bài tập nhóm môn nghiệp vụ giao nhận vận tải hàng hóa nhóm 6 nghiệp vụ giao nhận trong vận tải đường b

61 0 0
bài tập nhóm môn nghiệp vụ giao nhận vận tải hàng hóa nhóm 6 nghiệp vụ giao nhận trong vận tải đường b

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Người mua và người bán ở những quốc gia khác nhau, để cho hàng hoá được vận chuyển từ người bán sang người mua cần phải thực hiện hàng loạt các công việc khác nhau liên quan đến quá trìn

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN VIỆN THƯƠNG MẠI VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ

BÀI TẬP NHÓM

MÔN: NGHIỆP VỤ GIAO NHẬN VẬN TẢI HÀNG HÓA

NHÓM 6: Nghiệp vụ giao nhận trong vận tải đường biển

1 Phạm Thị Ngọc Hoa - 11207555 2 Cao Minh Khuê - 11212908

3 Trương Thị Thanh Mai – 11202491 4 Nông Minh Thư – 11218572

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 4

I TỔNG QUAN VỀ GIAO NHẬN HÀNG HÓA QUỐC TẾ 5

1.1 Khái niệm về giao nhận 5

1.1.1 Giao nhận 5

1.1.2 Dịch vụ giao nhận (DVGN) 5

1.1.3 Người giao nhận (NGN) 6

1.2 Phạm vi của dịch vụ giao nhận 7

1.3 Các tổ chức giao nhận trên thế giới và ở Việt Nam 8

1.3.1 Tổ chức các cơ quan giao nhận trên thế giới 8

1.3.2 Liên đoàn quốc tế các Hiệp hội giao nhận (FIATA) 9

1.3.3 Hiệp Hội Doanh Nghiệp Dịch Vụ Logistics Việt Nam – VLA 10

1.3.4 Các công ty giao nhận quốc tế ở Việt Nam 10

II VAI TRÒ, QUYỀN HẠN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BÊN LIÊN QUAN TRONG QUÁ TRÌNH GIAO NHẬN 12

2.1 Vai trò của người giao nhận trong thương mại quốc tế 12

2.1.1 Môi giới hải quan (Customs Broker) 12

2.1.2 Đại lý (Agent) 12

2.1.3 Người gom hàng (Cargo Consolidator) 12

2.1.4 Người chuyên chở (Carrier) 12

2.1.5 Người kinh doanh vận tải đa phương thức (MTO) 13

2.2 Quyền và nghĩa vụ của người giao nhận 13

2.3 Trách nhiệm của người giao nhận 13

2.3.1 Khi là đại lý của chủ hàng 13

2.3.2 Khi là người chuyên chở (principal) 14

2.4.Tổ chức và kỹ thuật giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu tại cảng biển 15

2.4.1 Cơ sở pháp lý 15

2.4.2 Nguyên tắc 16

III, CÁC LOẠI CHỨNG TỪ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN GIAO NHẬN VẬN TẢI HÀNG HÓA BẰNG ĐƯỜNG BIỂN 18

3.1 Khái niệm 18

3.1.1 Chứng từ 18

3.1.2 Chứng từ giao nhận đường biển 18

3.2 Các loại chứng từ trong quá trình giao hàng bằng đường biển 18

3.2.1 Chứng từ hải quan 18

3.2.2 Chứng từ khi làm việc với cảng và tàu vận chuyển 23

3.2.3 Các loại chứng từ khác 32

3.2.4 Một số chứng từ có thể làm cơ sở pháp lý ban đầu để khiếu nại đòi bồi thường 39

3.3 Các loại chứng từ trong nhập khẩu đường biển 44

3.3.1 Lệnh giao hàng (Delivery Order -D/O) 45

3.3.2 Giấy báo hàng đến (Notice of Arrival) 46

Trang 3

3.3.4 Chứng từ trong bộ chứng từ nhập khẩu đường biển hàng nguyên container 51

3.3.5 Chứng từ bắt buộc trong bộ chứng từ nhập khẩu đường biển hàng lẻ (LCL) 52

IV QUY TRÌNH NGHIỆP VỤ GIAO NHẬN HÀNG HÓA BẰNG ĐƯỜNG BIỂN 54

4.1 Đối với hàng hoá xuất khẩu 54

4.1.1 Yêu cầu đối với việc giao hàng xuất khẩu 54

4.1.2 Trình tự giao hàng xuất khẩu 54

4.2 Đối với hàng hoá nhập khẩu 57

4.2.1 Yêu cầu đối với việc giao nhận hàng nhập khẩu 57

4.2.2 Trình tự giao nhận hàng nhập khẩu 57

KẾT LUẬN 61

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Ngày nay, vận tải biển ngày càng phổ biến khi các nước trên thế giới ngày càng nỗ lực hội nhập toàn cầu và thương mại quốc tế Chi phí thấp hơn vận tải hàng không và không có rào cản giữa các châu lục như vận tải đường bộ Vận tải đường biển đang dần trở thành phương thức vận tải phổ biến nhất trên thế giới Vì vậy, điều quan trọng là mỗi cá nhân hoặc công ty hoạt động trong lĩnh vực logistics và chuỗi cung ứng phải tìm hiểu kỹ và cập nhật những kiến thức, quy định mới liên quan đến hoạt động vận tải hàng hóa trong logistics

Trong hơn ba thập kỷ qua, Việt Nam không ngừng phát triển quan hệ thương mại chặt chẽ với các nước trên thế giới nhờ tiềm năng cảng biển vô cùng phong phú trải rộng khắp cả nước Song song với sự phát triển của quan hệ kinh tế, các quy chuẩn chuyên môn về vận tải biển của Việt Nam cũng không ngừng được xây dựng và cập nhật theo các tiêu chuẩn mới nhất của thế giới, nhằm điều hành hiệu quả vận tải biển và mang lại lợi ích tối đa cho nền kinh tế quốc gia Masu Vì vậy, những sinh viên như chúng em, những người còn trẻ, có tiềm năng làm việc trong tương lai, mong muốn được tiếp xúc và tìm hiểu về lĩnh vực này để xây dựng nền tảng vững chắc cho sự nghiệp tương lai

Đề tài “Giao nhận trong vận tải đường biển” là một chủ đề rất thực tế, mang đến cơ hội tiếp thu kiến thức thực tế và các quy trình phức tạp sau khi học Bất cứ ai làm trong ngành cần phải hiểu rõ những nghiệp vụ này Cảm ơn cô đã dành cho chúng em cơ hội được nghiên cứu về mảng đề tài vô cùng bổ ích này

Trang 5

I TỔNG QUAN VỀ GIAO NHẬN HÀNG HÓA QUỐC TẾ

1.1 Khái niệm về giao nhận

1.1.1 Giao nhận

Trong thương mại quốc tế, giao nhận hàng hóa phục vụ đắc lực cho quá trình xuất nhập khẩu, kinh doanh quy mô quốc tế Người mua và người bán ở những quốc gia khác nhau, để cho hàng hoá được vận chuyển từ người bán sang người mua cần phải thực hiện hàng loạt các công việc khác nhau liên quan đến quá trình chuyên chở như đưa hàng ra cảng, làm thủ tục gửi hàng, xếp hàng lên tàu, chuyển tải hàng hoá ở dọc đường, dỡ hàng ra khỏi tàu và giao cho người nhận

