Bài tập nhóm môn học quản trị nguồn lực thông tin chương iii quản trị thông tin trên toàn doanh nghiệp, ứng dụng httt tạo lợi thế cạnh tranh

16 1 0
Bài tập nhóm môn học quản trị nguồn lực thông tin chương iii quản trị thông tin trên toàn doanh nghiệp, ứng dụng httt tạo lợi thế cạnh tranh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

BÀI TẬP NHÓM

MÔN HỌC: QUẢN TRỊ NGUỒN LỰC THÔNG TIN

Chương III: Quản trị thông tin trên toàn doanh nghiệp, Ứng dụng HTTT tạo lợi thế cạnh tranh

Trang 2

2

I Thông tin cạnh tranh và thông tin môi trường chung của Tổng công ty Hàng không Việt Nam

1 Đối thủ cạnh tranh trong ngành

Trong một ngành cạnh tranh khốc liệt, các công ty thường thu hút khách hàng bằng việc tung ra các chương trình khuyến mại giảm giá hoặc các chiến dịch quảng cáo rầm rộ Tuy nhiên, việc này vẫn có thể khiến các khách hàng, nhà cung cấp, người tiêu dùng “chuyển hướng” tới các công ty đối thủ nếu họ cảm thấy không nhận được nhiều lợi ích từ công ty Các hãng hàng không khác tại Việt Nam mà VietNam Airlines cạnh tranh với là:

• VietJet Air: Là hãng hàng không tư nhân lớn tại Việt Nam, nổi tiếng với mô hình kinh doanh giá rẻ VietJet Air đã phát triển mạnh mẽ và là đối thủ cạnh tranh trực tiếp với VietNam Airlines Vietjet nằm trong top 50 hãng hàng không toàn cầu về hoạt động và sức khỏe tài chính năm 2018 và đang khai thác 76 tàu bay A320, A321 và A330, thực hiện hơn 400 chuyến bay mỗi ngày và đã vận chuyển hơn 100 triệu lượt hành khách, với 139 đường bay gồm 48 đường nội địa phủ khắp tại Việt Nam và 95 đường bay quốc tế đến Nhật Bản, Hong Kong, Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc, Thái Lan, Myanmar, Malaysia, Campuchia,…

• Bamboo Airways: Một hãng hàng không tư nhân mới khởi đầu vào năm 2019 Bamboo Airways cũng cạnh tranh trong phân khúc giá rẻ và cao cấp Bamboo Airways phục vụ các tuyến bay nội địa kết nối với các địa phương có các khu nghỉ mát của FLC cũng như các tuyến bay quốc tế.

• Vietravel Airlines: Là hãng hàng không thuộc tập đoàn Vietravel, một công ty lữ hành nổi tiếng tại Việt Nam Hãng này mới ra mắt và cũng là một đối thủ trong ngành hàng không Mục tiêu của hãng này hướng tới nhanh chóng hoàn thiện hệ thống mạng bay nội địa Việt Nam Kế đến sẽ là các đường bay quốc tế khu vực Đông Bắc Á, cung cấp các dịch vụ vận chuyển hàng không và các gói du lịch trong nước và quốc tế, góp phần nâng cao năng lực vận tải hàng không và phát triển ngành du lịch lữ hành, tăng cường kết nối du lịch liên ngành, liên vùng.

2 Đe dọa từ Doanh nghiệp sản xuất hàng hóa thay thế hoặc bổ sung

Trang 3

3

Với những quãng đường dài, máy bay vẫn là phương tiện hiệu quả nhất Sản phẩm của Việt Nam Airlines gồm 2 phần chính chở hàng và chở người

Về chở hàng: Việt Nam Airlines sẽ phải cạnh tranh với tàu hỏa, tàu thủy Mặc dù tàu hỏa và tàu thủy có thể cung cấp giá vé rẻ hơn, nhưng hãng hàng không có lợi thế về tốc độ và linh hoạt Hàng hóa có thể được chuyển đến đích nhanh chóng hơn bằng đường hàng không đặc biệt là trong trường hợp hàng cần giao trong thời gian ngắn Về độ an toàn và tin cậy: đường hàng không được xem là an toàn hơn so với tàu thủy và tàu hỏa Các hãng hàng không như Việt Nam Airlines cung cấp dịch vụ theo dõi và quản lý hàng hóa để đảm bảo an toàn và độ tin cậy cao Việt Nam Airlines còn cung cấp dịch vụ cho hàng hóa đặc biệt như hàng tươi sống, y tế và hàng hóa nguy hiểm Điều này là một yếu tố quan trọng trong việc canh tranh với các phương tiện khác

