CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ NÂNG CAO KỸ NĂNG
THUYẾT TRÌNH VÀ LÀM VIỆC NHÓM CHO TÂN SINH VIÊN ĐẠI HỌCSƯ PHẠM KỸ THUẬT
1.1.Tổng quan nghiên cứu về kỹ năng thuyết trình và kỹ năng làm việc nhóm1.1.1.Các công trình nghiên cứu trên thế giới
Phương pháp biểu đồ xương cá hay còn gọi là biểu đồ Ishikawa (Ishikawa diagram, Fishbone diagram) là khái niệm lần đầu tiên được Ishikawa Kaoru đưa ra vào năm 1960.Đây là một công cụ phân tích vấn đề đơn giản và hiệu quả Biểu đồ này thể thể hiện mối liên hệ giữa các nhóm nguyên nhân tác động hay ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề Áp dụng mô hình khung xương cá sẽ giúp phân tích vấn đề bao quát, kín kẽ, xem xét một cách toàn diện từ đó tránh được những thiếu sót, khiếm khuyết khi giải quyết vấn đề của nhóm.
Đối với kỹ năng thuyết trình chúng ta sẽ có kỹ năng làm slide thuyết trình Theo lời khuyên đến từ Guy Kawasaki của Apple khi thiết kế Slide PowerPoint: Chứa
không quá 10 slides; Dài không quá 20 phút; Sử dụng kích thước font chữ không dưới 30 Điều này rất quan trọng để bạn không đưa quá nhiều thông tin.
(https://www.linkedin.com/pulse/quy-t%E1%BA%AFc-102030-c%E1%BB%A7a-guy-kawasaki-%C4%91%E1%BB%83-c%C3%B3-slide-thuy%E1%BA%BFt-tr% C3%ACnh-ngan-ly)
1.1.2 Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam
Kỹ năng làm việc nhóm của Thạc sĩ Trần Minh Hải đã đưa ra được khái niệm về làm việc nhóm, vai trò và hiệu quả của làm việc nhóm.
(https://eduz.vn/datafiles/2/2021-05/KY-NANG-LAM-VIEC-NHOM-99af5c2337b 60f749a3fad35cad2a085606415d3-2.pdf)
Trang 2Kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh trong thời đại công nghệ 4.0 do ThS Nguyễn Thị Thúy, Vũ Huyền Linh, Nguyễn Tiến Mạnh, Vũ Thị Hải Yến, Vũ Thị Mai hướng dẫn Đã chỉ ra được khái niệm và vai trò mục tiêu của làm việc nhóm trong thời đại 4.0.
https://qui.edu.vn/uploads/news/2021_05/ban-tin-so-54-dang-web.pdf#page=59 Kỹ năng thuyết trình và làm việc nhóm chủ biên Thạc sĩ Lại Thế Luyện Bài tiểu luận đã làm rõ được khái niệm về cả hai kỹ năng, đưa ra được lợi ích và những nhu cầu để nâng cao và hoàn thiện được cả hai kỹ năng trên
https://iae.ufm.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/iae/Ky%20nang%20mem/Tai %20lieu/1.Tai%20lieu%20CDDTCLC%20KTL.pdf
1.1.3 Nhận xét về vấn đề nghiên cứu
Ngày nay, kỹ năng thuyết trình không chỉ là một “điểm cộng” trong giới kinh doanh - nó đã trở thành một yêu cầu thiết yếu Vị trí của một người trong công ty càng cao, thì kỹ năng này lại càng trở nên cần thiết Ngày nay, nói trước công chúng được xem như một tiêu chuẩn để đánh giá các nhà điều hành cao cấp Trong những năm gần đây, hẳn bạn cũng thường nghe nói rất nhiều đến các thuật ngữ “làm việc đồng đội”, “xây dựng tinh thần đồng đội”, Trên thực tế, có thể rất nhiều người chúng ta nghe nói đến kỹ năng làm việc nhóm, nhưng không phải ai cũng được trang bị những hiểu biết cơ bản về làm việc nhóm Làm việc nhóm không chỉ có tầm quan trọng đối với sự phát triển của từng cá nhân, từng nhóm riêng lẻ mà còn với cả một đất nước, một dân tộc và nói rộng ra là cả thế giới
1.2 Các khái niệm cơ bản1.2.1 Sinh viên là gì?
Sinh viên là người học tập tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp Ở đó họ được truyền đạt những kiến thức bài bản về một ngành nghề, chuẩn bị cho công
Trang 3việc sau này của họ Họ sẽ được xã hội công nhận qua những bằng cấp đạt được trong quá trình học.
