1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

anh chị hãy liệt kê các kỹ thuật và phương pháp day học tích cực trong dạy học môn mĩ thuật theo định hướng phát triển phẩm chất năng lực cho học sinh tiểu học

15 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các kỹ thuật và phương pháp dạy học tích cực trong dạy học môn Mĩ thuật, theo định hướng phát triển phẩm chất năng lực cho học sinh tiểu học
Tác giả Lê Thị Bích Hảo
Người hướng dẫn ThS. Trầm Thị Trạch Oanh
Trường học Trường Đại học Đông Á, Khoa Sư Phạm
Chuyên ngành Mĩ Thuật và Phương pháp Dạy học Mĩ thuật ở Tiểu học
Thể loại Tiểu luận học phần
Năm xuất bản 2023
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 1,69 MB

Nội dung

Cho ví dụ minh hoạ cụ thể của 1 kỹ thuật dạy học/ 1 phương pháp dạy học trong việc tổ chức một hoạt động dạy học của một chủ đề/ bài học trong môn Mĩ thuật.. +Các kỹ thuật và phương pháp

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÔNG Á

KHOA SƯ PHẠM

-TIỂU LUẬN HỌC PHẦN: MĨ THUẬT VÀ PHƯƠNG PHÁP

DẠY HỌC MĨ THUẬT Ở TIỂU HỌC

Học kỳ: I năm học 2022-2023

Họ và tên: LÊ THỊ BÍCH HẢO

Số thứ tự danh sách: 08 Lớp: PE20A1A GV: ThS Trầm Thị Trạch Oanh

Đà Nẵng, 2/2023

Trang 2

Câu 1: (3 điểm) Anh chị hãy liệt kê các kỹ thuật và phương pháp day học tích cực

trong dạy học môn Mĩ thuật, theo định hướng phát triển phẩm chất năng lực cho học sinh tiểu học Cho ví dụ minh hoạ cụ thể của 1 kỹ thuật dạy học/ 1 phương pháp dạy học trong việc tổ chức một hoạt động dạy học của một chủ đề/ bài học trong môn Mĩ thuật

+Các kỹ thuật và phương pháp day học tích cực trong dạy học môn Mĩ thuật, theo định hướng phát triển phẩm chất năng lực cho học sinh tiểu học.

Kỹ thuật “Các mảnh ghép” là hình thức học tập kết hợp giữa cá nhân với nhóm

và các nhóm với nhau

- HS được phân thành các nhóm, sau đó GV phân công cho mỗi nhóm thảo luận, tìm hiểu sâu về một vấn đề của bài học Chẳng hạn: nhóm 1- thảo luận vấn

đề A, nhóm 2- thảo luận vấn đề B, nhóm 3- thảo luận vấn đề C, nhóm 4- thảo luận thảo luận vấn đề D,….

- HS thảo luận nhóm về vấn đề đã được phân công

- Sau đó, mỗi thành viên của các nhóm này sẽ tập hợp lại thành các nhóm mới, như vậy trong mỗi nhóm mới sẽ có đủ các “chuyên gia” về vấn đề A, B, C, D, và mỗi “ chuyên gia” về từng vấn đề sẽ có trách nhiệm trao đổi lại với cả nhóm về vấn đề mà em đã có cơ hội tìm hiểu sâu ở nhóm cũ.

Ưu điểm:

– Phát triển tinh thần làm việc theo nhóm.

– Phát huy trách nhiệm của từng cá nhân.

– Giúp học sinh phát huy hiểu biết và giải quyết những hiểu biết lệch lạc.

– Giúp đào sâu kiến thức trong các lĩnh vực.

Hạn chế:

– Kết quả phụ thuộc vào quá trình thảo luận ở vòng 1, nếu vòng thảo luận này không có chất lượng thì cả hoạt động sẽ không có hiệu quả.

– Số lượng thành viên trong nhóm rất dễ không đồng đều.