Về chở người: Vietnam Airlines nổi tiếng với dịch vụ chất lượng cao, bao gồm ẩm thực, giải trí trên chuyến bay và phòng chờ sân bay Vietnam Airlines có mạng lưới bay rộng rãi đến nhiều điểm đến trong và ngoài nước Điều này là một yếu tố quan trọng để thu hút hành khách và cạnh tranh với các hãng khác

Vì vậy, đe dọa từ sản phẩm thay thế của Vietnam Airlines là không đáng kể Trong 5 năm trở lại đây số vụ tai nạn trong ngành hàng không gia tăng đáng kể, khiến hành khách thường xuyên đi máy bay hết sức hoang mang Tuy nhiên, nếu so sánh với số chuyến bay thành công mà các hãng hàng không khắp thế giới thực hiện mỗi ngày thì chỉ là một vài vết xước nhỏ, không đủ để lấy đi sự tin tưởng của hành khách dành cho loại phương tiện vận chuyển này

3 Áp lực mặc cả từ nhà cung cấp

Nhà cung cấp ở đây được hiểu là những người cung cấp nguyên vật liệu cho sản xuất công ty hay những công ty trong ngành cung cấp dịch vụ bổ trợ Áp lực cạnh tranh về quyền lực nhà cung cấp được xác định bởi việc nhà cung cấp có quyền ép công ty phải mua nguyên vật liệu, dịch vụ với giá cao hay không Công ty càng có nhiều lựa chọn nhà cung cấp thì càng dễ dàng chuyển sang một nhà cung cấp rẻ hơn Ngược lại, nếu càng có ít nhà cung cấp và quyền lực họ lớn, công ty lại phải dựa vào họ, dẫn tới việc chi phí gia tăng

Quyền lực nhà cung cấp đối với Vietnam Airlines ở mức dưới trung bình bởi Vietnam Airlines là hãng hàng không quốc gia, có tiềm lực và được ưu tiên mạnh mẽ Một số nhà cung cấp là đơn vị thành viên của Vietnam Airlines nổi bật như:

• Công ty TNHH giao nhận hàng hóa (VINAKO)

• Công ty Cổ phần dịch vụ hàng hóa Nội Bài (NCTS)

• Công ty TNHH Dịch Vụ Hàng Hóa Tân Sơn Nhất (TCS)

• Công ty TNHH MTV Suất ăn hàng không Việt Nam (VACS)

• Công ty cổ phần Sabre Việt Nam

• Công ty cổ phần suất ăn Hàng không Nội Bài (NCS)

Để giảm áp lực từ nhà cung cấp, Vietnam Airlines đã xây dựng mối quan hệ đối tác cân bằng và tương đối đáng tin cậy với các nhà cung cấp Đồng thời, họ cũng đã thực hiện chiến lược đa dạng hóa nhà cung cấp để giảm nguy cơ phụ thuộc vào một nguồn cung cấp duy nhất

Trang 4

4

Quyền lực của khách hàng có thể coi là yếu tố quan trọng nhất đối với Vietnam Airlines, đặc biệt trong bối cảnh các hãng hàng không giá rẻ, tư nhân đang ngày được ưa chuộng, gây áp lực cạnh tranh lớn Trong năm 2021, Vietjet là hãng hàng không duy nhất báo lãi, trong khi hai “đối thủ” Vietnam Airlines và Bamboo Airways đều ghi nhận khoản lỗ hàng nghìn tỷ đồng Vấn đề ở đây là khả năng thu hút và lưu giữ khách hàng Họ có thể dễ dàng chuyển sang mua hàng của đối thủ, do đó luôn ép doanh nghiệp và các đối thủ phải giảm giá Dưới đây là một số cách mà áp lực này có thể thể hiện và gây ảnh hưởng:

• Giá vé và giảm giá: Khách hàng thường mong muốn giá vé thấp hơn và các ưu đãi giảm giá Việc đáp ứng yêu cầu này có thể tạo ra áp lực đối với Vietnam Airlines để duy trì giá cả cạnh tranh và vẫn đảm bảo lợi nhuận

• Chất lượng dịch vụ: Khách hàng yêu cầu chất lượng dịch vụ cao, từ trải nghiệm bay tới thức ăn và dịch vụ tại sân bay Áp lực để cung cấp chất lượng tốt có thể tạo ra nhu cầu đầu tư lớn vào đào tạo nhân viên và cải thiện trang thiết bị

• Lịch trình và tuyến bay: Khách hàng muốn có lựa chọn linh hoạt về lịch trình và tuyến bay Áp lực để cung cấp một mạng lưới bay đa dạng và thuận tiện có thể yêu cầu tối ưu hóa quản lý tài nguyên

• An toàn và tin cậy: Khách hàng yêu cầu sự an toàn và tin cậy trong mọi chuyến bay Vietnam Airlines phải đảm bảo tuân thủ cao cấp về an toàn hàng không và duy trì dịch vụ tin cậy

• Phản hồi và giao tiếp: Khách hàng mong muốn có sự tương tác tốt với hãng hàng không và có cơ hội cung cấp phản hồi Áp lực để duy trì một mối quan hệ tốt và đáp ứng nhanh chóng đến phản hồi có thể đòi hỏi đầu tư vào hệ thống giao tiếp

Để giảm bớt áp lực mặc cả từ khách hàng, Vietnam Airlines có thể thực hiện một số biện pháp sau đây:

1 Tối ưu hóa Giá vé: Công ty có thể xem xét và điều chỉnh giá vé để cạnh tranh hơn với các hãng hàng không khác Điều này có thể bao gồm việc áp dụng các ưu đãi, giảm giá và chương trình khuyến mãi để thu hút hành khách

2 Tăng cường Dịch vụ: Để làm cho hành khách cảm thấy hài lòng hơn, Vietnam Airlines có thể nâng cao chất lượng dịch vụ Điều này bao gồm đảm bảo an toàn và an ninh, cải thiện tiện ích trên máy bay và tại sân bay, cải thiện thực phẩm và dịch vụ hàng không

3 Khuyến mãi và Chăm sóc Khách hàng: Công ty có thể tạo ra các chương trình khách hàng trung thành và các ưu đãi đặc biệt dành cho hành khách thường xuyên Việc quảng cáo hiệu quả để thu hút khách hàng mới cũng rất quan trọng

4 Tối ưu hóa Hoạt động và Chi phí: Công ty có thể tối ưu hóa quy trình hoạt động và giảm chi phí nội dung để có khả năng cạnh tranh với giá vé thấp hơn

Trang 5

5

5 Hợp tác và Liên kết: Tìm kiếm cơ hội hợp tác với các đối tác trong ngành hàng không, như hợp tác chia sẻ mã chuyến bay hoặc thỏa thuận hợp tác liên kết có thể giúp tăng doanh số bán vé

6 Nghiên cứu Thị trường: Hiểu rõ mong muốn của khách hàng và nghiên cứu thị trường để phát triển các tuyến bay và dịch vụ mới có thể thu hút hành khách

Yếu tố thứ 5 trong phân tích thông tin cạnh tranh của Vietnam Airlines là Đe dọa từ đối thủ gia nhập mới Vị thế của công ty có thể bị ảnh hưởng bởi khả năng thâm nhập thị trường của các đối thủ mới

Có thể nói, sức ép cạnh tranh đến từ các đối thủ tiềm năng ngoài ngành phụ thuộc chủ yếu vào rào cản gia nhập ngành Người làm Marketing cần biết ngành có mức độ gia nhập dễ dàng hay không; nói cách khác là rào cản gia nhập ngành cao hay thấp Đe dọa từ đối thủ gia nhập mới đối với Vietnam Airlines là không cao do đặc thù ngành hàng không đòi hỏi nguồn vốn đầu tư vô cùng lớn Bên cạnh đó Việt Nam Airlines là tổng công ty lớn nhất về ngành, được hậu thuẫn mạnh mẽ bởi nhà nước nên khả năng bị cạnh tranh rất thấp Chỉ một số tập đoàn lớn có khả năng trở thành đối thủ gia nhập ngành đối với Vietnam Airlines như Vingroup, Trường Hải THACO, SaiGonTourist, v.v

Thông tin môi trường chung

1 Yếu tố Kinh tế:

• Tỷ lệ lạm phát và tốc độ tăng trưởng GDP có mối quan hệ chặt chẽ với tốc độ tăng trưởng của Vietnam airlines Trong giai đoạn 2020- 2021, mặc dù bị ảnh hưởng của lạm phát chịu ảnh hưởng chính của dịch bệnh Covid-19 nhưng Vietnam Airlines vẫn đảm bảo mức độ tăng trưởng Theo các chuyên gia, để ngành du lịch sớm phục hồi thì ngành hàng không là yếu tố tối quan trọng VNA cũng đã thiết lập cơ chế đội chuyên trách với từng khu vực thị trường để bám sát và điều chỉnh kịch bản, triển khai kịp thời, nắm lấy cơ hội Sự tác động qua lại chặt chẽ giữa tăng trưởng kinh tế và tăng trưởng hàng không cho thấy trung bình cứ 1% tăng trưởng GDP sẽ ứng với khoảng 2% tăng trưởng hàng không

• Theo đề án “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”, đến năm 2020, Việt Nam thu hút được 10,5 triệu lượt khách quốc tế, phục vụ 47,5 triệu lượt khách nội địa; đến năm 2030 thu hút được 18 triệu lượt khách quốc tế và 71 triệu lượt khách nội địa Theo đề án, dự báo ngành du lịch sẽ đạt tốc độ tăng trưởng trung bình trên 30% về doanh thu và khoảng 20% về lượng khách, qua đó nhu cầu du lịch gia tăng vẫn là yếu tố chính thúc đẩy sự phát triển của ngành hàng không, trên cơ sở tính nhanh chóng và thuận tiện của vận tải hàng không, trong khi chi phí ngày càng tiệm cận với các loại hình vận chuyển khác bằng đường bộ và đường sắt Sự phát triển của ngành du lịch chính là nguồn thu quan

Trang 6

6

trọng và sẽ là một trong những động lực phát triển của ngành vận tải hàng không Việt Nam

2 Yếu tố Chính trị:

• Với tư cách là Tổng công ty mạnh của nhà nước hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh vận chuyển hàng không và dịch vụ đồng bộ, tạo điều kiện tiền đề cho sự phát triển cơ sở hạ tầng của đất nước, trong những năm qua, Vietnam Airlines đã nhận được sự hậu thuẫn mạnh mẽ của chính phủ như ưu tiên về vay vốn, các điều kiện bảo hộ kinh doanh, các chính sách về tài chính Về hệ thống pháp luật, Nhà nước cũng đã từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến vận chuyển hàng không, kể cả việc tham gia đầy đủ vào các công ước quốc tế … Đây cũng là điều kiện pháp lý thuận lợi cho sự phát triển của các Hãng hàng không của Việt nam

• Bên cạnh đó sự thay đổi về chính sách theo xu hướng phi điều tiết hoạt động không tải đang thắng thế hiện nay bằng các kinh nghiệm về tự do hóa bầu trời tại Mỹ và Liên minh Châu Âu Kinh nghiệm cho thấy: Tự do hóa bầu trời không tạo ra cơ hội đồng đều cho tất cả các Hãng hàng không vì năng lực của từng Hãng hiện nay không tương đương nhau Nó làm cho cạnh tranh giữa các Hãng hàng không vốn đã gay gắt ngày càng trở nên gay gắt hơn vì số lượng các Hãng hàng không khai thác trên một đường bay tăng lên hai hoặc ba lần so với khi có sự điều tiết của chính phủ; và các Hãng hàng không có tiềm lực mạnh về công nghệ và tài chính, không ngại cạnh tranh về giá như Japan Airlines, Lufthansa, Air France, Singapore Airlines….có điều kiện chiếm lĩnh phần lớn thị trường và đẩy các Hãng hàng không nhỏ như Vietnam Airlines vào tình thế khó khăn như thị trường bị thu hẹp, lợi nhuận bị suy giảm và có thể dẫn đến phá sản Đây thực sự là một thách thức và là nguy cơ rất lớn đe dọa sự phát triển của Vietnam Airlines

3 Yếu tố Tự nhiên:

• Vị trí địa lý của Việt nam rất thuận lợi cho sự phát triển của ngành hàng không Với vị trí nằm ở rìa Đông Nam của châu Á, chính giữa con đường hàng không quốc tế nối từ đông sang tây, từ bắc xuống nam, thích hợp cho việc xây dựng mạng đường bay theo kiểu nan quạt với một trục tụ điểm là Hà nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ chí Minh, thuận tiện cho việc nối các chuyến bay dài từ Tây Âu, Bắc Mỹ và Úc với các chuyến bay ngắn trong khu vực Đông Nam Á và nội địa của Việt nam

• Yếu tố tự nhiên về mặt địa lý cũng tạo cho nước ta có rất nhiều danh lam, thắng cảnh đẹp ; bên cạnh đó là nền văn hóa đặc sắc, phong phú cũng tạo nên sức hấp dẫn đối với khách du lịch nước ngoài Tuy nhiên trong thời gian vừa qua, ngành du lịch vẫn chưa được đầu tư đúng mức do đó chưa thu hút được lượng khách du lịch động đảo như Thái lan, Singapore… vì vậy, nó cũng là một trong các nhân tố kìm hãm sự phát triển của ngành hàng không Việt nam nói chung và Vietnam Airlines nói riêng

Trang 7

7

• Hàng không góp phần gây ô nhiễm môi trường, từ đó góp phần làm biến đổi khí hậu Đầu tiên, máy bay, giống như các phương tiện khác, dựa vào nhiên liệu, khi đốt cháy, thải ra khí carbon dioxide ở mức trên 2% , góp phần vào sự nóng lên toàn cầu và cuối cùng là biến đổi khí hậu Thứ hai, quá trình cất cánh đòi hỏi lượng năng lượng cao đáng kể, có nghĩa là lượng nhiệt tỏa ra bầu khí quyển nhiều hơn, góp phần gây ra biến đổi khí hậu Thứ ba, còn có các khí thải khác từ ngành hàng không, ngoài carbon dioxide Chúng bao gồm các oxit nitơ, (NOx), hơi nước, chất tương phản và các hạt, tất cả đều có tác dụng làm ấm thêm Ngành công nghiệp hàng không có thể thải ra các loại khí và hạt ảnh hưởng đến môi trường, nhưng chúng tốt hơn so với một số ngành khác Vì vậy VNA cần có những biện pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường và có thể áp dụng công nghệ vào các biện pháp bảo vệ môi trường

4 Yếu tố Văn hoá- Xã hội:

• Hiện nay tuy nước ta có dân số đông nhưng đa số sống ở nông thôn (chiếm khoảng 75% dân số), mức thu nhập bình quân đầu người hàng năm thấp (bình quân khoảng 450 USD/người/năm) nên sức mua và nhu cầu đi lại bằng đường hàng không của đại bộ phận dân cư Việt nam thấp Đây là nguyên nhân làm cho hiệu quả kinh tế trên các đường bay nội địa của Vietnam Airlines không cao ( vận chuyển nội địa chiếm 34% sản lượng nhưng lợi nhuận thấp, hầu hết các tuyến đường bay ngắn đều thua lỗ như Hà nội – Điện biên, Hà nội – Vinh, Tp Hồ chí Minh – Tuy hòa, Plâyku, … ) Tuy nhiên, để phục vụ chính sách xã hội của Nhà nước nên Vietnam Airlines vẫn phải tiếp tục duy trì các tuyến bay lẻ nội địa ở một tần suất nhất định

• Với sự phát triển của nền kinh tế nước ta, trong thời gian sắp tới khi thu nhập tăng lên, nhu cầu đi lại, du lịch của các tầng lớp dân cư Việt nam sẽ phát triển mạnh mẽ, mở rộng thị trường cho ngành hàng không

• Ngoài ra, hiện nay có khoảng trên 2 triệu người Việt nam đang định cư và lao động tại khắp nơi trên thế giới Với bản chất văn hóa “ uống nước nhớ nguồn” , “ lá rụng về cội” của dân tộc Việt nam, nhu cầu đi lại giữa quốc tế với Việt nam và trong nội địa Việt nam của các đối tượng này cũng tạo nên thị trường đầy triển vọng cho ngành hàng không

• Công tác tổ chức và phát triển nguồn nhân lực được đổi mới từng bước vững chắc và đạt tiến bộ về nhiều mặt Vietnam Airlines đã chủ động triển khai nhiều biện pháp, đa dạng hóa trong khâu tuyển dụng và đào tạo nhân lực đặc thù, đặc biệt là nguồn nhân lực vận hành khai thác, bảo dưỡng tàu bay, thương mại và đội ngũ lãnh đạo, cán bộ quản lý chuyên ngành Coi nguồn lao động đặc thù là tài sản quan trọng, Vietnam Airlines đã quan tâm đầu tư cho tuyển chọn và đào tạo theo hướng tăng cường đào tạo, huấn luyện trong nước, giảm tỷ lệ thuê lao động nước ngoài

Trang 8

8 5 Yếu tố Công nghệ:

• Việc đưa phương pháp làm thủ tục trực tuyến (Self Check-in) của Vietnam Airlines vào sử dụng trong vài năm trở lại đây đã giúp cho hãng ngày càng tạo được lòng tin cho không chỉ khách hàng trong nước mà còn trên quốc tế Dịch vụ cung cấp cho hành khách có thể tự làm thủ tục lên máy bay bằng bất cứ thiết bị nào có nối mạng internet (máy tính, điện thoại thông minh) và kết nối được với Website của Vietnam Airlines Ngoài hình thức làm thủ tục check-in truyền thống tại quầy, hành khách có thể tự làm thủ tục trực tuyến qua trang web của Hãng (web check-in), sử dụng mobile check-in và đặc biệt là hệ thống kiosk check-in tự động

• Năm 2016, VNA áp dụng công nghệ trong phục vụ hành khách, đó là máy đọc thẻ boarding pass trong phục vụ ăn uống và công tác đối chiếu thanh toán Giúp quá trình làm thủ tục của hành khách trở nên thuận tiện, nhanh gọn chính xác hơn

• Từ ngày 10/10/2019, lần đầu tiên tại Việt Nam, hành khách có thể sử dụng WiFi kết nối Internet trên một số chuyến bay do Vietnam Airlines khai thác

• Xây dựng các quy định ứng phó khẩn nguy CNTT, phân cấp độ các hệ thống CNTT theo nghị định 85 của Chính phủ Bên cạnh đó, TCT cũng tổ chức đào tạo, truyền thông nội bộ về bảo mật; triển khai hệ thống Cyber security bao gồm các hệ thống phòng chống tấn công lớp mạng, máy chủ, máy trạm và email; tổ chức giám sát và xử lý sự cố an toàn, an ninh thông tin 24/7

II Vai trò của HTTT với các yếu tố chiến lược cạnh tranh

1 Chi phí thấp nhất HTTT có thể giảm đáng kể chi phí sản phẩm, chi phí thực hiện nghiệp vụ hoặc giảm chi phí của các quy trình kinh doanh, giảm chi phí cho khách hàng và nhà cung cấp, tạo lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm Chẳng hạn mô hình kinh doanh trực tuyến Khách hàng với doanh nghiệp (C2B) và doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B) hay hệ thống mua sắm trực tuyến HTTT quản lý lưu kho tự động, HTTT quản lý phân phối, HT nhận hàng hay HT bốc xếp và giao hàng tự động… làm giảm chi phí rất nhiều

2 Khác biệt hóa Các doanh nghiệp có thể sử dụng HTTT để tạo ra những đặc tính khác biệt hoặc giảm lợi thế khác biệt của đối thủ Chẳng hạn sử dụng chat trực tuyến hoặc mạng xã hội để hiểu và làm dịch vụ khách hàng tốt hơn HTTT CAM (Computer aided Manufacturing) có thể điều khiển thiết bị tạo sự khác biệt trên từng sản phẩm

3 Đổi mới Doanh nghiệp có thể sử dụng HTTT để thiết kế và tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ mới, phát triển thị trường ngách hoặc thay đổi tận gốc quy trình kinh doanh Chẳng hạn sử dụng mô hình trên máy tính và mô phỏng thiết kế sản phẩm để giảm thời gian và chi phí từ khâu thiết kế, chế tạo, sản xuất và đưa ra thị trường Các doanh nghiệp có thể thực hiện quy trình kinh doanh trực tuyến Internet và viễn thông cung cấp những khả năng và cơ hội cho sáng tạo Mỗi người với PC, laptop hay thiết bị di động khác kết nối mạng

Trang 9

9

Internet có rất nhiều cơ hội đồng sáng tạo với khách hàng, đối tác bên ngoài và đồng nghiệp bên trong Các Hệ thống CAD trợ giúp thiết kế sản phẩm mới, thử nghiệm và demo chúng với khách hàng

4 Tăng trưởng Doanh nghiệp có thể sử dụng HTTT để mở rộng hoạt động tác nghiệp trong nước cũng như quốc tế, phân rã hoặc tích hợp vào một số sản phẩm dịch vụ khác HTTT có thể là công cụ hỗ trợ cho các nhà quản lý xác định được tầm nhìn chiến lược tăng trưởng dài hạn cho doanh nghiêp Chẳng hạn sáp nhập hoặc mua lại các doanh nghiệp khác HTTT toàn cầu, xuyên quốc gia sẽ trợ giúp doanh nghiệp vượt qua thách thức không gian và thời gian để có thể tiến hành mở rộng quy mô, tăng vốn mà vẫn quản lý tốt

5 Liên minh Doanh nghiệp có thể sử dụng HTTT để tạo ra hoặc tăng cường quan hệ với đối tác qua những ứng dụng như phát triển doanh nghiệp ảo và HTTT liên tổ chức Các mối liên kết doanh nghiệp không chỉ khắc phục các bất lợi về quy mô hoạt động, giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh mà còn tạo thêm được lợi thế về giá, thị trường

6 Thị trường ngách Với những HTTT quản lý khách hàng trực tuyến, HTTT bán hàng Sale Points, Eservice doanh nghiệp sẽ dễ dàng thực hiện sản phẩm cho một số lượng khách hàng nhỏ có đặc thủ Ví dụ Intel sản xuất chip máy tính cho ngành đặc thù và công ty đặc thù

7 Hiệu quả tác nghiệp Cải tiến cách thức thực hiện những quy trình nghiệp vụ để hiệu quả hơn những đối thủ cũng làm những nghiệp vụ đó Cải tiến như vậy sẽ tăng chất lượng và năng suất Các hệ thống trợ giúp ra quyết định, Mua sắm qua mạng tăng hiệu quả hành chính HT điều khiển tự động và máy móc tự động điều khiển bằng phần mềm sẽ giảm việc di chuyển, hợp lý hóa thao tác người máy, kiểm soát chất lượng, giảm sản phẩm lỗi… dẫn đến tăng hiệu quả hoạt động tác nghiệp

8 Định hướng khách hàng HTTT quản trị quan hệ khách hàng cho phép doanh nghiệp cung cấp những quan hệ một đổi một với từng khách hàng HT khai phá tri thức từ những CSDL thu thập về khách hàng cho phép hiểu và định hướng khách hàng, tập trung làm cho khách hàng hạnh phúc Khách hàng chỉ biết rõ nhu cầu của mình khi nhà cung cấp chỉ ra cho họ HT quảng cáo hoặc marketing trực tuyến có video, hình ảnh, âm thanh đi kèm trên các thiết bị di động rất hiệu quả để làm việc chỉ dẫn ấy

9 Thời gian Xử lý thời gian như nguồn lực của doanh nghiệp Thời gian là vàng Lợi thế của người đi đầu Internet, HTTT Just-in-time, HT Time tracking sẽ đưa doanh nghiệp trở thành người kiếm được giá trị thực từ tốc độ và từ vị trí của người đi đầu

10 Rào cản Sản phẩm mới sáng tạo và sử dụng HTTT để cung cấp dịch vụ đặc biệt sẽ tạo ra rào cản đối với những đối thủ mới thâm nhập

11 Kiềm giữ khách hàng và nhà cung cấp Có rất nhiều cách thức mà HTTT hiện đại có thể giữ chân khách hàng hay nhà cung cấp Chẳng hạn những hệ thống thông tin liên tổ chức( giúp quản lý tốt hơn các mối quan hệ giữa người mua và nhà cung cấp, tối ưu hóa

Trang 10

10

giao tiếp trong tất cả các cấp của một tổ chức cũng như giữa tổ chức và nhà cung cấp), những hệ thống quản trị khách hàng kim cương…sẽ níu giữ rất tốt những khách hàng đã có, khách hàng quan trọng

12 Tăng phí chuyển đổi đối tác Nhiều loại HTTT sẽ làm nhụt ý tưởng chuyển sang đối thủ cạnh tranh của khách hàng hoặc nhà cung cấp vì lý do kinh tế ví dụ HTTT liên tổ chức sẽ làm tăng sự phụ thuộc giữa người cung cấp và người mua, gây khó khăn hoặc tạo chi phí lớn khi người mua chuyển sang đối thủ

III Các HTTT trợ giúp việc giảm chi phí và tăng năng suất trong lĩnh vực nông nghiệp ở VN hiện nay

1 Hoạt động hậu cần đầu vào:

- Hệ thống quản lý chuỗi cung ứng (Supply Chain Management - SCM): Dựa vào

dữ liệu thời tiết, thông tin thị trường và dữ liệu khác, hệ thống SCM có thể dự báo nhu cầu nguyên liệu và đầu vào cụ thể Điều này giúp nông dân và nhà sản xuất nông sản chuẩn bị sẵn sàng, tránh thiếu hụt hoặc lãng phí

Ví dụ: Quản lý cung ứng nguyên liệu cho sản xuất lúa gạo

• Bước 1: Thu thập dữ liệu

Hệ thống SCM sẽ thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm dữ liệu thời tiết hiện tại và dự báo, thông tin thị trường về giá cả và nhu cầu lúa gạo, cũng như thông tin về các yếu tố khác ảnh hưởng đến sản xuất

• Bước 2: Xử lý dữ liệu và dự báo

Dựa vào dữ liệu thu thập được, hệ thống SCM sử dụng các công cụ phân tích và thuật toán dự báo để ước tính nhu cầu nguyên liệu cho quá trình trồng và sản xuất lúa gạo trong tương lai Ví dụ, dựa vào dữ liệu thời tiết và thông tin thị trường, hệ thống có thể dự báo nếu sẽ có một mùa mưa kéo dài, nhu cầu phân bón có thể tăng do cây trồng cần thêm chất dinh dưỡng

• Bước 3: Quản lý và ứng dụng dự báo

Dựa vào dự báo nhu cầu nguyên liệu, nông dân và nhà sản xuất có thể điều chỉnh kế hoạch mua sắm và cung ứng nguyên liệu Họ có thể đặt hàng phân bón và hạt giống từ các nhà cung cấp trước để đảm bảo sẵn sàng cho quá trình sản xuất Điều này giúp tránh tình trạng thiếu hụt nguyên liệu trong quá trình trồng trọt

Tối ưu hóa sản xuất: Dự báo giúp nông dân lên kế hoạch sản xuất theo hướng tối ưu hóa → Tóm lại, Hệ thống quản lý chuỗi cung ứng (SCM) trong ví dụ này giúp nông dân và nhà sản xuất lúa gạo dự đoán và quản lý nhu cầu nguyên liệu một cách hiệu quả, từ đó giảm chi phí và tăng năng suất trong quá trình sản xuất

Ngày đăng: 02/04/2024, 06:22

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan