1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn cấp tỉnh một số giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 3c trường tiểu học nguyệt ấn 1 huyện ngọc lặc tỉnh thanh hóa

14 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 3C
Tác giả Nguyễn Thị A
Trường học Trường Tiểu học Nguyệt Ấn 1
Chuyên ngành Giáo dục Tiểu học
Thể loại Sáng kiến kinh nghiệm
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thanh Hóa
Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 61,95 KB

Nội dung

Hoạt động trải nghiệm giúp cho nội dung giáo dục không bị hạn chế trong giáo trình, mà gắn liền với thực tiễn đời sống xã hội; gắn lí thuyết với thực hành” [1] Ở bậc Tiểu học, mục tiêu c

Trang 1

Như chúng ta đã biết, mục tiêu chung của hoạt động trải nghiệm là giúp hình thành, phát triển ở học sinh năng lực thích ứng với cuộc sống, năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động, năng lực định hướng nghề nghiệp; đồng thời góp phần hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung quy định trong “Chương trình tổng thể” Ngoài ra, hoạt động trải nghiệm còn giúp trẻ khám phá bản thân và thế giới xung quanh, phát triển đời sống tâm hồn phong phú, biết rung cảm trước cái đẹp của thiên nhiên và tình người, có quan niệm sống và ứng xử đúng đắn, đồng thời bồi dưỡng cho học sinh tình yêu đối với quê hương, đất nước, ý thức về cội nguồn và bản sắc của dân tộc để góp phần giữ gìn, phát triển các giá trị tốt đẹp của con người Việt Nam trong một thế giới hội nhập

Hoạt động trải nghiệm là giúp hình hành cho học sinh thói quen tích cực trong cuộc sống hằng ngày, chăm chỉ lao động; thực hiện trách nhiệm của học sinh ở nhà, ở trường Qua trải nghiệm, học sinh được trực tiếp chiêm nghiệm, tự lực tích lũy kiến thức, kĩ năng, thái độ thực tiễn để trẻ tự mình tạo thành kinh nghiệm riêng của bản thân và phát triển cá nhân theo năng lực Mặt khác còn hình thành cho học sinh một số phẩm chất như: biết rung cảm với cảnh quan, di tích, truyền thống của địa phương, đất nước, có trách nhiệm trong học tập và rèn luyện của bản thân, trách nhiệm với người thân

và cuộc sống sinh hoạt gia đình; tuân thủ các quy định nơi công cộng; chăm chỉ, tự giác trong học tập, rèn luyện và lao động Thông qua việc tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh, nhà trường đã xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp với phụ huynh học sinh và cộng đồng

Trong những năm học trước mặc dù nhà trường đã quan tâm tới hoạt động giáo dục trải nghiệm cho học sinh Tuy nhiên, học sinh khi tham gia còn có nhiều hạn chế: còn lúng túng, thiếu tự tin, chưa phát huy tính tích cực của học sinh khi tham gia hoạt động, năng lực tự quản, tự phục vụ bản thân, kĩ năng sống và tự điều chỉnh bản thân trong tập thể đặc biệt là kĩ năng giao tiếp, hợp tác, chia sẻ, sống yêu thương và giúp đỡ lẫn nhau còn hạn chế

Do điều kiện cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ cho các hoạt động trải nghiệm trong nhà trường còn nhiều thiếu thốn chưa đáp ứng được nhu cầu tập luyện, nhu cầu tổ chức các hoạt động sự kiện, chưa phát huy được sức mạnh vốn

có phụ huynh học sinh, học sinh; đặc biệt là các biện pháp chưa phù hợp nên chưa tập hợp được sức mạnh tiềm năng trong học sinh

Với những băn khoăn đó, tôi đã mạnh dạn tìm hiểu, nghiên cứu và tìm ra

“Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 3C, Trường Tiểu học Nguyệt Ấn 1, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa”

1.2 Mục đích nghiên cứu

- Tạo điều kiện cho học sinh chơi vui vẻ, lành mạnh sau các tiết học thông qua hoạt động trải nghiệm

- Nâng cao các tố chất và tiềm năng của bản thân học sinh, nuôi dưỡng ý thức

Trang 2

sống tự lập, đồng thời quan tâm, chia sẻ tới những người xung quanh.

