1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề tài từ cơ sở lý luận và thực tiễn hãy thiết kế một lớp học mẫu giáo theo ctgdmnvn với các ứng dụng từ các mô hìnhcác phương pháp tiếp cận gdmn hiện đại và phổ biến nhất trên thế giới hiện nay

83 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

 Nhận biết và thể hiện một số trạng thái cảm xúc vui, buồn,…  Phát triển kĩ năng xã hội:  Nhận biết hành vi, quy tắc ứng xủa xã hội  Quan tâm đến môi trường + Phát triển thẩm mĩ:  B

Trang 1

Trường Đại học sư phạm TPHCM Khoa: Giáo dục mầm non

Học phần: Thiết kế và sử dụng môi trường giáo dục trong trường Mầm non

Tên đề tài: Từ cơ sở lý luận và thực tiễn hãy thiết kế một lớp học mẫu giáo theo CTGDMNVN với các ứng dụng từ các mô hình/các phương pháp tiếp cận GDMN hiện đại và phổ biến nhất trên thế giới hiện nay 5 Nguyễn Thanh Thùy Linh 43.05.902.043

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 06 tháng 12 năm 2019

Trang 2

Trường Mầm Non SWEET HOUSE

Thiết kế một lớp học mẫu giáo 3-4 tuổi theo CTGDMNVN với các ứng dụng từ các mô hình/các phương pháp tiếp cận GDMN hiện đại và phổ biến nhất trên thế giới hiện nay

Trang 3

Mục lục

A-CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC THIẾT KẾ 1

1.Chương trình Giáo dục mầm non Việt Nam 1

1.1.Giới thiệu: 1

1.2.Nội dung: 1

1.2.1.Chương trình Giáo dục mầm non: 1

1.2.2.Điều lệ trường MN: 4

2.Ứng dụng các mô hình GDMN trên thế giới/ các phương pháo giáo dục hiện đại trong thiết kế: 5

2.1.Mô hình giáo dục Montessori: 5

2.1.1.Giới thiệu mô hình Montessori: 5

2.1.2.Đặc điểm và nội dung chương trình GD Montessori: 6

2.1.3.Yếu tố môi trường được thiết kế trong mô hình Montessori: 11

2.1.4.Các nội dung ứng dụng từ Montessori trong thiết kế lớp học 3-4 tuổi tại trường MN Sweet house: 16

2.2.Mô hình giáo dục Reggio Emilia 21

2.2.1.Giới thiệu mô hình Reggio Emilia: 21

2.2.2.Đặc điểm của phương pháp tiếp cận Giáo dục Reggio Emilia: 21

2.2.3.Yếu tố môi trường được thiết kế trong mô hình Reggio Emilia: 26

2.2.4.Các nội dung ứng dụng từ Reggio Emilia trong thiết kế lớp học 3-4 tuổi tại trường MN Sweet house: 27

2.3.Xu hướng Giáo dục STEAM 29

2.3.1.Giới thiệu: 29

2.3.2.Đặc điểm: 31

2.3.3.Nội dung: 32

2.3.4.Vật liệu và môi trường trong STEAM: 33

2.3.5.Các nội dung ứng dụng từ Steam trong thiết kế lớp học 3-4 tuổi tại trường MN Sweet house: 37

B-THIẾT KẾ LỚP HỌC 3 – 4 TUỔI THEO CHƯƠNG TRÌNH GDMN VIỆT NAM 38

Trang 6

- Chương trình Giáo dục mầm non Việt Nam là văn bản pháp quy nhà nước được ký và ban hành kèm theo Thông tư số 17/2009/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và Thông tư số 28/2016/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Chương trình Giáo dục mầm non ban hành kèm theo Thông tư số 17/2009/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

Chương trình Giáo dục mầm non được ban hành là chương trình khung, có kế thừa những ưu việt của các chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ trước đây, được phát triển trên các quan điểm đảm bảo đáp ứng sự đa dạng của các vùng miền, các đối tượng trẻ, hướng đến sự phát triển toàn diện và tạo cơ hội cho trẻ phát triển

=> Chương trình Giáo dục mầm non là căn cứ cho việc quản lí, chỉ đạo và tổ chức chăm sóc, giáo dục trẻ ở tất cả các cơ sở giáo dục mầm non trên phạm vi cả nước

- Theo Điều lệ trường MN ký và ban hành kèm theo Quyết định số 14 /2008/QĐ-BGDĐT ngày 07 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Quy định điều kiện tối thiểu cho các lớp mầm non, lớp mẫu giáo và nhóm trẻ độc lập có nhiều khó khăn ở những nơi không đủ điều kiện thành lập trường mầm non Điều lệ Trường mầm non quy định về: Vị trí, nhiệm vụ, tổ chức và quản lý trường mầm non, trường mẫu giáo, nhà trẻ; Chương trình và các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em; Tài sản của trường mầm non, trường mẫu giáo, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập; Giáo viên và nhân viên; Trẻ em; Quan hệ giữa trường mầm non, trường mẫu giáo, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập với gia đình và xã hội Điều lệ này áp dụng đối với trường mầm non và trường mẫu giáo, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập; Tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động giáo dục mầm non

=> Điều lệ trường MN là căn cứ cho việc thành lập, thiết kế cơ sở giáo dục mầm non trên phạm vi cả nước

1.2 Nội dung:

Lớp 3-4 tuổi Laveret là lớp học thuộc trường MN Sweet house dạy theo chương trình GDMNVN

1.2.1 Chương trình Giáo dục mầm non:

Đối với trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi, CTGDMN gồm các nội dung: - Nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe:

+ Tổ chức ăn

Trang 7

 Động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp: Hô hấp; Tay; Lưng, bụng, lườn; Chân

 Các kĩ năng vận động cơ bản và phát triển các tố chất vận động: đi và chạy; Bò, trườn, trèo; Tung, ném, bắt; Bật-nhảy

 Các cử động của bàn tay, ngón tay, phối hợp tay-mắt và sử dụng một số đồ dùng, dụng cụ: Gập; đan; tết; xé, dán; Cài; Tô, vẽ; sử dụng kéo, bút;…  Giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe:

 Nhận biết một số món ăn, thực phẩm thông thường và ích lợi của chúng đối với sức khỏe

 Tập làm một số việc tự phục vụ trong sinh hoạt: Làm quen đánh răng, lau mặt; Tập rửa tay bằng xà phòng;…

 Giữ gìn sức khỏe và an toàn: Nhận biết trang phục theo thời tiết; Nhận biết một số biểu hiện khi ốm; Nhận biết một số trường hợp khẩn cấp, nguy hiểm,

+ Phát triển nhận thức:

Khám phá khoa học:

 Các bộ phận của cơ thể con người: Chức năng của các giác quan và một số bộ phận khác của cơ thể  Đồ vật (Đồ dùng, đồ chơi; phương tiện giao thông): Tên, đặc điểm, công dụng

 Động vật và thực vật: Đặc điểm nổi bật, lợi ích, cách chăm sóc,

 Nhận biết một số hiện tượng tự nhiên (thời tiết, mùa; ngày, đêm, mặt trăng, mặt trời; nước; không khí; đất, đá; )  Làm quen với một số khái niệm sơ đẳng về toán:

 Tập hợp số lượng, số thứ tự và đếm: phạm vi 5; 1 và nhiều; tách, gộp nhóm đối tượng;…  Xếp tương ứng: 1-1; ghép đôi

 So sánh, sắp xếp theo quy tắc: So sánh 2 đối tượng về kích thước; xếp xen kẽ  Hình dạng: Nhận biết, gọi tên các hình học; chắp ghép hình học

 Định hướng trong không gian và định hướng thời gian: Nhận biết trên, dưới, trước, sau, trái, phải  Khám phá xã hội:

 Bản thân, gia đình, trường MN, cộng đồng: Tên, tuổi, giới tính, địa chỉ, công việc,  Tên gọi, sản phẩm và ích lợi của một số nghề

Trang 8

3  Biết một số danh lam thắng cảnh, lễ hội của địa phương

+ Phát triển ngôn ngữ:

Nghe: Hiểu, gọi tên và làm theo yêu cầu đơn giản (đồ vật, sự vật, hiện tượng, câu đơn, truyện, thơ, )

Nói: Phát âm, mô tả, kể lại, đóng vai, bày tỏ tình cảm, cử chỉ bằng lới nói và trả lời được các câu hỏi: ai?cái gì?ở đâu?khi nào?,

Làm quen với đọc, viết: tiếp xúc với chữ, sách, truyện; làm quen với cách đọc, cầm sách đúng chiều và giữ gìn sách,

+ Phát triển tình cảm, kĩ năng xã hội:

Phát triển tình cảm:

 Ý thức về bản thân: tên, tuổi, giới tính, thích và không thích  Nhận biết và thể hiện một số trạng thái cảm xúc (vui, buồn,…)  Phát triển kĩ năng xã hội:

 Nhận biết hành vi, quy tắc ứng xủa xã hội  Quan tâm đến môi trường

+ Phát triển thẩm mĩ:

Bộc lộ cảm xúc trước cái đẹp

Nghe, hát, vận động đúng giai điệu, lời bài hát; Sử dụng nguyên vật liệu để tạo thành sản phẩm và nhận xét

Sáng tạo theo ý thích và đặt tên cho sản phẩm của mình

- Phương pháp giáo dục:

+ Nhóm phương pháp thực hành, trải nghiệm + Nhóm phương pháp trực quan, minh họa + Nhóm phương pháp dùng lời nói

+ Nhóm phương pháp giáo dục bằng tình cảm, khích lệ + Nhóm phương pháp nêu gương, đánh giá

- Tổ chức môi trường cho trẻ hoạt động:

+ Môi trường vật chất: (trong lớp)

 Trang trí phòng lớp đảm bảo thẩm mĩ, thân thiện và phù hợp với nội dung, chủ đề giáo dục  Có các đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu đa dạng, phong phú, hấp dẫn trẻ

 Sắp xếp và bố trí đồ dùng, đồ chơi hợp lí, đảm bảo an toàn và đáp ứng mục đích giáo dục

Trang 9

4  Có khu vực bố trí chỗ ăn, chỗ ngủ cho trẻ đảm bảo yêu cầu quy định

 Các khu vực hoạt động bố trí phù hợp, linh hoạt (có thể bố trí cố định hoặc có thể di chuyển), mang tính mở, tạo điều kiện dễ dàng cho trẻ tự lựa chọn và sử dụng đồ vật, đồ chơi, tham gia hoạt động và thuận lợi cho sự quan sát của giáo viên

 Các khu vực hoạt động của trẻ gồm có: khu vực chơi đóng vai; tạo hình; thư viện (sách, tranh truyện); khu vực ghép hình/lắp ráp/ xây dựng; khu vực dành cho hoạt động khám phá thiên nhiên và khoa học; hoạt động âm nhạc và có khu vực yên tĩnh cho trẻ nghỉ ngơi Khu vực cần yên tĩnh bố trí xa các khu vực ồn ào Tên các khu vực hoạt động đơn giản, phù hợp với chủ đề và tạo môi trường làm quen với chữ viết

+ Môi trường xã hội:

 Môi trường chăm sóc giáo dục trong trường MN cần phải đảm bảo an toàn về mặt tâm lí, tạo thuận lợi giáo dục các kĩ năng xã hội cho trẻ  Trẻ thường xuyên được giao tiếp, thể hiện mối quan hệ thân thiện giữa trẻ với trẻ và giữa trẻ với môi trường xung quanh

 Hành vi, cử chỉ, lời nói, thái độ của giáo viên đối với trẻ và những người khác luôn mẫu mực để trẻ noi theo

1.2.2 Điều lệ trường MN:

Để thiết kế một lớp học 3-4 tuổi, cần tuân thủ quy định của Điều lệ trường MN về:

- Theo chương 2, điều 12 Biển tên lớp mẫu giáo, nhóm trẻ độc lập

Biển tên lớp mẫu giáo, nhóm trẻ độc lập được quy định như sau:

+ Góc trên bên trái: Uỷ ban nhân dân xã/ phường, thị trấn và tên riêng của xã phường, thị trấn đó;

+ Ở giữa: Lớp mẫu giáo, nhóm trẻ và tên riêng của lớp mẫu giáo, nhóm trẻ; Không ghi loại hình lớp mẫu giáo, nhóm trẻ công lập, dân lập hay tư thục + Cuối cùng: Địa chỉ, số điện thoại, số quyết định thành lập hoặc số giấy phép thành lập của lớp mẫu giáo, nhóm trẻ

- Theo chương 2, điều 13 Đối với lớp mẫu giáo-Số trẻ tối đa trong một lớp mẫu giáo được quy định như sau:

+ Lớp mẫu giáo 3- 4 tuổi: 25 trẻ; + Lớp mẫu giáo 4 - 5 tuổi: 30 trẻ; + Lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi: 35 trẻ

- Theo chương IV, điều 28 Phòng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em

+ Phòng sinh hoạt chung: Đảm bảo 1,5 - 1,8m2 cho một trẻ; đủ ánh sáng tự nhiên và thoáng; nền nhà láng xi măng, lát gạch màu sáng hoặc gỗ Được phép sử dụng phòng sinh hoạt chung làm nơi ăn, ngủ cho trẻ mẫu giáo Phòng sinh hoạt chung có các thiết bị sau:

 Bàn, ghế của trẻ đúng quy cách và đủ cho số trẻ trong lớp;  Bàn, ghế, bảng cho giáo viên;

 Hệ thống tủ, kệ, giá đựng đồ chơi, đồ dùng, tài liệu;

Trang 10

5  Hệ thống đèn, hệ thống quạt

+ Phòng ngủ: Đảm bảo 1,2 - 1,5m2 cho một trẻ; đảm bảo yên tĩnh, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông Phòng ngủ bao gồm các thiết bị sau:  Giường, phản, chiếu, đệm, chăn, gối, màn, quạt tuỳ theo khí hậu từng miền;

 Hệ thống tủ, kệ, giá đựng các đồ dùng phục vụ trẻ em ngủ

+ Hiên chơi: Đảm bảo 0,5 - 0,7m2 cho một trẻ, chiều rộng không dưới 2,1m; có lan can bao quanh cao 0,8-1m

- Theo chương IV, Điều 33 Trang thiết bị đối với một lớp mẫu giáo độc lập

+ Có bàn, ghế đúng quy cách cho trẻ ngồi (đặc biệt đối với trẻ 5 tuổi): một bàn và hai ghế cho hai trẻ; Một bàn, một ghế và một bảng cho giáo viên; Kệ để đồ dùng, đồ chơi; Thùng đựng nước uống, nước sinh hoạt Nếu lớp bán trú, có ván hoặc giường nằm, chăn, gối, màn, quạt phục vụ trẻ em ngủ

+ Có đủ thiết bị tối thiểu cho trẻ bao gồm: đồ chơi, đồ dùng và tài liệu cho hoạt động chơi và học có chủ đích + Đủ đồ dùng cá nhân cho mỗi trẻ

+ Có đồ dùng, tài liệu cho giáo viên mẫu giáo gồm: bộ tài liệu hướng dẫn thực hiện hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ; Sổ theo dõi trẻ; Sổ ghi chép tổ chức các hoạt động giáo dục của trẻ trong ngày; Tài liệu dùng để phổ biến kiến thức nuôi dạy con cho cha mẹ

thế giới hiện nay

2.1 Mô hình giáo dục Montessori:

“CHƠI LÀ CÔNG VIỆC CỦA MỘT ĐỨA TRẺ”