– Không thể sử dụng kỹ thuật này cho các nội dung thảo luận có mối quan hệ ràng buộc nhân quả với nhau.

Trang 3

2 Kỹ thuật "Khăn trải bàn"

Kỹ thuật khăn trải bàn cũng là phương pháp dạy học tích cực tổ chức hoạt động mang tính kết hợp giữa hoạt động cá nhân với hoạt động nhóm nhằm:

– Thúc đẩy sự tham gia tích cực của học sinh

– Tăng cường tính độc lập, trách nhiệm của cá nhân học sinh

– Phát triển mô hình có sự tương tác giữa học sinh với nhau

Dụng cụ: Bút và giấy khổ lớn cho mỗi nhóm.

Thực hiện:

– Giáo viên chia nhóm, phân công nhóm trưởng, thư ký và giao dụng cụ.

Trang 4

– Giáo viên đưa ra vấn đề cho ccacs nhòm, từng thành viên viết ý kiến của mình vào góc của tờ giấy.

– Nhóm trưởng và thư ký sẽ tổng hợp các ý kiến và lựa chọn những ý kiến quan trọng viết vào giữa tờ giấy.

Ưu điểm: Tăng cường tính độc lập và trách nhiệm của người học.

Hạn chế: Tốn kém chi phí và khó lưu trữ, sửa chữa kết quả.

3 Kỹ thu t đ ng não ật động não ộng não

Kỹ thuật động não là giúp HS trong một thời gian ngắn này sinh được nhiều ý tưởng mới mẻ , độc đáo về một chủ đề nào đó Các thành viên được cổ vũ tham gia một cách tính cực, không hạn chế các ý tưởng (nhằm tạo ra cơn lốc các ý tưởng)

- Dùng trong giai đoạn giới thiệu vào một chủ đề

- Sử dụng để tìm các phương án giải quyết vấn đề

- Dùng để thu thập các khả năng lựa chọn và suy nghĩ khác nhau

Động não có thể tiến hành theo các bước sau :

- Giáo viên nêu câu hỏi hoặc vấn đề ( có nhiều cách trả lời) cần được tìm hiểu trước cả lớp hoặc trước nhóm.

- Khích lệ HS phát biểu và đóng góp ý kiến càng nhiều càng tốt.

- Liệt kê tất cả mọi ý kiến lên bảng hoặc giấy to không loại trừ một ý kiến nào, trừ trường hợp trùng lặp.

- Phân loại các ý kiến.

- Làm sáng tỏ những ý kiến chưa rõ ràng

- Tổng hợp ý kiến của HS và rút ra kết luận

4 Kỹ thu t "B cá" ật động não ể cá"

Kỹ thuật “Bể cá” thường dùng để thảo luận nhóm, học sinh sẽ ngồi thành một nhóm và thảo luận với nhau Số học sinh còn lại trong lớp ngồi xung quanh theo vòng bên ngoài để theo dõi cuộc thảo luận và khi kết thúc thảo luận sẽ đưa ra những nhận xét về cách ứng xử của những học sinh thảo luận Vì những người

Trang 5

ngồi vòng ngoài có thể quan sát những người thảo luận như xem những con cá trong bể cá nên được gọi là phương pháp thảo luận “bể cá”.

Lưu ý trong nhóm thảo luận có thể có một vị trí không có người ngồi để những học sinh tham gia quan sát có thể ngồi vào đó và đóng góp ý kiến cho cuộc thảo luận Trong quá trình thảo luận, có thể thay đổi vai trò của những người quan sát và những người thảo luận với nhau.

Dụng cụ: Chuẩn bị giấy bút cho các thành viên.

Thực hiện:

– Giáo viên đưa ra chủ đề thảo luận cho một nhóm trung tâm.

– Nhóm này sẽ tiến hành thảo luận với nhau

– Các thành viên còn lại của lớp sẽ ngồi xung quanh, tập trung quan sát nhóm đang thảo luận.