- Tạo cơ hội để học sinh được bày tỏ quan điểm, ý tưởng, được đánh giá và lựa chọn ý tưởng hoạt động, được thể hiện, tự khẳng định bản thân, được tự đánh giá

và đánh giá kết quả hoạt động của bản thân, của nhóm mình và của bạn bè, Từ

đó, hình thành và phát triển cho các em những giá trị sống và các năng lực cần thiết

- Tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống và rèn luyện kĩ năng cho học sinh

- Phát hiện kịp thời những tài năng của lớp để có kế hoạch bồi dưỡng và giúp các em ngày càng phát huy tốt năng khiếu

- Hình thành cho học sinh một số phẩm chất như: biết rung cảm với cảnh quan, di tích, truyền thống của địa phương

1.3 Đối tượng nghiên cứu

- Sách, báo tài liệu liên quan đến việc nâng cao hiệu quả tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho học sinh Tiểu học

- Học sinh lớp 3C, Trường Tiểu học Nguyệt Ấn 1, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa

1.4 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu lí thuyết

- Phương pháp quan sát

- Phương pháp phân tích

- Phương pháp phỏng vấn, đàm thoại

2 NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm

Ngành giáo dục hiện nay đang không ngừng đổi mới một cách toàn diện về nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học để làm sao hướng người học trở thành những đối tượng tích cực, chủ động tìm ra tri thức mới và biết vận dụng tri thức vào giải quyết các vấn đề trong thực tế đời sống Trong các phương pháp và hoạt động giáo dục đang được áp dụng thì trải nghiệm sáng tạo

là một hoạt động giáo dục mới Ở hoạt động giáo dục này, học sinh được chủ động thực hành tìm kiếm ra tri thức, thu thập kiến thức mới để hình thành kĩ năng thái độ cho bản thân

“Hoạt động trải nghiệm ở các trường phổ thông có thể hiểu là hoạt động có động cơ, có đối tượng để chiếm lĩnh tri thức, được tổ chức thông qua các hoạt động thực tiễn cho học sinh, dưới sự định hướng, hướng dẫn của giáo viên Thông qua các hoạt động trải nghiệm, người học có được những kiến thức, kĩ năng, tình cảm và hình thành những ý chí nhất định Theo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể của Bộ GD-ĐT: Hoạt động trải nghiệm là một bộ phận bắt buộc trong kế hoạch giáo dục Hoạt động trải nghiệm giúp cho nội dung giáo dục không bị hạn chế trong giáo trình, mà gắn liền với thực tiễn đời sống

xã hội; gắn lí thuyết với thực hành” [1]

Ở bậc Tiểu học, mục tiêu chính của hoạt động trải nghiệm là giúp hình thành cho học sinh thói quen tích cực trong cuộc sống hằng ngày, chăm chỉ lao động; thực hiện trách nhiệm của người học sinh ở nhà, ở trường và địa phương; biết tự đánh giá và tự điều chỉnh bản thân; hình thành những hành vi giao tiếp, ứng xử có

Trang 3

văn hoá; có ý thức hợp tác nhóm và hình thành được năng lực giải quyết vấn đề Nghị quyết số 29- NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Trung ương 8

khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo chỉ ra rằng “Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học”.[2]

Như vậy, có thể nói việc tổ chức hoạt động trải nghiệm có tầm quan trọng hết sức lớn lao đối với các trường học nói chung và lớp 3C tôi đang chủ nhiệm nói riêng Trước hết nó tạo không khí vui tươi, phấn khởi sau những giờ học căng thẳng, tạo sân chơi bổ ích cho các em Các em sẽ cảm thấy thích thú khi được đến trường, đến lớp, sẽ cảm thấy gắn bó mật thiết với ngôi trường và coi nhà trường như là ngôi nhà của mình và luôn để lại dấu ấn khó phai mờ trong trí óc của mỗi người, đồng thời góp phần hình thành nhân cách tốt đẹp và lối sống văn minh, văn hóa cho thế hệ trẻ ngay từ tuổi học đường

2.2 Thực trạng của vấn đề nghiên cứu trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm

2.2.1 Thuận lợi

- Bản thân giáo viên đã có ý thức cao trong việc giáo dục học sinh thực hiện các hoạt động phối hợp của Đội Thiếu niên, nội dung trải nghiệm khá đa dạng

Cụ thể như: giáo dục học sinh thông qua sinh hoạt dưới cờ, tổ chức ngày “Thứ bảy xanh, Chủ nhật xanh”, qua các hoạt động lao động định kì, thường xuyên, các hội thi như thi hiểu biết về An toàn giao, thi vẽ tranh với nội dung về môi trường, tổ chức các trò chơi dân gian,…