Để trẻ tích cực tìm hiểu và khám phá thế giới xung quanh, ngoài sự đồng hành của người lớn, trẻ cần một môi trường thuận lợi, bao gồm môi trường xã hội và môi trường vật chất Môi trường xã hội thích hợp cho hoạt động khám phá chính là bầu không khí cởi mở và thân thiện trong lớp học, sự tôn trọng, khích lệ, động viên mà cô giáo dành cho trẻ Môi trường vật chất bao gồm không gian và các đồ dùng, đồ chơi trong lớp học, ngoài sân trường Trẻ có thể khám phá hoặc vận dụng hiểu biết về thế giới xung quanh qua nhiều hoạt động khác nhau, ở nhiều góc chơi khác nhau nhưng trong đó góc thiên nhiên, góc khoa học và vườn trường đóng vai trò quan trọng nhất

2.1.1 Giới thiệu mô hình Montessori:

Phương pháp Giáo dục Montessori là một phương pháp sư phạm giáo dục trẻ em dựa trên nghiên cứu và kinh nghiệm của bác sĩ và nhà giáo dục Ý Maria Montessori (1870–1952) Đây là phương pháp với tiến trình giáo dục đặc biệt dựa vào việc học qua cảm giác Năm 1907 bà bắt đầu sự nghiệp là nhà giáo dục khi bà được mời tổ chức 1 trường trong khu tái định cư ổ chuột khu vực San Lorenzo, Ý

Trang 11

6

Trong giai đoạn này bà đã quan sát thấy rằng trẻ em hoàn toàn bị cuốn hút bởi các vật dụng và chất liệu được thiết kế để trợ giúp sự cảm nhận của giác quan.Tiến sĩ Montessori tiếp tục phát triển những sự trợ giúp dạy học chuyên biệt được dùng cho những trẻ trong môi trường thích hợp và tôn trọng những đặc tính riêng biệt của trẻ

Phương pháp Montessori chấp nhận sự duy nhất của mỗi trẻ và cho phép trẻ phát triển tuỳ theo những khả năng riêng của mình và thời gian riêng của mình Do đó việc tổ chức các lớp học theo mô hình Montessorri phải đảm bảo sự tôn trọng tính riêng biệt của mỗi trẻ và phải bố trí phòng học và bài học phù hợp những nhu cầu và mục đích của mỗi em

Phương pháp chủ yếu được áp dụng cho trẻ nhỏ từ 2-6 tuổi do các bản năng và sự nhạy cảm duy nhất của trẻ nhỏ đối với các điều kiện trong môi trường

Đặc điểm nổi trội ở phương pháp Montessori là nhấn mạnh đến vai trò của tính tự lập, tự do (trong khuôn khổ cho phép) trong việc hình thành nhân cách trẻ Ngoài ra, phương pháp này rất tôn trọng sự phát triển tâm sinh lý tự nhiên của trẻ, cũng như trang bị đầy đủ cho học sinh các kiến thức khoa học công nghệ tiến bộ và hiện đại Tổ chức AMI (Hiệp Hội Montessori Quốc tế) và AMS (Hiệp Hội Montessori Mỹ) đã nêu ra đặc trưng của phương pháp học Montessori như sau:

Lớp học ghép các lứa tuổi lại với nhau Thông thường là các trẻ từ 2 hay 3 tuổi đến 6 tuổi

Trẻ tự lựa chọn hoạt động (với điều kiện là các hoạt động này đã được giáo viên lên kế hoạch sắp xếp trước) Trẻ không bị ngắt quãng hay làm phiền trong quá trình ‘làm việc’

Học sinh học hỏi khái niệm, kiến thức thông qua trải nghiệm thực tế với các học cụ, mô hình mang tính chất khám phá, xây dựng, hơn là học theo chỉ dẫn trực tiếp từ phía giáo viên Các học cụ giáo dục đặc biệt được Bà Montessori và đồng sự nghiên cứu, sáng tạo và phát triển nên

Ngoài ra, nhiều trường học Montessori cũng tự thiết kế chương trình có tham khảo nhiều tài liệu về phương pháp giáo dục của bà Montessori (trong đó phải kể đến là các bài học, học cụ mang tính mô phạm

hay phương pháp giáo dục mà Tiến sĩ Montessori đưa ra trong các khóa đào tạo giáo viên đương thời) 2.1.2 Đặc điểm và nội dung chương trình GD Montessori:

Đặc điểm:

Môi trường giáo dục mà Montessori xây dựng có nhiều điểm khác biệt với môi trường giáo dục truyền thống Trong đó có 3 điểm khác biệt chính thể hiện cho 3 đặc trưng cơ bản của phương pháp này là việc học của trẻ thông qua sự trải nghiệm các giác quan, tôn trọng những tính riêng biệt,đề cao tính độc lập của trẻ và sự trộn lẫn lứa tuổi trong lớp học

Ngoài sự phát hiện ở đặc trưng cơ bản của phương pháp này, trẻ có thời kì mẫn cảm và khả năng lĩnh là: việc học của trẻ thông qua sự trải hội, Montessori còn phát hiện ra rằng trẻ nghiệm các giác quan, tôn trọng những hứng thú, tập trung thực hiện một công đặc tính riêng biệt, đề cao tính độc lập việc nhiều lần, trẻ tự tin hài lòng về bản của trẻ và sự trộn lẫn lứa tuổi trong lớp sau khi hoàn thành công việc, trẻ học cảm thấy hạnh phúc, vui sướng

Đặc trưng thứ nhất, trẻ trong lớp học Montessori học thông qua sự trải nghiệm các giác quan Montessori xây dựng một môi trường giáo dục với hệ thống giáo cụ gồm các vật thật,mô hình cụ thể được sắp

xếp vào các góc hoạt động trong lớp Montessori Trong môi trường lớp học Montessori, trẻ được thỏa sức làm việc với các giáo cụ bằng cách trải nghiệm tất cả các giác quan như thính giác , thị giác ,vị giác , khứu giác và xúc giác Thông qua những ấn tượng thu được từ các giác quan trẻ dễ dàng lĩnh hội kiến thức nhân loại, những khái niệm trừu tượng, từ đó giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, nhận thức và tư duy

Trang 12

7

Chẳng hạn,trẻ hiểu khái niệm “lịch sử” một cách dễ dàng khi làm việc với giáo cụ “ đồng hồ cát” thuộc lĩnh vực lịch sử Cùng với sự hướng dẫn của giái viên và trực tiếp chứng kiến những hạt cát chảy xuống, trẻ hiểu “lịch sử “ là những sự kiện xảy ra và tích dần theo thời gian như những hạt cát động lại dưới đồng hồ

Đặc trưng thứ hai, phương pháp giáo dục Montessori luôn đề cao nét tính cách riêng biệt,sự độc lập của trẻ Phương pháp này chấp nhận sự duy nhất của mỗi trẻ và cho phép trẻ phát triển tùy theo những

khả năng riêng và thời gian riêng của mình Tính độc lập của từng trẻ hình thành từ môi trường lớp học được thiết kế đặc biệt Montessori tin rằng trẻ được giáo dục một cách tự nhiên chứ không phải dựa vào sự can thiệp của giáo viên Do đó,trong lớp học của Montessori, trẻ có quyền tự do lựa chọn công việc mà bản thân trẻ hứng thú Trẻ thực hiện công việc theo nhịp độ, tiến độ của bản thân, trẻ có thể thực hiện công việc trong thời gian dài mà không bị ngắt quãng giữa chừng Trẻ tự đánh giá công việc của mình một cách khách quan thông qua hoạt động độc lập với giáo cụ Trẻ tự biết bản thân mình đã làm đúng hay sai ở đâu vì giáo cụ Montessori có chức năng “ giáo dục tự động” Có nghĩa là khi trẻ làm sai,chính giáo cụ như

“người thầy” sẽ “chỉ” cho trẻ thấy cái sai để trẻ tự điều chỉnh và hoàn thiện công việc của mình Điều này lí giải vì sao chúng tôi sử dụng thuật ngữ giáo “giáo cụ Montessori” thay vì “học cụ” hay “học liệu”, ngay cả khi trẻ tự hoạt động với nó mà không có sự hướng dẫn của giáo viên

Đặc trưng thứ ba, Montessori xây dựng môi trường giáo dục là những lớp học có sự trộn lẫn lứa tuổi.Đây là một xã hội “tự

nhiên” có khoảng cách về lứa tuổi giữa các trẻ Nếu như trong lớp học truyền thống, trẻ học theo nhóm cùng độ tuổi, việc học xuất phát từ những nhu cầu bên ngoài như thứ bậc,cạnh tranh… thì việc học của trẻ trong lớp học Montessori diễn ra tự nhiên và nhẹ nhàng Trẻ tự chia giáo dục Montessori luôn đề cao nét tính sẻ kinh nghiệm và học hỏi lẫn nhau Trẻ cách riêng biệt, sự độc lập của trẻ nhỏ hỏi trẻ lớn khi không biết hoặc chưa thành thục một công việc nào đó Nhìn của mỗi trẻ và cho phép trẻ phát triển tùy các anh chị làm được những công việc theo những khả năng riêng và thời gian khó, tự bản thân trẻ sẽ nảy sinh mong muốn riêng của mình Tính độc lập của trẻ muốn học hỏi để được như anh, chị Còn hình thành từ môi trường lớp học được anh, chị khi chỉ dẫn cho em sẽ có cơ hội thiết kế đặc biệt Montessori tin rằng trẻ được củng cố những điều đã học, thì cảm được giáo dục một cách tự nhiên chứ thấy tự tin hơn và những nét tính cách không phải dựa vào sự can thiệp của giáo của một nhà lãnh đạo tương lai cũng dần được hình thành

Mặc dù Montessori nhấn mạnh môi trường giáo dục là yếu tố xây dựng hàng đầu trong phương pháp của bà , tuy nhiên , trong phương pháp của bà không thể bỏ qua yếu tố xây dựng thứ hai là vai trò của giáo viên Montessori Sau những nỗ lực tạo ra mọi thứ mà trẻ cần , giáo viên đóng vai trò người quan sát còn những đứa trẻ thì tự do hoạt động Ngay cả khi trẻ làm sau thì giáo viên cũng để trẻ tự nhận ra và tự điều chỉnh lỗi sai của mình Điều này khác hoàn toàn với cách giáo dục của các trường học bình thường , giáo viên thường đảm nhiệm vai trò chủ động còn những đứa trẻ ở vào vị trí bị động

Montessori đã thay đổi khái niệm về giáo viên Giáo viên không phải là người dạy trẻ mà là người tạo dựng môi trường , người hướng dẫn và người quan sát trẻ Trong đó , Montessori đặc biệt chú trọng năng lực quan sát của giáo viên Vai trò của giáo viên là giúp trẻ học tập tự do , và mỗi đứa trẻ đều có những nhu cầu khác nhau theo từng giai đoan , do đó nếu giáo viên không biết hành động của trẻ đã thay đổi như thế nào thì giáo viên không thể thực hiện tốt mọi chức năng của mình

Chính vì vậy , việc huấn luyện đào tạo giáo viên Montessori là công việc đòi hỏi phải thực hiện nghiêm túc Muốn trở thách giáo viên Montessori , học viên phải tham gia các khóa học trong thời gian ít nhất sáu tháng để nắm rõ phương pháp luận Montesson , cách chuẩn bị , sử dụng giáo cụ và cách hướng dẫn , quan sát trẻ Sau khóa học , học viên sẽ được cấp chứng chỉ hoàn thành khóa học“Đào tạo giáo

Trang 13

8

Viên Montessori " và có thể làm việc trong các trườngMontessori Các trung tâm đào tạo giáo viên Montessori có mặt hầu hết các quốc gia có ứng dụng phương pháp giáo dục này Phần lớn các trung tâm đào tạo này chia sự chỉ Phối của hai tổ chức là Cộng đồng Montessori MT ( AMS ) và Hiệp hội Montessori toàn cầu ( AMI )

 Đặc điểm nổi trội ở phương pháp Montessori là nhấn mạnh đến vai trò của tính tự lập , tự do ( trong khuôn khổ cho phép trong việc hình thành nhân cách trẻ Ngoài ra , phương pháp này rất tôn trọng sựphát triển tâm sinh lý tự nhiên của trẻ , cũng như trai bị đầy đủ cho học sinh các kiến thức khoa học công nghệ tiến bộ và hiện đại Tổ chức AMI ( Hiệp Hội Montessori Quốc tế ) và AMS ( Hiệp Hội Montessori Mỹ ) đã nêu ra đặc trưng của phương pháp học Montessori như sau :

o Lớp học ghép các lứa tuổi lại với nhau Thông thường là các trẻ từ 2 tuổi rưỡi hay 3 tuổi đến 6 tuổi o Trẻ tự chọn hoạt động ( với điệu kiện là các hoạt động này đã được giáo viên lên kế hoạch sắp xếp trước ) o Trẻ không bị ngắt quãng hay làm phiền trong quá trình “làm việc”

o Học sinh học hỏi khái niệm , kiến thức thôn mô hình mang tính chất khám phá , xây dựng hơn là học theo chỉ dẫn trực tiếp từ phía giáo viên - Các học cụ giáo dục đặc biệt được Bà Montessori và đồng sự nghiên cứu , sáng tạo và phát triển nên

Nội dung chương trình giáo dục Montessori: Bao gồm 5 lĩnh vực:

 Hoạt động thực hành cuộc sống:

Các hoạt động thực hành cuộc sống là những hoạt động thường thức hàng ngày và chúng liên quan đến mọi mặt trong cuộc sống Đứa trẻ quan sát những hoạt động này trong môi trường và thu nhận kiến thức nhờ trải nghiệm thực tế về cách thực hiện được các kỹ năng sống theo một tiến trình/ cách làm có mục đích Các hoạt

động này đều phù hợp với văn hóa và được thiết kế đặc thù theo tiến trình sống và địa điểm sống của trẻ Các hoạt động thực hành cuộc sống hỗ trợ trẻ có được cảm nhận về sự tồn tại và sự thân thuộc với môi trường sống, hìh thành nhờ các hoạt động phối hợp hàng ngày với chúng ta Nhờ thực hành cuộc sống, trẻ học được về văn hóa, lối sống và những hoạt động của con người Thông thường các hoạt động thực hành cuộc sống được chia làm bốn nhóm: Chăm sóc bản thân, chăm sóc môi trường, bài học lịch sự và nhã nhặn, và di chuyển đồ vật Có một hoạt động nữa bao hàm ý nghĩa của cả bốn nhóm trên và cũng là một hoạt động rất quan trọng trong Thực hành cuộc sống là Chuẩn bị thức ăn Thực hành cuộc sống là một phần không thể thiếu trong bất kỳ môi trường Montessori nào

Các khả năng của Trí tuệ thẩm thấu, và cần phải lưu ý rằng cách người lớn thực hiện hoạt động hàng ngày có ảnh hưởng tới cách đứa trẻ và kết quả cuối cùng cho các hành vi đó Ban đầu các hoạt động thường được làm vì trẻ và ở xung quanh trẻ Sau đó, bằng việc tự thực hiện các hoạt động này, trẻ sẽ cảm nhận được sự quan trọng của mình và xây dựng lòng tự trọng, vì biết được rằng có người đang quan tâm tới trẻ và làm những việc này vì trẻ Trẻ học được cách tin tưởng rằng trẻ và môi trường xung quanh được chăm sóc và được thỏa mãn nhu cầu của mình

Trang 14

9

Khởi đầu, các hoạt động này được người lớn làm cho trẻ và rất sớm thôi trẻ sẽ bắt đầu phối hợp với người lớn Ví dụ, trẻ có thể cho chân vào ống quần nhưng vẫn cần người lớn hỗ trợ kéo và chỉnh trang lại cạp quần cho gọn gàng Hoạt động này xuất hiện rất sớm trong tiến trình phát triển của trẻ và là một quá trình thay đổi từng bước một, dựa trên kỹ năng quan sát của người lớn để chỉ đưa ra một sự hỗ trợ phù hợp cho trẻ Sự hỗ trợ phù hợp này có thể khác nhau giữa các trẻ, có khi có những trẻ chỉ cần có người đứng bên cạnh Dù vậy, đứa trẻ cuối cùng vẫn sẽ độc lập thực hiện công việc của mình

 Hoạt động giác quan:

Phần này được thiết kế khoa học để phát triển, phân loại và đánh giá sự kích thích mà trẻ nhận được thông qua các giác quan Những hoạt động này bao gồm 5 phần:

 Thị giác tấm màu sắc, khối hình học, …  Thính giác khối hình trụ âm thanh, chuông, …  Vị giác khay vị gia vị

 Khứu giác … lọ khứu giác, …

 Xúc giác túi thần kì, các loại vải, …

 Hoạt động toán học:

Trong thực tế , có nhiều GV mầm non khi lên kế hoạch tổ chức dạy toán đã không dựa vào khả năng của trẻ mà chỉ căn cứ theo nộidung chương trình giáo dục mầm " , non được nghiên cứu xây dựng đồng loạt cho tất cả các trẻ ở cùng độ tuổi mà không xét đến sự khác biệt vùng miền , hoàn cảnh gia đình cũng như đặc điểm riêng của từng trẻ Việc làm này đã dẫn đến tình trạng trẻ nhàm chán với giờ học toán vì những yêu cầu GV đưa ra quả thấp hay quả cao so với khả năng của trẻ

Tất cả các hoạt động toán học được thiết kế nhằm phát triển trí tuệ của trẻ Việc học toán bắt đầu từ cách trẻ sử dụng các giáo cụ cụ thể như cây gậy số, số cát, đồ vật để đếm, xếp hình và các trò chơi toán học tại chỗ khác như nối ghép, phân loại, các phép tính và giá trị

Trang 15

10  Hoạt động ngôn ngữ:

Theo Maria , thời kì nhạy cảm ngôn ngữ bắt đầu từ khi sinh ra mà dấu hiệu nhận biết bên ngoài chính là nụ cười của trẻ Ngôn ngữ được xem là nỗ lực tuyệt vời nhất của trẻ Để lĩnh hội được ngôn ngữ , trẻ cần có một thời gian nhất định Có một khoảng thời gian nhay cảm đối với ngôn ngữ từ 0 - 6 tuổi Nếu khái niệm ngôn ngữ không được nắm bắt trong khoảng thời gian này , trẻ sẽ không bao giờ có thể học ngôn ngữ Khi giai đoạn nhạy cảm trở nên rõ ràng , điều quan trọng là không bỏ lỡ cơ hội học tập Từ khi sinh ra , thông qua môi trường ngôn ngữ xung quanh mình , trẻ liên tục hấp thụ những âm thanh xung quanh Có thể bạn đầu âm thanh sẽ gây nhầm lẫn và rối loạn cho trẻ Tâm trí của trẻ ban đầu chưa có một ý nghĩ nào Trẻ lắng nghe và tràn ngập tâm trí mình bằng âm thanh Đó là trong giai đoạn nhạy cảm ngôn ngữ mà trí tuệ thâm thâu bên trong của trẻ giúp trẻ hiểu được những tiêng ôn này

Những hoạt động này được tổ chức theo trình tự phát triển tự nhiên của trẻ Hàng ngày, trẻ được đọc sách, nghe kể chuyện, hát và lắng nghe các bạn khác chia sẻ Âm vị của các chữ cái được giới thiệu thông qua phương pháp ngữ âm một cách tự nhiên

Các phụ huynh sẽ nhận thấy rằng con mình đang hình thành chữ và từ và bắt đầu đánh vần các từ đơn giản Sự phát triển từ vựng của trẻ được nhấn mạnh ở tất cả các lĩnh vực bằng cách sử dụng các từ cụ thể để chỉ các đồ vật trong lớp Khi trẻ 4 tuổi, trẻ bắt đầu ghép các âm với nhau để đọc các từ ngắn và đến 5 tuổi, trẻ sẽ làm cha mẹ ngạc nhiên vì sự ham thích đọc và viết của mình

 Hoạt động Khoa học, địa lý, lịch sử, nghệ thuật, âm nhạc…

Khoa học: Thông qua các giáo cụ, trẻ học cách nối và phân loại các đồ vật và tranh ảnh giữa vật tĩnh và vật động, thực vật và

động vật Trẻ thích tạo ra các cuốn sách nhỏ về các ‘bộ phận’ của động vật như tai, mắt, đuôi, lưng, …, từ côn trùng đến động vật có vú Khám phá thế giới thông qua các bông hoa, quả táo hoặc quả cam mang lại sự thích thú cho trẻ trong lớp học Các giáo cụ khoa học của chúng tôi là niềm yêu thích của trẻ

Địa lý: Trẻ được học về quả địa cầu, thế giới chúng ta đang sống và học về cấu tạo của đất, nước thông qua những con thuyền

thu nhỏ nổi trên mặt hồ, vịnh thu nhỏ, … Trẻ được dùng bản đồ thế giới và bản đồ nước Mỹ cũng như thực hiện các hoạt động xếp hình, tô theo viền và tô màu bản đồ Trẻ thích hát bài hát về các châu lục cho cha mẹ nghe!

Trang 16

11

Lịch sử: Môn học này được giới thiệu thông qua khái niệm về thời gian với các dụng cụ đo thời gian trong 1 phút, 2 phút đến 1 giờ Trẻ sẽ tự làm các mốc thời gian cho chính mình với các bức ảnh và lịch

tháng Vào các ngày thứ 6, trẻ chuẩn bị các tác phẩm của mình thật cẩn thận để mang về cho cha mẹ xem!

Nghệ thuật: Trẻ của chúng tôi có được những kĩ năng tự thể hiện bản thân với bút chì màu, màu nước, sơn keo, đất nặn, xé dán và các loại vật liệu khác Các giáo viên của chúng tôi rất giàu kinh nghiệm

trong việc “khuyến khích” cảm giác thích thú làm hoạt động của trẻ để trẻ không phụ thuộc vào những lời khen

Âm nhạc: Âm nhạc là một phần không thể thiếu trong các hoạt động hàng ngày của lớp học theo các hình thức khác nhau như giai điệu, nhạc cụ, nhảy, hát hoặc đóng kịch Các bài hát cổ điển hoặc về Chúa

cũng được mở trong lớp Trẻ có thể sử dụng tai nghe hoặc đài đĩa để nghe bản nhạc chúng yêu thích bất cứ lúc nào trẻ thích Học âm nhạc qua “bộ gõ cơ thể” và những vật dụng quen thuộc

Giáo dục thể chất: Kể từ khi trẻ nhỏ biết ‘chuyển động’ và vận động cơ thể, trẻ có thể học được cách kiểm soát các cơ lớn và nhỏ Trẻ kê bàn và bê ghế và tin rằng chúng ‘có thể làm được”! Chúng tôi cho trẻ ra ngoài ít nhất 30 phút mỗi ngày trừ những trường hợp trời mưa

2.1.3 Yếu tố môi trường được thiết kế trong mô hình Montessori:

Môi trường Montessori là một không gian rộng rãi, cởi mở, gọn gàng, đẹp mắt, đơn giản và thực tế, nơi mỗi yếu tố tồn tại vì một lý do để giúp đỡ sự phát triển của trẻ Môi trường tỷ lệ thuận với chiều cao và kích thước của trẻ em, trong lớp học của Montessori thì kệ và bàn ghế có nhiều kích thước khác nhau phù hợp với đặc điểm của trẻ, nơi trẻ em có thể ngồi riêng lẻ hoặc theo nhóm Các lớp học được chia thành các khu vực chủ đề, nơi các tài liệu và thư mục liên quan được phơi bày trên kệ, cho phép trẻ tự do di chuyển Trẻ em có thể làm việc theo nhóm hoặc cá nhân, tôn trọng phong cách và nhịp điệu riêng của chúng Mỗi đứa trẻ sử dụng vật liệu mình chọn bằng cách lấy nó từ kệ và đặt nó trở lại đúng vị trí của nó để những người khác có thể sử dụng nó

Môi trường thúc đẩy sự độc lập của trẻ trong quá trình khám phá và học tập Tự do và kỷ luật tự giác làm cho mỗi đứa trẻ tìm thấy các hoạt động đáp ứng nhu cầu tiến hóa của chúng

Các lớp học Montessori tập hợp trẻ em ở 3 độ tuổi khác nhau: trẻ hơn 3 tuổi, từ 3 đến 6 tuổi, từ 6 đến 9 tuổi và từ 9 đến 13 tuổi Những "lớp học hỗn hợp" này ủng hộ sự hợp tác tự phát, mong muốn học hỏi, tôn trọng lẫn nhau và tiếp thu kiến thức sâu sắc trong quá trình giảng dạy cho người khác

Môi trường giáo dục của Montessori còn là nơi học sinh được tự do hoạt động trong một ‘môi trường được chuẩn bị’ – được thiết kế phù hợp với đặc trưng phát triển cơ bản của con người nói chung và tính cách mỗi cá nhân nói riêng ở các giai đoạn phát triển khác nhau Môi trường đó cho phép trẻ phát huy tính độc lập ở tất cả các lĩnh vực, phù hợp với xu hướng phát triển tâm lý bên trong trẻ Ngoài yếu tố tiếp cận dễ dàng với các học cụ Montessori theo từng lứa tuổi, môi trường Montessori còn phải thể hiện được các tiêu chí dưới đây:

 Xây dựng phù hợp với nhu cầu của trẻ

Trang 17

12

Lớp học Montessori có chứa tài liệu hướng tới nhu cầu phát triển và lợi ích của trẻ em từ lúc mới sinh đến 6 tuổi tuổi Các nguyên vật liệu, cùng với các giáo viên được đào tạo, tạo thành "môi trường chế biến" của lớp học Montessori Các vật liệu kích thích sự tò mò của trẻ em và mời họ đến tìm hiểu thông qua khám phá Với hầu hết các công việc trong một lớp học Montessori được trình bày riêng rẽ, các thói quen chứa trẻ em các cấp tuổi khác nhau và mức độ khác nhau về khả năng

Luôn luôn có một sự bận rộn của các hoạt động trong lớp học Montessori Các em có thể được đi bộ, mang theo đồ, làm việc trên sàn nhà hoặc tại bàn nhỏ, nói chuyện với nhau và thường xuyên sử dụng tay để thao tác các vật liệu Tất cả các hoạt động này được dẫn dắt bởi một sự tôn trọng đối với trẻ em và từ các giáo viên, một sự tôn trọng đối với những đứa trẻ khác và việc tôn trọng các nguyên vật liệu Tiến sĩ Maria Montessori, người sáng lập của phương pháp giáo dục này, không bao giờ đánh đồng tốt đẹp với sự im lặng và bất động Cô cảm thấy rằng trẻ em học được bằng cách thực hiện, và họ có được sự tự kỷ luật bằng cách học để tập trung vào công việc được lựa chọn có ý nghĩa bởi các con theo chỉ dẫn của nhu cầu nội tâm của chính mình Không có phía trước của căn phòng mà từ đó các giáo viên chỉ

đạo tất cả các trẻ em Thay vào đó, các lớp học Montessori là một môi trường tổng thể với tất cả các tài liệu trên kệ thấp có thể dễ dàng của các em Các nguyên tắc của phương pháp Montessori để thiết kế lớp học:

Nguyên tắc 1: Tôn trọng trẻ

Tôn trọng trẻ là nguyên tắc, nền tảng hàng đầu của phương pháp Montessori Nhà sáng lập ra phương pháp này, Tiến sĩ, nhà Giáo dục học Maria Montessori cho rằng, tất cả trẻ em cần được đối xử công bằng và tôn trọng Chính vì vậy yếu tố này được thể hiện ở mọi khía cạnh trong phương pháp giáo dục của bà

Giáo viên Montessori sẽ cho trẻ cơ hội để suy nghĩ, thực hành và học hỏi cho chính mình Thông qua việc tự do lựa chọn, trẻ có thể phát triển các kỹ năng và khả năng cần thiết để trở thành những người tự tin

Trang 18

13

Nguyên tắc 2: Thời kỳ nhạy cảm

Trẻ em trải qua các giai đoạn cụ thể trong sự phát triển Khi trẻ sẵn sàng, chúng có thể học các kỹ năng cùng kiến thức cụ thể Tiến sĩ Maria Montessori từng đề cập đến những khoảng thời gian, thời kỳ nhạy cảm của trẻ Trong thời kỳ đó, trẻ có sự thay đổi hành vi, chẳng hạn như quan tâm mãnh liệt hoặc lặp đi lặp lại một hành động nào đó

Đối với thời kỳ này, phương pháp Montessori sẽ có cách giảng dạy riêng biệt Theo đó, phương pháp Montessori tạo ra chu trình 3 giờ làm việc Trẻ sẽ có cơ hội làm việc với các giáo cụ mà không bị gián đoạn Điều này giúp trẻ được làm việc, học hỏi theo sở thích cá nhân và thường tiến bộ rất nhanh

Giáo viên sẽ ở bên cạnh, quan sát trẻ trong thời kỳ nhạy cảm Từ đó, giáo viên hướng dẫn trẻ theo các hoạt động và các giáo cụ phù hợp với giai đoạn phát triển

Nguyên tắc 3: Trí tuệ thẩm thấu

Theo Tiến sĩ Maria, 6 năm đầu đời của trẻ là giai đoạn vô cùng quan trọng Bà gọi giai đoạn phát triển này là "trí tuệ thẩm thấu" – quãng thời gian mà tâm trí trẻ sẵn sàng hấp thu những kiến thức, thông tin xung quanh

Từ 0-3 tuổi là giai đoạn cài đặt tiềm thức, trẻ học cách đi bộ, nói chuyện và phát triển ý thức về bản thân thông qua các trải nghiệm và môi trường

Từ 3-6 tuổi là giai đoạn có ý thức, trẻ bắt đầu tích cực tìm ra những trải nghiệm giúp phát triển trí thông minh, sự phối hợp và độc lập

Trang 19

14

Nguyên tắc 4: Nhóm tuổi hỗn hợp

Các lớp học Montessori thường có nhiều độ tuổi và trộn lẫn với nhau Mô hình này khuyến khích trẻ lớn tuổi hơn đảm nhiệm vai trò lãnh đạo và trẻ nhỏ hơn học hỏi thông qua việc bắt chước

Bên cạnh đó, các lớp hỗn hợp tuổi sẽ dạy trẻ cách giao tiếp với những trẻ lớn và ít tuổi hơn

Nguyên tắc 5: Môi trường chuẩn bị

Tiến sĩ Maria cho rằng, trẻ học tập tốt nhất trong một môi trường chuẩn bị, nơi chúng có quyền tự do đi lại và lựa chọn độc lập Do đó, phương pháp Montessori chuẩn bị môi trường là không gian học tập lấy trẻ làm trung tâm Trong môi trường đó, trẻ được tự do trong khuôn khổ

Các yếu tố của môi trường chuẩn bị bao gồm: Tự do, cấu trúc, trật tự, vẻ đẹp, tính chất và sự hội nhập của các khía cạnh xã hội và trí tuệ đối với sự phát triển của trẻ

Trang 20

15

Nguyên tắc 6: Các góc giảng dạy

Phương pháp Montessori tập trung vào giảng dạy 5 lĩnh vực chính: Thực hành cuộc sống, Cảm quan, Toán học, Ngôn ngữ và Văn hóa

Các chương trình giảng dạy nhấn mạnh học tập là cả một quá trình phát triển và không thể phân cấp hay xác định bằng độ tuổi Bởi mỗi trẻ có khả năng học tập, tiếp thu khác nhau

Vì vậy, quá trình học tập Montessori sẽ được xác định bởi tốc độ học tập riêng của mỗi trẻ trong việc đạt được một kỹ năng hoặc lĩnh vực kiến thức trước khi chúng tiến tới lĩnh vực kế tiếp

Nguyên tắc 7: Giáo cụ Montessori

Giáo cụ Montessori là các công cụ học tập trực quan được thiết kế để dạy trẻ thông qua trải nghiệm, thực hành Không chỉ vậy, các giáo cụ còn được thiết kế có thể tự kiểm soát lỗi

Bên cạnh đó, các giáo cụ này cho phép trẻ khám phá kết quả học tập độc lập với người lớn Nhờ vậy mà trẻ được khuyến khích tổ chức suy nghĩ của mình Ngoài ra, trẻ được học cách giải quyết vấn đề một cách rõ ràng và hấp thụ kết quả của giáo cụ, dưới sự hướng dẫn cẩn thận của giáo viên

Trang 21

16

Nguyên tắc 8: Vai trò của giáo viên

Đối với phương pháp Montessori, không phải giáo viên mà chính học sinh mới là trung tâm Montessori tin rằng, giáo viên nên tập trung vào trẻ hơn là vào giáo án hàng ngày

Mặc dù các giáo viên Montessori cũng lập kế hoạch học tập hàng ngày cho trẻ nhưng họ luôn phải chú trọng với những thay đổi về sự quan tâm, tiến bộ, tâm trạng và hành vi của trẻ

2.1.4 Các nội dung ứng dụng từ Montessori trong thiết kế lớp học 3-4 tuổi tại trường MN Sweet house:

Đối với mô hình Montessori các phần ứng dụng vào lớp học của chúng tôi như sau:

Nội dung ứng dụng 1: Các bài học thực hành cuộc sống:

- Khám phá lĩnh vực Thực hành cuộc sống trong lớp học Montessori

* Hoạt động trong lĩnh vực Thực hành cuộc sống rèn kĩ năng chăm sóc bản thân chúng tôi ứng dụng vào các bài,các hoạt động sau:

- Các hoạt động tự phục vụ: đánh răng, chải tóc, tự treo quần áo, mũ , cài khuy áo, thắt nơ, thắt dây giày, khâu may đồ vật, xếp khăn ăn, tự cắt đồ ăn, nghiền, rắc, tự làm một số món ăn, tự dọn bàn ăn,… - Các hoạt động di chuyển đồ vật đóng, mở đồ vật; di chuyển đồ vật bằng tay, chuyển đồ vật bằng dụng cụ (như kẹp gắp, phễu, bọt biển, thìa,…)

* Hoạt động trong lĩnh vực Thực hành cuộc sống giúp trẻ rèn luyện tính tập trung, sự linh hoạt của đôi tay,…

- Những bài học về rót hạt từ cốc miệng nhỏ này sang cốc miệng nhỏ khác đòi hỏi tính tập trung cao, tính cẩn thận khi trẻ hoạt động

- Hoạt động chăm sóc môi trường: tưới cây, trồng cây, chăm sóc cây, cắm hoa, lau dọn và vệ sinh các giáo cụ, vật dụng xung quanh môi trường (đánh bóng đồ vật, lau bụi giá kệ,…),… - Bài học về phân loại rác, thu gom rác không những giúp trẻ quan tâm và biết làm sạch, gọn gàng môi trường mình đang sống, đang học tập, mà còn giúp trẻ phát huy tính cộng động

Trang 22

17

- Bài học lịch sự và nhã nhặn dạy trẻ biết chào hỏi, biết cảm ơn và xin lỗi, biết tôn trọng bản thân, người khác và môi trường xung quanh, biết giao tiếp và tương tác một cách lịch sự với người lớn và bạn bè đồng trang lứa, tham gia vào các buổi tiệc trà để hình thành kĩ năng xã hội,…

Từ những hoạt động lớp học chúng tôi ứng dụng tổ chức thì việc thiết kế góc trong lớp cũng có những ứng dụng cho phù hợp như sau:

Góc kĩ năng sống của lớp học Sweet House ứng dụng thiết kế :

Giáo cụ có khay đựng: Các giáo cụ đều được đặt trong giỏ, rổ, khay, hoặc trên một giá đỡ ở một vị trí nhất định Tất cả giáo cụ

đều phải hoàn chỉnh, được chuẩn bị và đã sẵn sàng để sử dụng Người lớn trong môi trường này cần đảm bảo rằng hoạt động đã được chuẩn bị cùng mọi thứ mà trẻ cần để có thể hoàn thiện thành công hoạt động này Việc này hỗ trợ cho tính xu hướng chung của con người trong trẻ và thời kỳ nhạy cảm về trật tự trong đó sự trật tự của ngoại cảnh này sẽ bổ trợ cho sự trật tự trong nội tâm của trẻ

Ví dụ: Trong bài học về kĩ năng rót nước giữa 2 ly cổ rộng giống nhau cho trẻ mang khay ly về bàn thực hiện

- Bài học về kĩ năng xúc muỗng

Vị trí của giáo cụ: Các giáo cụ nên được đặt theo nhóm, ví dụ các hoạt động chuẩn bị đồ ăn được đặt ở giá chuẩn bị đồ ăn,

khung cúc áo được đặt ở góc chăm sóc bản thân và tương tự như thế Các hoạt động nước nên gần một nguồn nước để hỗ trợ trẻ thực hiện hoạt động này thành công Trình tự của các hoạt động: Mỗi một hoạt động đều có bước bắt đầu, quá trình thực hiện và bước kết thúc Một ví dụ về dấu hiệu cho sự bắt đầu hoạt động là chiếc tạp dề Nếu có bạn nhỏ đang mặc tạp dề, người lớn cũng nên sẵn sàng mặc theo một chiếc Các khay phù hợp với cỡ của trẻ: Các khay chứa không nên quá bé hoặc quá to để trẻ có thể cầm/ giữ được Các loại khay và rổ cần đủ sâu để đặt giáo cụ và tránh cho các đồ vật bên trong bị đổ và rơi ra ngoài khi di chuyển

Không giới hạn: Có một sai lầm lớn khi nghĩ rằng các hoạt động thực hành cuộc sống được giới hạn trong những bài học bạn

được học ở khóa đào tạo Các bài học này không có một giới hạn nào hết mà phụ thuộc vào văn hóa và nhu cầu trong môi trường sống và có sự khác nhau từ môi trường này đến môi trường khác, hay từ nước này sang nước khác Bạn có thể sáng tạo ra bài học của riêng mình bằng việc bám sát với các định hướng của lý thuyết của thực hành cuộc sống Mỗi hoạt động chỉ có một: Dù không có giới hạn nào về số lượng hoạt động thực hành cuộc sống trong môi trường, nhưng mỗi hoạt động chỉ có một bộ duy nhất Việc này giúp trẻ học được rằng trẻ cần đợi tới lượt và cuộc sống không luôn thỏa mãn mình ngay lập tức Kết quả

là giáo cụ sẽ được trân trọng hơn Bạn luôn có thể để dành các hoạt động trong kho và thi thoảng thay đổi nếu có đồ gì bị vỡ, hỏng, nhưng luôn luôn chỉ có 1 kệ trên giá

Trang 23

18

Thảm cá nhân: Hầu hết các giáo cụ Montessori được học trên thảm Mục đích đầu tiên là để trẻ xác định phạm vi không gian của hoạt động trên sàn nhà, quan trong nhất là giúp trẻ tạo được không gian

thoải mái thực hành các họat động trên một không gian cố định Mục đích tiếp theo là bảo vệ các giáo cụ khỏi trầy xước khpoong bị va trực tiếp xuống sàn

Một đứa trẻ học được nguyên tắc sử dụng thảm sẽ ý thức về trật tự không gian, kỷ luật bản thân Trẻ sẽ áp dụng bài học này ở bất kỳ nơi nào khác như khi đi ăn nhà hàng, đi dã ngoại, sinh hoạt tại trường

Ở lớp học chúng tôi đã ứng dụng vào bài học về kĩ năng trải thảm, cuộn thảm

=> Có rất nhiều yếu tố nhưng lớp học của chúng tôi chỉ lựa chọn 3 yếu tố để ứng dụng trong thiết kế và sử dụng giáo cụ đó là sử dụng khay, thảm cá nhân, sắp xếp vị trí giáo cụ vì chúng tôi cảm thấy phù hợp với mục tiêu giáo dục trẻ của Sweet House

Nội dung ứng dụng 2: Các bài học phát triển giác quan

Tiến sĩ Maria Montessori đã nghiên cứu và thiết kế phương pháp dạy môn Cảm quan cho trẻ vô cùng khoa học Bà đã phân loại môn Cảm quan thành các nhóm nhỏ liên quan đến các cơ quan giác quan của con người như sau : Thị giác, Xúc giác, Vị giác, Thính Giác, Khứu Giác, Gia nhiệt Thông qua việc học các nhóm môn học như vậy, trẻ sẽ hiểu và cảm nhận được các tính chất vật lý, thuộc tính của vật thế chẳng hạn như : kích thước, hình dạng, thành phần, kết cấu, độ ồn, sự mềm mại, trọng lượng hay nhiệt độ …

Ví dụ trong khi học về nhóm Thị giác thì trẻ sẽ học cách dùng mắt để phân biệt, phân loại các vật thể giống nhau và khác nhau như thế nào

Khi học về nhóm xúc giác thì trẻ sẽ tiếp xúc với vật thể bằng cách sờ hoặc chạm vào chúng Mặc dù toàn bộ bề mặt cơ thể, lớp da của con người là xúc giác nhưng trong khi học Montessori thì trẻ chỉ dùng đến các đầu ngón tay, đặc biệt là đầu các ngón tay phải Vì điều này giúp cho trẻ tập trung vào vật thể mà chúng đang cảm nhận thông qua một phần rất nhỏ của cơ thể

Trẻ sẽ học và hiểu được thế nào là nóng, thế nào là lạnh, cách phân biệt nhiệt độ cao thấp thông qua môn học Gia nhiệt

Trong môn học Thính giác thì trẻ học cách phân biệt các âm thanh khác nhau Thông qua việc thực hành các bài tập khác nhau trong môn học này, trẻ sẽ ngày càng nhạy cảm hơn với âm thanh trong môi trường sống của mình

Mặc dù không có đầy đủ các mùi và vị đầy đủ như trong cuộc sống thực tế nhưng các bài học và dụng cụ trong 2 môn học Khứu giác và Xúc giác sẽ giúp trẻ học được các phân biệt một mùi này với một mùi khác hoặc một vị này với một vị khác Sau đó trẻ có thể áp dụng cách học này vào thực tế môi trường sống của mình để phân biệt thêm các mùi vị khác nhau

Vật liệu và giáo cụ dạy môn Cảm quan

Bằng sự nghiên cứu bài bản, khoa học cùng với những góp ý từ 2 bác sỹ người Pháp là Itard và Seguin, bà Maria Montessori đã sử dụng những vật liệu đặc biệt để làm giáo cụ cho môn Cảm quan

Trang 24

19 * Các bài học được chúng tôi ứng dụng chọn lọc

để phù hợp với môi trường giáo dục Việt Nam tại lớp học của chúng tôi ví dụ như là chiếc túi thần kì, hộp âm thanh

Tất cả các giáo cụ này đều phải đảm bảo 1 quy chuẩn chung như sau: - Đảm bảo về độ an toàn và chất lượng

- Tất cả có phần tự sửa lỗi Điều này giúp trẻ tự mình sửa được lỗi khi học và chơi với những dụng cụ này - Được thiết kế sao cho thật cuốn hút trẻ và dễ dàng thao tác đối với chúng

- Tuy vậy thì số lượng vật liệu dùng trong môn học là có giới hạn Điều này có nghĩa là ví dụ nếu học về màu sắc thì chỉ có 1 số màu được giới thiệu đến trẻ Học về mùi và vị thì chỉ có một số mùi và vị cơ bản Sự giới hạn này có 2 mục đính chính, đó là : Thứ nhất sẽ giúp trẻ hiểu được rằng vật liệu đó không phải là duy nhất trong môi trường sống, và thứ 2 sẽ giúp khơi gợi trí tò mò, đam mê khám phá của trẻ Trẻ sẽ tự mình tìm ra những vật liệu còn thiếu trong mỗi môn học bằng cách trải nghiệm trong môi trường sống của mình

- Môn học bao gồm nhiều dụng cụ, mỗi dụng cụ lại có nhiều mảnh ghép hoặc các phần nhỏ khác nhau trong đó Vì vậy phải đảm bảo rằng các dụng cụ đều có đầy đủ các thành phần nhỏ để đảm bảo rằng khi trẻ đang say sưa học thì sẽ không phải dừng lại để đi tìm mảnh ghép còn thiếu hay bị mất

- Và điều quan trọng nhất là các giáo cụ trong môn Cảm quan hiện thực hóa được các khái niệm trừu tượng Người lớn thường gặp rất nhiều khó khăn để giái thích cho trẻ hiểu những khái niệm trừu tượng nhưng bằng việc học với những giáo cụ trực quan, thì trẻ có thể tự mình hiểu được những điều khô khan khó hiểu đó thông qua trải nghiệm thực tế của mình

=> Trong lĩnh vực cảm quan thì chúng tôi ứng dụng một yếu tố từ phương pháp Montessori vào thiết kế lớp học Sweet House đó là sử dụng giáo cụ quy chuẩn

Trang 25

20

Nội dung ứng dụng 3: Ứng dụng trong thiết kế môi trường

Cách thiết kế:

- Cách thiết kế lớp học Montessori tạo ra 1 môi trường học tập có nhiều sự lựa chọn cho trẻ Các giáo cụ theo từng môn học như Toán, Ngôn ngữ, cảm quan, sinh học, địa lý… được chứa trong những kệ riêng

- Ánh sáng tự nhiên, màu sắc nhẹ nhàng, không gian lớp học được thiết kế sạch sẽ và gọn gàng giúp trẻ tập trung sâu vào các bài học Các học liệu đều được bố trí trên các kệ có chiều cao trong tầm với của trẻ, điều này giúp rèn luyện tính tự lập của trẻ thông qua việc chúng tự lấy giáo cụ ra học rồi cất lại vị trí cũ sau khi đã dùng

- Ở trong môi trường an toàn và đầy cảm hứng như thế này, sẽ giúp học sinh tìm thấy niềm vui trong học tập

Không gian

Lớp học có không gian rộng và thoáng để phù hợp với các hoạt động theo nhóm và cũng có những khu vực riêng dành cho những bé muốn thực hiện các hoạt động cá nhân

Lớp học phải rộng rãi để trẻ có thể trải những chuỗi hạt dài ra để học đếm hoặc trải những bức hình có tổng chiều dài tới hơn 3m trong bài học về quá trình tiến hóa của loài người Sẽ không có những chiếc bàn lớn mà chỉ có những chiếc bàn nhỏ dùng cho việc học của trẻ Hoặc trẻ cũng có thể học ở trên

những tấm thảm được trải trên sàn nhà

Trang trí

Ở trên tường trong mỗi lớp học, chúng ta sẽ hiếm khi thấy những hình ảnh màu sắc rực rỡ của các bộ phim hoạt hình hay các nhân vật trong film Thay vào đó, chúng ta có thể thấy những tấm bản đồ địa lý, những tấm ảnh chụp về những vùng đất hoặc thắng cảnh nổi tiếng, hoặc những bức tranh do chính những bé học sinh vẽ được đóng khung cẩn thận

Trong lớp cũng cần có giá đựng sách và khu đọc sách ở 1 góc để phục vụ nhu cầu đọc của trẻ

Nếu có thể thì trong mỗi lớp học cần có thêm những bình hoa tươi hoặc cây xanh, như vậy sẽ giúp trẻ cảm thấy dễ chịu với không khí trong lớp Có hình của học sinh cùng với gia đình tạo nên sự thân thiện cho trẻ ngay trong lớp học của mình * Từ cách thiết kế lớp học Montessori nhóm chúng tôi đã ứng dụng việc lựa chọn bàn hoạt động của trẻ đó là:

Trang 26

21

- Trong lớp học của chúng tôi các kệ cũng được phân cách rõ ràng và bố cục được sắp xếp theo ý đồ hỗ trợ trẻ hết sức trong học tập,vui chơi Các học liệu đều được bố trí trên các kệ có chiều cao trong tầm với của trẻ, điều này giúp rèn luyện tính tự lập của trẻ thông qua việc chúng tự lấy giáo cụ ra học rồi cất lại vị trí cũ sau khi đã dùng

- Tông màu lớp học Sweet house lựa chọn là trung tính (xanh nhạt) , nhẹ nhàng nhã nhặn

- Mỗi góc của lớp học chúng tôi cũng lựa chọn những chậu cây xanh xinh xắn để tạo không khí thoải mái, dễ chịu

=> Qua cách thiết kế bày trí của một lớp học Montessori thì lớp học của chúng tôi đã ứng dụng được trong yếu tố sắp xếp bố trí góc, lựa chọn học cụ kích cỡ hợp lí và màu sắc , tạo không gian lớp học

2.2 Mô hình giáo dục Reggio Emilia

2.2.1 Giới thiệu mô hình Reggio Emilia:

Phương pháp Reggio Emilia là một trong những phương pháp giáo dục sớm khá mới mẻ tại Việt Nam Khác với các phương pháp giáo dục sớm phổ biến như phương pháp Montessori hay phương pháp Glenn Doman, phương pháp tiếp cận Reggio Emilia còn khá mơ hồ đối với phụ huynh cũng như thầy cô giáo tại Việt Nam Nhưng không vì thế mà phủ nhận hiệu quả của phương pháp giáo dục sớm này Reggio Emilia có những ưu điểm mà không phương pháp nào có được

Phương pháp tiếp cận Reggio Emilia cho tuổi ấu thơ đã được phát triển ở Reggio Emilia, một thành phố nhỏ ở miền bắc nước Ý, nơi rất coi trọng các dịch vụ cho trẻ em và gia đình.Trường mầm non đầu tiên được thành lập năm 1945 vào cuối chiến tranh thế giới thứ hai Khu vực này của Ý đã bị tàn phá bởi chiến tranh và nhiều người trẻ tuổi đã thiệt mạng Các dân làng đã phải bắt đầu xây dựng lại cuộc sống của mình và họ đã quyết định sẽ bắt đầu bằng việc xây dựng một trường mầm non Họ nhìn nhận điều này như là một cách để cho con cái của mình một tương lai tốt hơn thông qua việc xây dựng một mô hình trường học kiểu mới nơi mà trẻ em sẽ được tôn trọng và tin tưởng

Quan điểm giáo dục Reggio Emilia bắt nguồn bắt nguồn từ niềm tin cho rằng mỗi trẻ đều chứa đựng một tiềm năng lớn và tiềm năng đó sẽ được phát triển nhờ chính trí tò mò của đứa trẻ Trẻ cố gắng tìm hiểu thế giới xung quanh và tự đưa ra cách riêng của mình để giải thích sự vận động của thế giới xung quanh trẻ Trẻ được khuyến khích và tạo điều kiện để tự giải quyết vấn đề và thể hiện ý tưởng , cảm xúc của bản thân Vì vậy môi trường học tập cần được thiết kế thể hiện tính linh hoạt và thẩm mỹ ở môi trường trong và ngoài lớp học

Phương pháp tiếp cận Reggio Emilia trong việc dạy trẻ nhỏ đặt sự phát triển tự nhiên của trẻ cũng như các mối quan hệ chặt chẽ mà chúng chia sẻ với môi trường của chúng là trung tâm của triết lý Theo cách tiếp cận Reggio Emilia, môi trường được xem là một nơi được chào đón, mang tính thẩm mỹ đích thực, đại diện văn hóa của cộng đồng, bao trùm thiên nhiên và chứa đầy các vật liệu có mục đích Bố cục của môi trường thúc đẩy các mối quan hệ, giao tiếp, hợp tác và khám phá thông qua chơi Tài liệu được bổ sung chu đáo vào môi trường để thúc đẩy sự sáng tạo, tư duy và kỹ năng giải quyết vấn đề, câu hỏi, thử nghiệm và chơi kết thúc mở Trong môi trường Reggio, xác định cách trẻ em tương tác với lớp học là một bước quan trọng cần thực hiện để thực hiện tốt nhất phương pháp giáo dục lấy cảm hứng từ Reggio Môi trường lớp học Reggio Emilia là duy nhất trong các phương pháp giáo dục mầm non, nó đóng một trong những vai trò quan trọng nhất trong Phương pháp tiếp cận Reggio Trẻ em phát triển mạnh trong môi trường phù hợp với sở thích và giai đoạn phát triển của chúng Phương pháp Reggio Emilia cho phép trẻ được tham gia vào việc quyết định cách học hỏi của mình Trẻ phát triển trong môi trường tiềm năng cùng các bạn đồng trang lứa, có không gian để tự do khám phá và thể hiện trí tưởng tượng phong phú thông qua các trò chơi Trẻ được khuyến khích và tạo điều kiện để tự giải quyết vấn đề và thể hiện ý tưởng, cảm xúc của bản thân Môi trường học tập được thiết kế để thể hiện tính linh hoạt và thẩm mỹ Ông Loris Malaguzzi chia sẻ: “Nhiệm vụ của chúng tôi làm khơi dậy sự sáng tạo của trẻ nhỏ để chúng chinh phục ngọn núi cao nhất có thể bằng chính đôi chân của mình Không ai có thể làm hơn thế.”

2.2.2 Đặc điểm của phương pháp tiếp cận Giáo dục Reggio Emilia:

- Dự án học tập lâu dài, ưu tiên phát triển các mối quan hệ và làm việc nhóm: trong lớp học Reggio, giáo viên thường làm những dự án cùng nhóm nhỏ học sinh trong khi những học sinh còn lại trong lớp

tự chọn những học động đa dạng để làm

Trang 27

22

Những dự án này rất đa dạng, có thể là vấn đề tò mò học thuật cơ bản hoặc vấn đề xã hội mà bố mẹ và giáo viên quan tâm hay những sự kiện thu hút sự chú ý trực tiếp của cả giáo viên và học sinh Bởi vì hoạt động học tập dựa vào vấn đề văn hóa xã hội và phát triển, những nhóm nhỏ học sinh có khả năng và niềm yêu thích khác nhau, nhu cầu đặc biệt sẽ làm việc với nhau trong một dự án

Dự án bắt đầu bằng việc giáo viên đưa ra vấn đề và hỏi học sinh chủ đề mà trẻ quan tâm Dựa vào sự phản hồi của học sinh, giáo viên giới thiệu các câu hỏi, cơ hội và tài liệu để trẻ khám phá vấn đề sâu hơn Giáo viên thường đưa ra các hướng và gợi ý nhưng dự án thường đi theo những hướng không lường trước được do khả năng phát hiện vấn đề của trẻ Do đó, thực hiện và lên kế hoạch học tập thường xoay quanh những dự án lâu dài và mở, phụ thuộc và diễn tiến tự nhiên với sự hưỡng dẫn của giáo viên và những hoạt động tham gia của trẻ

 Khu vực trưng bày sản phầm của dự án:

Nơi trưng bày sản phẩm hoạt động mĩ thuật của trẻ rất quan trọng, vì khi trẻ trực tiếp thấy sản phẩm của mình, sự tự tin và niềm tự hào của trẻ được phát huy Ngoài ra, việc quan sát sản phẩm của các bạn sẽ khiến trẻ có cảm xúc về cái đẹp, qua đó, phát triển năng lực thẩm mĩ ở trẻ

Để trưng bày sản phẩm hoạt động mĩ thuật của trẻ, giáo viên có thể thiết kế nơi trưng bày bằng nhiều hình thức phong phú, đẹp mắt để gây sự chú ý của trẻ về sản phẩm hoạt động mĩ thuật như bảng đính trên tường, tận dụng vách, mảng tường trống, giá…, sử dụng nhiều VL trang trí khác nhau để làm nơi trưng bày sản phẩm hoạt động cho trẻ Nếu có khả năng, giáo viên cũng có thể sử dụng một góc trong lớp để trang trí giống như một ki-ốt nhỏ làm nơi trưng bày

Giáo viên cần lưu ý sản phẩm của tất cả trẻ được trưng bày một cách đồng đều Thay vì giáo viên thu thập sản phẩm và treo tất cả sản phẩm của trẻ lên bảng trưng bày thì giáo viên có thể để trẻ tự dán sản phẩm của mình lên bảng ở vị trí mà trẻ muốn Ví dụ: giáo viên làm sẵn tranh mô phỏng giàn dưa hấu để trẻ tự do dán quả dưa hấu trẻ vẽ ở vị trí mà trẻ muốn

Giáo viên có thể trang trí nơi trưng bày sản phẩm phù hợp với hình thức hay chủ đề của sản phẩm Đối với sản phẩm có không gian 2 chiều, dạng mặt phẳng như tranh vẽ, sản phẩm cắt xé, dán…, giáo viên có thể treo trên mảng tường trống hoặc treo

trên trần nhà Đối với sản phẩm có không gian 3 chiều, mặt nổi như sản phẩm nặn, mô hình gấp giấy…, giáo viên có thể sử dụng bàn hay bề mặt kệ để đồ dùng, nguyên VL mĩ thuật làm nơi trưng bày Không gian ngoài trời cũng có thể sử dụng làm nơi trưng bày sản phẩm mĩ thuật Hình thức hàng rào hay sử dụng cành cây to làm nơi trưng bày sản phẩm của trẻ cũng được phổ biến

Trang 28

23

- Art studio (xưởng nghệ thuật): được thiết kế như một cánh đồng cỏ trải dài, có đầy đủ những nguyên vật liệu từ thiên nhiên: cây cỏ, các khối gỗ, những viên sỏi, những quả thông khô… Thời gian ở đây,

trẻ thỏa sức sáng tạo, thực hiện các ý tưởng nghệ thuật Trẻ được phép làm việc theo suy nghĩ và nhu cầu riêng của mình để kết quả có được là lợi ích thực sự của quá trình tư duy từ trẻ Ví dụ: Các học sinh trong lớp học muốn xây dựng một khu toà nhà, cô giáo sẽ mang vào lớp một khúc cây, các mảnh gỗ và các

vật liệu khác để trẻ tha hồ sáng tạo theo suy nghĩ và mong muốn của mình Trong khi khám phá làm thế nào để có được một ngôi nhà đẹp, to và vững, các em đã có cơ hội trải nghiệm để củng cố các kỹ năng toán học, giải quyết vấn đề và sự hợp tác của các cá nhân trong nhóm hay phải tự mình sáng tạo… tất cả được thể hiện trong quá trình và kết quả làm việc của trẻ Giờ học tại xưởng sáng tạo Reggio Emilia sẽ có những chủ đề lớn và trẻ sẽ hoàn thành sản phẩm sáng tạo của mình trong cả một quá trình

- Các đặc điểm nổi bật:

 Trẻ là chủ thể trong mọi hoạt động: Trẻ được tự chủ khám phá, tìm tòi đặt ra câu hỏi và đề xuất phương án giải quyết Chẳng hạn bé muốn dựng một ngôi nhà, thì giáo viên chỉ là người cung cấp cho bé những nguyên vật liệu cần thiết, rồi để bé tự do tư duy, tìm ra cách thích hợp để hoàn thành chúng

 Trẻ được nói ngôn ngữ của riêng mình và thực hiện hóa suy nghĩ bằng nhiều cách khác nhau: Trong khi thực hiện một công việc bé sẽ có hàng trăm cách suy nghĩ, sự sáng tạo khác nhau và việc của bé là lựa chọn và mày mò những gì phù hợp với mình

 Đặc điểm đặc trưng

• Sử dụng đồ nội thất tự nhiên khuyến khích các tương tác trong đời thực Hãy nghĩ rằng thực vật, gương, cửa sổ lớn, ánh sáng tự nhiên và ít hơn những gì chúng ta mong đợi ở một cơ sở chăm sóc trẻ em truyền thống

• Trình bày các tài liệu và tài nguyên lớp học theo cách thu hút sự chú ý và tò mò mà không cảm thấy chán

• Hiển thị công việc dự án, cả hoàn thành và đang thực hiện, được xen kẽ trong các lớp học, để khơi dậy những ý tưởng sáng tạo mới và thu hút sinh viên • Thiết kế và bố trí không gian làm việc tạo điều kiện cho các hoạt động nhóm nhỏ và lớn hoặc làm việc độc lập

 Đặc điểm nổi bậc

Trong phương pháp tiếp cận Reggio Emilia, việc thiết kế môi trường rất quan trọng và nó được gọi là “giáo viên thứ ba" của trẻ (sau cha mẹ và giáo viên), là một phương tiện để kích thích và tạo cảm hứng tương tác, học tập và xây dựng sự hiểu biết của trẻ Đây chính là một trong những điểm mạnh đặc trưng của cách tiếp cận Reggio Emilia.Môi trường học tập lấy cảm hứng từ Reggio được thiết kế và sắp xếp một cách chu đáo theo cách thu hút và thông báo cho học sinh vượt ra ngoài định hướng mà giáo viên cung cấp Mục tiêu là tạo ra một bầu không khí thúc đẩy sự khám phá sáng tạo, thể hiện sự tôn trọng đối với công việc của trẻ em, đồng thời khuyến khích các cuộc gặp gỡ, giao tiếp và các mối quan hệ

Trang 29

24

 Hình ảnh đứa trẻ: Trái với những quan niệm thông thường trẻ em như một tờ giấy trắng trống rỗng và đợi chúng ta lấp đầy những kiến thức vào trong chúng, phương pháp tiếp cận Reggio Emilia tin rằng: mỗi đứa trẻ đều sở hữu những năng lực vô tận và chúng đang chờ đợi được đóng góp cho thế giới Không phải là những

đối tượng bị động, trẻ em thực chất rất giàu tiềm năng, mạnh mẽ và tràn đầy năng lượng Reggio nhận định rằng thông qua sự tò mò và trí tưởng tượng trong quá trình học hỏi, những năng lực ẩn sâu bên trong của đứa trẻ sẽ dần được giải phóng

 Hàng trăm ngôn ngữ trẻ thơ: Nghệ thuật diễn đạt được xem là một chìa khóa quan trọng tại các trường học Reggio Tại đây, trẻ em được khuyến khích tham gia vào nhiều hoạt động khác nhau như vẽ tranh, đóng kịch, âm nhạc, khiêu vũ hay đọc viết… Ngoài toán học và đọc viết, những hoạt động nghệ thuật cũng đóng vai trò thiết yếu trong quá trình phát triển của một đứa trẻ Trẻ có thể diễn tả sự hiểu biết, cảm xúc hay ý tưởng của mình bằng nhiều cách khác nhau thông qua những bức vẽ, điệu nhảy, câu chuyện, âm nhạc…, được gọi là “hàng trăm ngôn ngữ trẻ thơ”

Đặc biệt, trong phương pháp Reggio, quá trình học hỏi được đánh giá quan trọng hơn rất nhiều so với sản phẩm cuối cùng là thành tích học tập Việc tham gia vào các môn nghệ thuật khác nhau cho phép trẻ em xem xét cùng một vấn đề bằng nhiều phương tiện, nhiều cách thức, nhiều khía cạnh đa dạng Từ đó giúp trẻ thấu hiểu vấn đề ở một mức độ cao hơn Nếu chỉ tập trung vào việc giáo dục các kỹ năng đọc hoặc viết, có thể bạn đã bỏ qua rất nhiều những năng lực khác của đứa trẻ mà chúng có thể biểu đạt qua cử chỉ, âm nhạc, vẽ tranh hay đóng kịch kể chuyện Reggio thuyết phục mọi người

rằng nghệ thuật diễn đạt có thể cho trẻ em cơ hội nhìn và trải nghiệm thế giới của chúng bằng nhiều cách khác nhau Các em được khuyến khích dùng tất cả các giác quan để khám phá tri thức thông qua việc quan sát, phân tích và chia sẻ cùng nhau mọi thứ chúng đã được trải nghiệm Từ những gì tích lũy được, chúng có thể sáng tạo ra những điều mới lạ thú vị một cách đầy bất ngờ

 Kế hoạch giảng dạy linh hoạt

Chương trình Reggio Emilia giảng dạy không theo một giáo trình sẵn có, nhưng điều đó không có nghĩa là việc dạy và học tại các trường Reggio không có kế hoạch cụ thể Bằng việc quan sát và lắng nghe sở thích cũng như nguyện vọng của những đứa trẻ, các giáo viên tại đây sẽ quyết định chủ đề tiếp theo mà chúng được tìm hiểu Nếu như đứa trẻ của bạn nói rằng chúng thích công việc xây dựng, cô giáo sẽ mang những mẩu gỗ và các vật liệu xây dựng đến lớp học Và trong quá trình say sưa với việc đóng đinh, những đứa trẻ sẽ được củng cố các kỹ năng về toán học, cũng như khám phá thêm nhiều kiến thức mới có liên quan đến lĩnh vực xây dựng này (lịch sử, vật lý, mỹ thuật…)Một nội dung có thể trở thành chủ đề dạy và học trong nhiều ngày, vài tuần và có khi là cả một năm học Các bài học không bị ràng buộc trong một khung thời gian cứng nhắc mà luôn bám sát vào tốc độ tiếp thu của đứa trẻ Trong các lớp học Reggio, các giáo viên làm công việc quan sát và ghi lại hoạt động thú vị hàng ngày ở trường của trẻ bằng nhiều công cụ khác nhau như máy ảnh, máy ghi âm hay sổ nhật ký Bằng cách này, giáo viên có thể theo dõi các suy nghĩ và ý tưởng sáng tạo của những đứa trẻ khi chúng chơi cùng nhau hay làm việc với các nguyên liệu Những tài liệu này cũng cho phép giáo viên nhìn nhận và đánh giá năng lực cá nhân của một đứa trẻ, dự đoán những bước đi tiếp theo cần thực hiện Nó không chỉ đơn giản là trẻ có thể làm gì, mà những gì đứa trẻ có thể làm sẽ mang lại những cơ hội phù hợp với chúng như thế nào

 Tầm quan trọng của thời gian

Trang 30

25

Khám phá và xây dựng các hoạt động không phải là có thể “làm một lần”, tốt nhất là chúng ta để trẻ làm từ từ và giữ lại sản phẩm của trẻ để trẻ biết và tiếp tục công việc của mình trong những ngày tiếp theo cho đến khi hoàn thành sản phẩm của mình

Trẻ em phải có đủ thời gian và sự hướng dẫn để sử dụng cùng một số vật liệu và lặp đi lặp lại cho tới khi trẻ hoàn toàn thỏa mãn với sản phẩm của mình Trẻ em có khả năng cảm nhận về thời gian và có được nhịp điệu tự thân của trẻ trong việc tự lên kế hoạch, hoạt động lẫn khám phá của chính mình Giáo viên Reggio Emilia phải hiểu khả năng điều chỉnh thời gian của từng bé tùy từng tính cách khác nhau của bé

 Hồ sơ tài liệu lưu trữ

Đây chính là nét đặc trưng của mô hình giáo dục Reggio Emilia Tài liệu chính là trung tâm vì tài liệu cung cấp thông tin cần thiết cho những người quan tâm, tìm hiểu về mô hình giáo dục này Nó cũng cung cấp cho trẻ cơ hội để trẻ có thể nhìn lại kinh nghiệm của chính trẻ

Tài liệu có nhiều hình thức để lưu trữ như hình ảnh, bảng điểm, băng ghi âm, phim, ghi chú từ các công việc thực tế của trẻ Những hình ảnh, ghi âm, phim hay những sản phẩm của trẻ đã thể hiện kinh nghiệm của trẻ thông qua truyền thông thị giác được triển lãm như một sự đánh dấu các hoạt động học tập và đó cũng là động lực thúc đẩy cho việc học tập của trẻ sau này Việc ghi chép và trưng bày sản phẩm giúp trẻ tái dựng lại được cảm xúc, ý tưởng và hiểu về bản thân trẻ

 Mục đích của hồ sơ tài liệu lưu trữ

Hồ sơ tài liệu sẽ góp phần vào việc xây dựng bài học của trẻ sâu và rộng hơn cung cấp những thông tin về quá trình học tập của trẻ mà những bài kiểm tra hay phiếu ghi nhận kết quả không làm được Giúp cho trẻ ý thức được những nỗ lực của mình luôn được đánh giá cao

Giúp bố mẹ tìm hiểu chính xác hơn các hoạt động của trẻ ở trường Bố mẹ sẽ có khả năng nhận thức được những kinh nghiệm của con mình đến đâu và cùng nhà trường xây dựng sự phát triển cho trẻ Đây là một yếu tố quan trọng trong việc giáo viên nghiên cứu để hiểu hơn về trẻ, cũng như đánh giá hoạt động của giáo viên Nhờ vậy mà giáo viên sẽ phát triển hơn về khả năng chuyên môn của mình Hồ sơ tài liệu tạo ra lịch sử lưu trữ thành công của nhà trường và lưu trữ lại “món quà” học tập của rất nhiều trẻ em và giáo viên, tạo cảm hứng cho những thế hệ đi tiếp

Trang 31

26

2.2.3 Yếu tố môi trường được thiết kế trong mô hình Reggio Emilia:

Môi trường đóng một vai trò quan trọng Theo phương pháp Reggio, môi trường được xem là một yếu tố giáo dục thứ ba, sau giáo viên và cha mẹ Phần lớn các lớp học theo Reggio đều có một studio, hay nói nôm nà một xưởng chế tạo, nới đó đầy ắp các vật liệu như đất sét, màu vẽ, dụng cụ viết và thiết kế Trẻ sẽ sử dụng những

công cụ ấy để thể hiện ý tưởng của chúng trong quá trình học tập thực tế

Môi trường luôn gần gũi với thiên nhiên trong những phòng học tràn ánh sáng tự nhiên, với đa phần đồ dùng, đồ chơi xung quanh trẻ có nguồn gốc tự nhiên (gỗ, vải, thủy tinh, kim loại), với những cây xanh, cây leo được bài trí khéo léo, sân chơi, vườn trường cũng đầy cây cối để trẻ có thể chăm sóc mỗi ngày với thậm chí là các con vật nuôi (trong lồng) hay các những thú nhỏ có môi trường sống hoàn toàn tự nhiên (sóc, chim, kì nhông…)

Môi trường học tập được bài trí thuận tiện cho trẻ tự lấy khi cần sử dụng và cất dọn sau khi hoàn thành nhưng cũng không kém phần nghệ thuật trong sự sắp đặt Mỗi lớp học là nhiều không gian thu nhỏ (của xưởng nghệ thuật, góc xây dựng hay thư viện…) được kết hợp hài hòa với những không gian mở và lớn ở bên ngoài lớp học Ấn tượng thu hút đầu tiên với cả trẻ và người lớn khi vào một trường học theo phương pháp Reggio Emilia được thể hiện qua việc sử dụng những khối gỗ, cành cây, vải vóc, các tấm gương (trên tường, trên bàn hoặc trần nhà), tranh ảnh, và các tác phẩm nghệ thuật của trẻ em kèm theo sự diễn giải được trưng bày hầu khắp các bức tường, bao bọc trẻ trong không gian của nghệ thuật Tầm quan trọng của môi trường nằm ở niềm tin rằng trẻ em có thể tạo ra ý nghĩa tốt nhất về thế giới của chúng thông qua các môi trường hỗ trợ "mối quan hệ phức tạp, đa dạng,

bền vững và thay đổi giữa con người, thế giới kinh nghiệm, ý tưởng và nhiều cách thể hiện ý tưởng "Môi trường là người thầy thứ ba cũng chính là nơi định giá quá trình học tập của trẻ, là nơi cung cấp cho trẻ những công cụ để hiện thực hóa ý tưởng của trẻ và trong phương pháp Reggio Emilia, sự hợp tác giữa các trẻ được đánh giá rất cao

Hầu hết các trường học Reggio Emilia lý tưởng đều có một “xưởng nghệ thuật” được lấp đầy với các vật liệu như đất sét, sơn và các nguyên vật liệu thiên nhiên, các tác phẩm sáng tạo của trẻ Trẻ em sử dụng các vật liệu trong “xưởng nghệ thuật” để thể hiện những suy nghĩ và hiểu biết của trẻ về những gì trẻ suy nghĩ hay đã học được trong các dự án John Dewey cũng đã nói rằng: “Chỉ có một con đường cho phép người lớn kiểm soát được việc giáo dục trẻ nhỏ, đó là bằng cách kiểm soát môi trường mà trẻ đang sống” Môi trường giáo dục như một người tham gia trải nghiệm giáo dục, mở ra khả năng cho trẻ tham gia với bạn bè Điều này kêu gọi người giáo viên biến môi trường giáo dục thành không gian sống tích cực Môi trường là rất quan trọng để cung cấp các cơ hội để suy nghĩ, xây dựng và sáng tạo cho trẻ em Vì vậy, các nhà giáo dục phải cố gắng tạo ra một không gian hỗ trợ sự tương tác và gắn kết của trẻ em với môi trường của chúng theo cách riêng của chúng và đôi khi không có sự can thiệp của người lớn Về cơ bản, trường học đặt ra cho trẻ em địa điểm và vật liệu, làm cho những câu chuyện và thế giới mới của trẻ được thúc đẩy bởi trí tưởng tượng của nó

Trang 32

27

2.2.4 Các nội dung ứng dụng từ Reggio Emilia trong thiết kế lớp học 3-4 tuổi tại trường MN Sweet house:

Đối với phương pháp tiếp cận giáo dục Reggio Emilia các phần ứng dụng vào lớp học của chúng tôi như sau:

Ứng dụng 1: Dạy học theo dự án

- Phương pháp Reggio Emilia đặc biệt nhấn mạnh đến sự tự do, hứng thú của trẻ với những lĩnh vực mà trẻ quan tâm, yêu thích Do vậy, trong lớp học Reggio sẽ có những “dự án” nhỏ với sự tham gia của nhóm trẻ hứng thú với dự án đó Đây chính là một trong những điểm khác biệt của Reggio Emilia so với những phương pháp giáo dục khác.Thông qua việc tài liệu hóa những hoạt động trên lớp và những sản phẩm nghệ thuật sáng tạo trong xưởng nghệ thuật của trẻ, giáo viên sẽ nghiên cứu về những điểm mạnh và điểm yếu từng bé, từ đó đề xuất những dự án mà trẻ có thể tham gia bằng tất cả sự hứng thú Những dự án trong lớp học Reggio Emilia rất phong phú, đa dạng, có thể đó là những điều trẻ tò mò về thế giới tự nhiên hay xã hội hoặc đơn giản đó chỉ là vấn đề mà trẻ thấy hứng thú.Những dự án trong trường Reggio Emilia được khởi phát từ ý tưởng của trẻ, do trẻ trực tiếp thực hiện và quyết định hướng đi của dự án Thông qua chính những phản hồi của trẻ, khả năng khám phá vấn đề của trẻ mà hướng đi của dự án thường đi theo những hướng không thể lường trước được Do vậy, môi trường Reggio Emilia đặc biệt coi trọng sự linh hoạt, sáng tạo của giáo viên trong quá trình tham gia, quan sát những hoạt động của trẻ.Thông qua những dự án mà trẻ được tham gia trên lớp, trẻ không những có dịp được khám phá, tìm hiểu những lĩnh vực mà mình hứng thú mà còn học hỏi được rất nhiều những kỹ năng cần thiết Qua những hoạt động đó, trẻ sẽ dần hình thành được khả năng làm việc nhóm, khả năng giao tiếp, khả năng trình bày ý tưởng của mình trước đám đôngĐể những dự án có thể mang lại những hiệu quả tốt nhất và để cho trẻ phát triển khả năng giải quyết vấn đề, những dự án trong lớp học Reggio Emilia thường là những dự án dài hơi, những dự án mở Với những dự án như vậy, trẻ sẽ không bị bó hẹp trong những suy nghĩ, những khuôn khổ mà có thể tự do liên tưởng bằng tất cả những kinh nghiệm sống mà trẻ có.Cùng trẻ khám phá thế giới xung quanh thông qua những dự án mà chúng hứng thú và yêu thích

là cơ hội để trẻ khám phá, đặt câu hỏi và cùng thảo luận làm rõ những suy nghĩ của mình là điều mà phương pháp Reggio Emilia luôn hướng đến

- Tại Sweet House nơi trưng bày sản phẩm thuật của trẻ rất quan trọng, vì khi trẻ trực tiếp thấy sản phẩm của mình, sự tự tin và niềm tự hào của trẻ được phát huy Ngoài ra, việc quan sát sản phẩm của các bạn sẽ khiến trẻ có cảm xúc về cái đẹp, qua đó, phát triển năng lực thẩm mĩ ở trẻ Để trưng bày sản phẩm của trẻ, SCH thiết kế nơi trưng bày bằng bằng 1 cái kệ gỗ được đặt ngay cửa lớp đẹp mắt để gây sự chú ý của trẻ về sản phẩm hoạt động cho trẻ

- Kệ trưng bày được thiết kế nhiều ngăn nhỏ đủ trưng bày theo số lượng của trẻ sản phẩm của tất cả trẻ được trưng bày một cách đồng đều Thay vì giáo viên thu thập sản phẩm và treo tất cả sản phẩm của trẻ lên bảng trưng bày thì giáo viên có thể để trẻ tự dán sản phẩm của mình lên bảng ở vị trí mà trẻ muốn Phía trên kệ có 1 khoảng trống cũng là nơi để trưng bày sản phẩm của trẻ Đối với sản phẩm có không gian 2 chiều, dạng mặt phẳng như tranh vẽ, sản phẩm cắt xé, dán…, giáo viên có thể treo trên mảng tường trống hoặc treo trên trần nhà

Ứng dụng 2: Giáo dục cảm quan

 Môi trường học đóng vai trò quan trọng trong Reggio Emilia

Không gian lớp học ngập tràn ánh sáng tự nhiên, phòng học luôn được thiết kế đẹp, thông thoáng, phân chia khu vực rõ ràng Không gian này khuyến khích trẻ hợp tác, giao tiếp và khám phá - Các lớp học truyền thống tại Reggio luôn có sự xuất hiện của cây cối, vật liệu và ánh sáng tự nhiên Không gian được mở rộng tối đa với cửa sổ lớn và khoảng sân nhỏ

Trang 33

28

Vì vậy ở Sweet House:

- Chúng tôi rất chú trọng việc ánh sáng trong một lớp học của mình Bởi vì nó ảnh hưởng rất nhiều quá trình phát triển của trẻ Nơi đây là nơi mà trẻ học tập vui cả ngày liên lục ngày này đến ngày khác Nếu ánh sáng không hợp lý nó ảnh hưởng đến hứng thú và đặc biệt là mắt của trẻ Vì vậy lớp học của Sweet House được thiết kế hầu hết bằng kính trong suốt Để lớp học luôn có đầy đủ ánh sáng hợp lí Bên cạnh việc đón ánh sáng mặt trời buổi sáng qua kính thì chúng tôi còn thiết kế thêm những cái rèm cửa màu trắng vừa tạo nên một cái không trang trọng sạch sẽ vừa giảm được cái độ nóng bên ngoài ánh nắng trưa chiều Nhưng vẫn đảm bảo ánh sáng vẫn thông qua được bởi cái rèm trắng tinh khiết Bên trong lớp học chúng tôi bố trí rất nhiều nơi có ánh sáng nhân tạo là cái đèn chiếu sáng được lắp đặt khắp mọi nơi góc kĩ năng, steam, văn học, để đảm bảo ánh sáng đầy đủ cho trẻ trong quá trình học tập và vui chơi Ngoài việc ánh sáng tự nhiên của mặt trời và đèn chiếu sáng ra thì lớp học của chúng tôi còn bố trí thêm bàn gương trong lớp học Bàn gương được đặt cạnh góc gia đình và nó có một khoảng trống khá lớn cho trẻ có thể tự do đến quan sát phản chiếu qua gương

Ứng dụng 3: Art Studio

- Đó là một căn phòng nơi trẻ đến để sáng tạo, khám phá và trải nghiệm bản thân thông qua nghệ thuật Đó là một không gian đẹp tràn ngập ánh sáng tự nhiên, sáng tạo và tò mò Không phải mọi thứ diễn ra theo kế hoạch trong studio nghệ thuật Một phần của việc trở thành một giáo viên Reggio là không chỉ thoải mái, mà còn chào đón những hướng đi bất ngờ và phiền nhiễu có lợi cho nhóm hoặc cá nhân Một studio nghệ thuật lấy cảm hứng từ Reggio là về lắng nghe, kiên nhẫn và quan tâm đến trẻ em và những gì chúng phải cung cấp

 Môi trường học đóng vai trò quan trọng trong Reggio Emilia

- Các trường học Reggio Emilia lý tưởng đều có một “xưởng nghệ thuật” với các vật liệu dễ kiếm, thân thiện với môi trường, như cành cây, khuy áo, màu vẽ, vỏ ốc, vv Trẻ em được sử dụng những vật liệu này để làm những món đồ ngộ nghĩnh, với những sáng tạo không giới hạn

- Ở Sweet House Art Studio được thiết kế khá to gồm 3 góc nhỏ màu, vật liệu mở, nặn chiếm 4,5m chiều ngang lớp học Nơi đây được bày trí đầy các dụng cụ học liệu cho trẻ tự do vui chơi sáng tạo theo ý tưởng của mình SCH đảm bảo về chất lượng và số lượng trẻ tham gia học tập đặc biệt góc Art

 Lợi ích xưởng nghệ thuật Sweet House đối với trẻ - Giúp quan sát, mô tả, phân tích

- Thể hiện cảm xúc của bản thân - Suy nghĩ sáng tạo

- Tất cả trẻ em đều cảm thấy tự hào với tác phẩm sáng tạo nghệ thuật của bản thân

Trang 34

29

Ứng dụng 4: Loose path

- Nguyên vật liệu cho các dự án của trẻ trong lớp học theo phương pháp Reggio Emila luôn là những nguyên liệu tự nhiên nhất Nói không với đồ nhựa có hại trong lớp học là cách đảm bảo an toàn, đồng thời cho trẻ làm quen nhiều hơn với nguyên liệu tái chế, nguyên liệu thân thiện với môi trường Ngoài ra, có một số học cụ sẽ được nhuộm màu nhằm tăng tính kích thích, sáng tạo của trẻ nhưng đều sử dụng màu thực phẩm hoặc các nguyên liệu tự nhiên không có hại đến sức khỏe của trẻ.Các vật liệu sử dụng trong lớp học Reggio Emilia có thể là các nguyên liệu quen thuộc từ chính thiên nhiên như cành cây, hoa khô, các loại vỏ sò, ốc, viên sỏi, hòn đá… hoặc các vật liệu tái sử dụng như nắp chai, hộp nhựa, lõi giấy vệ sinh, dây thừng, hộp nhựa, bìa thùng các tông…Thông qua việc tiếp xúc với vật liệu và thực hành các dự án, trẻ sẽ học hỏi được nhiều kỹ năng cần thiết Mấu chốt trong việc sử dụng học cụ của Reggio Emilia so với các phương pháp giáo dục khác là để trẻ phát triển một cách tự nhiên nhất, cho trẻ tiếp xúc với sự vật bằng tất cả các giác quan như nhìn, nếm, chạm, cảm nhận… Điều này không chỉ giúp cho khả năng tưởng tượng, sáng tạo mà còn giúp phát triển các cảm xúc của trẻ Các học liệu tự nhiên không chỉ giúp trẻ gợi mở tư duy thông qua các chuỗi lồng ghép, tưởng tượng mà còn đồng thời giáo dục cho các em lòng yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống xung quanh một cách tự nhiên nhất

- Ở Sweet House cũng vậy chúng tôi luôn tạo điều tốt nhất có thể cho trẻ trong việc sáng tạo thực hiện ý tưởng của mình

Chúng tôi sử dụng rất nhiều các nguyên vật liệu mở tự nhiên trong đời sống Những vật dụng tự nhiên có thể trẻ chưa biết hoặc chỉ biết thông qua phương tiện truyền thông Cũng vì vậy nên SH đã sử dụng những nguyên vật liệu mở này trong lớp học của chúng tôi, vì chúng tôi mong muốn những đứa trẻ lớn lên tại SH có cơ hội phát triển trí thông minh trí tưởng tượng của mình

2.3 Xu hướng Giáo dục STEAM 2.3.1 Giới thiệu:

STEM viết tắt của chữ Science (Khoa học), Technology (Kỹ thuật), Engineering (Công nghệ) và Mathematics (Toán) STEAM là sự viết tắt của STEM và Art (Nghệ thuật)

Giáo dục STEM là mô hình giáo dục đề cao 4 yếu tố như Khoa học (Science), Công nghệ (Technology), Kĩ thuật (Engineering) và Toán học (Math) ) Mô hình giáo dục STEM về bản chất được hiểu là trang bị cho người học những kiến thức và kỹ năng cần thiết liên quan đến 4 lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học Các kiến thức và kỹ năng này phải được tích hợp, lồng ghép và bổ trợ cho nhau giúp học sinh không chỉ hiểu biết về nguyên lý mà còn có thể áp dụng để thực hành và tạo ra được những sản phẩm trong cuộc sống hàng ngày Có thể thấy, sự khác biệt lớn nhất giữa STEM và các mô hình giáo dục thông thường đó là STEM thúc đẩy học sinh hiểu bản chất bài giảng bằng cách suy nghĩ, sáng tạo, quan sát và thực hành nhiều hơn thay vì học thuộc lý thuyết một cách khô khan

Qua quá trình tổng hợp kiến thức giữa các bộ môn quan trọng này, học sinh sẽ hình thành được những kĩ năng cần thiết về các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kĩ thuật, toán học và kết hợp chúng một cách hài hòa, phục vụ cho việc ứng dụng vào thế giới công nghệ ngày nay

Bên cạnh đó, STEM còn tạo cho người học kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng quản lý thời gian, kĩ năng tư duy phản biện và giải quyết vấn đề, kĩ năng tư duy chiến lược và giải quyết mục tiêu Từ đó, người học sẽ được trang bị những kiến thức cơ bản và quan trọng nhất của thế kỉ 21, góp phần tăng cường đáng kể ưu thế cạnh tranh về nguồn lao động của mỗi quốc gia

Trang 35

30

Từ giáo dục STEM đến giáo dục STEAM:

Mặc dù giáo dục STEM được xem là một bước đi quyết liệt của đổi mới giáo dục phổ thông tại Mỹ hiện nay, nhưng nó không chỉ dừng lại ở lĩnh vực khoa học tự nhiên Trong những năm gần đây, các nhà giáo dục đề xuất rằng để cho ra một sản phẩm công nghệ có thể thương mại được, chúng ta không chỉ có tích hợp các kiến thức STEM mà phải cần có tư duy thiết kế, yếu tố nghệ thuật hay thẩm mỹ cần được tính đến trong quá trình sáng tạo sản phẩm và giải quyết vấn đề, nghĩa là STEM sẽ trở thành STEM + Art = STEAM

Lịch sử hình thành mô hình giáo dục STEM:

STEM được xuất hiện lần đầu tiên tại Mỹ, khi mà nền giáo dục của đất nước số 1 thế giới này đang có xu hướng đi xuống Trong thế kỉ trước, Mỹ luôn được coi là quốc gia đi đầu trong ngành giáo dục hiện đại Tuy nhiên, trong vài năm trở lại đây, nền giáo dục của Mỹ không hề có những bước đột phá, mà ngược lại ngày càng đi xuống một cách trầm trọng Học sinh Mỹ bộc lộ rõ sự yếu kém về kiến thức cũng như khả năng vận dụng vào thực tế trong khi đó Mỹ đang khan hiếm nguồn nhân lực chất lượng Đứng trước hoàn cảnh suy giảm về trình độ Mỹ đã quyết định công cuộc cải cách giáo dục và STEM đã được ra đời Đây là con đường phát triển tương lai và bền vững nhất của Mỹ Sự thật thì STEM không hoàn toàn mới mà tiền thân của nó là METS Sau khi đổi tên tại hội nghị liên ngành về giáo dục khoa học được tổ chức bởi quỹ khoa học quốc gia Hoa Kì (NSF) thì nó đã được phổ biến hơn và mô hình giáo dục này được chú trọng và phát triển đầu tiên ở Mỹ Chính vì sự phát triển và đổi mới này của Mỹ đã khiến nhiều nước phát triển trên thế giới tò mò và học tập theo Điều làm cho giáo dục STEM trở nên phổ biến trên thế giới là khả năng xóa bỏ khoảng cách giữa kiến thức trên sách vở và ứng dụng thực tiễn Giáo dục đi kèm với thực tế đã dần thay đổi so với giáo dục truyền thống gò bó và áp lực với học sinh - Điều mà cả thế giới đều đang cố gắng đạt được

Steam trong Giáo dục mầm non:

Trẻ mầm non không học lý thuyết qua những lời nói suông, giảng giải mà chúng học qua chính những trải nghiệm - thực làm, thực học Đặc điểm tư duy của trẻ mầm non là tư duy trực quan Vì thế khi cho trẻ quan sát và thực hiện một thí nghiệm khoa học, hãy chỉ tập trung vào việc đặt câu hỏi để trẻ tự nói ra những thay đổi, những hiện tượng mà trẻ nhìn thấy và nghe thấy Tránh giải thích dài dòng về nguyên lý khoa học, mà hãy tập trung vào giúp trẻ phát hiện những thay đổi, những diễn biến của hiện tượng Với các nguyên lý khoa học phức tạp trẻ sẽ tiếp tục được tiếp cận ở các cấp học cao hơn

Trong giáo dục STEAM, khi đặt các câu hỏi cho trẻ nên sử dụng những câu hỏi ở dạng “mở” để trẻ có thể trả lời được, tránh những câu hỏi mà trẻ chỉ là lời “có” hoặc “không” Nên hỏi những câu hỏi giúp trẻ huy động vốn kinh nghiệm, hiểu biết, như: Con gì đây? Con biết gì về quả cam? Con có thể kể cho mẹ nghe con đã xếp ngôi nhà này như thế nào không? hay các câu hỏi kích thích trẻ tìm hiểu, thử nghiệm, như: Tại sao con không thử làm xem? hoặc khuyến khích trẻ suy luận, phán đoán, như: Chuyện gì sẽ xảy ra nếu chúng ta cho 1 ít giấm vào cốc bột nở này nhỉ? hay khơi gợi trí tưởng tượng cho trẻ kiểu: con có thấy đĩa kẹo bây giờ giống với thứ gì đó mà con đã biết không?

Hoạt động đóng vai trong giai đoạn này đối với trẻ mầm non vô cùng quan trong Trẻ thích là người lớn, nhưng vốn kinh nghiệm sống chưa đủ để trẻ “làm người lớn” thật sự Như vậy thì người lớn có thể cho trẻ tham gia vào các hoạt động STEAM dưới dạng các trò chơi đóng vai và thông qua đó trẻ cũng sẽ nhập vào những vai mà bản thân trẻ thích, trẻ muốn bản thân được như vậy (Đóng vai nhà khoa học, kỹ sư xây dựng, nhà thám hiểm, …) Giao nhiệm vụ, tạo được hứng thú cho trẻ khám phá sẽ giúp trẻ tiếp nhận kiến thức dễ dàng hơn

Trường học sẽ không chỉ là nơi để giảng dạy lý thuyết mà ở nơi đó những đứa trẻ được trải nghiệm những kiến thức thực tiễn vừa lớn khôn, trưởng thành, “chơi thông minh và học vui vẻ”

Tôn trọng sự khác biệt và trí tưởng tượng phong phú

Phương pháp này cho phép trẻ có thể tự chọn đề tài, nội dung khám phá phù hợp với với sở thích và năng lực cá nhân sẽ thu hút được hứng thú của trẻ khi tham gia hoạt động.Trẻ không những được nghiên cứu lí thuyết mà còn được thực hành áp dụng nhiều kĩ năng trong nhiề lĩnh vực để có thể giái quyết vấn đề theo tư duy của trẻ

Trang 36

31

Các lớp học theo phương pháp steam có tính thực tiễn rất cao

Phương pháp này gắn việc học tập trong nhà trường với thực tiễn đời sống của trẻ Qua các chủ đề, chủ điểm mà thầy cô giới thiệu, trẻ được củng cố, rèn luyện kiến thức, kĩ năng sống hằng ngày, đồng thời thu nhận các kiến thức, kĩ năng mới một cách tự nhiên, thông qua trải nghiệm chứ không phải chỉ từ lời nói của người lớn Các chủ điểm chủ đề là các trải nghiệm thực tế ví dụ như tham quan , hay các hoạt động nghệ thuật

Phát triển kĩ năng làm việc nhóm

Môi trường học tập thoải mái và năng động trong đó giáo viên chỉ là người hướng dẫn và quan sát , trẻ tự thực hiện các hoạt động , tự làm bài tập nhóm, thảo luận lựa chọn đề tài để làm báo cáo Trẻ phải tự xử lí thông tin, tự phục vụ đảm bảo an toàn Tại các trường học đào tạo theo phương pháp STEAM, sẽ phát triển các kỹ năng cho trẻ để chúng có thể sử dụng trong cuộc sống tương lại, đặc biệt với môi trường công nghệ hóa, hiện đại hóa như hiện nay

 Kết luận: Phương pháp STEAM giúp trẻ được trải nghiệm, được thực hành bằng những kỹ năng, kiến thức vô cùng gần gũi với cuộc sống của trẻ Qua mỗi dự án trẻ sẽ tạo ra được những sản phẩm thực,

hữu dụng trong cuộc sống, điều đó tạo cho trẻ hứng khởi và niềm yêu thích khi đến lớp, yêu thích khám phá tìm hiểu mọi vấn đề trong cuộc sống Đó cũng chính là mục tiêu mà STEAM luôn hướng tới

2.3.2 Đặc điểm:

Giáo dục STEAM là một cách tiếp cận dựa trên cơ sở tích hợp các môn khoa học, kỹ thuật, công nghệ, toán và nghệ thuật trong việc truyền đạt kiến thức và khuyến khích học sinh sáng tạo Do thuộc tính tích hợp và đa ngành nên chương trình học STEAM không nặng tính lý thuyết mà thiên về vận dụng và giải quyết các vấn đề trong

thực tiễn cuộc sống, hoặc các vấn đề có tính toàn cầu

Ví dụ: Khi học về vòng tuần hoàn của nước trên trái đất, học sinh không chỉ học kiến thức về về địa lý, khoa học trái đất, sinh

học (tức là các môn khoa học) mà còn được học về các thiết bị đo đạc, tính toán lượng nước (nghĩa là vận dụng toán học) để tìm hiểu về các công trình, các thiết bị (tức là tìm hiểu về kỹ thuật và công nghệ) sử dụng năng lượng từ nước, rồi lại được làm các mô hình mô tả sự di chuyển và biến động nguồn nước, từ đó thiết kế và đề xuất các ý tưởng (nghĩa là vận dụng tư duy về nghệ thuật) giúp tái sử dụng nguồn nước như các vật dụng có thể hứng nước mưa, thu nước trên sa mạc… Nghĩa là học sinh phải vận dụng kiến thức đa ngành để giải quyết một vấn đề cụ thể

Giáo dục STEAM khuyến khích sự tìm tòi khám phá, dựa trên sự sáng tạo của cá nhân và sự phối hợp làm việc nhóm Thông thường, các lớp học sẽ bắt đầu bằng một chủ đề thay vì bắt đầu bằng một môn học cụ thể Kết thúc buổi học hoặc khóa học, các sản phẩm hoặc giải pháp được đề ra dựa trên sự vận dụng của các kiến thức đã được học tổng hợp trước đó Có nhiều cấp độ giáo dục STEAM, từ đơn giản cho học sinh mầm non như tạo ra một ngôi nhà từ các que kem (học đếm số và học lắp ghép) cho đến phức tạp dành cả sinh viên đại học như tạo một robot (cần kiến thức về cơ điện tử và lập trình)

Trang 37

32

Thông qua cách tiếp cận giáo dục STEAM, học sinh nhận thức được sự giao thoa giữa các ngành khoa học và toán học, thấy được sự cần thiết của các kiến thức chuyên ngành để có thể giải quyết một vấn đề hay tạo nên một sản phẩm Đồng thời, nhờ được tạo cơ hội khuyến khích sáng tạo dựa trên sở thích riêng của bản thân, nên các em học sinh tự tin hơn trong quá trình học tập và làm việc nhóm Điều thú vị là các chương trình giáo dục STEAM giúp học sinh được trải nghiệm qua các cảm xúc của thất bại cũng như thành công trong quá trình học tập, một điều rất cần thiết cho sự phát triển trí thông minh cảm xúc và tạo động lực cho sự trưởng thành của trẻ

Từ đó tác giả Nguyễn Thành Hải, Nghiên cứu sinh tiến sỹ ngành Giáo dục Khoa học, Viện Nghiên cứu Giáo dục STEM của Đại học Missouri (Mỹ) đã có bài viết rút ra 3 đặc điểm quan trọng khi nói về giáo dục STEM

- Thứ nhất đó là cách tiếp cận "liên ngành" khác với "đa ngành" Mặc dù cũng là có nhiều ngành, nhiều lĩnh vực nhưng "liên ngành" thể hiện sự kết nối và bổ trợ lẫn nhau trong các ngành Do vậy, nếu một chương trình học, một trường học chỉ có nhiều môn, nhiều giáo viên dạy các ngành khác nhau mà không có sự kết nối và bổ trợ lẫn nhau thì chưa được gọi là giáo dục STEM

- Thứ hai là sự lồng ghép với các bài học trong thế giới thực, thể hiện tính thực tiễn và tính ứng dụng kiến thức trong việc giải quyết các vấn đề thực tế Ở đây, không còn rào cản của việc học kiến thức lý thuyết với ứng dụng Do vậy, các chương trình giáo dục STEM nhất thiết phải hướng đến các hoạt động thực hành và vận dụng kiến thức để tạo ra sản phẩm hoặc giải quyết các vấn đề của thực tế cuộc sống

- Thứ ba là sự kết nối từ trường học, cộng đồng đến các tổ chức toàn cầu; đó là kỷ nguyên của thế giới phẳng, cách mạng công nghiệp 4.0 nơi mà tự động hóa và điều khiển từ xa thông qua các thiết bị điện tử di động lên ngôi, thông qua đường truyền Internet Do vậy, quá trình giáo dục STEM không chỉ hướng đến vấn đề cụ thể của địa phương mà phải đặt trong mối liên hệ với bối cảnh kinh tế toàn cầu và các xu hướng chung của thế giới, ví dụ như biến đổi khí hậu, năng lượng tái tạo,…

2.3.3 Nội dung:

Kỹ năng STEM là sự tích hợp hài hòa bốn nhóm kỹ năng riêng lẻ: khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học

* Kỹ năng khoa học:

- Là các kỹ năng đó HS được trang bị kiến thức về các khái niệm, các nguyên lý, các định luật và các cơ sở lý thuyết của GD khoa học

- Trong GD STEM, Khoa học chính là cách tư duy Khoa học là sự quan sát và trải nghiệm, là đặt giả thuyết và phán đoán, là chia sẻ những phát hiện và đặt câu hỏi, là tò mò về mọi thứ hoạt động như thế

Trang 38

33

- Tất cả những gì thay đổi của thế giới tự nhiên mà phục vụ nhu cầu của con người thì đều được coi là công nghệ

- Trong giáo dục STEM, công nghệ chú ý đến việc sử dụng các dụng cụ, phát triển các kỹ năng vận động tinh, óc sáng chế, cách làm cho mọi thứ hoạt động Là khả năng sử dụng, quản lý, hiểu biết và truy cập đươc công nghệ

* Kỹ năng kỹ thuật:

- Là khả năng giải quyết vấn đề thực tiễn diễn ra trong cuộc sống bằng cách thiết kế các đối tượng, hệ thống và xây dựng các quy trình sản xuất để tạo ra đối tượng - Hiểu một cách đơn giản là học sinh được trang bị kỹ năng, kỹ thuật là có khả năng sản xuất ra đối tượng và hiểu được quy trình để làm ra nó

- Trong giáo dục STEM, kỹ thuật chính là cách làm Kỹ thuật là giải quyết vấn đề, là sử dụng phong phú các loại nguyên vật liệu, là thiết kế và sáng tạo, là xây dựng các sản phẩm có nghĩa

* Kỹ năng toán học:

- Là khả năng nhìn nhận và nắm bắt được vai trò của toán học trong mọi khía cạch tồn tại trong thê giới xung quanh

- Trong GD STEM, toán chính là cách đo lường Toán lá số lượng, là các quy tắc kiểu mẫu, là hình khối, là khối lượng, là kích thước Tất cả các sự vật, đồ dùng trong cuộc sống đều được ứng dụng - HS có kỹ năng toán học sẽ có khả năng thể hiện các ý tưởng một cách chính xác, có khả năng ứng dụng các khái niệm và kỹ năng toán học vào cuộc sống hàng ngày

STEM kết hợp với ART:

Phương pháp STEM kết hợp với Art mang đến một chiến lược giáo dục cải tiến hiệu quả cao cho lĩnh vực giáo dục mầm non

Thông qua hình thức tích hợp với nghệ thuật, trẻ sẽ dễ dàng khám phá ra các giai đoạn khác nhau của vấn đề thông qua một số loại hình nghệ thuật

Không đơn thuần là mỹ thuật hay âm nhạc, khái niệm “Art” (Nghệ thuật) được hiểu rộng hơn, như một cấu phần rất lớn làm nên thành công của những nghiên cứu khoa học trong thời đại này, mà gồm có hai ý nghĩa chính:

- Đầu tiên đó là mục đích ra đời của những sản phẩm khoa học kỹ thuật là để phục vụ con người, do đó chữ art cần được hiểu theo nghĩa tính nhân văn, hướng thiện Những sản phẩm đó sẽ không đi ngược lại những giá trị phát triển bền vững – thứ mà cả thế giới đang khát khao theo đuổi

- Thứ hai là những sản phẩm khoa học công nghệ cần có sự tinh tế, thẩm mỹ nhất định trong thiết kế Khi khoa học ngày càng phát triển thì đòi hỏi về một sản phẩm cũng ngày càng cao, và do đó, nghệ thuật càng len lỏi và hoà trộn vào mọi thứ, khiến cho những sản phẩm trở nên hoàn thiện hơn, tinh tế hơn

2.3.4 Vật liệu và môi trường trong STEAM: Vật liệu:

STEAM không phải phương pháp giáo dục cao sang nó là một phương pháp dạy học quen thuộc với những vật liệu gần gũi có sẵn trong tự nhiên và gần gũi với trẻ Chúng ta có thể áp dụng phương pháp này ở mọi lúc mọi nơi như: ở nhà, công viên, trường học, hoặc trong những dịp trẻ được đi du lịch hay đi giã ngoại ở đâu đó, chỉ cần trẻ hứng thú và tò mò thì chúng ta phải tạo cơ hội cho trẻ khám phá vì ở tuổi

mầm non được trải nghiệm là cách học hiệu quả nhất đối với trẻ

Trang 39

34 - Chúng ta có thể dạy học cho trẻ tại nhà chỉ đơn giản bằng

cách cho chúng chơi trong nhà bếp, tiếp xúc với các đồ đạc gia dụng quen thuộc Giáo viên có thể chỉ cho con nồi niêu, xoong chảo, tủ lạnh, lò nướng, các vật liệu tái chế,… và giải thích cho con chức năng, công dụng của những vật này

Chẳng hạn như cái nồi được làm từ chất liệu gì, chức năng của nó ra sao, kỹ lưỡng hơn thì cách người ta chế tạo ra chiếc nồi đó, Nói chung, mọi vật dụng trong nhà từ lớn đến nhỏ đều có thể áp dụng thành một bài học về STEAM - Nguyên vật liệu đơn giản để thực hiện các dự án STEAM như: Giấm, soda, ống dùng trong thủ công, keo sữa, tăm

tre, ống hút, đất sét, nước rửa bát, dầu ăn, màu nước

- Ví dụ như dùng lá cây, sỏi, vỏ sò để tạo thành hình các con vật, dùng gỗ, các loại trái cây khô để tạo thành các

bức tranh

Ngoài các hoạt động tạo hình từ các vật liệu thiên nhiên, khi đến với lớp học STEAM trẻ còn được tự mình trang trí các góc chơi từ các vật liệu thiên nhiên nhất là vào các dịp lễ hội như Trung thu, Halloween, Noel, Tết, từ đó giúp trẻ hiểu sâu hơn về đặc điểm, ý nghĩa của các lễ hội trong năm

Ngoài các nguyên vật liệu từ thiên nhiên, lớp học STEAM còn sử dụng các nguyên vật liệu tái chế như: vỏ hộp, túi giấy, dây buộc các loại, mặc dù những học liệu này không mất nhiều chi phí để mua nhưng lại mang đến vô vàn những điều giá trị dành cho trẻ

Trang 40

35 Ví dụ như dùng lá cây, sỏi, vỏ sò để tạo thành hình

các con vật, dùng gỗ, các loại trái cây khô để tạo

thành các bức tranh

Ngoài các hoạt động tạo hình từ các vật liệu thiên nhiên, khi đến với lớp học STEAM trẻ còn được tự mình trang trí các góc chơi từ các vật liệu thiên nhiên nhất là vào các dịp lễ hội như Trung thu, Halloween, Noel, Tết, từ đó giúp trẻ hiểu sâu hơn về đặc điểm, ý nghĩa của các lễ hội trong năm

Ngoài các nguyên vật liệu từ thiên nhiên, lớp học STEAM còn sử dụng các nguyên vật liệu tái chế như: vỏ hộp, túi giấy, dây buộc các loại, mặc dù những học liệu này không mất nhiều chi phí để mua nhưng lại mang đến vô vàn những điều giá trị dành cho

trẻ

Ngoài các vật liệu từ thiên nhiên trẻ còn được

trải nghiệm từ các vật dụng thật như: các loại ấm trà, các loại tô, chén bằng sành hoặc sứ, các vật dụng để làm bánhđể tạo cho trẻ cảm giác thân quen như chính căn nhà của mình học nhiều kỹ năng khác như: làm bánh, pha trà, rót trà, cách vẽ

tranh trên sỏi, và rất nhiều kỹ năng khác

Ngày đăng: 11/04/2024, 21:47

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w