Ưu điểm: Kỹ thuật này vừa giải quyết được vấn đề vừa phát triển kỹ năng quan sát và giao tiếp của học sinh.

Hạn chế:

– Yêu cầu phải có không gian tương đối rộng.

– Trong quá trình thảo luận cần có thiết bị âm thanh, hoặc phải nói to để mọi người nghe rõ.

– Những thành viên nhóm quan sát rất dễ có xu hướng không tập trung vào chủ

đề thảo luận.

5 Kỹ thuật "Tia chớp"

Kỹ thuật tia chớp sẽ huy động sự tham gia của mọi thành viên vào một câu hỏi nào đó nhằm cải thiện tình trạng giao tiếp và không khí học tập trong lớp học Yêu cầu các thành viên lần lượt trả lời thật nhanh và ngắn gọn ý kiến của mình Thực hiện:

– Kỹ thuật có thể áp dụng tại bất cứ thời điểm nào khi các thành viên thấy cần thiết và đề nghị.

Trang 6

– Từng người một nói ra suy nghĩ của mình thật nhanh và ngắn gọn khoảng 1-2 câu về câu hỏi đã thoả thuận.

– Tiến hành thảo luận khi tất cả đã nói xong ý kiến.

6 Kỹ thu t “XYZ” (KỸ THU T 365) ật “XYZ” (KỸ THUẬT 365) ẬT 365)

Kỹ thuật “XYZ” sử dụng với mục đích phát huy tính tích cực trong thảo luận nhóm Trong đó, X là số người trong nhóm, Y là số ý kiến mỗi người cần đưa

ra, Z là phút dành cho mỗi người.

Kỹ thuật này cần 6 người mỗi nhóm, mỗi người sẽ viết ra 3 ý kiến trên một tờ giấy trong vòng 5 phút về cách giải quyết 1 vấn đề và tiếp tục chuyển cho người bên cạnh Do vậy, kỹ thuật này còn gọi là kỹ thuật 635.

Đọc thêm: 8 biện pháp khắc phục nhanh tình trạng học sinh nói chuyện riêng trong giờ học

Dụng cụ: Chuẩn bị giấy bút cho các thành viên.

Thực hiện:

– Giáo viên chia nhóm và đưa ra chủ đề cho nhóm, quy định số lượng ý tưởng

và thời gian theo đúng quy tắc XYZ.

– Các thành viên trong nhóm trình bày ý kiến của mình, hoặc đưa ý kiến cho thư ký tổng hợp lại để tiến hành đánh giá và lựa chọn.

Ưu điểm: Kỹ thuật này có yêu cầu cụ thể nên bắt buộc các thành viên trong nhóm đều phải làm việc.

Hạn chế: Mất nhiều thời gian cho hoạt động nhóm, nhất là quá trình tổng hợp và đánh giá ý kiến.

VD: Ví dụ kỹ thuật 635 thực hiện như sau:

Mỗi nhóm 6 người, mỗi người viết 3 ý kiến trên một tờ giấy trong vòng 5 phút

về cách giải quyết 1 vấn đề và tiếp tục chuyển cho người bên cạnh;

Tiếp tục như vậy cho đến khi tất cả mọi người đều viết ý kiến của mình, có thể lặp lại vòng khác;

Con số X-Y-Z có thể thay đổi;

Sau khi thu thập ý kiến thì tiến hành thảo luận, đánh giá các ý kiến.

