ĐỀ BÀI ĐÁNH GIÁ: TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM, HƯỚNGNGHIỆP Ở TRƯỜNG THCS/ THPTĐỀ BÀI: Anh/ Chị hãy trình bày mục tiêu và mạch nội dung của chương trình Hoạtđộng trải nghiệm, hướng nghiệ
Trang 3ĐỀ BÀI ĐÁNH GIÁ: TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM, HƯỚNGNGHIỆP Ở TRƯỜNG THCS/ THPT
ĐỀ BÀI: Anh/ Chị hãy trình bày mục tiêu và mạch nội dung của chương trình Hoạt
động trải nghiệm, hướng nghiệp trong chương trình giáo dục phổ thông 2018 Thiết kế kế hoạch (giáo án) thực hiện một tiết hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp theo chủ đề tự lựa chọn trong chương trình giáo dục Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp ở cấp THCS/ THPT.
Trang 4MỤC LỤCTrang
1 Mục tiêu của chương trình hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp trong
1.1.1 Tên gọi và vị trí trong chương trình GDPT……… 5
2 Mạch nội dung của chương trình hoạt động trải nghiệm, hướng 2 Thiết kế kế hoạch (giáo án) thực hiện một tiết hoạt động trải nghiệm
hướng nghiệp theo chủ đề tự lựa chọn trong chương trình giáo dục Hoạt
THPT……… …
10
Trang 5BÀI LÀM
1 Mục tiêu của chương trình hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp trong chươngtrình GDPT 2018
1.1 Khái niệm cơ bản
1.1.1 Tên gọi và vị trí trong chương trình GDPT
Hoạt động giáo dục trong nhà trường trong chương trình giáo dục phổ thông 2018 có tên gọi Hoạt động trải nghiệm đối với cấp tiểu học và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp đối với cấp trung học Đây là hoạt động bắt buộc được thực hiện từ lớp 1 đến lớp 12 và cùng với các môn học hoạt động góp phần đạt được mục tiêu chung của chương trình giáo dục.
1.1.2 Vai trò và tính chất nổi bật
1.1.2.1 Giai đoạn giáo dục cơ bản
Ở cấp tiểu học, nội dung Hoạt động trải nghiệm tập trung vào các hoạt động khám phá bản thân, hoạt động rèn luyện bản thân, hoạt động phát triển quan hệ với bạn bè, thầy cô và người thân trong gia đình Các hoạt động xã hội và tìm hiểu một số nghề nghiệp gần gũi với học sinh cũng được tổ chức thực hiện với nội dung, hình thức phù hợp với lứa tuổi.
Ở cấp trung học cơ sở, nội dung Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp tập trung hơn vào các hoạt động xã hội, hoạt động hướng đến tự nhiên và hoạt động hướng nghiệp; đồng thời hoạt động hướng vào bản thân vẫn được tiếp tục triển khai để phát triển các phẩm chất và năng lực của học sinh.
Trang 61.1.2.2 Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp
Ngoài các hoạt động hướng đến cá nhân, xã hội, tự nhiên, nội dung Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp ở cấp trung học phổ thông tập trung hơn vào hoạt động giáo dục hướng nghiệp nhằm phát triển năng lực định hướng nghề nghiệp Thông qua các hoạt động hướng nghiệp, học sinh được đánh giá và tự đánh giá về năng lực, sở trường, hứng thú liên quan đến nghề nghiệp, làm cơ sở để tự chọn cho mình ngành nghề phù hợp và rèn luyện phẩm chất và năng lực để thích ứng với nghề nghiệp tương lai.
1.1.3 Đặc điểm của hoạt động
+ Hoạt động trải nghiệm và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp là hoạt động giáo dục do nhà giáo dục định hướng, thiết kế và hướng dẫn thực hiện.
+ Hoạt động tạo cơ hội cho học sinh tiếp cận thực tế, thể nghiệm các cảm xúc tích cực, khai thác những kinh nghiệm đã có và huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng của các môn học để thực hiện những nhiệm vụ được giao hoặc giải quyết những vấn đề của thực tiễn đời sống nhà trường, gia đình, xã hội phù hợp với lứa tuổi.