- Phụ huynh học sinh quan tâm, Ban Đại diện cha mẹ học sinh làm tốt khâu tuyên truyền vận động

- Ban Giám hiệu, tổ trưởng các tổ khối hằng năm được tham dự các lớp tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực công tác

- Thư viện nhà trường có đủ tài liệu, sách giáo khoa, sách tham khảo, sách bổ trợ để phục vụ cho giáo viên và học sinh

- Cơ sở vật chất khang trang, nhà trường duy trì danh hiệu “Trường chuẩn quốc gia”

2.2.2 Khó khăn

- Hiện nay đa số học sinh chỉ tập trung vào một nhiệm vụ đó là học tập còn việc vận dụng thực hành vào cuộc sống vẫn còn hạn chế

- Học sinh đa số là con em dân tộc, đời sống kinh tế còn khó khăn, phụ huynh chưa quan tâm đến việc giáo dục và học tập của con em mình

- Học sinh chưa biết lựa chọn trò chơi an toàn Qua phỏng vấn các em học sinh hầu hết đều muốn được tham gia chơi trò chơi nhưng chưa biết chọn trò chơi nào, nội dung trò chơi ra sao, chơi ở đâu

- Hơn thế nữa, bản tính của môt số em còn e dè, nhút nhát, thiếu tự tin nên cũng gặp không ít khó khăn khi tham gia vào các hoạt động trải nghiệm Còn một vấn đề cũng khiến cho giáo viên gặp trở ngại khi thực hiện các hoạt động trải nghiệm đó là thời gian, hình thức tổ chức, địa điểm để phù hợp với lứa tuổi tiểu học của học sinh Chính vì điều đó mà các hoạt động trải nghiệm vẫn chưa được tổ chức một cách thường xuyên Cũng chính từ những khó khăn đó mà học sinh được tham gia các hoạt động trải nghiệm chưa nhiều và chỉ nằm trong

Trang 4

phạm vi đơn giản, dễ thực hiện Điều đó làm cho kĩ năng sống của học sinh vẫn còn hạn chế Cụ thể, trong các năm học trực tiếp giảng dạy các em, tôi thấy các

em thực hiện các hoạt động trải nghiệm còn hời hợt, chưa thật sự chủ động, cách làm việc của các em chưa chắc chắn, thiếu sự chuyên nghiệp nên kết quả chưa đạt như mong muốn của giáo viên, nội dung trải nghiệm chưa phong phú,…

2.2.3 Kết quả thực trạng trước khi áp dụng sáng kiến

Năm học 2023-2024, tôi được phân công chủ nhiệm và giảng dạy lớp 3C, tổng số học sinh là 28 em Kết quả khảo sát hiệu quả thực hiện các hình thức của hoạt động trải nghiệm như sau:

T

T Các nội dung khảo sát

Mức độ hiệu quả Không

hiệu quả

Hiệu quả thấp

Hiệu quả trung bình

Hiệu quả cao Số

HS

Tỉ lệ

Số

HS Tỉ lệ

Số HS

Tỉ lệ

Số

HS Tỉ lệ

1 Hoạt động các Câu lạc

4 Hoạt động giao lưu 8 28,5 12 43,0 8 28,5

Qua kết quả khảo sát cho thấy hiệu quả thực hiện chỉ đạt mức độ trung bình Một số hình thức được đánh giá hiệu quả thấp như: Hoạt động giao lưu, hoạt động Câu lạc bộ, tổ chức diễn đàn…

Trên cơ sở khảo sát nắm bắt tình hình thực tế của học sinh trong việc thực hiện tổ chức hoạt động trải nghiệm cho các em, tôi đưa ra một số biện pháp trọng tâm nhằm thúc đẩy, phát huy hết các ưu điểm đã đạt được và khắc phục các tồn tại, hạn chế trong việc thực hiện nội dung này như sau:

2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề

2.3.1 Tổ chức tập huấn cho học sinh phối hợp thực hiện

Tập huấn cho học sinh là giúp giáo viên nhận diện được đặc điểm tâm sinh lí của học sinh, đặc điểm của học sinh theo từng đối tượng, những khó khăn của các em trong cuộc sống học đường Điều này giúp giáo viên biết cách phân tích trường hợp thực tiễn, xây dựng, lựa chọn và thực hiện được hoạt động phù hợp với tâm lí cho học sinh Từ đó thiết lập được kênh thông tin, trao đổi với cha mẹ học sinh về diễn biến tâm lí và các vấn đề cần tư vấn, hỗ trợ cho học sinh; lên kế hoạch bồi dưỡng thông qua những hoạt động như hội thi, thông qua hình thức trải nghiệm, thực hành trong buổi chào cờ đầu tuần, thể dục buổi sáng - giữa giờ, sinh hoạt cuối tuần, 15 phút ngay tại lớp, các ngày lễ lớn trong năm học