Trang 7

Phương pháp dạy mỹ thuật

Trong cuốn Giáo trình Mỹ thuật và phương pháp dạy học mỹ thuật, tác giả Nguyễn Quốc Toản đưa ra các phương pháp dạy mỹ thuật theo các nội dung trong chương trình như: nội dung vẽ theo mẫu thì có phương pháp dạy – học vẽ theo mẫu; nội dung

vẽ trang trí có phương pháp dạy vẽ trang trí; nội dung vẽ tranh có phương pháp dạy – học vẽ tranh; nội dung thưởng thức mỹ thuật có phương pháp dạy – học thưởng thức

mỹ thuật; nội dung tập nặn, tạo dáng có phương pháp dạy – học tập nặn, tạo dáng

Trong mỗi bài dạy mỹ thuật, ngoài phương pháp đặc trưng, cũng cần phối hợp các phương pháp khác một cách nhuần nhuyễn, nhịp nhàng và đồng bộ để nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong môn học, cụ thể là:

- Phương pháp thảo luận nhóm: Phương pháp này rất tối ưu khi giáo viên chia học

sinh trong lớp thành các nhóm, mỗi nhóm có từ 2 đến 4, 6, 8 và giao cho mỗi nhóm tìm hiểu một chủ đề Kết thúc phần thảo luận nhóm là đại diện nhóm lên trả lời Việc thảo luận nhóm sẽ giúp học sinh học tập lẫn nhau trong lúc thảo luận vì mỗi bộ óc có một chủ quan khách thể riêng, nên sự nhận xét của các em sẽ có nhiều điều bất ngờ

Và chính sự bất ngờ ấy là sự sáng tạo của các em

- Phương pháp quan sát: Nhằm tập cho học sinh thói quen quan sát làm giàu vốn

biểu tượng kinh nghiệm sống của học sinh, đó là tiền đề trong việc xây dựng nội dung của tranh đề tài, tranh tự do Việc vẽ tranh trở nên phong phú đa dạng và sinh động nếu các em có thói quen quan sát hình thành trong trí nhớ vốn kiến thức giúp học sinh nhìn thấy cái hiện thực trong thiên nhiên, trong xã hội sau đó thể hiện chung trong bài

vẽ của mình mang vẻ độc đáo riêng biệt

- Phương pháp trực quan: Trong tiết dạy mỹ thuật, phương pháp trực quan là phương

pháp cần được sử dụng thường xuyên, bởi trong nghệ thuật thị giác thì việc cảm thụ cái đẹp bằng mắt rất cần thiết Do đó người dạy mỹ thuật không thể thiếu đồ dùng trực quan Có thể là tranh ảnh mẫu thực hoặc đồ vật thật

- Phương pháp đàm thoại gợi mở: Giáo viên sử dụng phương pháp này một cách khéo

léo thì sẽ tạo cho các em sự đam mê hứng thú và sáng tạo Hướng các em phối hợp hành động bên ngoài và hành động bên trong chặt chẽ với nhau Giúp các em thể hiện được bài vẽ và khả năng sáng tạo trong mọi tình huống

- Phương pháp luyện tập thực hành: Bất cứ bài vẽ nào thì phương pháp này đều được

áp dụng sau khi đã nắm được các kiến thức một cách cụ thể về lý thuyết thì sẽ vận dụng và thể hiện bằng kỹ năng của mình qua bước thực hành Nếu nắm lý thuyết mà không thực hành thì không biết kết quả đạt được của mình tới đâu

Trang 8

Ví dụ minh hoạ cụ thể của 1 kỹ thuật dạy học/ 1 phương pháp dạy học trong việc

tổ chức một hoạt động dạy học của một chủ đề/ bài học trong môn Mĩ thuật.

Bài dạy lớp 3: Tìm hiểu về tranh dân gian Việt Nam (1 tiết) ( Sử dụng phương pháp

quan sát)

Mục đích: Nội dung của tiết này trả lời cho câu hỏi “Tranh dân gian Việt Nam là gì?” Qua đó, HS sẽ được tìm hiểu và làm quen với một số nội dung sau: Chất liệu giấy thường được sử dụng của tranh dân gian Việt Nam; Cách thức thể hiện; Một số chủ đề chính

+ Giáo viên chuẩn bị: Một số dòng tranh dân gian Việt Nam để làm tranh minh họa cho các khái niệm đề cập trong bài