Do đó, Giao nhận là tập hợp những nghiệp vụ, thủ tục có liên quan đến quá trình vận tải nhằm thực hiện việc di chuyển hàng hóa từ nơi gửi hàng (người gửi hàng) đến nơi nhận hàng (người nhận hàng) Người giao nhận có thể làm các dịch vụ một cách trực tiếp hoặc thông qua đại lý và thuê dịch vụ của người thứ ba khác

Đặc điểm chung:

• Giao nhận vận tải là những hoạt động nằm trong khâu lưu thông phân phối hàng hóa, một khâu quan trọng nối liền sản xuất với tiêu thụ, hai mặt chủ yếu của chu trình tái sản xuất của xã hội

• Giao nhận vận tải thực hiện chức năng đưa sản phẩm từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ, hoàn thành mặt thứ hai của lưu thông phân phối là phân phối vật chất, khi mặt thứ nhất là thủ tục thương mại đã hình thành

• Giao nhận gắn liền và song hành với quá trình vận tải Thông qua giao nhận, các tác nghiệp vận tải được tiến hành: tập kết hàng hóa, vận chuyển, xếp dỡ, lưu kho, chuyển tải, đóng gói, thủ tục, chứng từ Với nội hàm rộng như vậy, nên có rất nhiều định nghĩa về giao nhận

1.1.2 Dịch vụ giao nhận (DVGN)

Theo quy tắc mẫu của Hiệp hội giao nhận FIATA: "Dịch vụ giao nhận là bất kì các loại dịch vụ nào liên quan đến vận chuyển, gom hàng, lưu kho, bốc dỡ, đóng gói hay phân phối hàng hóa cũng như các dịch vụ tư vấn hay có liên quan

Trang 6

đến các dịch vụ trên, kể cả các vấn đề hải quan, tài chính, mua bảo hiểm, thanh toán, thu thập chứng từ liên quan đến hàng hóa.”

Theo Luật thương mại Việt Nam: "DVGN là hành vi thương mại, theo đó người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa: Nhận hàng từ người gửi, Tổ chức vận chuyển, Lưu kho, lưu bãi, Làm các thủ tục giấy tờ, Các dịch vụ khác có liên quan đến giao hàng cho người nhận theo sự ủy thác của chủ hàng, của người vận tải hoặc người giao nhận khác

1.1.3 Người giao nhận (NGN)

Theo quy tắc mẫu của FIATA: “Người giao nhận là người lo toan để hàng hóa được chuyên chở theo hợp đồng ủy thác và hoạt động vì lợi ích của người ủy thác mà bản thân anh ta không phải là người chuyên chở”

Theo Luật Thương mại của Việt Nam: “Người giao nhận là thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao.”

Người giao nhận gần giống một đại lý, có nghĩa là người giao nhận thay mặt người gửi hàng thực hiện một hoặc một số hoạt động trong quá trình giao nhận Người giao nhận có thể đóng vai trò những người sau đây:

• Người khai báo hải quan: Trên cơ sở được Nhà nước cho phép, người giao nhận thay mặt người xuất khẩu, nhập khẩu để khai báo, làm thủ tục hải quan

• Đại lý (Agent): Người giao nhận ủy thác từ khách hàng hoặc từ người chuyên chở để thực hiện các công việc khác nhau như: nhận hàng, giao hàng, lập chứng từ, làm thủ tục hải quan, lưu kho trên cơ sở hợp đồng ủy thác

• Người gom hàng (Cargo Consolidator): Khi là người gom hàng, người giao nhận có thể đóng vai trò là người chuyên chở hoặc chủ đại lý

• Người chuyên chở (Carrier): Người giao nhận đóng vai trò là người thầu chuyên chở (Contracting Carrier) nếu anh ta ký hợp đồng mà không trực tiếp chuyên chở Nếu anh ta trực tiếp chuyên chở thì trở thành người chuyên chở thực tế (Performing Carrier)

Trang 7

• Người kinh doanh vận tải đa phương thức (MTO): Trong trường hợp người giao hàng cung cấp dịch vụ vận tải đi suốt hoặc còn gọi là vận tải từ cửa tới cửa (door to door) thì người giao nhận đóng vai trò MTO và phải chịu trách nhiệm như một người MTO đối với hàng hóa

• Tổ chức bảo vệ quyền lợi cho các FWD: WCA (Liên minh hàng hóa thế giới – World Cargo Alliance) là mạng lưới giao nhận hàng hóa lớn nhất và mạnh nhất thế giới với thành viên là các freight forwarder độc lập WCA có hơn hơn 7.313 văn phòng tại 191 quốc gia trên thế giới Tổ chức này có chức năng cung cấp cho mỗi thành viên khả năng liên hệ với các đối tác vận chuyển cùng network từ mọi nơi trên thế giới

1.2 Phạm vi của dịch vụ giao nhận

Phạm vi các dịch vụ giao nhận là nội dung cơ bản của dịch vụ giao nhận kho vận Trừ phi bản thân người gửi hàng (hoặc người nhận hàng) muốn tự mình tham gia làm bất kỳ khâu thủ tục, chứng từ nào đó, còn thông thường người giao nhận có thể thay mặt người gửi hàng (hoặc người nhận hàng) lo liệu quá trình vận chuyển hàng hóa qua các cung đoạn cho đến tay người nhận cuối cùng Người giao nhận có thể làm dịch vụ một cách trực tiếp hoặc thông qua đại lý và thuê dịch vụ của những người thứ ba khác

Những dịch vụ mà người giao nhận thường tiến hành là:

• Chuẩn bị hàng hóa để chuyên chở,

• Tổ chức chuyên chở hàng hóa trong phạm vi gà, cảng,

• Tổ chức xếp dỡ hàng hóa

• Làm tư vấn cho chủ hàng trong việc chuyên chở hàng hóa,

• Ký kết hợp đồng vận tải với người chuyên chở, thuê tàu, lưu cước,

• Làm các thủ tục gửi hàng, nhận hàng,

• Làm thủ tục hải quan, kiểm nghiệm, kiểm dịch,

• Mua bảo hiểm cho hàng hóa

• Lập các chứng từ cần thiết trong quá trình gửi hàng, nhận hàng,

• Thanh toán, thu đổi ngoại tệ

• Nhận hàng từ chủ hàng, giao cho người chuyên chở và giao cho người nhận

• Thu xếp chuyển tải hàng hóa,

Trang 8

• Gom hàng lựa chọn tuyến đường vận tải, phương thức vận tải và người chuyên chở thích hợp

• Đóng gói bao bì, phân loại, tái chế hàng hoá

• Lưu kho, bảo quản hàng hóa,

• Nhận và kiểm tra các chứng từ cần thiết liên quan đến sự vận động của hàng hóa,

• Thanh toán cước phí, chi phí xếp dỡ, chi phí lưu kho lưu bãi

• Thông báo tình hình đi và đến của các phương tiện vận tải

• Thông báo tổn thất với người chuyên chở

• Giúp chủ hàng trong việc khiếu nại đòi bồi thường

Ngoài ra, người giao nhận còn cung cấp các dịch vụ đặc biệt theo yêu cầu của chủ hàng như: vận chuyển máy móc thiết bị cho các công trình xây dựng lớn, vận chuyển quần áo may sẵn trong các Container đến thẳng cửa hàng, vận chuyển hàng triển lãm ra nước ngoài Đặc biệt trong những năm gần đây, người giao nhận thường cung cấp dịch vụ vận tải đa phương thức, đóng vai trò là MTO và phát hành cả chứng từ vận tải

1.3 Các tổ chức giao nhận trên thế giới và ở Việt Nam

1.3.1 Tổ chức các cơ quan giao nhận trên thế giới

Ngay từ năm 1522, hãng giao nhận đầu tiên trên thế giới đã xuất hiện ở Bailey, Thụy Sĩ, với tên gọi E Vansai Cùng với sự phát triển của vận tải và buôn bán quốc tế, giao vận được tách khỏi vận tải và buôn bán, dần dần trở thành một ngành kinh doanh độc lập Đặc điểm chính của tổ chức giao nhận thời kỳ này là:

• Hầu hết là các tổ chức (hãng, công ty) tư nhân

• Đa số các hãng kinh doanh giao nhận tổng hợp và kết hợp giữa giao nhận nội địa và quốc tế

• Có chuyên môn hoá về giao nhận theo khu vực địa lý hay mặt hàng

• Cạnh tranh gay gắt lẫn nhau

Sự cạnh tranh gay gắt giữa các công ty giao nhận dẫn đến sự ra đời của các Hiệp hội giao nhận trong phạm vi một cảng, một khu vực hay một nước Trên phạm vi quốc tế hình thành các nhóm tổ chức và hiệp hội giao nhận quốc tế như : Liên đoàn các Hiệp hội Giao nhận Kho vận Quốc tế (FIATA), Hiệp hội Di chuyển Quốc tế (IAM), Liên đoàn những người giao nhận tại Mỹ, …

Trang 9

1.3.2 Liên đoàn quốc tế các Hiệp hội giao nhận (Fédération Internationale des Associations de Transitaires et Assimilés - FIATA)

Liên đoàn quốc tế các Hiệp hội giao nhận (FIATA), thành lập năm 1926 là một tổ chức giao nhận, vận tải lớn nhất thế giới FIATA là một tổ chức phi chính trị, tự nguyện, là đại diện của 35.000 công ty giao nhận ở 130 quốc gia trên thế giới Thành viên của FIATA là các hội viên chính thức (Ordinary Members) và hội viên hợp tác (Associated Members) Hội viên chính thức là Liên đoàn giao nhận của các nước, còn Hội viên hợp tác là các công ty giao nhận riêng lẻ

FIATA được sự thừa nhận của các Cơ quan thuộc Liên Hợp Quốc như: Hội đồng Kinh tế - Xã hội LHQ (ECOSOC), Hội nghị của LHQ về Thương mại và Phát triển (UNCTAD), Ủy ban Châu Âu của LHQ (ECE) và ESCAP FIATA cũng được các tổ chức liên quan đến buôn bán và vận tải như: Phòng Thương mại Quốc tế, Hiệp hội vận chuyển hàng không Quốc tế (IATA), các tổ chức của người chuyên chở và chủ hàng thừa

Nhận

Mục tiêu chính của FIATA là bảo vệ và tăng cường lợi ích của người giao nhận trên phạm vi quốc tế, nâng cao chất lượng dịch vụ giao nhận, liên kết nghề nghiệp, tuyên truyền dịch vụ giao nhận vận tải, xúc tiến quá trình đơn giản hoá và thống nhất chứng từ và các điều kiện kinh doanh tiêu chuẩn nhằm cải tiến chất lượng dịch vụ của hội viên, đào tạo nghiệp vụ ở trình độ quốc tế, tăng cường các quan hệ phối hợp giữa các tổ chức giao nhận với chủ hàng và người chuyên chở Phạm vi hoạt động của FIATA rất rộng, thông qua hoạt động của hàng loạt Tiểu ban:

• Tiểu ban về các quan hệ xã hội,

• Tiểu ban nghiên cứu về kỹ thuật vận chuyển đường ô tô, đường sắt, đường hàng không, Ủy ban về vận chuyển đường biển và VTĐPT

• Tiểu ban luật pháp, chứng từ và bảo hiểm,

• Tiểu ban về đào tạo nghề nghiệp,

• Ủy ban về đơn giản hoá thủ tục buôn bán,

• Tiểu ban về hải quan

Hiện nay nhiều công ty giao nhận của Việt Nam đã trở thành hội viên chính thức của FIATA

Trang 10

1.3.3 Hiệp Hội Doanh Nghiệp Dịch Vụ Logistics Việt Nam – VLA

Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics Việt Nam – Vietnam Logistics Business Association (VLA), tiền thân là Hiệp hội Giao nhận Kho vận Việt Nam- Viet Nam Freight Forwarders Association (VIFFAS) được thành lập theo Quyết định số 5874/KTTV ngày 18 tháng 11 năm 1993 của Văn phòng Chính phủ

Hiệp hội là “Tổ chức xã hội – nghề nghiệp của các tổ chức, doanh nghiệp và các công dân Việt Nam trong hoạt động thương mại giao nhận kho vận, dịch vụ logistics theo Luật Thương mại, tự nguyện thành lập, không vụ lợi nhằm mục đích hợp tác, liên kết, hỗ trợ và giúp đỡ lẫn nhau trong việc phát triển nghề nghiệp, nâng cao hiệu quả hoạt động và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của hội viên; trên cơ sở hội nhập với các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực này trong khu vực và trên thế giới theo quy định của pháp luật”

Tôn chỉ, mục đích của Hiệp hội:

• Tầm nhìn: Liên kết, hợp tác những nhà cung cấp dịch vụ giao nhận vận tải, logistics trong và ngoài nước nhằm kiến tạo vai trò một ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam

• Sứ mệnh: Nâng cao tính chuyên nghiệp, phát triển dịch vụ logistics hiện đại, kết nối logistics khu vực và toàn cầu, đóng góp hiệu quả vào việc phát triển doanh nghiệp trong ngành cũng như phát triển kinh tế đất nước Việt Nam

• Khẩu hiệu hoạt động: Kết nối chuyên nghiệp Logistics

Hiện nay có 2 tổ chức trực thuộc Hiệp hội đang hoạt động là Viện nghiên cứu và phát triển logistics Việt Nam (VLI) cùng Tạp chí chuyên ngành Vietnam Logistics Review (VLR)

1.3.4 Các công ty giao nhận quốc tế ở Việt Nam

Những năm 60 thế kỷ XX, các tổ chức giao nhận quốc tế ở Việt Nam mang tính chất phân tán Các đơn vị XNK tự đảm nhận việc tổ chức chuyên chở hàng hoá của mình, vì vậy các công ty XNK đã thành lập riêng Phòng Kho vận, Chi nhánh XNK, Trạm giao nhận ở các cảng, ga đường sắt liên vận

Để tập trung đầu mối quản lý, chuyên môn hóa khâu vận tải, giao nhận, năm 1970 Bộ Ngoại thương (nay là Bộ Thương mại) đã thành lập hai tổ chức giao nhận:

Trang 11

• Cục Kho vận kiểm Tổng công ty giao nhận Ngoại thương, trụ sở ở Hải Phòng

• Công ty giao nhận đường bộ, trụ sở tại Hà Nội

Năm 1976, Bộ Ngoại thương đã sáp nhập hai tổ chức trên thành lập một Công ty giao nhận thống nhất là Tổng công ty giao nhận và Kho vận Ngoại thương (Vietrans) Trong thời kỳ bao cấp, Vietrans là cơ quan duy nhất được phép tiến hành tổ chức giao nhận hàng hoá XNK trên cơ sở uỷ thác của các đơn vị XNK

Những năm gần đây, kinh tế nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, dịch vụ giao nhận hàng hoá XNK không còn do Vietrans độc quyền nữa mà do nhiều cơ quan, tổ chức khác tham gia, trong đó nhiều chủ hàng ngoại thương lại tự đảm nhận công tác giao nhận

Do sự phát triển mạnh mẽ của thị trường giao nhận Việt Nam, để bảo vệ quyền lợi của các nhà giao nhận, Hiệp hội Giao nhận Kho vận Việt Nam (VIFAS) đã được thành lập năm 1994 và đã trở thành hội viên chính thức của FIATA trong năm đó Cho đến nay, VIFAS đã có 46 thành viên Đến nay một số hội viên hợp tác của FIATA phải kể đến như: COSFİ; DRACO; SUN EXPRESS; TAN TIEN PHONG; EVERICH; THAMICO; FALCO; TIEN PHONG; TRANSIMEX; JAVITRANS; MEKONG CARGO; NORTHFREIGHT; VIETFRACHT; VIETRANS; TRACO.; VINATRANS; ORIENT MARINE; VOSA; SAFI; HOÀNG HẠ; VIE FREIGHT; SOTRANS; VICONSHIP SAIGON,…

Trang 12

II VAI TRÒ, QUYỀN HẠN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BÊN LIÊN QUAN TRONG QUÁ TRÌNH GIAO NHẬN

2.1 Vai trò của người giao nhận trong thương mại quốc tế

Trước đây, người giao nhận chỉ làm đại lý thực hiện một số công việc do các nhà XNK ůy thác như xếp dỡ, lưu kho hàng hóa, làm thủ tục giấy tờ, lo liệu vận tải nội địa, thủ tục thanh toán tiền hàng… Tuy nhiên ngày nay, do sự phát triển của vận tải Container, vận tải đa phương thức, người giao nhận không chỉ làm đại lý, người uỷ thác mà còn cung cấp dịch vụ vận tải và đóng vai trò như một bên chính (Principal) - người chuyên chở (Carrier) Người giao nhận dā làm chức nāng và công việc của những người sau đây:

2.1.1 Môi giới hải quan (Customs Broker)

Thuở ban đầu, người giao nhận chỉ hoạt động ở trong nước Nhiệm vụ của người giao nhận lúc bấy giờ là làm thủ tục hải quan đối với hàng nhập khẩu Sau đó họ mở rộng hoạt động phục vụ cả hàng xuất khẩu và dành chỗ chở hàng trong vận tải quốc tế hoặc lưu cước với các hãng tàu theo sự uỷ thác của người xuất khẩu hoặc người nhập khẩu, tuỳ thuộc vào hop dong mua bán Trên cơ sở được Nhà nước cho phép, người giao nhận thay mặt người xuất khẩu, nhập khẩu để khai báo, làm thủ tục hải quan như một môi giới hải quan

2.1.2 Đại lý (Agent)

Trước đây, người giao nhận không đảm nhận trách nhiệm của người chuyên chở mà chỉ hoạt động như một cầu nối giữa người gửi hàng và người chuyên chở như là một đại lý của người chuyên chở hoặc của người gửi hàng Người giao nhận nhận uỷ thác từ chủ hàng hoặc từ người chuyên chở để thực hiện các công việc khác nhau như: nhận hàng, giao hàng,lập chứng từ, làm thủ tục hải quan, luu kho trên cơ sở hợp đồng uỷ thác

2.1.3 Người gom hàng (Cargo Consolidator)

Ở Châu Âu, người giao nhận từ lâu đã cung cấp dịch vụ gom hàng để phục vụ cho vận tải đường sắt Đặc biệt, trong vận tải hàng hóa bằng Container dich vu gom hàng là không thể thiếu được nhằm biến lô hàng lẻ (LCL) thành lô hàng nguyên (FCL) để tận dụng sức chở của Container và giảm cước phí vận tải Khi là người gom hàng, người giao nhận có thể đóng vai trò là người chuyên chở hoặc chỉ là đại lý

2.1.4 Người chuyên chở (Carrier)

Trang 13

Ngày nay trong nhiều trường hợp, người giao nhận đóng vai trò là người chuyên chở, tức là người giao nhận trực tiếp ký kết hợp đồng vận tải với chủ hàng và chịu trách nhiệm chuyên chở hàng hóa từ một nơi này đến một nơi khác Người giao nhận đóng vai trò là người thầu chuyên chở (Contracting Carrier), nếu họ ký hợp đồng mà không trực tiếp chuyên chở Nếu họ trực tiếp chuyên chở thì anh ta là người chuyên chở thực tế (Actual Carrier)

2.1.5 Người kinh doanh vận tải đa phương thức (MTO)

Trong trường hợp người giao nhận cung cấp dịch vụ vận tải đi suốt hoặc còn gọi là vận tải "từ cửa đến cửa", thì người giao nhận đã đóng vai trò là người kinh doanh vận tải đa phương thức (Multimodal Transport Operator-MTO) MTO cũng là người chuyên chở và phải chịu trách nhiệm đối với hàng hoá trong suốt hành trình vận tải

Người giao nhận còn được coi là "kiến trúc sư của vận tải" (Architect of Transport) vì người giao nhận có khả nāng tổ chức quá trình vận tải một cách tốt nhất, an toàn nhất và tiết kiệm nhất

2.2 Quyền và nghĩa vụ của người giao nhận

Điều 167 luật Thương mại Việt Nam quy định người giao nhận có những quyền và nghĩa vụ sau đây:

• Người giao nhận được hưởng tiền công và các khoản thu nhập hợp lí khác

• Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình theo hợp đồng

• Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có lý do chính đáng vì lợi ích của khách hàng thì có thể thực hiện khác với chỉ dẫn của khách hàng, nhưng phải thông báo ngay cho khách hàng

• Sau khi ký kết hợp đồng, nếu thấy không thể thực hiện được chỉ dẫn của khách hàng thì phải thông báo cho khách hàng để xin thêm chỉ dẫn thêm

• Phải thực hiện nghĩa vụ của mình trong thời gian hợp lý, nếu trong hợp đồng không thỏa thuận về thời gian thực hiện nghĩa vụ với khách hàng

2.3 Trách nhiệm của người giao nhận

2.3.1 Khi là đại lý của chủ hàng

Phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mình theo hợp đồng và phải chịu trách nhiệm về những sơ suất, lỗi lầm và thiếu sót như:

Trang 14

• Giao nhận không đúng chỉ dẫn

• Thiếu sót trong việc mua bảo hiểm cho hàng hóa, mặc dù đã có hướng dẫn

• Thiết sót trong khi làm thủ tục hải quan

• Chở hàng sai nơi đến quy định

• Tái xuất không theo thủ tục cần thiết hoặc không hoàn lại thuế

• Giao hàng mà không thu tiền từ người nhận hàng

Người giao nhận còn phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại về người hoặc tài sản mà anh ta đã gây ra cho người thứ ba trong hoạt động của mình Tuy nhiên, người giao nhận không chịu trách nhiệm về hành vi hoặc lỗi lầm của người thứ ba như người chuyên chở hoặc người giao nhận khác nếu anh ta chứng minh được là đã lựa chọn cẩn thận Khi là đại lý thì người giao nhận phải tuân thủ “ Điều kiện kinh doanh tiêu chuẩn” (Standard Trading Conditions) của mình

