm đã được tạo ra sau 2h miệt mài
Trang 12Các tổ cùng vui vẻ với thành quả của mình.
2.3.5 Ôn tập các điểm đặc trưng của giảm phân, học sinh dễ nhìn.
Mỗi một phạm trù khái niệm hoặc cơ chế đều có bản chất riêng, đặc trưng
Có những điểm rất cơ bản nếu không hệ thống kịp thời thì học sinh dễ rơi tìnhtrạng lơ mơ, không rõ bản chất Việc ôn tập lại các điểm đặc trưng là hết sức cầnthiết với học sinh lớp 10
Điểm đặc trưng Điểm đặc trưng
Bộ NST lưỡng bội : 2n Bộ NST đơn bội: n
NST thường: giống nhau ở giới đực và
Cromatit cùng nguồn: là 2 cromatit
thuộc cùng 1 NST kép khi 1 NST đơn
nhân đôi
Cromatit khác nguồn: là 2 cromatit thuộc 2 NST kép khác nhau trong cặp tương đồng.
Cặp NST tương đồng: gồm 2 chiếc
giống nhau về hình thái, cấu trúc
trong đó 1 chiếc có nguồn gốc từ bố, 1
chiếc có nguồn gốc từ mẹ.
Các cặp NST tương đồng khác nhau :
tồn tại trong tế bào lưỡng bội, tạo thành bộ NST đặc trưng cho loài.
Trang 13Kì sau giảm phân 1: NST tồn tại trạng
thái kép.
Kì sau giảm phân 2: NST tồn tại trạng thái đơn.
Kết quả kì cuối 1: n kép Kết quả kì cuối 2: n đơn
Bộ NST giảm đi ½ : ở giảm phân 1 Bộ NST giữ nguyên: ở giảm phân 2
Tế bào chứa cặp gen Aa giảm phân
bình thường : cho 2 loại giao tử A và a
Tế bào chứa cặp gen Aa rối loạn giảmphân 1 : cho 2 loại giao tử Aa và 0, rối loạn giảm phân 2 cho 3 loại là AA, aa, 0
Tế bào chứa cặp gen AB
2.3.6 Ôn tập các dạng bài tập điển hình về giảm phân.
a Xét quá trình giảm phân diễn ra bình thường, không đột biến.
* Trường hợp xét 1 gen có 2 alen nằm trên 1 cặp NST tương đồng.
Xét kiểu gen Aa khi giảm phân: tạo 2A : 2ª
Kì trung gian : AAaa
Kì giữa I : AAaa
Kì cuối I : AA : aa
Kì cuối II : 2A : 2a
Kết quả tạo 2 loại tế bào đơn bội với tỉ lệ 2A : 2a
* Trường hợp xét các gen nằm trên các cặp NST khác nhau phân li độc lập
+ 1 tế bào giảm phân cho tổng 4 tế bào con chia thành 2 loại với tỉ lệ 1:1
Trang 14+ Một cơ thể : tạo tối đa số loại giao tử là 2n với n là số cặp gen dị hợp
Ví dụ 1: Có 1 tế bào sinh tinh của một cơ thể có kiểu gen AaBb tiến hành giảm
phân bình thường Biết rằng không xảy ra đột biến, hãy viết tên các loại giao tửtạo thành và diễn biến ở giảm phân
Hướng dẫn giải:
Kì trung gian : AAaaBBbb
Kì giữa I : AAaa hoặc AAaa
BBbb bbBB
Kì cuối I : AABB : aabb hoặc AAbb : aaBB
Kì cuối II : 2AB : 2ab hoặc 2 Ab : 2 aB
Kết quả tạo 2 loại tế bào đơn bội với tỉ lệ 1AB : 1ab hoặc 1Ab : 1 aB
Ví dụ 2: Có 1 tế bào sinh tinh của một cơ thể có kiểu gen AaBbDd tiến hành
giảm phân bình thường Biết rằng không xảy ra đột biến, theo lí thuyết, số loạitinh trùng tối đa được hình thành là
Ví dụ 3: Có 5 tế bào sinh tinh của một cơ thể có kiểu gen AaBbDd tiến hành
giảm phân bình thường Biết rằng không xảy ra đột biến, theo lí thuyết, số loạitinh trùng tối đa được hình thành là
Ví dụ 4: Xét một cơ thể có kiểu gen AaBbDd tiến hành giảm phân bình thường.
Biết rằng không xảy ra đột biến, theo lí thuyết, số loại tinh trùng tối đa đượchình thành là
Hướng dẫn giải
• 1 tế bào sinh tinh giảm phân bình thường cho 2 loại tinh trùng
• 5 tế bào sinh tinh giảm phân bình thường cho 5 x 2 = 10 loại tinh trùng Tuynhiên số loại giao tử tối đa là 23 = 8 loại Vì vậy 5 tế bào giảm phân cho 8 loạigiao tử
• Một cơ thể giảm phân bình thường cho số giao tử tối đa là 23 = 8 loại
Trang 15* Trường hợp 2 cặp gen quy định 2 cặp tính trạng khác nhau cùng nằm trên một cặp NST.
+ Liên kết hoàn toàn : cơ thể chứa cặp AB
ab giảm phân cho 2 loại giao tử AB = ab+ Hoán vị gen :
1 tế bào cho 4 loại giao tử AB = ab = Ab = aB
1 cơ thể cho 4 loại với tỉ lệ phụ thuộc vào tần số hoán vị gen
Ta có bảng tóm tắt sau:
1 cơ thể giảm phân bình thường (hoặc có xảy ra hoán vị
gen) thì số loại giao tử tối đa
MAX = 2n(*)
1TB sinh tinh giảm phân bình thường cho 4 tinh trùng (số
lượng)1TB sinh tinh giảm phân không HVG cho 2 loại tinh trùng
1 TB sinh tinh giảm phân có xảy ra HVG cho 4 loại tinh trùng
a TB sinh tinh giảm phân không HVG cho tối đa số loại
1 TB sinh trứng giảm phân bình thường (hoặc có xảy ra
HVG) cho tối đa
1 loại trứng
a TB sinh trứng giảm phân bình thường (hoặc xảy ra
HVG) cho số trứng tối đa
a x 1 ≤ MAX
Ghi chú : (*)
• Nếu có xảy ra hoán vị gen thì n là số cặp gen dị hợp
• Nếu không xảy ra hoán vị gen thì n là số cặp NST
Ví dụ 5: Trong quá trình giảm phân của một tế bào sinh tinh ở cơ thể có kiểu
gen AB
ab đã xảy ra hoán vị giữa alen A và a Cho biết không có đột biến xảy ra,tính theo lí thuyết, số loại giao tử và tỉ lệ từng loại giao tử được tạo ra từ quátrình giảm phân của tế bào trên là
A 4 loại với tỉ lệ 1 : 1 : 1 :1.
Trang 16B 4 loại với tỉ lệ phụ thuộc vào tần số hoán vị gen.
C 2 loại với tỉ lệ phụ thuộc vào tần số hoán vị gen.
D 2 loại với tỉ lệ 1 : 1.
Hướng dẫn giải
• Từ 1 tế bào sinh tinh AB
ab có hoán vị gen luôn luôn tạo số lượng giao tử là 4,đồng thời số loại là 4 nên tỷ lệ từng loại giao tử là 1 AB : 1 Ab : 1 aB : 1 ab
Chọn A.
* Trường hợp 3 cặp gen quy định 3 cặp tính trạng khác nhau cùng nằm trên một cặp NST.
Xét một cá thể có kiểu gen là ABD
abd khi giảm phân giảm phân không có đột biến
có 1 số khả năng sau :
+ Liên kết hoàn toàn : sẽ cho 2 loại giao tử : ABD = abd
+ Xảy ra trao đổi đoạn tại 1 điểm (tại B) sẽ cho ra 4 loại giao tử sau: ABD =abd; Abd = aBD
+ Xảy ra trao đổi đoạn tại 2 điểm (A-B và B-D) xảy ra không cùng lúc sẽ cho ra
6 loại giao tử sau: ABD = abd; Abd = aBD ; ABd = abD
+ Xảy ra trao đổi đoạn kép sẽ cho ra 8 loại giao tử sau: ABD = abd; Abd = aBD
; ABd = abD; AbD = aBd
Ví dụ 6: Một loài thực vật có 2n=16, trong điều kiện không phát sinh đột biến
NST và ở trên mỗi cặp NST số 1, số 2, số 3 có trao đổi chéo kép Trên NST số
4, số 5, số 6 có trao đổi chéo tại 1 điểm Trên NST số 7, số 8 không trao đổichéo Tối đa sẽ tạo ra bao nhiêu loại giao tử?
Trang 17Ví dụ 7: 3 tế bào sinh tinh có kiểu gen AB Dd
ab khi giảm phân bình thường và cótrao đổi chéo, thực tế cho tối đa bao nhiêu loại tinh trùng?
Hướng dẫn giải
• Một tế bào sinh tinh giảm phân có trao đổi chéo cho tối đa 4 loại tinh trùng
• Ba tế bào sinh tinh giảm phân có trao đổi chéo cho tối đa 3 x 4 = 12 loại tinhtrùng
• Khi cơ thể này giảm phân thì tối đa chỉ cho MAX = 23 = 8 loại tinh trùng
• Vậy số giao tử tối đa mà 3 tế bào này tạo ra là 8 Chọn B .
Ví dụ 8: Cho 5 tế bào sinh tinh có kiểu gen như sau AB DE HhGgXY
ab DE giảm phânsinh tinh trùng thực tế số giao tử tối đa mà các tế bào có thể tạo ra Biết đã xảy
ra hiện tượng hoán vị giữa gen A và a
Hướng dẫn giải
• Một tế bào sinh tinh giảm phân có hoán vị gen cho tối đa 4 loại tinh trùng
• 5 tế bào sinh tinh giảm phân có trao đổi chéo cho tối đa 5 x 4 = 20 loại tinhtrùng (< 25 loại tinh trùng mà cơ thể này có thể tạo ra → thỏa mãn) Chọn C.
Ví dụ 9: Hai tế bào sinh tinh đều có kiểu gen D d
E e
AB X X
ab giảm phân bình thườngnhưng xảy ra hoán vị gen ở một trong hai tế bào Theo lí thuyết, số loại giao tửtối đa được tạo ra là
Hướng dẫn giải
• Tế bào sinh tinh thứ nhất: không có hoán vị gen tạo 4 giao tử gồm 2 loại
• Tế bào sinh tinh thứ hai: có hoán vị gen tạo 4 giao tử gồm 4 loại
• Số loại giao tử tối đa = 4 + 2 = 6 loại Chọn B.
b Xét rối loạn giảm phân tạo giao tử đột biến
Do phạm vi của sáng kiến nên xin được lồng ghép ngắn gọn kết quả vào bảng :