+ Học sinh chuẩn bị: sưu tầm tranh dân gian bản in hoặc qua sách, tạp chi

+ Các hoạt động trên lớp:

Mở đầu:

GV giao việc: Trong tiết này, các em sẽ làm quen với một trong các loại hình của nghệ thuật dân gian, đó là tranh dân gian Việt Nam

Hoạt động 1: Giới thiệu về tranh dân gian Việt Nam

- GV cho HS xem một số tranh dân gian và hỏi:

+ Giấy của những bức tranh này có giống giấy chúng ta hay vẽ trên lớp không?

+ Những bức tranh này được vẽ bằng tay hay được in ra?

+ Chủ đề của những bức tranh này là gì?

- GV ghi những ý kiến phát biểu của HS lên trên bảng

Hoạt động 2: Tìm hiểu về tranh dân gian Việt Nam.

Qua những ý kiến của HS ghi trên bảng, GV giải thích cho HS hiểu rõ hơn về tranh dân gian Việt Nam Khi trình bày, GV giải thích ngay trên tranh dân gian hoặc cho HS xem clip giới thiệu về tranh dân gian để HS thuận tiện hình dung

Về câu hỏi tranh dân gian được in hay vẽ bằng tay?

Trang 9

GV chốt ý: tranh dân gian chủ yếu được in từ ván khắc làm từ gỗ Những người nghệ nhân tranh dân gian sẽ khắc lên bản gỗ đường nổi thể hiện những đường nét chính của tranh Sau đó, người nghệ nhận dùng bản khắc in ra giấy và tô màu

Về câu hỏi chất liệu giấy của tranh dân gian?

GV chốt ý: tranh dân gian thường được in trên giấy Dó, bởi vì loại giấy này là độ bền rất cao, ít bị nhoè khi vẽ Giấy Dó có khả năng chống ẩm, nên giúp cho các bức tranh

ít bị ẩm mốc, phù hợp với điều kiện thời tiết nóng ẩm ở Việt Nam

Về câu hỏi những chủ đề của bức tranh?

GV chốt ý: tranh dân gian được làm ra chủ yếu dành cho tất cả người dân nên có chủ

đề phong phú, phản ánh từ những đồ vật, hiện tượng gần gũi, thân thiết nhất với người dân như con lợn, con gà, cấy lúa, đánh vật trong lễ hội Ngoài ra, tranh dân gian cũng

có những chủ đề thể hiện những điều thiêng liêng như trong dòng tranh thờ

Hoạt động 3: Kiểm tra nhận thức của HS về tranh dân gian Việt Nam

-GV mời các HS lên trình bày lại những gì đã biết về tranh dân gian Việt Nam

-GV ghi tóm tắt những ý kiến của HS lên bảng

Hoạt động 4: Củng cố 3 việc đã làm

Căn cứ những ý kiến tóm tắt trên bảng, GV và HS cùng rút ra nhận xét:

Hầu hết tranh dân gian Việt Nam được in từ bản khắc gỗ lên giấy Dó, hoặc tô màu lên bản in nét

Tranh dân gian Việt Nam có nhiều chủ đề gần gũi, thân quen với người dân

Câu 2 (7 điểm) Anh chị hãy tích hợp nội dung tranh xé dán để thiết kế một kế

hoạch bài dạy phù hợp với học sinh lớp 4, theo định hướng phát triển phẩm chất năng lực cho học sinh Tham khảo công văn 2345/BGDDT-GDTH của Bộ

GD$ĐT ban hành ngày 07 tháng 06 năm 2020 về việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch giáo dục trường Tiểu học; Thông tư 32/2018/TT-BGDDT ban hành

Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Lớp 4 bài 2: Chúng em với thế giới động vật - Tiết 3

I Yêu cầu cần đạt:

Trang 10

 Nhận biết và nêu được đặc điểm về hình dáng, môi trường sống của một số con vật

 Thể hiện được con vật bằng hình thức vẽ, xé dán, tạo hình ba chiều

 Tạo dụng được bối cảnh, không gian, chủ đề câu chuyện cho nhóm sản phẩm

 Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của nhóm mình, nhóm bạn

II Đồ dùng dạy học:

1 Giáo viên.

 Giấy A4

 Ảnh chụp một số con vật, tranh vẽ, hình xé dán một số con vật tương ứng với bài học

 Sách học mĩ thuật lớp 4

 Tranh ảnh, đồ vật có màu sắc phù hợp với nội dung chủ đề

 Hình ảnh về hoạt động vẽ cùng nhau, video trình bày câu chuyện từ sản phẩm của học sinh

 Máy chiếu, bài giảng có sử dụng Powerpoint

2 Học sinh.

 Sách học mĩ thuật 4

 Giấy vẽ A4, màu vẽ, giấy màu, hồ dán, bút chì, tẩy, kéo thủ công,…

III Các hoạt động dạy học

1 Ổn định lớp:

Tổ chức cho học sinh khởi động bằng bài hát vui nhộn về đề tài con vật

2 Giới thiệu chủ đề:

Lựa chọn cách giới thiệu phù hợp với chủ đề, khai thác từ bài hát khởi động ở phần ổn

định tổ chức lớp

3 Bài học:

Hoạt động 1: Khám phá

-Cho các em quan sát về các con vật nuôi ( cá, gà, trâu, bò, lợn, chó,

mèo,…)

-Hãy kể tên các con vật trong hình?

-Hãy kể về các hoạt động của các con vật mà em biết?

- Em sẽ lựa chọn con vật nào để thể tạo hình?

-Con vật đó có đặc điểm gì nổi bật? Con vật đó sống ở đâu?

-Cho học sinh quan sát tranh vẽ, bài xé dán về các con vật Yêu cầu

học sinh chỉ ra điểm khác nhau giữa hình ảnh, hoạt động của các con

-Quan sát, nhớ lại đặc điểm hình dáng, màu sắc, hoạt động của các con vật

-Quan sát, suy nghĩ, liên tưởng -Chia sẻ trải nghiệm với các bạn -Quan sát, so sánh

Trang 11

vật thật và con vật trong tranh.

+ Hình ảnh?

+ Màu sắc?

+ Hoạt động?

+ Sự sắp xếp các con vật trong tranh của người vẽ tranh? (một trang

trại, một khu rừng…)

Hoạt động 2: Kỹ năng sáng tạo:

+ Yêu cầu HS suy nghĩ chọn con vật để thực hiện.

-Hướng dẫn học sinh cách vẽ , cách xé dán, cách tạo dán, tạo hoạt

động cho các con vật

+ Cách vẽ một số con vật

+ Cách xé dán hình con vật

+ Cách tạo dáng hoạt động

+ Hướng dẫn học sinh làm các bài tập trong vở tập vẽ

+ Hướng dẫn học sinh cách tạo nhóm các con vật thành một chủ đề và

xây dựng câu chuyện ( trang trại, khu vườn, khu rừng,…)

Ví dụ minh hoạ sau:

BƯỚC 1:

+ Định hình đề tài, các con vật trong tranh

+ Phát hoạ và vẽ các bước về chủ đề

“Động vật” bằng bút chì và vẽ lên giấy A4

+ Quan sát, trả lời + Quan sát, trả lời + Quan sát, trả lời + Quan sát, liên tưởng, trả lời

-Quan sát, ghi nhớ + Vẽ hình các con vật vào vở tập vẽ hoặc giấy A4

+ Xé dán hình con vật bằng giấy màu, giấy thủ công

+ Thực hành làm các bài tập trong

vở thực hành mỹ thuật

+ Quan sát, lắng nghe

Ngày đăng: 19/04/2024, 23:58

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w