+ Thông qua hoạt động này, những kinh nghiệm đã trải qua chuyển hoá thành tri thức mới, hiểu biết mới, kĩ năng mới góp phần phát huy tiềm năng sáng tạo và khả năng thích ứng với cuộc sống, môi trường và nghề nghiệp tương lai.
1.2 Mục tiêu của chương trình
1.2.1 Căn cứ xác định mục tiêu của chương trình
Mục tiêu của chương trình Hoạt động trải nghiệm và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp được xác định dựa trên mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông tổng thể; dựa trên chức năng, nhiệm vụ của hoạt động giáo dục trong nhà trường; dựa trên nhu cầu thực tiễn về phát triển toàn diện nhân cách học sinh đáp ứng với yêu cầu của giai đoạn phát triển mới của đất nước cũng như hội nhập thế giới.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể của chương trình
Hoạt động trải nghiệm và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp hình thành, phát triển ở học sinh năng lực thích ứng với cuộc sống, năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động,
Trang 7năng lực định hướng nghề nghiệp; đồng thời góp phần hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung quy định trong Chương trình tổng thể.
Ở tiểu học, Hoạt động trải nghiệm hình thành cho học sinh thói quen tích cực trong cuộc sống hằng ngày, chăm chỉ lao động; thực hiện trách nhiệm của người học sinh ở nhà, ở trường và địa phương; biết tự đánh giá và tự điều chỉnh bản thân; hình thành những hành vi giao tiếp, ứng xử có văn hoá; có ý thức hợp tác nhóm và hình thành được năng lực giải quyết vấn đề.
Ở trung học cơ sở, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp giúp học sinh củng cố thói quen tích cực, nền nếp trong học tập và sinh hoạt, hành vi giao tiếp ứng xử có văn hoá và tập trung hơn vào phát triển trách nhiệm cá nhân: trách nhiệm với bản thân, trách nhiệm với gia đình, cộng đồng; hình thành các giá trị của cá nhân theo chuẩn mực chung của xã hội; hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề trong cuộc sống; biết tổ chức công việc một cách khoa học; có hứng thú, hiểu biết về một số lĩnh vực nghề nghiệp, có ý thức rèn luyện những phẩm chất cần thiết của người lao động và lập được kế hoạch học tập, rèn luyện phù hợp với định hướng nghề nghiệp khi kết thúc giai đoạn giáo dục cơ bản.
Ở trung học phổ thông, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp giúp học sinh phát triển các phẩm chất, năng lực đã được hình thành ở cấp tiểu học và cấp trung học cơ sở Kết thúc giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp, học sinh có khả năng thích ứng với các điều kiện sống, học tập và làm việc khác nhau; thích ứng với những thay đổi của xã hội hiện đại; có khả năng tổ chức cuộc sống, công việc và quản lí bản thân; có khả năng phát triển hứng thú nghề nghiệp và ra quyết định lựa chọn được nghề nghiệp tương lai; xây dựng được kế hoạch rèn luyện đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp và trở thành người công dân có ích.
2 Mạch nội dung của chương trình hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp trongchương trình giáo dục phổ thông 2018
Trang 8Nội dung giáo dục trong chương trình được trình bày theo 4 mạch nội dung hoạt động chính, trong mỗi mạch này gồm các nhánh hoạt động khác nhau và trong mỗi nhánh hoạt động là các nội dung hoạt động cụ thể Các nội dung hoạt động đều bắt đầu là các động Điều này để khẳng định tính hành động, tính trải nghiệm của các nội dung cần thực hiện.
2.2 Định hướng nội dung giáo dục của chương trình hoạt động như sau
Mạch nội dung hoạt độngHoạt độngNội dung hoạt động
Hoạt động hướng vào bản
Tham gia xây dựng và phát huy truyền thống của nhà trường và của tổ chức Đoàn, Đội.
Trang 9Hoạt động xây dựng cộng
đồng Xây dựng và phát triểnquan hệ với mọi người Tham gia các hoạt động xã hội, hoạt động giáo dục
Hoạt động tìm hiểu và bảo tồn cảnh quan thiên nhiên
Khám phá vẻ đẹp, ý nghĩa của cảnh quan thiên nhiên Tham gia bảo tồn cảnh quan thiên nhiên Hoạt động tìm hiểu và bảo
Hoạt động hướng nghiệp Hoạt động tìm hiểu nghề
nghiệp Tìm hiểu ý nghĩa, đặcđiểm và yêu cầu của nghề Tìm hiểu yêu cầu về an
Trang 10hoạch học tập theo định
hướng nghề nghiệp học và các cơ sở giáo dụcnghề nghiệp khác của địa phương, trung ương Tham vấn ý kiến của thầy cô, người thân và chuyên gia về định hướng nghề nghiệp.
Lựa chọn cơ sở đào tạo trong tương lai và lập kế hoạch học tập phù hợp với định hướng nghề nghiệp.
2 Thiết kế kế hoạch (giáo án) thực hiện một tiết hoạt động trải nghiệm hướngnghiệp theo chủ đề tự lựa chọn trong chương trình giáo dục Hoạt động trảinghiệm, hướng nghiệp ở cấp THCS/ THPT.
Tuần 2 - Tiết 2 HĐ giáo dục - Phát triển mối quan hệ hoà đồng, hợp tác với thầy côvà các bạn (tiết 2)
I Mục tiêu1 Kiến thức
Sau khi tham gia hoạt động này, HS:
- Phát triển được mối quan hệ hoà đồng với thầy cô, các bạn và hài lòng về các mối
+ Năng lực tự chủ và tự học trong tìm tòi khám phá.
+ Năng lực giao tiếp và hợp tác trong trình bày, thảo luận và làm việc nhóm- Năng lực riêng: Giải quyết được vấn đề nảy sinh trong hoạt động và trong quan hệ
với thầy cô và bạn bè.
Trang 113 Phẩm chất: Có tinh thần trách nhiệm trong học tập, nhân ái và trung thực.
II THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU1 Đối với GV
+ SGK, sách bài tập
+ Giấy A0, hình ảnh tiêu chí xây dựng lớp học hạnh phúc + Máy tinh, máy chiếu (nếu có)
2 Đối với HS: SGK, sách bài tập
III TIẾN TRÌNH DẠY HỌCHOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a Mục tiêu: GV chiếu bài hát “Mái trường mến yêu” tạo cảm giác vui tươi, thoải mái
cho học sinh trước khi bước vào bài học.
b Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi, HS tham gia nhiệt tình.c Sản phẩm: HS viết được tên thầy cô giáo và các bạn trong lớpd Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức cho HS nghe bài nhạc “Mái trường mến yêu” của nhạc sĩ Lê Quốc Thắng:
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe và cảm nhận giai điệu của bài hát, nội dung bài hát
Bước 3, 4: Báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét thái độ học tập của HS, dẫn dắt HS vào nội dung tiếp theo của bài học.
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
Hoạt động 3: Rèn luyện để phát triển mối quan hệ hoà đồng, hợp tác với thầy cô và
các bạn
a Mục tiêu: HS vận dụng tri thức, kinh nghiệm mới đã tiếp thu được vào giải quyết
tình huống nhằm phát triển mối quan hệ hoà đồng với thầy cô và các bạn.
b Nội dung: GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm, thảo luận tìm ra cách xử lý tình
Trang 12c Sản phẩm: HS biết đưa ra cách xử lý tình huống để phát triển mối quan hệ hoà
đồng, hợp tác với thầy cô và các bạn.
d Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ họctập
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm để đưa ra ý kiến về việc xử lý các tình huống dựa vào tri thức, kinh nghiệm đã tiếp thu được trong tiết học trước.
3 Rèn luyện để phát triển mối quanhệ hoà đồng hợp tác với thầy cô và cácbạn
- TH1: Nhẹ nhàng nhắc nhở Thanh không nên làm bài tập môn Toán trong tiết thực hành môn Khoa học tự nhiên vì không những ảnh hưởng đến việc tiếp thu kiến thức của Thanh mà còn ảnh hưởng đến kết quả thực hành chung của cả nhóm, đặc biệt là tinh thần làm việc của nhóm và sự đánh giá của thầy cô - TH2: Thăm hỏi về tình trạng ốm, bệnh của thành viên nhóm, động viên bạn nghỉ ngơi để giữ gìn sức khoẻ, thay đổi nội dung cho phù hợp với vị trí bị thiếu hoặc có thể tìm được bạn thay thế thì tập trung các bạn lại để hướng dẫn cho người mới có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ
- TH3: Thiết kế một trò chơi gồm nhiều thành viên, mời Minh chơi cùng vì có một vị trí chơi đang thiếu
Trang 13HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Hoạt động 4: Xây dựng tiêu chí: “Lớp học hạnh phúc”
a Mục tiêu: HS cùng nhau xây dựng được tiêu chí: “Lớp học hạnh phúc” và “cam kết
thực hiện các tiêu chí đã xây dựng”.
b Nội dung: GV đặt câu hỏi, HS thảo luận, trả lời nhằm xây dựng tiêu chí “Lớp học
hạnh phúc”.
c Sản phẩm: HS đưa ra được các tiêu chí để xây dựng lớp học và nêu được lý do đưa
ra các tiêu chí đó.
d Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ họctập
- GV chia lớp thành 4 nhóm, phát cho mỗi nhóm một tờ giấy A0 GV yêu cầu các nhóm thảo luận, đưa ra những điều
+ Yêu thương: HS yêu thương, động
viên, quan tâm, hỗ trợ, giúp đỡ nhau đặc biệt là giúp đỡ các bạn có hoàn cảnh khó khăn, khuyết tật…; thành lập và duy trì các nhóm đôi bạn cùng tiến giúp nhau tiến bộ trong học tập.
+ Tôn trọng: Mọi thành viên điều được
tôn trọng, đảm bảo an toàn, không phân biệt đối xử và kỳ thị; mọi hoạt động liên quan đến lớp học đều đưa ra bàn bạc, thảo luận lắng nghe, thấu hiểu và đối thoại tích cực.
+ Chia sẻ: Chia sẻ với những bạn có
hoàn cảnh khó khăn, tâm tư tình cảm với thầy cô, các bạn; tích cực tham gia các hoạt động để thấu hiểu, yêu thương và
Trang 14+ Giúp đỡ nhau cùng tiến bộ trong học
- HS hoạt động nhóm, phân công nhiệm vụ cho các thành viên, thảo luận, đưa ra ý kiến, thống nhất tiêu chí đưa ra.
- GV thu kết quả thảo luận của các nhóm, yêu cầu các nhóm trình bày dựa theo sản phẩm của mình.
- GV yêu cầu HS chia sẻ những điều học hỏi được sau khi tham gia hoạt động.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiệnnhiệm vụ
- GV kết luận: “Lớp học là nơi hằngngày mỗi chúng ta gặp nhau, cùng nhauhọc tập và rèn luyện Xây dựng được lớphọc thân thiện, luôn có sự hoà đồng giữacác bạn HS với nhau và giữa HS vớithầy, cô giáo là điều mà ai cũng mong
Trang 15muốn Vì vậy, mỗi chúng ta hãy luônthực hiện những điều đã tiếp thu được vềcách hợp tác, giải quyết mâu thuẫn phátsinh để cùng nhau xây dựng: “Lớp họchạnh phúc”.
● HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:
+ Ôn lại kiến thức đã học
+ Đọc trước kiến thức tuần 2: “Tự hào về truyền thống trường em”.