Trong quá trình thực hiện, tôi chỉ đạo các lực lượng phối hợp bao gồm Ban cán sự lớp, tổ trưởng các tổ, học sinh năng khiếu trong lớp có trách nhiệm đôn đốc học sinh trong tổ thực hiện theo kế hoạch Sau đó, tôi tiến hành phổ biến trong cuộc họp cha mẹ học sinh đầu năm về mục đích, ý nghĩa, và vai trò của

Trang 5

việc tổ chức “Hoạt động trải nghiệm” đối với học sinh của lớp 3C.

Hình ảnh: Cuộc họp cùng phụ huynh và Ban cán sự lớp, tổ trưởng các tổ

Hình ảnh: Cuộc họp giữa GVCN, Ban cán sự lớp, tổ trưởng các tổ

Thành viên phụ trách từng tiêu chí mà giáo viên đã xây dựng kế hoạch thực hiện tiêu chí, đề ra các biện pháp thực hiện cụ thể cho tiêu chí được phân công

và có báo cáo hàng tháng, hàng kì những nội dung được phân công thực hiện của lớp

Trong các nội dung thực hiện, tôi tập trung vào hai nội dung nổi cộm để ráo riết chỉ đạo thực hiện đó là:

Thứ nhất: Tổ chức các hoạt động theo nhóm, Câu lạc bộ như: Đọc sách, chơi trò chơi, vẽ tranh, hát múa, khiêu vũ, Aerobic

Thứ hai: Tổ chức toàn thể học sinh như: Múa hát tập thể sân trường, dân vũ, văn nghệ đầu tuần, vẽ tranh, vệ sinh lớp học,

Sau khi tổ chức tập huấn gồm Ban cán sự lớp, tổ trướng các tổ, học sinh năng

khiếu, tôi quán triệt chủ trương và phối hợp thực hiện, học sinh đã nắm được tầm quan trọng của việc tổ chức hoạt động trải nghiệm, nhận thức rõ điều mình sắp thực hiện, thấy vai trò trách nhiệm của bản thân trong việc thực hiện nhiệm

vụ được giao và xây dựng được kế hoạch sát với thực tế của lớp, của trường

2.3.2 Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục ý thức của học sinh

Tuyên truyền giáo dục là một phương pháp không thể thiếu trong quá trình giáo dục, nó có vai trò và tác dụng lớn góp phần thực hiện thành công nội dung giáo dục, trong đó, Đội Thiếu niên mà trung tâm là đồng chí Tổng phụ trách Đội giữ vai trò chủ chốt Vì vậy, công tác này tôi chủ động phối kết hợp ngay với đồng chí tổng phụ trách Đội, giáo viên bộ môn tổ chức thực hiện Công tác tuyên truyền về hoạt động tổ chức trải nghiệm sáng tạo được thực hiện với các hình thức cụ thể như:

- Tuyên truyền trong 15 phút đầu giờ: nhận xét, đánh giá, nhắc nhở, khen thưởng, động viên…

- Giáo viên nhắc nhở trong sinh hoạt tập thể, sinh hoạt ngoại khóa, …

- Tổ chức ngày hội giao lưu các Câu lạc bộ, thi văn nghệ, an toàn giao thông,

- Phát động cho học sinh biết bảo vệ môi trường bằng cách thu gom pin đã qua sử dụng, làm sản phẩm tái chế từ những chất thải đã qua sử dụng như: bìa cát tông, vỏ chai nhựa,

Hình ảnh: Học sinh lớp 3C vẽ tranh về Bảo vệ môi trường.