Sinh viên mang đầy đủ những đặc điểm chung của con người, mà theo Mác là “tổng hoà của các quan hệ xã hội” Tuy nhiên, họ vẫn mang những đặc điểm riêng như: Tuổi đời còn trẻ, thường từ 18 đến 25 tuổi dễ thay đổi, chưa định hình rõ rệt về nhân cách, ưa chuộng các hoạt động giao tiếp, có tri thức đang được đào tạo các chuyên môn.
Vì thế, sinh viên là những đối tượng dễ tiếp thu cái mới, thích cái mới, thích sự tìm tòi và sáng tạo Đây cũng là tầng lớp xưa nay vẫn khá nhạy cảm với các vấn đề chính trị- xã hội, đôi khi cực đoan nếu không được định hướng tốt.
1.2.2 Kĩ năng là gì?
Kỹ năng là khả năng vận dụng những kiến thức, những hiểu biết của con người để thực hiện một việc nào đó, có thể là những công việc mang tính kỹ thuật, chuyên môn cao hoặc những việc liên quan đến cảm xúc, sự sinh tồn, giao tiếp,…Không có khái niệm cụ thể, đồng nhất về kỹ năng Tùy vào mỗi cá nhân sẽ có những định nghĩa khác nhau Kỹ năng (Skill) là việc mà một người nào đó vận dụng những khả năng hay năng lực của bản thân để thực hiện hành động gì đó nhằm tạo ra kết quả như mong muốn.
Với những kỹ năng đã và đang được trang bị, chúng ta sẽ dùng để áp dụng chúng vào thực tế Kỹ năng có thể được chia thành các cấp bậc khác nhau Ban đầu, kỹ năng có thể còn ít hoặc chưa được thuần thục nhưng sau một thời gian được rèn luyện, kỹ năng sẽ được lên “level” Đồng thời, kỹ năng cũng có rất nhiều loại: kỹ năng cứng, kỹ năng mềm, kỹ năng sống, Mỗi người cần trang bị cho mình các loại, các mức độ kỹ năng để vận dụng trong thực tiễn.
1.2.3 Kĩ năng thuyết trình là gì?
Trang 4Kỹ năng thuyết trình có thể hiểu đây là khả năng truyền đạt các thông điệp với những lý lẽ và lập luận hợp lý, chặt chẽ để tạo sự thuyết phục, hấp dẫn và tương tác với người nghe bằng cách thu thập và giải đáp tất cả câu hỏi phản biện Kĩ năng thuyết trình là một trong nhiều kĩ năng giao tiếp cơ bản Nó cho biết phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ, biết cách định hướng để điều chỉnh và điều khiển quá trình giao tiếp để đạt được mục đích đã định.
Người thuyết trình cần hướng tới mục tiêu giúp người nghe hiểu được những gì mình đang nói, giải quyết một vấn đề nào đó của họ, hay chỉ đơn giản là tiếp nhận một thông tin mới mẻ Để thuyết trình hiệu quả, người thuyết trình cần thực hiện các bước chuẩn bị quan trọng Kỹ năng thuyết trình thành thạo hay không cũng có thể được nhìn nhận qua khâu chuẩn bị này và nó bao gồm các yếu tố như cấu trúc bài thuyết trình, slides, giọng điệu, ngôn ngữ cơ thể,
1.2.4 Kĩ năng làm việc nhóm là gì?
Kỹ năng làm việc nhóm (teamwork skills) là khả năng hợp tác, làm việc chung với một nhóm người có thể là bạn bè, đồng nghiệp, nhằm mục tiêu là đạt được kết quả tốt nhất cho công việc chung Kỹ năng làm việc nhóm sẽ bao gồm việc các thành viên sẽ đóng góp ý kiến, giúp đỡ, hỗ trợ nhau khi thực hiện công việc.
Kỹ năng làm việc nhóm sẽ giúp bạn phát triển kỹ năng cá nhân, thu nạp kiến thức, kinh nghiệm của người khác cho bản thân đồng thời mang lại những giá trị về vật chất và tinh thần cho tập thể cũng như cá nhân.
1.3 Cơ sở lí luận về việc năng cao kĩ năng thuyết trình và làm việc nhómcho tân sinh viên trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TPHCM
1.3.1 Tầm quan trọng của kĩ năng thuyết trình
1.3.1.1 Nhận thức của tân sinh viên về kĩ năng thuyết trình
Trang 5Hiện nay một phần không nhỏ các bạn sinh viên còn khá xa lạ với cụm từ “kỹ năng thuyết trình” Khi mong muốn ai làm một việc gì đó chúng ta cần phải nêu ra được lý do tại sao phải làm việc đó và việc đó có ích gì cho họ Vì vậy để các bạn sinh viên tự có ý thức rèn luyện kỹ năng thuyết trình thì trước tiên cần phải mang đến cho các bạn một sự nhận thức đúng về tầm quan trọng của kỹ năng thuyết trình với cuộc sống của chính các bạn.
Nếu bạn cho rằng một điều gì đó là không quan trọng, không cần thiết ít nhất là với chính bản thân bạn thì bạn sẽ không bao giờ lãng phí thời gian để hiểu, học hỏi những điều đó Cách phản ứng đó là không có gì lạ và hoàn toàn hợp lý nhất là với cuộc sống năng động của các bạn sinh viên thời hội nhập luôn làm những điều mình thích và những điều mà bản thân cho là cần thiết Vì vậy nếu các bạn sinh viên không có sự nhận thức đúng về tầm quan trọng của kỹ năng thuyết trình, cho rằng nó là không cần thiết, cho rằng chỉ cần học tập tốt các môn học trên lớp như vậy là đủ để đảm bảo một tương lai tốt đẹp cho cuộc sống của các bạn sau này.Suy nghĩ đó dẫn đến hành động các bạn sẽ không để ý đến những sự kiện, buổi hội thảo có liên quan đến kỹ năng thuyết trình, không tìm tòi, không tích cực tham gia các khóa học cũng như rèn luyện những kỹ năng cần thiết Từ nhận thức sai về kỹ năng thuyết trình, dẫn đến suy nghĩ rằng kỹ năng thuyết trình không quan trọng và hành động không rèn luyện kỹ năng đó đã lấy đi nhiều cơ hội đáng lẽ thuộc về các bạn nếu như các bạn có những kỹ năng mềm cần thiết.
Khi bạn nhận thức rằng kỹ năng mềm quan trọng với bạn không chỉ trong học tập mà cả trong cuộc sống và môi trường làm việc sau này, bạn sẽ có những suy nghĩ và hành động hướng đến hoàn thiện cho bản thân những kỹ năng cần thiết Bạn chủ động hơn trong việc tìm hiểu và học hỏi về kỹ năng thuyết trình Bạn cũng sẽ tích cực tham gia các buổi giao lưu hội thảo về kỹ năng thuyết trình, nhiệt tình say mê trong các môn học và khóa học về kỹ năng thuyết trình đồng thời bạn sẽ không ngừng rèn luyện để giúp bản thân hoàn thiện và nâng cao những kỹ
Trang 6năng mềm cẫn thiết Từ đó giúp mở ra nhiều cơ hội cho bản thân bạn trong công việc và giúp cuộc sống của bạn tốt đẹp hơn.
Do vậy để giúp các bạn sinh viên có định hướng trong việc rèn luyện những kỹ năng đó thì công việc quan trọng và được đặt lên hàng đầu đó chính là giúp các bạn có nhận thức đúng về tầm quan trọng của kỹ năng thuyết trình.
1.3.1.2 Đặc điểm của kĩ năng thuyết trình
Đặc điểm cơ bản nhất của thuyết trình đó là chủ đề, và phong cách Người thuyết trình phải là người hiểu rất rõ, rất sâu về 1 chủ đề nào đó Hoặc ít nhất trong quá trình thuyết trình bạn cần phải tỏ ra là người hiểu biết rõ nhất về chủ đề mà mình chia sẻ Có như vậy mới tạo ra sức hút và thuyết phục được người đối diện.
● · Phù hợp với đối tượng.
Một trong những yếu tốt quyết định đến thành bại của một bài thuyết trình là tính phù hợp Một bài thuyết trình phải hướng đến những đối tượng cụ thể nào đó Ngoài việc bạn phải có kiến thức sâu về chủ đề định chia sẻ, bạn cũng phải chọn 1 chủ đề phù hợp với đối tượng mà bạn muốn hướng đến Việc định hướng đối tượng giúp bạn có nội dung, phong cách chia sẻ, cấu trúc phù hợp.
● · Mục tiêu rõ ràng.
Trong khái niệm về Thuyết trình là gì? Tôi đã nêu rõ về việc thuyết trình phải có mục đích rõ ràng Bài thuyết trình nhằm cung cấp kiến thức, hay thuyết phục, hay định hướng… Ngay từ những chia sẻ đầu tiên bạn cần cho người nghe thấy rõ mục đích của bài thuyết trình là gì Chủ đề, thông điệp mà bạn muốn truyền tải là gì Điều gì bạn đang thực sự muốn nhấn vào.
● · Có cấu trúc nhất quán.
Đặc điểm của một bài thuyết trình nữa đó là có cấu trúc logic và nhất quán Bạn phải có 1 chủ đề cụ thể, những nội dung chia sẻ phải gắn liền với chủ đề Tính nhất quán trong nội dung chia sẻ là cực kì quan trọng Nó giúp bạn tạo ra khả năng
Trang 7thuyết phục cao hơn Vì vậy khi làm slide thuyết trình bạn cần định hình trong đầu một cấu trúc nội dung chặt chẽ
● · Sử dụng ngôn ngữ hành động phù hợp.
Để tạo ra sức ảnh hưởng thì đặc điểm lớn nhất tạo ra bài thuyết trình hiệu quả được sử dụng ngôn ngữ, hành động phù hợp Cường độ nói, tốc độ nói Cử chỉ, hành động tạo thành yếu tố quyết định Với mỗi nhóm người khác nhau chúng ta cần sử dụng một ngôn ngữ khác nhau Theo đó ngôn ngữ được chia làm ngôn ngữ nói và ngôn ngữ hình thể Không phải đối tượng nào cũng sử dụng chung một ngôn ngữ để giao tiếp và thuyết trình cũng như vậy.
1.3.1.3 Vai trò của kĩ năng thuyết trình
1.Quản lý, kiểm soát công việc tốt hơn
Mỗi nhóm khi được thành lập và hoạt động thường sẽ có những quy định, cam kết riêng Mỗi thành viên sẽ làm việc dựa trên những quy chế, kỷ luật đã được thống nhất Mỗi người sẽ chịu sự quản lý của người quản lý nhóm, phối hợp và làm việc với nhau Khi hoạt động nhóm, các đầu mục công việc sẽ được liệt kê, phân bổ, từ đó giúp cá nhân cũng như tập thể quản lý và kiểm soát công việc tốt hơn.
2.Tăng sáng tạo, ý tưởng đột phá
Trong quá trình làm việc nhóm, mỗi thành viên sẽ đóng góp những suy nghĩ, ý kiến riêng Điều này đồng nghĩa với việc, nguồn thông tin, ý tưởng của nhóm sẽ rất phong phú Rất nhiều ý tưởng đột phá, sáng tạo nảy sinh từ quá trình làm việc nhóm Nhóm sẽ có lựa chọn nhiều hơn cho những vấn đề trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.
3.Giảm tải áp lực, tăng hiệu suất, hiệu quả công việc
Tầm quan trọng của kỹ năng làm việc nhóm càng được đề cao khi nhóm của bạn có một dự án làm việc lớn và deadline thì quá ngắn Một cá nhân không thể đảm nhận tất cả mọi công việc suôn sẻ trong thời gian ngắn Với cách làm việc
Trang 8nhóm thì khác Thời gian hoàn thành công việc sẽ nhanh hơn, chất lượng tốt hơn Bởi lúc này, khối lượng công việc đã được chia nhỏ cho từng đầu người Áp lực công việc giảm, các thành viên cũng đỡ stress hơn nhiều, hiệu suất làm việc được tăng lên.
Mặt khác, tính hiệu quả khi làm việc nhóm cũng được đẩy mạnh Với nhiều công việc, dự án lớn, làm việc nhóm sẽ cho kết quả tốt hơn làm việc cá nhân Làm việc nhóm (teamwork) sẽ giúp tiết kiệm được rất nhiều thời gian và công sức Đó cũng là một trong những lý do mà các doanh nghiệp rất ưa chuộng loại hình làm việc này.
Kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả của người này có thể sẽ giúp truyền cảm hứng cho người kia Tinh thần làm việc của người này cũng sẽ giúp khuấy động tinh thần của người khác, không khí nhóm,…
Thêm nữa, khi bàn bạc, làm việc cùng nhau, ý tưởng, hành động của người này có thể sẽ giúp người kia nảy sinh ra những điều hay ho, mới mẻ khác Do đó, người ta thường nói, đôi khi, ý tưởng của một cá nhân chỉ như một viên ngọc thô Nhờ tác động của mọi người, viên ngọc ấy sẽ được mài giũa sáng đẹp hơn.
5.Phát huy tiềm năng mỗi người
Một trong những cách hữu hiệu để biết mình có điểm mạnh, điểm yếu gì, cần khắc phục những gì chính là làm việc nhóm Với teamwork, mỗi người sẽ có vai trò riêng, được phát huy thế mạnh riêng để đạt hiệu quả chung.
Trong quá trình làm việc, mỗi thành viên cũng sẽ đưa ra các ý kiến Nhiệm vụ của những người khác là lắng nghe, nhận xét, đánh giá Thông qua đó, bạn sẽ biết mình đang mạnh, thiếu sót gì để cải thiện bản thân.
6.Hỗ trợ, học hỏi lẫn nhau
Trang 9Khi làm việc cùng nhau, mọi người sẽ biết cách hỗ trợ lẫn nhau Nếu bạn được làm việc trong một nhóm tốt, bạn sẽ thấy mình tiến bộ lên trông thấy Bạn sẽ được hỗ trợ tối đa, học hỏi được nhiều điều hay từ mọi người.
Sự hỗ trợ lẫn nhau, tinh thần đồng đội cũng chính là điểm được mọi người yêu thích khi làm việc chung Đây được coi là đặc tính quan trọng trong teamwork Tất cả vì mục tiêu chung, thành công chung.
Thêm một vai trò, lợi ích nữa của làm việc nhóm là tăng gắn kết, rèn luyện kỹ năng tạo lập mối quan hệ trong giao tiếp Nhóm là nơi tập hợp nhiều cá nhân Ở đó, mỗi người sẽ sở hữu kỹ năng, kinh nghiệm, trình độ khác nhau Không chỉ trong công việc mà cả trong đời sống Do vậy, teamwork chính là một cách để mọi người gắn kết với nhau hơn, hiểu nhau hơn Đồng thời, đây cũng là cầu nối để mọi người phát triển mối quan hệ của mình.
Một nhóm hoạt động tốt sẽ phát huy tối đa khả năng của từng thành viên vì mục tiêu chung Các thành viên cần/sẽ gắn kết, làm việc ăn ý và nhịp nhàng.
8.Rèn luyện kỹ năng giao tiếp hiệu quả
Học và rèn luyện kỹ năng giao tiếp ở đâu? Không ở đâu xa, ngay chính trong nhóm của bạn đấy thôi Mỗi nhóm sẽ thường có những buổi họp, thảo luận với nhau,… Trong mỗi buổi này, mỗi người sẽ đưa ra những ý kiến, chất vấn, thuyết phục,… Mỗi buổi thảo luận như vậy sẽ giúp bạn tích lũy thêm nhiều kiến thức về kỹ năng giao tiếp cơ bản.
Ngoài ra, cách mọi người tương tác với nhau cũng sẽ giúp bạn hiểu thêm về kỹ năng giao tiếp ứng xử hàng ngày.
1.3.2 Tầm quan trọng của kĩ năng làm việc nhóm1.3.2.1 Các yếu tố tạo nên một nhóm thành công
Xây dựng một nhóm thì rất dễ nhưng làm sao để nhóm đó hoạt động hiệu quả mới là khó Vậy phải làm sao? Hãy nắm vững một số điều sau:
Trang 101.Cần có sự lắng nghe
Lắng nghe là một trong những kỹ năng cơ bản cực kỳ quan trọng, không chỉ với riêng cá nhân nào Với môi trường tập thể, làm việc nhóm, sự lắng nghe lại càng cần thiết hơn bao giờ hết Việc không biết lắng nghe đồng nghĩa với các thành viên trong nhóm không có sự tôn trọng, xây dựng ý kiến với nhau Lắng nghe cũng thể hiện thái độ quan tâm của các thành viên với một cá nhân/vấn đề của nhóm.
2.Tôn trọng là nguyên tắc bắt buộc của kỹ năng làm việc nhóm
Tôn trọng người khác chính là tôn trọng chính mình Khi làm việc nhóm, mọi người cần có sự tôn trọng lẫn nhau Nếu thiếu đi yếu tố này, nhóm sẽ làm việc không hiệu quả, dễ tan rã.
3.Đặt mục tiêu chung lên đầu
Sự khác biệt giữa làm việc độc lập và nhóm là cần phải đặt mục tiêu chung lên hàng đầu Lúc này, mỗi người cần gạt bỏ cái tôi cá nhân, phải nghĩ tới mục tiêu chung Bạn không thể làm việc theo cảm tính, không bàn bạc hay thống nhất với mọi người trước khi quyết định được Nếu cứ làm theo ý mình thì đâu còn gọi là làm việc nhóm Chưa kể, chỉ cần sai lầm nhỏ cũng có thể ảnh hưởng tới lợi ích chung.
4.Mạnh dạn bày tỏ quan điểm
Trong môi trường làm việc nhóm, mỗi người cần biết phát huy năng lực của mình Mạnh dạn chia sẻ quan điểm, ý tưởng vì sự phát triển của nhóm Đồng thời, khi bày tỏ suy nghĩ của mình, bạn cũng sẽ được người khác góp ý Còn nếu cứ mãi im lặng trong tập thể, bạn sẽ tự biến mình thành “chiếc bóng vô hình” lúc nào không hay.
5.Có trách nhiệm
Khi làm việc nhóm, mỗi người sẽ có vai trò nhất định Để có kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả, mỗi người nên tự ý thức được trách nhiệm của mình Bạn nên
Trang 11đặt ra những nguyên tắc cho riêng mình, có trách nhiệm với công việc chung Đừng để chỉ vì sự thiếu trách nhiệm của mình mà ảnh hưởng tới nhiều người khác.
6.Có tinh thần phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau
“Muốn đi nhanh, hãy đi một mình, muốn đi xa, hãy đi cùng nhau” Quả đúng như vậy! Quá trình làm việc nhóm sẽ thiếu hiệu quả nếu mọi người không biết cách tương tác với nhau Nhóm đó sẽ rơi vào tình trạng rời rạc, có người quá yếu hoặc có người quá mạnh Thêm nữa, nhóm đó cũng sẽ không có sự liên kết để cùng phát triển Do đó, kết hợp, hỗ trợ lẫn nhau chính là một trong những cách giúp nhóm phát triển bền vững.
7.Đẩy mạnh sự gắn kết, chia sẻ
Hiệu quả làm việc nhóm sẽ bị ảnh hưởng nếu mỗi thành viên không ngừng tranh cãi, mâu thuẫn Vì vậy, mọi người cần gắn kết với nhau thông qua việc giao tiếp, tham gia các hoạt động tập thể, xây dựng mối quan hệ,… Khi có sự gắn kết, đồng lòng, cả nhóm sẽ có những kết quả vượt ngoài mong đợi.
Bên cạnh đó, đừng ngại khi tham khảo hay nhận sự chia sẻ của các thành viên trong nhóm Đó có thể là chia sẻ về suy nghĩ, ý kiến, cách trình bày, thái độ,… Sự chia sẻ cũng là yếu tố giúp mọi người gần nhau hơn, hiểu nhau hơn.
8.Biết cách thuyết phục
Khả năng thuyết phục rất cần thiết trong môi trường làm việc nhóm Bởi mỗi người sẽ có những ý kiến khác nhau Muốn người khác đồng tình với mình, bạn cần có khả năng thuyết phục, đưa ra những ý kiến hợp tình hợp lý Sức thuyết phục ở đây bao gồm cả lời nói, hành động, thái độ.
9.Tin tưởng lẫn nhau – không thể thiếu trong kỹ năng làm việcnhóm
Làm việc nhóm hiệu quả hay không cũng còn phụ thuộc vào việc xây dựng lòng tin Khi tin tưởng lẫn nhau, mỗi thành viên sẽ hết lòng vì công việc, tập thể
Trang 12chung Nhờ đó, cả nhóm mới có thể vững mạnh hơn Hãy thử tưởng tượng nếu làm việc nhóm mà ai cũng nghi ngờ lẫn nhau thì sẽ đi đến đâu?
1.3.2.2 Vai trò của kĩ năng làm việc nhóm
1.Giảm tải khối lượng công việc để tăng hiệu quả
Đây là vai trò quan trọng cũng là yếu tố tiên quyết của kỹ năng làm việc nhóm Vai trò này là hiển nhiên, bởi khi làm việc tập thể thì khối lượng công việc sẽ được chia nhỏ cho nhiều người, từ đó áp lực công việc sẽ được giảm hơn rất nhiều Các thành viên trong nhóm cũng không bị căng thẳng hay quá áp lực trước một công việc, dự án quá lớn.
Và cũng nhờ có nhiều ý kiến đóng góp từ các thành viên trong nhóm, mà sự sáng tạo, tư duy ý tưởng được đẩy mạnh hơn Nhờ vậy, tính hiệu quả cũng được nâng cao hơn rất nhiều Thực tế đã chứng minh, làm việc nhóm bao giờ cũng mang lại kết quả tốt hơn là làm việc cá nhân, đặc biệt là đối với những công việc mà tầm cỡ lớn.
2.Bổ sung khiếm khuyết giữa các thành viên
Vai trò của kỹ năng làm việc nhóm tiếp theo đó chính là bổ sung khiếm khuyết giữa các thành viên cho nhau Cụ thể, trong quá trình làm việc, các thành viên sẽ đưa ra ý kiến của mình và các thành viên khác lắng nghe và đánh giá Thông qua sự đánh giá, nhận xét, thành viên đó sẽ biết được mình đang sai, đang thiếu sót ở điểm nào để khắc phục và sửa chữa Từ đó, hiệu quả làm việc của bản thân và nhóm sẽ tăng cao hơn.
3.Phát huy tốt tiềm năng của từng người
Trong quá trình làm việc nhóm, các thành viên sẽ cùng nhau chia sẻ trách nhiệm, hỗ trợ lẫn nhau để cùng nhau phát triển tài năng Sau một quá trình làm việc, chắc chắn từng thành viên sẽ biết được tiềm năng đang ngủ quên của mình là gì để đánh thức.