1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề tài vấn đề việc làm thêm đối với sinh viên hiện nay ( nghiên cứu tại trường đại học vinh)

18 11 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vấn đề việc làm thêm đối với sinh viên hiện nay
Tác giả Chúng Tôi
Trường học Trường Đại học Vinh
Chuyên ngành Nghiên cứu xã hội
Thể loại Đề tài nghiên cứu
Năm xuất bản 2019
Thành phố Vinh
Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 388 KB

Nội dung

DẪN NHẬPTrong xã hội hiện nay việc làm luôn là một vấn đề vô cùng nóng bỏng được không chỉ báo chí, các doanh nghiệp quan tâm mà nó đã ăn sâu vào suy nghĩ của rất nhiều sinh viên ngay kh

Trang 2

A DẪN NHẬP

Trong xã hội hiện nay việc làm luôn là một vấn đề vô cùng nóng bỏng được không chỉ báo chí, các doanh nghiệp quan tâm mà nó đã ăn sâu vào suy nghĩ của rất nhiều sinh viên ngay khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường, đang không ngừng tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để đạt được mục đích tốt đẹp của

họ trong tương lai

Xét về năng lực hành vi, sinh viên là một phần quan trọng trong độ tuổi lao động Họ có trí lực, thể lực dồi dào Xét về mục đích, sinh viên đi học là mong muốn có kiến thức để có thể lao động và làm việc sau khi ra trường Hiện nay, đông đảo sinh viên nói chung đã có nhận thức được rằng có rất nhiều cách thức học khác nhau và ngày càng có nhiều sinh viên chọn cách thức học ở thực

tế Đó là đi làm thêm

Việc làm thêm hiện nay không còn là một hiện tượng nhỏ lẻ mà đã trở thành một xu thế gắn chặt với đời sống học tập, sinh hoạt của sinh viên ngay khi vẫn còn đang ngồi trên ghế nhà trường Việc làm thêm đã trở thành một xu thế

là vì đối với sinh viên, đặc biệt khi sống trong xã hội cạnh tranh như hiện nay, kiến thức xã hội và kiến thức thực tế có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tư duy cũng như khả năng làm việc của học sau này

Với mong muốn đi sâu tìm hiểu vấn đề trên, chúng tôi đã chọn đề tài:

“vấn đề việc làm thêm đối với sinh viên hiện nay“ ( nghiên cứu tại trường Đại học Vinh) làm đề tài nghiên cứu của mình

1 Mục đích, mục tiêu nghiên cứu

1.1 Mục đích nghiên cứu

Tìm hiểu thực trạng và nhu cầu việc làm thêm của sinh viên Trường Đại học Vinh Từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp trong việc làm thêm của sinh viên

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

+ Tìm hiểu về thực trạng của sinh viên về việc làm thêm

+ Tìm hiểu về nhu cầu tìm kiếm việc làm thêm của sinh viên

+ Đề ra một số giải pháp về vấn đề việc làm thêm của sinh viên

2 Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu

2.1 Đối tượng nghiên cứu: Việc làm thêm của sinh viên trường Đại học

Vinh

2.2 Khách thể nghiên cứu: sinh viên năm 1, năm 2 và năm 3 trường Đại

học Vinh, phụ huynh

Trang 3

2.3 Phạm vi nghiên cứu

+ Phạm vi thời gian: 8/4- 18/5/2019

+ Phạm vi không gian: Trường Đại Học Vinh

3 Giả thuyết nghiên cứu

+ Hầu hết mọi sinh viên đều có nhu cầu tìm kiếm một công việc làm thêm + Có nhiều yếu tố tác động đến việc đi làm thêm của sinh viên nhưng yếu

tố kinh tế là yếu tố có tác động lớn nhất đến việc đi làm thêm của sinh viên + Thị trường việc làm ngày càng được mở rộng, đa dạng thu hút lượng lớn sinh viên tham gia

4 Thao tác hóa khái niệm

+ Sinh viên:

Từ điển Bách khoa thư- tiếng Nga: thuật ngữ “sinh viên” được bắt nguồn từ

một từ gốc Latinh: “Students” với nghĩa là người làm việc, học tập, tìm hiểu, khai thác tri thức

Theo trang Wikipedia: Sinh viên là người học tập tại các trường đại học,

cao đẳng Ở đó họ được truyền đạt kiến thức bài bản về một ngành nghề, chuẩn

bị cho công việc sau này của họ Họ được xã hội công nhận qua những bằng cấp đạt được trong quá trình học Quá trình học của họ theo phương pháp chính quy, tức là họ đã phải trải qua bậc tiểu học và trung học

Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm: Đối với mỗi người Việt Nam chúng ta, hai

tiếng Sinh viên luôn gợi lên một cái gì trong sáng, tốt đẹp Đó là thế hệ còn quá sớm để được coi là từng trải, dày dạn, nhưng cũng quá muộn để bị coi là non nớt, thơ ấu Thế hệ sinh viên đứng giữa hai cái đó: Họ nhìn đời một cách nghiêm trang mà không mất vẻ trẻ trung, hồn nhiên, họ là thế hệ của học hỏi, rèn luyện, ước mơ Họ là tuổi đẹp của một con người, thế hệ đẹp của một thời đại

Trong bài nghiên cứu này, chúng tôi đưa ra một định nghĩa về sinh viên như sau: “Sinh viên” là những người đang học trong các trường Đại học, cao đẳng

+ Việc làm thêm( part time):

Trang 4

Đó là thuật ngữ dùng để chỉ những công việc làm thêm bán thời gian, thường hướng đến các đối tượng: Học sinh, sinh viên, nội trợ… tranh thủ thời gian rảnh đi làm kiếm thêm thu nhập Bên cạnh đó, làm việc part time cũng là cách để bạn vừa học vừa tích lũy kinh nghiệm, làm dày CV khi đi xin việc sau này

Theo ông Đinh Văn Hường , chủ nhiệm khoa báo chí tại một trường Hà

Nội : “ Việc làm thêm đối với sinh viên theo quan niệm của tôi có nghĩa là sự

tham gia làm việc ngay khi vẫn đang học ở trường tại các công ty, các tổ chức , các đơn vị, các hộ gia đình với mục đích có thêm thu nhập hoặc với mục tiêu học hỏi, tích lũy kinh nghiệm, cọ sát hơn với thực tế cuộc sống.”

Trên đây là số quan niệm về việc làm thêm đối với sinh viên hiện nay , từ

đó, có thề rút ra kết luận chung như sau: Việc làm thêm đối với sinh viên có nghĩa là tham gia việc làm ngay khi vẫn còn đang học ở trường tại các công ty, các tổ chức, các đơn vị, các hộ gia đình mà không bị pháp luật ngăn cấm, không làm ảnh hưởng nhiều đến học tập…

5 Phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp thu thập và xử lý thông tin

Phân tích tài liệu: Thu thập, tìm hiểu các tài liệu thứ cấp, bao gồm: các bài

viết trên sách báo, tạp chí; báo cáo, luận văn và luận án về vấn đề việc làm thêm của sinh viên, phân tích các tài liệu có sẵn liên quan đến việc làm thêm cũng như các số liệu thống kê

Điều tra bằng bảng hỏi: Nhóm nghiên cứu sẽ khảo sát bằng bảng hỏi bằng phần mềm google from Số lượng người được điều tra là 100 người, phiếu điều tra gồm 11 câu hỏi xoay quanh vấn đề việc làm thêm ở sinh viên trường Đại học Vinh

Phương pháp phỏng vấn sâu: Tiến hành phỏng vấn sâu các đối tượng là sinh viên trường Đại học Vinh về: thực trạng, nhu cầu làm thêm của sinh viên

5.2 Mẫu nghiên cứu

+ Với phương pháp điều tra phỏng vấn sâu, chúng tôi lựa chọn phương

pháp chọn mẫu phi ngẫu nhiên thuận tiện 5 người

Trang 5

6 Cấu trúc nghiên cứu

Ngoài phần dẫn nhập và kết luận, đề tài được cấu tạo thành 3 chương nội dung:

CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG VIỆC ĐI LÀM THÊM CỦA SINH VIÊN CHƯƠNG 2: NHU CẦU VIỆC LÀM THÊM CỦA SINH VIÊN

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ VẤN ĐỀ VIỆC LÀM THÊM CỦA SINH VIÊN

Trang 6

B NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG VIỆC ĐI LÀM THÊM CỦA SINH VIÊN.

Qua quá trình thực hiện việc khảo sát với 100 sinh viên trường Đại học Vinh, chúng tôi xin đưa ra những số liệu liên quan và từ đó đưa ra các đánh giá, nhận xét chung nhất cho vấn đề thực trạng việc đi làm thêm của sinh viên

1.1 Số lượng sinh viên đi làm thêm

Tìm hiểu về số lượng sinh viên đi làm thêm thì trong số 100 người có 29 sinh viên đang đi làm thêm ( chiếm 29%); có 46 sv đã từng đi làm thêm ( chiếm 46%) và có 25 sv chưa đi làm thêm ( chiếm 25%)

29%

46%

25%

Đang làm Đã làm Chưa làm

Biểu đồ 1: Số lượng sinh viên đi làm thêm (%)

Ở đây, có một sự chênh lệch lớn giữa số lượng sinh viên đang làm và chưa làm thêm với số lượng sinh viên đã từng đi làm thêm Có 25 sinh viên đang đi làm thêm ( chiếm 25%); có 29 sinh viên chưa làm thêm ( chiếm 29%) và có 46 sinh viên đã từng đi làm thêm( chiếm 46%)

1.2 Thời gian sinh viên bắt đầu đi làm thêm.

Với câu hỏi: “ bạn đi làm thêm từ khi nào?” số liệu mà chúng tôi nhận trong số 71 sinh viên trả lời có 42 sinh viên đi làm thêm từ năm nhất chiếm 59,2% ; có 23 sv đi làm thêm từ năm 2 chiếm 32,4% và có 6 sv bắt đầu làm thêm từ năm 3 chiếm 8,5%

Từ đó cho thấy tỷ lệ sinh viên chọn lựa thời điểm đi làm thêm có sự chênh lệch khá lớn Việc lựa chọn thời điểm là năm đầu đi làm cho thấy ngay từ khi bước vào quãng thời gian học đại học một số sinh viên đã hình thành nên ý thức tự

Trang 7

lập, đã sẵn sàng, tự cân bằng và thích nghi được với môi trường Đại học Bên cạnh đó cũng một phần vì để trang trải những chi phí sinh hoạt và học tập nên sinh viên đã chọn đi làm thêm để kiếm thêm thu nhập

Với thời gian đi làm thêm bắt đầu từ năm 2 và năm 3, sinh viên lúc này đã quen với môi trường Đại Học và đã có cái nhìn đầy đủ hơn về môi trường xã hội nói chung và các vấn đề liên quan đến việc sinh viên đi làm thêm Các bạn sinh viên lúc này đã trưởng thành và có suy nghĩ chín chắn hơn khi lựa chọn có nên

đi làm thêm hay không Và với vốn kiến thức về chuyên ngành bắt đầu được thu nhận từ giảng đường sinh viên năm 2, 3 bắt đầu tìm cho mình một công việc phù hợp với chuyên ngành để tăng thêm vốn hiểu biết và trau dồi khả năng của bản thân Đồng thời, sinh viên năm 2, 3 bắt đầu có sự phát sinh các nhu cầu chi tiêu khác vào các hoạt động vui chơi, giải trí , mua sắm nhiều hơn…

1.3 Loại hình công việc làm thêm của sinh viên.

Bảng 2 Loại hình công việc làm thêm của sinh viên.

Sinh viên hiện nay đang làm thêm với rất nhiều công việc khác nhau Qua khảo sát cho thấy trong số 75 người trả lời có: 18 sinh viên làm nghề gia sư ( chiếm 24%); 5 sinh viên làm nghề shipper ( chiếm 7%); có 13 sinh viên bán hàng online ( chiếm 18%); 28 sinh viên làm nghề phục vụ bàn ( chiếm 38%); có

2 sinh viên làm thêm công việc bán đồ áo và có 8 sinh viên làm những công việc khác ( chiếm 10%)

Trang 8

Sinh viên là những người có trình độ trí thức cao, họ có những lợi thế nhất định về những chuyên ngành của mình hoặc có những khả năng, kỹ năng vì vậy

họ tìm được cho mình một công việc phù hợp

38% sinh viên làm công việc phục vụ bàn vì ở Thành phố Vinh số lượng các quán hàng phục vụ cho việc ăn uống là rất lớn và những đòi hỏi của công việc này thì không cao vì phục vụ bàn thì thường chỉ yêu cầu thời gian vào đầu buổi sáng, buổi trưa hay chiều tối và cả công việc này không đòi hỏi trình độ chỉ cần các bạn sinh viên có chút nhanh nhẹn và làm việc cẩn thận thì đều được tuyển dụng Công việc này áp lực cũng không lớn lên sinh viên nên có nhiều sinh viên làm công việc này

24% sinh viên làm nghề gia sư, Gia sư là công việc được nhiều bạn sinh viên lựa chọn, vì đây là công việc có thời gian phù hợp, giúp sinh viên ôn tập lại kiến thức, có mức thu nhập ổn định.những sinh viên có trình độ giỏi về các môn học như Toán, Tiếng Anh, Vật Lý, Hóa Học… hay các bạn sinh viên thuộc khối ngành sư phạm đều có thể tìm đến công việc này Hiện tại ở Thành phố Vinh có rất nhiều Trung tâm gia sư, vì vậy các bạn sinh viên mong muốn được làm nghề gia sư thì cũng khá dễ dàng Việc sinh viên làm thêm bằng nghề gia sư đem lại thu nhập khá cao cho sinh viên cũng như rèn luyện kỹ năng nghiệp vụ sư phạm, giảng dạy cho sinh viên thuộc các ngành sư phạm Nghề gia sư đòi hỏi sinh viên phải có kiến thức vững chắc và có khả năng truyền đạt tới người học cũng như

có khả năng kiên nhẫn và chịu áp lực vì chủ yếu sinh viên thường dạy kèm cho học sinh tiểu học hoặc trung học cho nên sẽ rất vất vả nếu học sinh không chịu học tập hay phụ huynh sẽ tạo áp lực nếu sau một thời gian dạy mà kết quả của con mình không tăng lên theo mong muốn của mình

“Khi không có việc làm thì háo hức đi dạy Đến khi đi dạy rồi thì lại ước gì mình được ở nhà cho khỏe vì học sinh mình nhận dạy rất lười học mà lại không chịu nghe lời, nên mình đi dạy mà chẳng có chút hứng thú Mình thì lúc nào cũng dạy hết mình nhưng gặp học sinh lười học nên kết quả không tốt cho lắm nên phụ huynh thì lại cứ phàn nàn như dạy điểm thấp điểm cao, trong khi dạy

Trang 9

mình thấy học sinh mệt nên cho nghỉ giải lao vài phút hay dạy xong hết bài mình cho nghỉ sớm thì phụ huynh tỏ ra khó chịu.”( Nữ, khóa 57)

Việc các sinh viên chọn nghề bán online qua mạng nở rộ và tăng mạnh trong thị trường hiện nay 18% sinh viên bán hàng online cũng không phải là một con số nhỏ, điều thuận lợi cho công việc này là chỉ cần sinh viên có điện thoại kết nối mạng, chỉ cần ở nhà cũng có thể bán hàng Nếu sinh viên có niềm đam mê cao thì việc bán hàng qua mạng là điều kiện tốt nhất để kiếm tiền nhanh chóng, không mất nhiều thời gian mà kiếm được một khoản kha khá Chỉ cần tạo một tài khoản trên các trang mua bán như: muare.vn, chodientu.vn, ttvnol,vatgia.com Rao vặt, 24h, én bạc, mua chung… là sinh viên có thể mở cho mình một shop kinh doanh trên mạng

Các sản phẩm được rao bán trên mạng rất phong phú, đa dạng, từ quần áo, giày dép, túi xách, thực phẩm chức năng liên quan đến thẩm mỹ, sức khỏe, …Bán hàng qua mạng có ưu điểm là do không phải mất tiền thuê mặt bằng, nhân viên, thuế… nên giá bán thường mềm hơn Phí giao dịch thấp cũng thu hút được nhiều người tham gia, đặc biệt là sinh viên vốn thích tự lập, làm giàu Chỉ cần một số vốn nhỏ để nhập hàng là các bạn sinh viên đã có thể kinh doanh qua mạng Tuy nhiên nghề bán hàng online cũng có không ít những khó khăn:

“Mình không có kinh nghiệm bán hàng, lại không có vốn nên mẫu mã không update được thường xuyên, bán chậm và ế ẩm Mình đành phải mang ra chợ sinh viên bán thanh lí, thậm chí lỗ vốn”.( Nữ, khóa 57)

“Buổi trưa em không được nghỉ đâu, vì giờ đấy rất nhiều người hỏi mua hàng,

có khi em phải vừa ăn vừa online “làm việc”, không khác gì các bà tiểu thương

ở chợ ( Nữ, khóa 58)

Nghề shipper hiện nay cũng được một số các bạn sinh viên chọn, công việc shipper có thời gian tự do, không như làm phục vụ ở nhà hàng thời gian bị bó buộc và thu nhập từ nghề shipper cũng khá cao so với nhiều công việc khác

"Làm shipper không cần đợi đến tháng mới nhận tiền lương, vì giao hàng là nhận tiền Cầm tiền trên tay sướng lắm, nhưng cũng có khi phải rơi nước mắt" -anh nói.( Nam, khóa 57)

Trang 10

Tuy nhiên nghề shipper cũng có những sự khó khăn nhất định:

"Nhưng sợ nhất là bị kẹt xe, mình tính toán tuyến đường vừa đủ thời gian nhưng

lỡ kẹt xe là thôi rồi Có khi là ôm hàng ăn luôn, khách hàng dễ chịu thì không nói, nhưng người khó chịu không nhận hàng Khách nhận hàng thì mình cũng bị đánh dấu trên hệ thống là giao hàng trễ Nhiều lần như vậy mình sẽ bị trừ cước những cuốc giao hàng tiếp theo" ( Nam, khóa 57)

Có nhiều loại hình công việc để sinh viên lựa chọn nhưng điều cần thiết là các bạn sinh viên lựa chọn những công việc phù hợp với khả năng cũng như thời gian học tập của mình

1.4 Thời gian dành cho việc làm thêm của sinh viên

Trong khoảng thời gian 24 giờ, việc học tập ở trường của sinh viên chủ yếu chỉ vào một buổi vì trường Đại Học Vinh đào tạo theo tín chỉ nên sv có thể

tự do lựa chọn thời gian học tập nào cho phù hợp với bản thân

Theo số liệu thu thập được từ việc khảo sát, việc sv dành bao thời gian cho việc

đi làm thêm được thống kê như sau: trong tổng số 77 người trả lời có 18 sv đi làm thêm với khoảng thời gian từ 1-3h/ngày( chiếm 23,4%); có 28 sv dành khoảng thời gian từ 4-6h/ngày cho việc làm thêm( chiếm 36,4%); có 31 sv dành trên 6h /ngày cho việc đi làm thêm ( chiếm 40,3%)

Việc sinh viên dành bao nhiêu thời gian để đi làm thêm phụ thuộc vào lịch học ở trường cũng như loại hình công việc mà sinh viên đang làm Mặt trái của việc làm thêm là có những bạn sinh viên vì lo kiếm tiền mà không lo lắng đến việc học, thường xuyên xin về trước hay đi học với tinh thần chán nản, mệt mỏi vì có những công việc yêu cầu làm vào ban đêm

“Cũng chỉ vì muốn có thêm tiền nên mình cũng cố làm thêm 1 vài công việc khac nữa, thành ra nhiều lúc cũng mệt mỏi lắm, về chỉ có ngủ thôi chứ không ăn uống gì”( Nam, khóa 57)

1.5 Mức độ thay đổi công việc ở sinh viên

Ở sv, việc thay đổi công việc là một điều bình thường, đây chỉ là làm thêm vì việc chính của sinh viên là học tập cùng với những kỹ năng, kiến thức chưa được trang bị đầy đủ và sv cũng là lứa tuổi năng động và ưa thử sức mình

Trang 11

trong các hoạt động, các công việc khác nhau để xem thử công việc nào phù hợp với mình nhất

“ Mình nghĩ công việc làm thêm cần phải có sự thay đổi để mình có cơ hội thử sức với nhiều công việc khác nhau” ( Nữ, khóa 57)

Sinh viên thay đổi công việc chiếm tỷ lệ cao, điều này được chứng minh qua số liệu khảo sát được thống kê dưới đây:

Qua khảo sát về vấn đề thay đổi công việc trong quá trình đi làm thêm với tổng

số 77 người có: 22 sinh viên thay đổi công việc 1 lần(chiếm 28,6%); có 32 sinh viên thay đổi công việc 2 lần( chiếm 41,6%); có 17 sinh viên thay đổi công việc

3 lần( chiếm 22,1%) và có 6 sinh viên không thay đổi công việc( chiếm 7,8%)

1.6 Mục đích đi làm thêm của sinh viên

Việc tìm kiếm một công việc làm thêm của sinh viên xuất phát từ nhiều mục đích khác nhau Do vậy, để tìm hiểu các sinh viên Trường Đại học Vinh đi làm thêm vì mục đích gì chúng tôi đã tiến hành khảo sát và kết quả thu lại được như sau: 77 người trả lời trong đó có 35 sinh viên đi làm vì mục đích là kiếm thêm thu nhập (chiếm % ); 30 sinh viên đi làm thêm với mục đích là bổ sung kinh nghiệm, nâng cao kỹ năng giao tiếp ( chiếm %); có 7 sinh viên với mục đích là mở rộng các mối quan hệ xã hội( chiếm %); có 5 sinh viên đi làm với nhiều mục đích: kiếm thêm thu nhập, bổ sung kinh nghiệm, nâng cao kỹ năng giao tiếp và mở rộng các mối quan hệ xã hội ( chiếm %)

Qua số liệu ở trên cho thấy: sinh viên đi làm thêm để kiếm thêm thu nhập chiếm đại đa số, vấn đề tiền để học tập, để sinh hoạt hàng ngày là một vấn đề luôn được sinh viên rất quan tâm Không chỉ là chi phí cho việc học chính bên cạnh đó còn có rất nhiều khoản phát sinh như: học thêm tiếng Anh, tin học hay các lớp học kỹ năng và chi phí cho các hoạt động giải trí khác mà số tiền bố mẹ gửi cho hàng tháng không đủ để đáp ứng nhu cầu của sinh viên khi sống và học tập ở môi trường thành phố Hơn nữa, khi làm thêm sinh viên sẽ được tiêu chính những đồng tiền do mồ hôi công- sức lao động do chính họ bỏ ra, lúc đó

họ sẽ biết trân trọng giá trị của đồng tiền hơn, biết tiêu xài một cách hợp lý hơn

và giảm bớt gánh nặng cho bố mẹ ở quê

Ngày đăng: 01/04/2024, 14:32

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w