Hình ảnh: Học sinh lớp 3C vẽ tranh và tìm hiểu về An toàn giao thông

Nhà trường treo các khẩu hiệu tuyên truyền: “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, “Mắt thấy rác, tay nhặt liền”, “ Cổng trường em sạch đẹp, an toàn”, “An toàn là bạn, tai nạn là thù”, … Tôi kết hợp cùng tổng phụ

Trang 6

trách Đội trực tiếp tuyên truyền cho các em hiểu ý nghĩa của các khẩu hiệu và hướng dẫn các em thực hiện theo

Hình ảnh: Học sinh lớp 3C thực hiện “Mắt thấy rác, tay nhặt liền”bảo vệ môi trường

Tóm lại: Tuyên truyền là một trong các biện pháp mang lại hiệu quả cao vì

nó tác động vào ý thức tôn trọng kỉ luật, an toàn trong giờ học cũng như giờ ra chơi của từng em học sinh Đa số các em học sinh thông qua tuyên truyền giáo

dục ý thức sẽ thực hiện theo nội dung tuyên truyền một cách nghiêm túc.

2.3.3 Tổ chức các hoạt động

Kết hợp với công tác tuyên truyền, tôi phối hợp thêm các biện pháp giáo dục khác để thực hiện nội dung đã đề ra như:

* Tổ chức các hoạt động theo nhóm, Câu lạc bộ:

- Các hoạt động theo nhóm: Đọc sách trong thư viện và các khu thư viện của nhà trường

Đọc sách có nhiều lợi ích cho trẻ trong vấn đề hình thành nhân cách và trí tuệ Thông qua việc đọc sách, các em được phát triển trí tuệ, tinh thần, nâng cao kiến thức để trang bị cho mình những kĩ năng cần thiết Bên cạnh chương trình học ở lớp, các em nên được tạo điều kiện và thói quen đọc sách để có nhiều điều

bổ ích như: Đọc sách giúp phát triển khả năng đọc nhanh và tư duy nhanh Lợi ích đầu tiên của việc đọc sách là giúp các em tiếp xúc với con chữ nhiều hơn, vốn từ của bản thân nhiều lên, giao tiếp nói chuyện với mọi người một cách hoạt ngôn cởi mở và cuốn hút, kể chuyện logic thu hút người nghe nhờ khả năng tư duy với vốn từ ngữ phong phú ấn tượng Đồng thời khả năng viết cũng tiến bộ

rõ rệt đấy Cách sắp xếp câu chữ, hình ảnh của sách có thể giúp các em rèn luyện khả năng đọc nhanh, tư duy nhanh và có lối suy nghĩ nhanh hơn, nhạy bén hơn Bên cạnh những bài học ở lớp, đọc sách cũng là cách giúp trẻ thư giãn, giải trí có ý nghĩa và hiệu quả Nâng cao kiến thức bên cạnh các sách học tại lớp Có

vô số những loại sách thuộc rất nhiều lĩnh vực khác nhau như tự nhiên, xã hội, văn học, thế giới, du lịch Đọc sách nhiều giúp các em có thể tiếp nhận những kiến thức bên ngoài khuôn khổ lớp học Qua đó, các em vừa nâng cao trí tuệ, vừa thêm kiến thức cho bản thân, vừa tiếp thu bài học ở trường một cách nhanh chóng, hiệu quả hơn Đọc sách giúp các em học sinh tránh được những nguy cơ

về tâm lí tuổi học trò Ngoài là một phương tiện cung cấp tri thức, sách còn là phương tiện giải trí hoàn hảo cho học sinh Sách giúp các em có được phút giây thoải mái sau giờ học và tránh tình trạng tiếp xúc quá nhiều với các thiết bị công nghệ, phòng tránh những khủng hoảng về tâm lí tuổi học trò như căng thẳng, trầm cảm, tự kỉ, rối loạn lo âu, góp phần rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh

Hình ảnh: Giáo viên cùng học sinh đọc sách ở thư viện và ghi nhật kí

Hình ảnh: Học sinh đọc sách trong và ngoài thư viện

Hình ảnh: Học sinh tham gia “Ngày hội đọc sách”

Trang 7

Đọc sách giúp học sinh có được cái nhìn khác biệt về thế giới xung quanh Nhờ vào sách mà nhiều học sinh có được cảm nhận khác biệt hơn về cuộc sống, cách nhìn nhận về thế giới xung quanh mình, qua đó sống một cách tích cực hơn, có ích hơn và hình thành các ước mơ của bản thân

- Các hoạt động theo hình thức Câu lạc bộ:

Tôi tổ chức cho học sinh sinh hoạt dưới hình thức Câu lạc bộ nhằm tạo điều kiện để học sinh tiếp cận với các hoạt động vui học, rèn luyện thêm một số kĩ năng tự tin, tạo điều kiện cho các em phát huy sở trường của mình trong lĩnh vực tuyên truyền viên, phát thanh viên măng non qua “Câu lạc bộ truyền thông”, trong lĩnh vực sáng tác văn học qua “Câu lạc bộ sáng tác trẻ” Giáo dục giá trị đoàn kết thông qua việc sinh hoạt tập thể, sinh hoạt nhóm, qua đó học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau trong quá trình làm việc và học tập thông qua câu lạc bộ: Vẽ tranh theo các chủ đề như vẽ về Ô tô mơ ước, Anh bộ đội Cụ Hồ, Điện Biên Phủ trong mắt em, Nói không với bạo lực học đường, Aerobic, khiêu vũ, nhảy dân vũ thể thao, chơi trò chơi dân gian như nhảy ba bố, chèo thuyền, kéo co, nhảy dây,

Thông qua câu lạc bộ nhằm tạo cho các em học sinh một sân chơi giải trí lành mạnh, để các em thấy được “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” Đồng thời là cơ hội để mỗi em học sinh được hoàn thiện những kỹ năng ứng

xử, giao tiếp, chủ động, tự tin thể hiện sở trường của bản thân và thể hiện mình trong tập thể từ đó phát hiện và bồi dưỡng những cá nhân có năng khiếu giúp các em tự nhận ra giá trị của bản thân, tự trau dồi để phát triển một cách toàn diện Học sinh nhận ra giá trị đoàn kết thông qua việc sinh hoạt tập thể, sinh hoạt nhóm, qua đó học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau trong quá trình làm việc và học tập

Hình ảnh: Học sinh trình bày tranh và thuyết trình tranh

Hình ảnh: Học sinh luyện tập Aerobic

Hình ảnh: Học sinh tập khiêu vũ đầu giờ 15 phút và biễu diễn

Hình ảnh: Học sinh chơi trò chơi dân gian

* Tổ chức các hoạt động toàn thể học sinh

Tổ chức các hoạt động tập thể có hiệu quả cao giúp các thành viên trong tập thể tự giác, tích cực tham gia các hoạt động đã được thiết kế và tổ chức Nội dung này giáo viên chủ nhiệm trực tiếp thực hiện Ban quản trị lớp có nhiệm vụ theo dõi, giám sát, theo dõi tình hình thực hiện của các bạn mình, kịp thời phát hiện, nhắc nhở những bạn thực hiện chưa tốt, tổng hợp báo cáo giáo viên chủ nhiệm có học sinh vi phạm nội quy

Hàng ngày, tôi giao cho Ban quản trị lớp nhiệm vụ kiểm tra và nhắc nhở các bạn làm vệ sinh đúng thời gian, đúng khu vực quy định Qua việc tổ chức thực hiện hoạt động trải nghiệm sáng tạo đã mang lại hiệu quả thiết thực, các em học sinh thoải mái sau những giờ học căng thẳng để sẵn sàng tâm thế vào lớp học những giờ học tiếp theo Tôi thường xuyên hướng dẫn các em kĩ năng vui chơi,

Trang 8

sinh hoạt đúng cách để không xảy ra tai nạn Công việc này được giao cho giáo viên chủ nhiệm cùng ban quản trị phối hợp tuyên truyền, hướng dẫn, nhắc nhở các em thực hiện

Ví dụ: Nhắc nhở học sinh không sờ tay vào lỗ ổ cắm điện; không xô đẩy nhau

khi đi lên xuống cầu thang; không chơi dao, kéo và các đồ vật sắc nhọn

Giáo dục học sinh một số tình huống thường gặp trong trường như kĩ năng xử

lí tình huống khi thấy bạn bị ngã chảy máu chẳng hạn Gặp tình huống trên thì thứ nhất các em phải báo ngay cho thầy cô biết, thứ hai là phải khẩn trương đưa bạn vào phòng y tế Như vậy, khi gặp các tình huống này xảy ra vì các em đã học nên các em có thể xử lí được ngay Điều này đã giúp giảm thiểu các tai nạn xảy ra trong lớp tôi, trong nhà trường Trong năm học này không có học sinh bị thương tích xảy ra trong lớp tôi nói riêng, trong nhà trường nói chung

* Giáo dục môi trường, giáo dục kĩ năng sống trong các tiết học

Ngoài việc chú trọng thực hiện nội dung trên, tôi còn tổ chức các hoạt động trải nghiệm theo chủ đề, chủ điểm, hoạt động thiện nguyện “Mua tăm ủng hộ người mù”, các phong trào “ Nuôi heo đất”, “ Biết ơn các anh hùng liệt sĩ”,… trong toàn lớp, giúp học sinh được thể hiện sự tự tin khi giao lưu chia sẻ cùng mọi người xung quanh

Hình ảnh: Học sinh tham gia hoạt động “Uống nước nhớ nguồn” tại tượng

đài liệt sĩ của xã

Hiện nay, việc dạy học gắn với trải nghiệm trong một số tiết học là bắt buộc Nếu giáo viên biết cách lồng ghép thường xuyên vấn đề này trong các bài giảng của mình thì hiệu quả chắc chắn không phải là nhỏ Sở dĩ như vậy vì thầy cô giáo vừa là những tấm gương rất thuyết phục, vừa là những người có sức lay động, cảm hóa sâu sắc Một lời nói của thầy cô có thể tác động trực tiếp và lớn lao hơn cả những chương trình truyền thông khô cứng

Để thực hiện có hiệu quả nội dung trên tôi luôn tích cực tham gia tập huấn các chuyên đề do nhà trường tổ chức nhằm bồi dưỡng kiến thức và kĩ năng cho giáo viên về dạy học gắn kết giữa kiến thức được học với vận dụng vào cuộc sống; tăng cường các hoạt động trải nghiệm nhằm nâng cao khả năng tích hợp, lồng ghép giáo dục môi trường trong các giờ học chính khóa

Tôi thường xuyên chỉ đạo sát sao, có đánh giá, rút kinh nghiệm kịp thời, nghiêm túc góp ý cho học sinh lớp mình cách thực hiện để đạt mục tiêu đề ra Đặc biệt chú ý đến việc giáo dục bằng những tình huống cụ thể, tránh nói lí thuyết suông mà phải song song giữa lí thuyết và thực hành nhằm phát triển toàn diện

về đức, trí, thể, mĩ

Ví dụ: Tập huấn về Phòng cháy chữa cháy tại trường, giáo viên cho học

sinh thực hành ngay về xử lí tình huống khi sảy ra sự cố cháy ở trường, ở nhà, nơi công cộng,…

Hình ảnh: Tập huấn PCCC-CHCN tại trường Tiểu học Nguyệt Ấn 1

Trang 9

Hình ảnh: Học sinh 3C dẫn chương trình và biễu diễn tại các tiết hoạt động

trải nghiệm

Hình ảnh: Học sinh 3C giao lưu tại các tiết hoạt động trải nghiệm

Hình ảnh: Tập bài thể dục buổi sáng và biễu diễn các bài dân vũ

Hình ảnh: Lớp 3C vui Tết Trung thu và chào mừng Ngày nhà giáo Việt Nam

Hình ảnh: Hoạt động thiện nguyện của các em học sinh.

Qua các hoạt động trải nghiệm như: các hoạt động đọc sách, sinh hoạt câu lạc

bộ, chơi trò chơi, tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động theo chủ điểm, hoạt động thiện nguyện đã giáo dục về tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách cho học sinh Từ đó, học sinh nâng cao ý thức, trách nhiệm của mình đối với cộng đồng, mặt khác hình thành cho học sinh một số phẩm chất như: biết rung cảm với cảnh quan, di tích, truyền thống của địa phương, đất nước, Đồng thời qua các hoạt động này góp phần giáo dục học sinh một cách toàn diện Để những hoạt động này đạt hiệu quả cao, công tác phối hợp với phụ huynh học sinh tiếp tục xây dựng và duy trì nhà trường “Xanh, sạch, đẹp và an toàn”

2.3.4 Làm tốt công tác phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội để tăng cường nâng cao chất lượng các hoạt động trải nghiệm

Phụ huynh học sinh là một thành tố không thể thiếu trong ba thành tố để thực hiện công tác giáo dục học sinh đó là: Nhà trường – Gia đình – Xã hội Vì vậy, ngay từ đầu năm học, trong các cuộc họp phụ huynh học sinh lớp, với việc triển khai các nội dung khác, tôi rất chú ý đến vấn đề xây dựng “Trường học xanh, sạch, đẹp, an toàn”, đặc biệt chú trọng đến việc huy động sức lực, kinh phí xã hội hóa để thực hiện tốt các hoạt động của nhà trường, của lớp trong đó chú trọng các hoạt động trải nghiệm sáng tạo của học sinh lớp tôi

Ví dụ: Các buổi lao động định kì, hoặc nhân các ngày “Thứ bảy xanh, Chủ

nhật xanh” do Công đoàn, Đội Thiếu niên phát động thì giáo viên, phụ huynh, học sinh cùng được huy động góp sức lao động vệ sinh các khu vực của nhà trường, lau kính, trồng và chăm sóc cây xanh,… Các khu vực khoảng trống của nhà trường, của lớp đều được tận dụng để trang trí thành các khu vui chơi, các khu vực dành cho Câu lạc bộ hoạt động

Hình ảnh: Giáo viên, phụ huynh và học sinh tham gia lao động “Thứ bảy

xanh, Chủ nhật xanh”

Ảnh: Phụ huynh cùng giáo viên – học sinh kê bàn ghế, trang trí lớp học

Trong công tác phối hợp với phụ huynh học sinh lớp, tôi đặc biệt chú ý phát

Trang 10

huy cao công tác chủ nhiệm lớp, chủ động phối hợp với cha mẹ học sinh của lớp mình trong việc giáo dục học sinh bảo vệ môi trường; chấp hành nội quy, quy định của nhà trường để đảm bảo an toàn trong vui chơi; chấp hành luật khi tham gia giao thông,… Đồng thời để tranh thủ sự đóng góp về kinh phí, về nhân lực

để thực hiện các nội dung xây dựng “Trường học xanh, sạch, đẹp, an toàn” Nhờ làm tốt công tác công tác xã hội hóa giáo dục mà hiện nay lớp tôi đã tương đối đầy đủ về cơ sở vật chất Xây dựng được lớp học sạch, đẹp, an toàn, thân thiện, đã tạo ra được một môi trường giáo dục gần gũi, lành mạnh, cởi mở hơn đối với các em Phòng học của lớp tôi đã đảm bảo vệ sinh, các góc học tập dành cho học sinh được trao đổi, chia sẻ, tâm sự, thể hiện kết quả học tập, luyện tập và vui chơi

Hình ảnh: Góc học thân thiện tại lớp 3C.

Hình ảnh: Góc thư viện sách di động tại lớp 3C

Hình ảnh: Khu vui chơi - Khu thư viện

Tóm lại: Trong bất cứ một hoạt động giáo dục nào, giáo viên tranh thủ được

sự phối hợp của cha mẹ học sinh thì sẽ góp một phần quan trọng giúp cho hoạt động giáo dục đó đạt kết quả cao

2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường

- Trong quá trình triển khai sáng kiến, tôi đã tổ chức triển khai thực hiện các chỉ thị, hướng dẫn của ngành về phong trào thi đua xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực với những bước đi thích hợp, bằng những việc làm cụ thể, có tính sáng tạo, phù hợp với điều kiện, đặc điểm của lớp, của trường

Bản thân tích cực học hỏi, tự bồi dưỡng để nâng cao chất lượng chuyên môn, chủ động, sáng tạo trong việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho học sinh, đã tạo được sự thân thiện, gần gũi với các bậc phụ huynh và được phụ huynh học sinh nhiệt tình tham gia mọi hoạt động của nhà trường Nắm bắt đầy đủ nội dung

về giáo dục bảo vệ môi trường, vận dụng các phương pháp thích hợp để tổ chức các hoạt động dạy học lồng ghép tích hợp các môn học chính khóa và các hoạt động ngoài giờ lên lớp gần gũi với học sinh giúp hình thành thái độ và hành vi bảo vệ môi trường, khắc phục hành vi xấu ảnh hưởng đến môi trường Tạo cho học sinh có môi trường học tập vui chơi, có kĩ năng tốt thông qua các hoạt động trải nghiệm trong các tiết học chính khoá cũng như giờ ra chơi Mỗi em học sinh thật sự có cảm giác mỗi ngày đến trường là một ngày vui để được gặp thầy gặp

cô, gặp bạn bè và được học tập vui chơi cùng các bạn, trải nghiệm với những trò chơi bổ ích và lí thú

- Học sinh thông qua các biện pháp giáo dục và tham gia trải nghiệm các việc làm cụ thể giúp các em nâng cao nhận thức, có ý thức tự giác, có thói quen tốt biết tự chăm sóc giữ gìn sức khỏe cho bản thân, biết giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh lớp học, vệ sinh sân trường, vệ sinh khi đi tiểu, đại tiện đúng nơi quy định, bỏ rác và phân loại rác thải sau khi sử dụng, có thể bán hoặc tái chế làm đồ chơi

Ngày đăng: 13/06/2024, 20:12

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w