Bài tập nhóm môn tài chính tiền tệ đề bài vai trò của tài chính công trong việc cân bằng xã hội

15 0 0
Bài tập nhóm môn tài chính tiền tệ đề bài vai trò của tài chính công trong việc cân bằng xã hội

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

BỘ TÀI CHÍNHHỌC VIỆN TÀI CHÍNH

- -BÀI TẬP NHÓM

MÔN: TÀI CHÍNH TIỀN TỆ

ĐỀ BÀI: VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH CÔNG TRONG VIỆC CÂNBẰNG XÃ HỘI

LỚP: CQ60/09.01_LTGIẢNG VIÊN: Nguyễn Thùy LinhNHÓM 4:

Dương Thị Linh Trâm Phạm Như Quỳnh Ngô Thị Thu Hương Nông Văn Hợi Dương Phương Linh Hà Minh Quân

Trần Thị Khánh Linh Chu Danh Tuấn Hiệp Lê Thị Thu Huyền Trần Tiến Đạt

NĂM HỌC: 2023-2024

Trang 2

MỤC LỤC

I.PHÂN PHỐI THU NHẬP 1II.PHÚC LỢI XÃ HỘI 3III.KHẨU HIỆU “LÀM THEO NĂNG LỰC, HƯỞNG

THEO LAO ĐỘNG” 5IV.MỘT SỐ HẠN CHẾ 7

Trang 3

I.PHÂN PHỐI THU NHẬP

Thị trường không có chức năng tạo ra sự phân phối thu nhập công bằng, Nhà nước cần phải can thiệp để giải quyết sự bất công trong phân phối thu nhập của thị trường.

Vai trò này thể hiện qua công cụ thuế để tái phân phối thu nhập xã hội theo hướng điều tiết bớt các thu nhập cao và nâng đỡ các thu nhập thấp Cụ thể, để giảm bớt thu nhập cao thì công cụ thuế được sử dụng với chức năng tái phân phối thu nhập Các biện pháp thuế được sử dụng như đánh thuế lũy tiến vào thu nhập cao, đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với thuế suất cao vào những hàng hóa mà người có thu nhập cao mới có khả năng chi trả.

- Thuế trực thu: Là loại thuế thu trực tiếp vào khoản thu nhập, lợi ích thu được của các tổ chức kinh tế hoặc cá nhân, nghĩa là loại thuế mà người, hoạt động, tài sản chịu thuế và nộp thuế là một.

Trang 4

- Thuế thu nhập cá nhân: Nhà nước sử dụng thuế lũy tiến, thu nhập cao thì thuế cao, thu nhập thấp thì thuế thấp.

Bảng: Biểu thuế lũy tiến từng phần

Ngoài ra theo quy định của Luật thuế thu nhập cá nhân hiện hành, cá nhân được trừ các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, trừ đi mức giảm trừ gia cảnh, các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, các khoản phụ cấp, trợ cấp được trừ (nếu có)… số còn lại mới là thu nhập làm căn cứ tính thuế thu nhập cá nhân.

Trang 5

Ví dụ: Nếu một người có thu nhập tiền lương, tiền công 17 triệu đồng/tháng và có 1 người phụ thuộc, nếu trừ các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp… thì người này khôngphải nộp thuế TNCN vì: Bảo hiểm bắt buộc 10,5% (8% bảo hiểm xã hội + 1,5% bảo hiểm y tế + 1% bảo hiểm thất nghiệp) là 1,785 triệu đồng (17 triệu đồng x 10,5%), mức giảm trừ gia cảnh là 15,4 triệu đồng (11 triệu cho bản thân + 4,4 triệu cho người phụ thuộc), tổng cộng là 17,2 triệu đồng Do đó không phải nộp thuế TNCN.

=>> Giúp điều tiết thu nhập, thu hẹp khoảng cách giàu

nghèo, đảm bảo công bằng xã hội.

- Thuế thu nhập doanh nghiệp: Có các mức thuế khác

nhau, doanh nghiệp có khả năng sinh lời cao thuế sẽ

cao hơn so với các doanh nghiệp thông thường và

doanh nghiệp ở địa phương Từ đó giúp từng bước

giảm dần sự phân biệt giữa các thành phần kinh tế , tạo

Trang 6

môi trường kinh doanh thuận lợi để các doanh nghiệp

phát triển.

- Thuế gián thu: Là các loại thuế không đánh trực tiếp

vào thu nhập và tài sản của cá nhân, tổ chức kinh tế mà

nó được cộng vào giá bán hàng hóa, dịch vụ đánh vào

người tiêu dùng

+, Đánh thuế suất, thuế gián thu thấp với hàng hóa

thiết yếu (nước sạch phục vụ sản xuất và sinh hoạt,

quặng để sản xuất phân bón, thiết bị dụng cụ y tế ,

giáo cụ dùng để giảng dạy và học tập…)

=>> Càng thiết yếu thuế càng thấp.

+, Hàng hóa dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng

(hàng nông sản chưa qua sơ chế do người sản xuất

trực tiếp bán ra; các sản phẩm là giống vật nuôi, cây

trồng; hàng hóa nhập khẩu trong trường hợp viện trợ

nhân đạo,…)

Trang 7

=>> Tạo điều kiện cho người dân dễ dàng tiếp cận với

các loại dịch vụ cần thiết.

+, Chính sách thuế cao đối với thuế tiêu thụ đặc biệt,

hàng hóa xa xỉ.

II.PHÚC LỢI XÃ HỘI

Phúc lợi xã hội là một loại hình hỗ trợ của chính phủ

nhằm đảm bảo các thành viên trong xã hội có thể đáp ứng

các nhu cầu cơ bản của con người Phúc lợi xã hội là

phương tiện cần thiết để điều chỉnh các quan hệ xã hội,

đồng thời xóa bỏ sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn,

giữa lao động chân tay và lao động trí óc.

Chế độ bảo đảm, bảo hiểm xã hội: Ở Việt Nam, các

phúc lợi bắt buộc bao gồm 5 chế độ bảo hiểm xã hội cho

người lao động: trợ cấp ốm đau, tai nạn lao động hoặc

bệnh nghề nghiệp, thai sản, hưu trí và tử tuất.

+,Bảo hiểm y tế

Trang 8

+,Bảo hiểm nhân thọ

+,Bảo hiểm mất khả năng lao động

+,Bảo hiểm thất nghiệp: là một chế độ hỗ trợ san sẻ

gánh nặng chi phí cho người lao động trong thời gian

chờ tìm kiếm việc làm mới.

Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo

số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, cứ đóng đủ 12

tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 3 tháng trợ cấp

thất nghiệp, sau đó cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được

hưởng thêm 1 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa

không quá 12 tháng.

Ví dụ: Anh A có 7 năm 4 tháng đóng BH thất nghiệp thì sẽ được hưởng tối đa là 7 tháng trợ cấp thất nghiệp Thời gian 4 tháng còn lại được bảo lưu và cộng dồn khi đủ điều kiện nhận trợ cấp thất nghiệp lần sau nhưng tối đa không quá 5 lần mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động đóng bảo hiểm thấtnghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết

Trang 9

định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.

Mức hưởng trợ cấp =Mức lương bình quân của 06 thángx60%thất nghiệp hàng liền kề có đóng bảo hiểm thất nghiệp

tháng trước khi thất nghiệp

+,Bảo đảm hưu trí: Khoản tiền trả cho người lao động khi người lao động làm cho công ty đến một mức tuổi nào đó phải nghỉ hưu với số năm làm tại công ty theo công ty quy định

=>> Giúp hỗ trợ đảm bảo đời sống cho người lao động Nhà nước chi ngân sách cho giáo dục đào tạo, chi phí cho dịch vụ y tế, dịch vụ hành chính,… Nhà nước đầu tư xây dựng các trường công, bệnh viện công để đảm bảo cho mọi người có cơ hội tiếp cận các dịch vụ y tế, giáo dục như nhau.

Trang 10

Ngoài ra còn có các khoản: hỗ trợ toàn bộ hoặc một phần mệnh giá thẻ bảo hiểm y tế, học bổng, miễn giảm học phí, hỗ trợ tiền mặt và tín dụng ưu đãi cho những người có hoàn cảnh khó khăn, đặc biệt; hỗ trợ cho các gia đình thương binh, liệt sỹ…

Ví dụ: Chương trình vay vốn ưu đãi của Ngân hàng Chính sáchxã hội đối với hộ nghèo với mức lãi suất cho vay: 0,55%/tháng(6,6%/năm) Có các khoản vay: Cho vay sửa chữa nhà ở; Cho vayđiện thắp sáng; Cho vay nước sạch; Cho vay hỗ trợ một phần chiphí học tập cho con em hộ nghèo theo học tại các cấp học phổthông; cho vay để sản xuất kinh doanh, dịch vụ.

==> Tăng thu nhập, nâng cao công tác trật tự an toàn xã hội, sức khỏe cộng đồng, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo Nâng cao đời sống, tạo điều kiện cho đồng bào vùng sâu xa, xóa đói giảm nghèo ở những vùng kinh tế khó khăn, đảm bảo công bằng xã hội.

Trang 11

III.KHẨU HIỆU “LÀM THEO NĂNG LỰC, HƯỞNG THEOLAO ĐỘNG”

Ngoài ra, không chỉ dừng lại ở việc thu chi ngân sách một cách có kế hoạch, nhà nước cũng như toàn xã hội hướng đến “Làm theo năng lực, hưởng theo lao động” Khẩu hiệu này thường được liên kết với nguyên tắc trong việc phân phối công bằng và hợp lý các phần thưởng, tiền lương, và các lợi ích khác trong xã hội Nguyên tắc này thể hiện một cách tiếp cận công bằng trong việc đánh giá giá trị của mỗi người dựa trên năng lực và đóng góp của họ, thay vì dựa vào thời gian làm việc hoặc những yếu tố không liên quan khác.

Trang 12

Ở ví dụ trên mức lương sĩ quan quân đội theo cấp bậc quânhàm Bảng lương của sĩ quan căn cứ vào cấp bậc quân hàm và chứcvụ được quy định phù hợp với tính chất, nhiệm vụ của quân đội làngành lao động đặc biệt.

Nguyên tắc "Làm theo năng lực, hưởng theo lao động"

nhấn mạnh tính công bằng và khả năng khuyến khích người lao động phát triển năng lực và kỹ năng để đóng góp hiệu quả hơn cho xã hội Tuy nhiên cần lưu ý rằng việc áp dụng nguyên tắc này cần cân nhắc kỹ lưỡng để đảm bảo rằng không có sự bất công hoặc đối xử không công bằng đối với những người có hạn chế về sức khỏe, người già, người có hoàn cảnh khó khăn, hoặc những người làm việc trong các ngành nghề có tính chất đặc thù.

Trang 13

=>> Tóm lại, Tài chính công đóng vai trò quan trọng trongviệc đảm bảo công bằng xã hội bằng cách phân phối tàinguyên, tạo ra các chính sách xã hội, đảm bảo an sinh xã hội,phát triển kinh tế và đảm bảo sự minh bạch và trách nghiệmtrong quản lý nguồn lực công.

Trang 14

IV.MỘT SỐ HẠN CHẾ

Một số hạn chế của tài chính công trong tái phân phối thu nhập, góp phần thực hiện công bằng xã hội:

- Hạn chế về nguồn tài chính: Một trong những hạn chế cơ bản của tài chính công là sự hạn chế về nguồn tài chính Ngân sách quốc gia có giới hạn và phải phân phối cho nhiều mục tiêu khác nhau Điều này có thể gây ra sự cạnh tranh giữa các chương trình và dự án, dẫn đến việc không đảm bảo được công bằng xã hội trong tất cả các lĩnh vực - Phụ thuộc vào tình hình kinh tế: Tài chính công thường phụ thuộc vào tình hình kinh tế của quốc gia Trong các thời kỳ suy thoái kinh tế hoặc tình hình khó khan, nguồn

Trang 15

tài chính có thể giảm đi, dẫn đến khả năng hạn chế trong việc cung cấp các chính sách bảo đảm công bằng xã hội - Việc quản lý chính sách tài chính công vẫn còn mờ nhạt, lỏng lẻo, chưa kiểm soát được một cách triệt để làm cho giá cả của một số mặt hàng cũng như dịch vụ chưa được ổn định, chênh lệch so với giá thị trường làm cho có sự phân hóa nghiêm trọng giữa các ngành kinh tế, các vùng kinh tế hay giữa các doanh nghiệp sản xuất.

- Công tác quản lý thuế còn nhiều bất cập, chưa thống nhất về cơ chế, chính sách cũng như sai sót trong quá trình tổ chức thực hiện.

Ngày đăng: 30/03/2024, 06:40

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...