2.3.2 Khi là người chuyên chở (principal)

Khi là một người chuyên chở, người giao nhận đóng vai trò là một nhà thầu độc lập, nhân danh mình chịu trách nhiệm cung cấp các dịch vụ mà khách hàng yêu cầu Anh ta phải chịu trách nhiệm về những hành vi và lỗi lầm của người chuyên chở, của người giao nhận khác mà anh ta thuê để thực hiện hợp đồng vận tải như thể là hành vi và thiếu sót của mình Quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của anh ta như thế nào là do luật lệ của các phương thức vận tải quy định Người chuyên chở thu ở khách hàng khoản tiền theo giá cả của dịch vụ mà anh ta cung cấp chứ không phải là tiền hoa hồng

Người giao nhận đóng vai trò là người chuyên chở không chỉ trong trường hợp anh ta tự vận chuyển hàng hoá bằng các phương tiện vận tải của chính mình (perfoming carrier) mà còn trong trường hợp anh ta, bằng việc phát hành chứng từ vận tải của mình hay cách khác, cam kết đảm nhận trách nhiệm của người chuyên chở (người thầu chuyên chở - contracting carrier) Khi người giao nhận cung cấp các dịch vụ liên quan đến vận tải như đóng gói, lưu kho, bốc xếp hay phân phối thì người giao nhận sẽ chịu trách nhiệm như người chuyên chở nếu người giao nhận thực hiện các dịch vụ trên bằng phương tiện của mình hoặc người giao nhận đã cam kết một cách rõ ràng hay ngụ ý là họ chịu trách nhiệm như một người chuyên chở

Trang 15

Khi đóng vai trò là người chuyên chở thì các điều kiện kinh doanh tiêu chuẩn thường không áp dụng mà áp dụng các công ước quốc tế hoặc các quy tắc do Phòng thương mại quốc tế ban hành Tuy nhiên, người giao nhận không chịu trách nhiệm về những mất mát, hư hỏng của hàng hoá phát sinh từ những trường hợp sau đây:

• Do lỗi của khách hàng hoặc của người được khách hàng uỷ thác

• Khách hàng đóng gói và ghi ký mã hiệu không phù hợp

• Do nội tỳ hoặc bản chất của hàng hoá

• Do chiến tranh, đình công

• Do các trường hợp bất khả kháng

Ngoài ra, người giao nhận không chịu trách nhiệm về mất khoản lợi đáng lẽ khách hàng được hưởng về sự chậm trễ hoặc giao nhận sai địa chỉ mà không phải do lỗi của mình

2.4.Tổ chức và kỹ thuật giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu tại cảng biển

2.4.1 Cơ sở pháp lý

Việc giao nhận hàng hóa XNK phải dựa trên cơ sở pháp lý như các quy phạm pháp luật quốc tế (các Công ước quốc tế về vận đơn, vận tải; Công ước về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế ), các quy phạm pháp luật của quốc gia về giao nhận - vận tải, các loại hợp đồng và L/C,… thì mới đảm bảo quyền lợi của chủ hàng hóa xuất nhập khẩu Công ước quốc tế về hợp đồng mua bán hàng hóa có ví dụ là: Công ước Vienne 1980 về buôn bán quốc tế Bên cạnh đó, hiện nay có 2 nguồn luật quốc tế chính về vận tải biển, đó là:

• Công ước quốc tế để thống nhất một số thể lệ về vận đơn đường biển, gọi tắt là Công ước Brussels 1924 và hai Nghị định thư sửa đổi Công ước Brussels 1924 là: Nghị định thư sửa đổi Công ước Brussels 1924 gọi tắt là Nghị định thư 1968 (Visby Rules - 1968), Nghị định thư SDR 1979 • Công ước của Liên hợp quốc về vận chuyển hàng hóa bằng đường biển,

gọi tắt là Công ước Hamburg 1978

Nhà nước Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến vận tải, bốc dỡ, giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu:

• Bộ luật Hàng hải Việt Nam số 40/2005/QH11 do Quốc Hội ban hành ngày 14 tháng 6 năm 2005 thay thế Bộ luật cũ năm 1990 Luật Thương mại số 36/2005/QH11 do Quốc Hội ban hành ngày 14 tháng 6 năm 2005 thay thế

Trang 16

Luật cũ năm 1997

• Nghị định 140/2007/NĐ-CP ngày 05/09/2007 Quy định chi tiết luật thương mại về điều kiện kinh doanh dịch vụ Logistics và giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ Logistics; Luật Hàng hải Việt Nam 2015; Luật Hải quan

• Quyết định của bộ trưởng bộ giao thông vận tải: quyết định số 2106 (23/8/1997) liên quan đến việc xếp dỡ, giao nhận và vận chuyển hàng hóa tại cảng biển Việt Nam

• Luật Hải quan số 29/2001/QH10 do Quốc Hội ban hành ngày 29 tháng 6 năm 2001 và Luật số 42/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan

• Nghị định 154/2005/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 15 tháng 12 năm 2005 quy định chi tiết một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan

Các văn bản này quy định những nguyên tắc của việc giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu về phương thức giao nhận, các thủ tục chứng từ cần thiết khi giao nhận hàng; quy định về sự ủy thác; quy định rõ trách nhiệm và nghĩa vụ của các cơ quan, các bên tham gia vào quy trình để quy trình được tiến hành thống nhất với nhau

2.4.2 Nguyên tắc

Các văn bản hiện hành đã quy định những nguyên tắc giao nhận hàng hóa XNK tại các cảng biển Việt nam như sau:

• Việc giao nhận hàng hóa được tiến hành theo các phương pháp do các bên lựa chọn, thỏa thuận trong hợp đồng trên cơ sở có lợi nhất

• Nguyên tắc chung là nhận hàng bằng phương pháp nào thì giao nhận theo phương pháp ấy

Phương pháp giao nhận bao gồm:

o Giao nhận nguyên bao kiện, bó, tấm, cây, chiếc o Giao nhận nguyên hầm, kẹp chì

o Giao nhận theo số lượng, trọng lượng, thể tích bằng cách cân, đo, đếm o Giao nhận theo mớn nước của phương tiện

o Giao nhận theo nguyên Container niêm phong kẹp chì…

• Trách nhiệm giao nhận hàng hoá là của người chủ hàng hoặc của người được chủ hàng uỷ thác (cảng) với người vận chuyển (tàu) Chủ hàng phải

Trang 17

tổ chức giao nhận hàng hóa đảm bảo định mức xếp dỡ của cảng

• Nếu chủ hàng không tự giao nhận được, phải uỷ thác cho cảng trong việc giao nhận với tàu và giao nhận với chủ hàng nội địa Cụ thể:

o Việc giao nhận hàng hóa XNK tại các cảng biển là do cảng tiến hành trên cơ sở hợp đồng giữa chủ hàng (hoặc người được chủ hàng uỷ thác) với cảng

o Ðối với những hàng hoá không qua cảng (không lưu kho tại cảng) thì có thể do các chủ hàng hoặc người được chủ hàng uỷ thác giao nhận trực tiếp với người vận tải (tàu) (quy định mới từ 1991) Trong trường hợp đó, chủ hàng hoặc người được chủ hàng uỷ thác phải kết toán trực tiếp với người vận tải và chỉ thoả thuận với cảng về địa điểm xếp dỡ, thanh toán các chi phí có liên quan

o Khi được uỷ thác giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu với tàu, cảng nhận hàng bằng phương thức nào thì phải giao hàng bằng phương thức đó • Người nhận hàng phải xuất trình chứng từ hợp lệ xác nhận quyền được

nhận hàng và phải có chứng từ thanh toán các chi phí cho cảng

• Người nhận hàng phải nhận hàng với khối lượng hàng hoá ghi trên chứng từ, liên tục trong một thời gian nhất định

• Cảng không chịu trách nhiệm về hàng hoá ở bên trong, nếu bao, kiện hoặc dấu xỉ chì vẫn còn nguyên vẹn và không chịu trách nhiệm về những hư hỏng, mất mát mà người nhận phát hiện ra sau khi đã ký nhận với cảng, • Việc bốc dỡ hàng hoá trong phạm vi càng do cảng tổ chức thực hiện Trong

trường hợp chủ hàng hoặc người vận chuyển muốn đưa người và phương tiện vào cảng để bốc dỡ thì phải được cảng đồng ý và phải trả các chi phí liên quan cho cảng

• Cảng có trách nhiệm bảo quản hàng hoá lưu tại kho, bãi cảng theo đúng kỹ thuật và thích hợp với từng vận đơn, từng lô hàng Nếu phát hiện thấy tổn thất của hàng hoá đang lưu kho, bãi, cảng phải báo ngay cho chủ hàng biết, đồng thời áp dụng các biện pháp cần thiết để ngăn ngừa, hạn chế tổn thất • Cảng không chịu trách nhiệm về hàng hóa khi hàng đã ra khỏi kho bãi,

cảng

• Việc bốc dỡ, giao nhận, bảo quản hàng hóa tại cảng được thực hiện trên cơ sở hợp đồng ký kết giữa cảng và chủ hàng hoặc người vận chuyển hoặc người được uỷ thác

Trang 18

III, CÁC LOẠI CHỨNG TỪ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN GIAO NHẬN VẬN TẢI HÀNG HÓA BẰNG ĐƯỜNG BIỂN

3.1 Khái niệm

3.1.1 Chứng từ

Chứng từ là các văn bản giấy tờ ghi lại nội dung của một sự kiện giao dịch, một nghiệp vụ phát sinh Chứng từ có thể bằng giấy tờ hoặc bằng sự công nhận của các phương tiện điện tử

Chứng từ hợp lệ phải đảm bảo được các yếu tố sau:

• Tính pháp lý: Các bên tham gia giao dịch phải ký xác nhận để nếu giữa các bên xảy ra tranh chấp thì đây chính là bằng chứng, là cơ sở để phân xử

• Tính rõ ràng: đầy đủ nội dung, cụ thể, dễ hiểu, không đa nghĩa

Tùy theo từng nghiệp vụ phát sinh mà có các loại chứng từ khác nhau Một nghiệp vụ có thể chỉ cần một loại chứng từ hoặc nhiều loại chứng từ gộp lại thành một bộ chứng từ đầy đủ

3.1.2 Chứng từ giao nhận đường biển

Chứng từ giao nhận đường biển: là tập hợp những chứng từ cần có để đảm bảo quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa cũng như kiểm kê tại hải quan để đảm bảo quá trình giao nhận được thông quan nhanh nhất

3.2 Các loại chứng từ trong quá trình giao hàng bằng đường biển

3.2.1 Chứng từ hải quan

Theo quy định của Luật Hải quan năm 2014, Chứng từ hải quan là những loại giấy tờ khai báo hải quan, hồ sơ, chứng từ cần thiết phải nộp cho cơ quan hải quan theo quy định của Luật hải quan Tùy vào vai trò của người nộp chứng từ là người bán hay người mua mà đơn vị đó sẽ chuẩn bị các loại chứng từ khác nhau

Theo đó, một bộ chứng từ hải quan bao gồm:

Trang 19

• 01 bản chính văn bản cho phép xuất khẩu của bộ thương mại hoặc bộ quản lý chuyên ngành (đối với hàng xuất khẩu có điều kiện) để đối chiếu với bản sao phải nộp

• 02 bản chính tờ khai hải quan hàng xuất khẩu

• 01 bản sao hợp đồng mua bán ngoại thương hoặc giấy tờ có giá trị tương đương như hợp đồng

• 01 bản giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và giấy chứng nhận đăng ký mã số doanh nghiệp (chỉ nộp một lần khi đăng ký làm thủ tục cho lô hàng đầu tiên tại mỗi điểm làm thủ tục hải quan)

• 02 bản chính bản kê chi tiết hàng hoá (đối với hàng không đồng nhất)

Trong đó có các nhóm chứng từ chính bao gồm:

3.2.1.1 Tờ khai hải quan (Customs Declaration):

Tờ khai hải quan là văn bản cho người chủ hàng, chủ phương tiện khai báo xuất trình cho cơ quan hải quan Tờ khai hải quan được xuất trình trước khi hàng hoặc phương tiện xuất hoặc nhập khẩu vào/ra khỏi lãnh thổ quốc gia Theo thông lệ quốc tế cũng như pháp luật tại Việt nam thì tờ khai hải quan là quy định bắt buộc đối với phương tiện xuất hoặc nhập khẩu qua các cửa khẩu quốc gia Mọi hành vi vi phạm cũng như không khai báo trung thực đều bị cơ quan hải quan xử lý theo pháp luật hiện hành

Trang 20

3.2.1.2 Hợp đồng mua bán ngoại thương (Sales contract)

Hợp đồng ngoại thương là văn bản được ký kết về thỏa thuận mua bán hàng hóa giữa hai bên người bán và người mua, theo đó bên xuất khẩu có nghĩa vụ chuyển vào quyền sở hữu của bên nhập khẩu một tài sản nhất định gọi là hàng hoá Bên nhập khẩu có nghĩa vụ nhận hàng và trả tiền hàng Đây là văn bản quan trọng nhất khi giao dịch mua bán giữa các bên và quyết định đến mọi hoạt động xuất nhập khẩu trong giao dịch đó

Trang 21

3.2.1.3 Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế doanh nghiệp

Doanh nghiệp cần cung cấp thông tin về giấy đăng ký kinh doanh và mã số thuế của doanh nghiệp để làm căn cứ chứng minh doanh nghiệp hoạt động hợp pháp, trong đó:

• Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là loại giấy tờ ghi nhận ngày đăng ký kinh doanh lần đầu

• “Giấy khai sinh” của doanh nghiệp Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế doanh nghiệp là dãy số được tạo bởi hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp Mỗi doanh nghiệp chỉ có một mã số thuế duy nhất và không được sử dụng lại để cấp cho doanh nghiệp khác

Trước đây doanh nghiệp XNK phải nộp giấy phép kinh doanh XNK loại 7 chữ số do Bộ Thương mại cấp Hiện tại tất cả các doanh nghiệp đủ một số điều kiện (về pháp lý, về vốn) là có quyền xuất nhập khẩu trực tiếp

Trang 22

3.2.1.4 Bản kê chi tiết hàng hóa (packing list/cargo list)

Bản kê chi tiết hàng hoá là chứng từ về chi tiết hàng hoá trong kiện hàng được người bán lập Nó tạo điều kiện thuận tiện cho việc kiểm tra hàng hoá Ngoài ra nó có tác dụng bổ sung cho hoá đơn khi lô hàng bao gồm nhiều loại hàng có tên gọi khác nhau và phẩm cấp khác nhau Phiếu đóng gói thường được đặt trong các bao bì hoặc túi gắn ở bên ngoài sao cho người mua có thể dễ dàng tìm thấy

Một Packing List đầy đủ gồm những nội dung:

• Tiêu đề trên cùng : Logo, tên, địa chỉ, Tel, Fax của doanh nghiệp

• Thông tin người bán: Tên, địa chỉ, Tel, Fax - Số và ngày Packing List

• Thông tin người mua: Tên, địa chỉ, Tel, Fax của doanh nghiệp mua hàng

• Số lượng container và số container

• Ref no: Số tham chiếu ( Có thể là số đơn hàng, thông báo khi hàng đến, )

• Port of Loading : cảng bốc hàng - Port of Destination: Cảng đến, cảng dỡ hàng

• Vessel Name: tên tàu, số chuyến tàu - ETD : Ngày dự kiến tàu chạy

• Product : Mô tả hàng hóa như tên hàng, ký hiệu mã, thể tích, số kiện,

• Packing: số lượng thù ng, hộp, kiện đóng gói theo đơn vị ở dưới

• NWT ( Net weight) : Trọng lượng thực của hàng hóa

• GWT ( Gross weight) : Trọng lượng tổng gồm cả trọng lượng của dây buộc, thùng, hộp đựng,

• Xác nhận của bên bán hàng: Ký tên, đóng dấu Ngoài ra, phiếu đóng gói đôi khi còn phải ghi rõ tên người đóng gói, người kiểm tra kỹ thuật

Trên thực tế, mỗi doanh nghiệp lại làm phiếu đóng gói chỉ cần một vài nội dung chính Dù dùng mẫu nào thì cũng cần có: số và ngày lập; thông tin của Seller và Buyer; thông tin hàng: tên hàng, mã hàng, đơn vị tính, số lượng, trọng lượng; quy cách đóng gói và kích thước kiện hàng

Trang 23

3.2.2 Chứng từ khi làm việc với cảng và tàu vận chuyển

Khi hàng hóa vận chuyển đường biển cần có các chứng từ làm cam kết việc vận tải, khi đó, người giao nhận cần xem xét chứng từ vận tải đường biển để kiểm soát hàng hóa trong giai đoạn xếp dỡ hàng hóa lên tàu

Ðược sự uỷ thác của chủ hàng Người giao nhận liên hệ với cảng và tàu để lo liệu cho hàng hóa được xếp lên tàu Các chứng từ được sử dụng trong giai đoạn này gồm:

• Chỉ thị xếp hàng (shipping note)

• Biên lai thuyền phó (Mate’s receipt)

• Vận đơn đường biển (Ocean Bill of Lading)

• Bản lược khai hàng hoá (Cargo Manifest)

• Phiếu kiểm đếm (Dock sheet Tally sheet)

• Sơ đồ xếp hàng (Ship’s stowage plan)

3.2.2.1 Chỉ thị xếp hàng

Trang 24

Là chứng từ có ghi chi tiết hàng hóa sẽ bốc lên tàu của người giao hàng gửi cho công ty tàu biển, người vận chuyển hoặc người đại lý tàu biển Chỉ thị xếp hàng là do chủ hàng giao cho công ty vận tải và cơ quan quản lý cảng, công ty xếp dỡ người chuyên chở để đề nghị lưu khoang xếp hàng lên tàu, đây là một cam kết gửi hàng và là cơ sở để chuẩn bị lập vận đơn Chỉ thị xếp hàng có tác dụng chỉ đạo người vận chuyển chuẩn bị các chứng từ vận tải cho lô hàng và cung cấp các thông tin cần thiết Vai trò quan trọng của Chỉ thị xếp hàng (shipping note) như:

• Một bản hợp đồng vận chuyển giữa các bên liên quan

• Là một chứng từ chứng nhận sự chuyển giao hàng hóa giữa người gửi dành cho người nhận

• Thường dùng để trình cho ngân hàng hoặc người mua hàng hoá để xác nhận việc giao hàng và yêu cầu thanh toán;

• Là một giấy tờ để phục vụ cho quá trình xử lý hải quan

Những nội dung có trong Shipping note:

• Shipper: Tên và địa chỉ của người gửi hàng

• Consignee: Tên và địa chỉ của người nhận hàng

• Carrier: Tên và địa chỉ công ty người vận chuyển

• Port Of Loading and Port Of Discharge: Địa điểm xuất phát và địa điểm đích

• Vessel: Tên và thông tin tàu chở hàng

• Description of Goods: Mô tả hàng hoá

• Quantity: Số lượng hàng hoá

• Unit of Measurement: Đơn vị đo lường

• Value of Goods: Giá trị hàng hoá

• Terms of Carriage: điều kiện vận chuyển

• Các quy định về trách nhiệm và nghĩa vụ của đôi bên

• Lịch trình vận chuyển

• Chữ kí

Trang 25

3.2.2.2 Biên lai thuyền phó

Biên lai thuyền phó là chứng từ do thuyền phó phụ trách về gửi hàng cấp cho người gửi hàng hay chủ hàng xác nhận tàu đã nhận xong hàng Việc cấp biên lai thuyền phó là một sự thừa nhận rằng hàng đã được xếp xuống tàu, đã được xử lý một cách thích hợp và cẩn thận Do đó trong quá trình nhận hàng người vận tải nếu thấy tình trạng bao bì không chắc chắn thì phải ghi chú vào biên lai thuyền phó Dựa trên cơ sở biên lai thuyền phó, thuyền trưởng sẽ ký phát vận đơn đường biển là tàu đã nhận hàng để chuyên chở

Đặc biệt Biên lai thuyền phó không phải là chứng chỉ sở hữu hàng hoá vì thế người ta thường phải đổi biên lai thuyền phó lấy vận đơn đường biển, trừ trường hợp điều kiện của hợp đồng mua bán cho phép

Biên lai thuyền phó / Mate’s Receipt bao gồm:

• Name and logo of the shipping line/ Tên và logo của hãng tàu

• Name and address of the shipper/ Tên và địa chỉ của người giao hàng

• Name and the number of vessel/ Tên và số lượng tàu

Trang 26

• Name of the port of loading/ Tên của cảng tải

• Name of the port of discharge and place of delivery/ Tên của cảng dỡ hàng và nơi giao hàng

• Marks and container number/ Nhãn hiệu và số container

• Packing and container description/ Đóng gói và mô tả container

• Total number of containers and packages/ Tổng số container và gói

• Description of goods in terms of quantity/ Mô tả hàng hóa về số lượng

• Container status and seal number/ Trạng thái container và số niêm phong (k) Gross weight in kg and volume in terms of cubic metres/ Tổng trọng lượng tính bằng kg và khối lượng tính theo mét khối

• Shipping bill number and date/ Vận chuyển số hóa đơn và ngày

• Signature and initials of the Chief Officer/ Chữ ký và tên viết tắt của Giám đốc

3.2.2.3 Vận đơn đường biển (Ocean Bill of Lading - B/L)

Vận đơn đường biển là một chứng từ vận tải hàng hóa bằng đường biển do người chuyên chở hoặc đại diện của họ cấp cho người gửi hàng sau khi đã xếp hàng lên tàu hoặc sau khi đã nhận hàng để xếp.Vận đơn đường biển là một chứng từ vận tải rất quan trọng, cơ bản về hoạt động nghiệp vụ giữa người gửi hàng với người vận tải, giữa người gửi hàng với người nhận hàng Nó có tác dụng như là một bằng chứng về giao dịch hàng hoá, là bằng chứng có hợp đồng chuyên chở

Đặc điểm vận đơn đường biển:

• Việc chuyên chở hàng hóa phải được thực hiện bằng đường biển nghĩa là phải có giấy phép kinh doanh theo luật định

• Thời điểm cấp vận đơn: Có thể sau khi hàng đã được bốc lên tàu (Shipped on Board), hoặc sau khi hàng được nhận để chở (chưa lên tàu) (Received for Shipment) Thời điểm phát hành vận đơn có ý nghĩa quan trọng trong thương mại và thanh toán quốc tế

• Đặc điểm quan trọng nhất của B/L là minh chứng về quyền sở hữu hàng hóa

Phân loại vận đơn

• Căn cứ vào tính sở hữu: Có 3 loại:

Trang 27

o Vận đơn đích danh (Straight Bill): là vận đơn ghi rõ tên, địa chỉ người nhận hàng và người chở hàng, người giao hàng chỉ giao hàng đúng với tên, địa chỉ trên bill

o Vận đơn theo lệnh (To order Bill): Thường thì trên bill gốc không thể hiện tên consignee mà chỉ để chữ “To Order” tại mục consignee Người nào cầm vận đơn gốc và được xác nhận ký hậu của shipper là có thể nhận hàng

o Vận đơn vô danh (To bearer Bill): Không ghi tên hay bất cứ thông tin gì trong mục consignee hoặc phát hành theo lệnh nhưng không ghi rõ lệnh này của ai Do đó ai cầm được vận đơn này đều có thể nhận hàng Đặc biệt B/L theo lệnh có thể chuyển thành B/L vô danh nếu ký hậu mà không ghi tên người nhận

• Căn cứ theo ghi chú trên vận đơn

o Vận đơn không hoàn hảo (Unclean B/L hay Dirty B/L): có ghi chú về khiếm khuyết của hàng hóa, bao bì, chẳng hạn như: bao bị rách, hàng có dấu hiệu bị ẩm…

o Vận đơn hoàn hảo (Clean B/L): không có ghi chú về khiếm khuyết của hàng hóa, bao bì

• Căn cứ vào tình trạng bốc xếp hàng hóa

o Vận đơn nhận hàng để xếp (Received for shipment B/L): Là vận đơn được cấp khi hàng hóa đã sẵn sàng xếp lên tàu

o Vận đơn đã xếp hàng lên tàu (Shipped on board B/L): Là vận đơn được cấp ngay sau khi hàng hóa đã xếp lên tàu

• Căn cứ vào phương thức thuê tàu

o Vận đơn tàu chuyến (Voyage Charter B/L): Là vận đơn được phát hành đối với phương thức thuê tàu chuyến

o Vận đơn tàu chợ (Liner B/L): Là vận đơn được phát hành đối với phương thức thuê tàu chợ (là loại tàu container, tàu định tuyến)

• Căn cứ vào tính pháp lý của hàng hóa vận chuyển:

o Vận đơn gốc (Original Bill): là vận đơn được có dấu Original và được đóng mộc, ký bằng tay Bill gốc mang tính chủ sở hữu hàng hoá

Trang 28

o Vận đơn bản sao (Copy B/L): nội dung vận đơn này giống với vận đơn gốc, không có dấu và không được ký bằng tay, có chữ COPY-NON NEGOTIABLE Có nghĩa là không được chuyển nhượng Quy trình phát hành vận đơn đường biển: Liên quan đến 4 đối tượng

• Bước 1: Người gửi hàng giao hàng và yêu cầu ký vận đơn đối với đại lý tàu ở cảng bốc

• Bước 2: Đại lý ở cảng bốc ký phát hành cho người gửi vận đơn gốc (thường gồm 3 bản)

• Bước 3: Người gửi hàng giao cho người nhận hàng vận đơn gốc: Gửi trực tiếp/ Gửi thông qua ngân hàng

• Bước 4: Đại lý tàu ở cảng dỡ gửi thông báo đến người nhận hàng, thường người nhận hàng chủ động đoán ngày tàu tới cảng để dỡ lấy

• Bước 5: Người nhận hàng xuất trình vận đơn đường biển hợp lệ

• Bước 6: Đại lý tàu ở cảng dỡ ký phát đổi lệnh giao hàng: Thông thường 1 tờ vận đơn đổi được 3 tờ D/O Người nhận hàng làm thủ tục NK, nếu hàng nguyên cont thì phải đi đến đại lý hãng tàu làm thủ tục và ký cược mượn cont

• Bước 7: Đại lý tàu ở cảng dỡ giao hàng cho người nhận hàng trên cơ sở lệnh giao hàng

Trang 29

3.2.2.4 Bản khai lược hàng hoá (Cargo Manifest)

Ðây là bản lược kê các loại hàng xếp trên tàu để vận chuyển đến các cảng khác nhau do đại lý tại cảng xếp hàng căn cứ vào vận đơn lập nên Bản lược khai phải chuẩn bị xong ngày sau khi xếp hàng, cũng có thể lập khi đang chuẩn bị ký vận đơn, dù sao cũng phải lập xong và ký trước khi làm thủ tục cho tàu rời cảng

Trang 30

Bản lược khai cung cấp số liệu thống kê về xuất khẩu cũng như nhập khẩu và là cơ sở để công ty vận tải (tàu) dùng để đối chiếu lúc dỡ hàng Việc cơ quan hải quan sẽ tiến hành thông quan hàng hoá và phương tiện vận tải nhanh hay chậm là hoàn toàn phụ thuộc vào bản manifest

Thông thường hãng tàu phải khai Manifest trước ngày cập cảng khoảng 1 đến 2 ngày nhưng ngày nay hải quan nhiều nước (như Nhật Bản và Trung Quốc) bắt buộc khai Manifest ngay khi tàu đã chạy được 12 giờ để tránh tình trạng buôn lậu Việc thời gian khai được rút ngắn là do ngày nay các nước đều áp dụng hệ thống E-Manifest tức là hệ thống khai manifest điện tử hay khai manifest online

Khi làm thủ tục lược khai hàng hóa có các loại bản khai lược sau:

• Bản lược khai hàng hóa xuất

• Bản lược khai hàng hóa nhập

• Bản danh mục khách hàng

• Bản liệt kê hàng hóa tính cước

Trong manifest có các tiêu chí thông quan như thông tin về tàu: Tên tàu, quốc tịch, số hiệu, số chuyến, tên thuyền trưởng, cảng xếp hàng, cảng dỡ hàng, cảng chuyển tải, cảng đích Thông tin hàng hoá gồm: Số vận đơn, tên người gửi hàng, tên người nhận hàng, tên người thông báo, tên hàng

3.2.2.5 Phiếu kiểm đếm (Dock sheet và Tally Sheet)

Dock sheet là một loại phiếu kiểm đếm tại cầu tàu trên đó ghi số lượng hàng hoá đã được giao nhận tại cầu

Tally sheet là phiếu kiểm đếm hàng hóa đã xếp lên tàu do nhân viên kiểm đếm chịu trách nhiệm ghi chép Công việc kiểm đếm tại tàu tuỳ theo quy định của từng cảng còn có một số chứng từ khác như phiếu ghi số lượng hàng, báo cáo hàng ngày…

Phiếu kiểm đếm là một chứng từ gốc về số lượng hàng hoá được xếp lên tàu Do đó bản sao của phiếu kiểm đếm phải giao cho thuyền phó phụ trách về hàng hoá một bản để lưu giữ, nó còn cần thiết cho những khiếu nại tổn thất về hàng hoá sau này

3.2.2.6 Sơ đồ xếp hàng (Stowage Plan)

Ngày đăng: 02/04/2024, 14:52

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan