Đề tài vấn đề nói tục, chửi thề ở giới trẻ tại việt nam trong giaiđoạn hiện nay

20 0 0
Đề tài vấn đề nói tục, chửi thề ở giới trẻ tại việt nam trong giaiđoạn hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài Trang 4 Tiểu luận “Thực trạng và giải pháp thay đổi thói quen nói tục, chửi thề ở một bộphận giới trẻ giai đoạn hiện nay “ với nhiệm vụ là phân tích thực

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT  MÔN HỌC: XÃ HỘI HỌC GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: THẦY TRẦN QUYẾT THẮNG NGƯỜI THỰC HIỆN: CAM HOÀNG MINH QUÂN MÃ SỐ SINH VIÊN: K215022225 ĐỀ TÀI VẤN ĐỀ NÓI TỤC, CHỬI THỀ Ở GIỚI TRẺ TẠI VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 31 Tháng 07 Năm 2023 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 2 1 Lý do chọn đề tài 2 2 Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài 3 CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NÓI TỤC, CHỬI THỀ 3 1 Khái niệm về văn hoá giao tiếp 4 2 Khái niệm nói tục chửi thể 5 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ NÓI TỤC, CHỬI THỀ Ở GIỚI TRẺ HIỆN NAY 6 1 Thực trạng hành vi nói tục, chửi thề của bộ phận giới trẻ Việt Nam hiện nay 6 2 Nguyên nhân dẫn đến việc nói tục, chửi thề 9 3 Hậu quả của việc nói tục, chửi thề 11 CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ .12 (IV) Đối với xã hội: Cộng đồng và các tổ chức địa phương nên tạo ra các chiến dịch và hoạt động nhằm thúc đẩy văn hoá tôn trọng và việc sử dụng từ ngữ đúng mực Tổ chức các cuộc thi viết văn, tranh vẽ hoặc các hoạt động sáng tạo khác để tạo động lực và giảng dạy về tầm quan trọng của sử dụng ngôn từ lịch sự và không chửi thề 13 CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN .13 TÀI LIỆU THAM KHẢO 14 1 MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài Trong giai đoạn đất nước đang trên đà phát triển như hiện nay, giới trẻ chính là một phần quan trọng quyết định vị thế của nước nhà sau này Giới trẻ tham gia vào nhiều hoạt động trong xã hội và có sự liên hệ mật thiết với những tầng lớp khác Là thế hệ năng động, nhiệt huyết cùng với nguồn tri thức rộng lớn và sự sáng tạo vô hạn Từ rất lâu, Bác đã nhận định “Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội” Thế hệ trẻ ngày nay đang có cho mình rất nhiều lợi thế so với các thế hệ trước Các bạn được sống trong một xã hội hòa bình và phát triển, trong những thiết bị hiện đại nhất Cũng từ đó được tiếp xúc với nhiều nền văn hóa, đưa bản thân gần hơn với thế giới và học hỏi được nhiều điều hay ho, bổ ích Tuy không phải tất cả, thế nhưng một bộ phận giới trẻ hiện nay lại giữ cho mình thói quen nói tục, chửi thề Một hành vi vô cùng xấu trong mắt nhiều người Ông bà ta ngày xưa có câu “chim khôn hót tiếng rảnh rang, người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe” Mỗi lời được nói ra đều ảnh hưởng trực tiếp đến bản thân chúng ta Tiếng Việt là một hệ thống đa dạng, phong phú các từ ngữ có thể thể hiện được mọi tình cảm, sắc thái của người nói Vậy mà một số bạn trẻ hiện nay không biết tận dụng sự giàu, đẹp đó mà lại dùng những từ ngữ thô kệch, tục tĩu vào lời nói của mình Việc đó vừa làm xấu đi hình ảnh của bản thân vừa không xây dựng, phát huy được ngôn ngữ mà ông cha đã để lại Đáng buồn là những từ ngữ không hay đó lại được sử dụng rất nhiều ở một bộ phận giới trẻ ngày nay, nhất là các bạn trung học cơ sở, trung học phổ thông cho đến sinh viên đại học Các bạn coi việc nói tục, chửi thề như một thói quen khó bỏ, coi đó là một chuyện rất bình thường Một số còn không nhận thức được bản thân đang nói gì Nhưng vẫn sử dụng những từ ngữ đó như một cách thể hiện bản thân với bạn bè Nhận thấy tính cấp thiết của vấn đề nhóm quyết định chọn đề tài này nhằm làm rõ sự việc cũng như chung tay ngăn chặn sự lây lan của hành vi trên 2 Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài Hiện nay, thói quen nói tục, chửi thề đã trở thành một vấn đề phổ biến trong bộ phận giới trẻ Điều này không chỉ gây ảnh hưởng tiêu cực đến việc giao tiếp mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển cá nhân và xã hội Nhóm em chọn đề tài này với mục đích làm rõ nguyên nhân và tác động của việc nói tục, chửi thề giúp các bạn trẻ nhìn nhận một cách đúng nhất về vấn đề này Đồng thời tìm ra những giải pháp hiệu quả để hạn chế tình trạng trên Từ đó chúng ta có thể xây dựng một xã hội văn minh, lịch sự và tôn trọng lẫn nhau, mang lại một môi trường sống tích cực cho chính chúng ta 2 Tiểu luận “Thực trạng và giải pháp thay đổi thói quen nói tục, chửi thề ở một bộ phận giới trẻ giai đoạn hiện nay “ với nhiệm vụ là phân tích thực trạng, nguyên nhân, hậu quả và đề ra những giải pháp để giảm thiểu hoặc ngăn chặn thói quen nói tục, chửi thề ở một bộ phận giới trẻ trong giai đoạn hiện nay Việc nghiên cứu và đề xuất giải pháp thay đổi thói quen nói tục, chửi thề ở giới trẻ là cực kỳ cần thiết trong thời đại hiện nay Thói quen nói tục, chửi thề không chỉ gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tâm lý cá nhân mà còn tác động đến xã hội và gây ra nhiều vấn đề về đạo đức và văn hóa Do đó, đề tài này sẽ giúp các bạn có thể hiểu được tầm quan trọng của việc thay đổi thói quen nói tục, chửi thề Ngoài ra, đề tài còn tạo ra những bước tiến trong việc giải quyết vấn đề nói tục, chửi thề trong xã hội, giúp cho môi trường sống và làm việc của mọi người trở nên lịch sự, văn minh hơn 3 CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NÓI TỤC, CHỬI THỀ Trong giao tiếp hàng ngày của giới trẻ, việc nói tục chửi thể diễn ra ngày càng thường xuyên, phổ biến và dần mất kiểm soát Hành vi này không chỉ thể hiện là vấn đề kém văn minh, không phù hợp với chuẩn mực xã hội mà còn tạo một môi trường thiếu lành mạnh trong văn hoá giao tiếp Trong phần này tác giả sẽ đưa ra lý luận chung về văn hoá giao tiếp và vấn nạn nói tục chửi thề để làm nền tảng phân tích những tiêu cực của hiện tượng này đến văn hoá giao tiếp của giới trẻ hiện nay 1 Khái niệm về văn hoá giao tiếp Đầu tiền, thuật ngữ văn hoá giao tiếp có thể được hiểu bằng cách phân tích hai khái niệm văn hoá và giao tiếp như sau: (i) Văn hoá Vào năm 1994, UNESCO đưa ra định nghĩa về văn hóa, có thể được hiểu theo hai nghĩa: nghĩa rộng và nghĩa hẹp Theo nghĩa rộng thì “Văn hóa là một phức hệ - tổng hợp các đặc trưng diện mạo về tinh thần, vật chất, tri thức và tình cảm… khắc họa nên bản sắc của một cộng đồng gia đình, xóm làng, vùng, miền, quốc gia, xã hội… Văn hóa không chỉ bao gồm nghệ thuật, văn chương mà còn cả lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống giá trị, những truyền thống, tín ngưỡng” còn hiểu theo nghĩa hẹp thì “Văn hóa là tổng thể những hệ thống biểu trưng (ký hiệu) chi phối cách ứng xử và giao tiếp trong cộng đồng, khiến cộng đồng đó có đặc thù riêng” Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặt ăn, ở và các phương thức sử dụng Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa” Với cách hiểu này, văn hóa sẽ bao gồm toàn bộ những gì do con người sáng tạo và phát minh ra.1 Theo GS Trần Ngọc Thêm từ “Văn Hóa” có rất nhiều nghĩa Trong tiếng Việt, văn hóa được dùng theo nghĩa thông dụng để chỉ học thức (trình độ văn hóa), lối sống (nếp sống văn hóa); theo nghĩa chuyên biệt để chỉ trình độ phát triển của một giai đoạn 1 ‘Tìm’ hiểu về “văn hóa”’, Viện kiểm sát thành phố Đà Nẵng (21/4/2015), truy cập ngày 20/8/2023 4 Như vậy, từ các định nghĩa trên văn hoá là khái niệm mang nội hàm rộng với rất nhiều cách hiểu khác nhau, liên quan đến mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần của con người Ngoài ra, văn hoá còn có thể hiểu là học thức, kiến thức, tri thức của mỗi người (ii) Giao tiếp Đây là một thuật ngữ có thể được hiểu từ nhiều góc độ, lĩnh lực khác nhau Cụ thể: Từ góc độ nghiên cứu tâm lý đại cương, TS Phạm Minh Hạc đã đưa ra định nghĩa “giao tiếp là quá trình thiết lập và vận hành quan hệ giữa người với người nhằm hiện thực hóa quan hệ xã hội” Còn đối với GS.TS Nguyễn Quang Uẩn “ “Giao tiếp là sự tiếp xúc tâm lý giữa người với người, qua đó nảy sinh sự tiếp xúc tâm lý, được biểu hiện qua quá trình thông tin, hiểu biết, rung cảm, ảnh hưởng và tác động qua lại lẫn nhau” Từ góc độ nghiên cứu tâm lý trị liệu, Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện giải thích “giao tiếp là sự trao đổi giữa người và người thông qua ngôn ngữ nói, viết, cử chỉ” Từ góc độ tâm lý học xã hội, B Parughin cho rằng “giao tiếp là một quá trình quan hệ tác động giữa các cá thể, là quá trình thông tin quan hệ giữa con người với con người, là quá trình hiểu biết lẫn nhau ảnh hưởng lẫn nhau và trao đổi cảm xúc lẫn nhau” Ngoài ra, khái niệm về giao tiếp còn được đưa ra bởi nhiều nhà nghiên cứu ở những lĩnh vực khác Tuy nhiên, căn cứ từ những định nghĩa trên có thể hiểu giao tiếp là quá trình tiếp xúc giữa con người với con người, trong một quan hệ xã hội nhất định nhằm nhận thức, trao đổi tư tưởng tình cảm, vốn sống kinh nghiệm, kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp Như vậy bằng việc kết hợp hai khái niệm trên, văn hóa giao tiếp nếu hiểu theo nghĩa rộng là một bộ phận trong tổng thể nội hàm rộng lớn của văn hóa, dùng để chỉ ra các quan hệ giao tiếp của con người với nhau trong cuộc sống, bao gồm các thành tố như: cử chỉ, lời nói, hành vi, thái độ, cách ứng xử trong giao tiếp Còn đối với nghĩa hẹp là việc giao tiếp của con người với nhau một cách có học thức, có văn hóa với thái độ thân thiện, chân thành, cởi mở, tôn trọng lẫn nhau Trong phạm vi bài viết, khái niệm văn hoá giao tiếp sẽ được tác giả giới hạn trong nghĩa hẹp 2 Khái niệm nói tục chửi thể Nói tục chửi thề là hiện tượng một cá nhân hoặc một nhóm dùng những lời lẽ thô tục, thiếu tế nhị, thiếu văn hóa, không đúng chuẩn mực xã hội để giao tiếp với nhau 5 Document continues below Discover more fcrhoủmn: ghĩa xã hội khoa học cnxhkh Trường Đại học… 371 documents Go to course Ngân hàng câu hỏi tự luận triết 70 95% (37) 222XH0510Từ Hải Đông K215031142 1 2 100% (5) 221MI5207 Group 3 Teachable Machine 11 Chuyền đổi 75% (4) số CASE GAP Predicting consumer tastes 27 Chuyền 100% (1) đổi số 222MI5216 Group-3 Final-Project 31 Chuyền 100% (1) đổi số CLT Characteristic - hằng ngày hoặc nhằm mục đích bôi nhọ, sỉ nhục hoặc xúc phạm người khác Giao tiếp Student Oriented sử dụng từ ngữ kém văn minh, mang ý nghĩa tiêu cực gây6xúc phạm đến đối tượng giao tiếp, thậm chí chỉ nói quen miệng nhưng gây phản cảm lớn cđốhiủvớnignhgĩưaời nghe 100% (1) xã hội kho… CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ NÓI TỤC, CHỬI THỀ Ở GIỚI TRẺ HIỆN NAY 1 Thực trạng hành vi nói tục, chửi thề của bộ phận giới trẻ Việt Nam hiện nay Việc sử dụng những từ ngữ tục tĩu hay những lời chửi thế kém văn minh trong giao tiếp ở giới trẻ ngày càng được sử dụng rộng rãi và phổ biến Theo nguồn dữ liệu mà tác giả tìm được trong việc khảo sát mật độ chửi thề của các bạn học sinh, sinh viên Có đến hơn 80% các bạn tham gia khảo sát đã từng chửi thề, gần 30% các bạn học sinh, sinh viên thường xuyên sử dụng những từ ngữ tục tĩu trong giao tiếp hằng ngày của mình Đây là một con số rất đáng báo động cho thực trạng của hành vi này Hình 1 Khảo sát “Mức độ nói tục, chửi thề trong đời sống Dường như, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp vấn nạn này ở bất cứ đâu, không chỉ nơi công cộng, trước mặt nhiều người ở trường học là nơi kỉ luật khá nghiêm túc, chặt chẽ, thậm chí ở trước mặt phụ huynh và thầy cô Chị Lê Thị Duyên (P.Tân Hiệp, TP.Biên Hòa) bức xúc kể: “Mới đây, khi tôi đón con ở lớp học thêm tiếng Anh, lúc ấy một nhóm học sinh THPT đang đợi tới ca để học Tôi nghe bọn trẻ nói chuyện mà không tin nổi vào tai mình Những gương mặt trông rất sáng láng nhưng lại dùng những từ ngữ mà bản thân tôi ngay cả khi nóng giận nhất cũng không bao giờ dám nhắc đến Tôi không nghĩ là những nữ sinh THPT lại lôi cả từ chỉ bộ phận sinh dục nam, nữ ra để nói chuyện Mà cứ mỗi câu là các em ấy lại đệm vào một từ Đấy là các em đang đứng trước mặt người lớn, ngay cửa vào phòng khách của nhà thầy Không 6 hiểu vắng mặt người lớn thì sẽ như thế nào”.2 Không chỉ vậy, vấn nạn này diễn ra ở bất kể giới tính, tuổi tác nào, như trường hợp chị Thu Trang (Ba Đình, Hà Nội) kể “Tôi lập tài khoản Facebook cho con, nhưng dùng thông tin và email cá nhân nên vẫn truy cập được Hôm đó, con nói chuyện với bạn xong thì tôi kiểm tra lại Đọc những gì con với bạn chat mà máu nóng dồn lên mặt Tôi không thể ngờ các con còn ít tuổi mà nói nói tục, chửi thề ráo hoảnh như thế, cả một tràng chỉ toàn câu chửi qua lại Con tôi ở nhà tôi chưa từng nghe thốt ra một từ chửi thề nào, đứa bạn của con tôi vẫn gặp, cũng thưa gửi nói năng lễ phép Nếu không trực tiếp “bắt" được, tôi không thể tưởng tượng nổi những câu từ bậy bạ như vậy lại có thể xuất phát ra từ mấy đứa trẻ con chúng nó” hay như anh Hoàng Nam (Quận 3, TP.HCM) kể lại đang trong bữa cơm gia đình thì cô con gái 10 tuổi buông một câu "Con đ** ăn cá đâu" Thấy bố mẹ nhìn sững người, cô bé vội vàng cúi mặt xuống Anh chia sẻ "Khi tôi hỏi tại sao nói thế, con bảo là ở lớp các bạn đều nói vậy nên con về nhà con quen miệng”.3 Ngày nay có rất nhiều đoạn phỏng vấn, dữ liệu khảo sát ý kiến của giới trẻ về việc nói tục chửi thề, phần đông đều cho rằng việc nói tục, chửi thề này bình thường nếu đúng đối tượng và ngữ cảnh hay thậm chí một số bày tỏ đồng tình với hành vi này Theo kết quả khảo sát từ một nguồn dữ liệu mà tác giả tham khảo, có đến hơn 50% giới trẻ hiện nay tỏ ra bình thường với hành vi này Hình 2 Khảo sát “Nói tục, chửi thề là điều xấu?” Chính vì, giới trẻ ngày này xem việc nói tục chửi thề là lẽ thường tình nên vấn nạn này dần trở thành một trào lưu và diễn ra trong giao tiếp hàng ngày Em L.B.H., học 2 Hải Yến , ‘Học sinh nói tục chửi thề - báo động văn hoá học đường' , Báo Đồng Nai (30/12/2020) 3 Ngân Anh - Lê Huyền, ‘Học sinh lớp 5 chửi thề 'văng mạng', phụ huynh ngỡ ngàng’, Báo Vietnamnet (23/09/2020) < https://vietnamnet.vn/hoc-sinh-lop-5-chui-the-vang-mang-phu-huynh-ngo-ngang-675690.html> 7 sinh lớp 10 một trường THPT ở H Tân Phú cho biết, theo quan sát của em, có đến khoảng 60% học sinh trong trường thường xuyên nói tục, chửi thề; gần 40% thỉnh thoảng nói Số học sinh hầu như không bao giờ nói tục, chửi thề là rất hiếm Dẫn chứng ngay chính lớp học của mình, B.H cho rằng, do giáo viên chủ nhiệm của lớp rất nghiêm khắc và thường xuyên nhắc nhở nên các bạn có phần hạn chế nói tục, chửi thề Thế nhưng, chỉ cần vắng mặt giáo viên thì “đâu lại vào đấy” Có điều, mức độ ngôn từ thô tục có giảm nhẹ hơn so với các học sinh lớp khác Ngoài ra, Theo em D.N.A., học sinh lớp 5 Trường tiểu học H (TP.Biên Hòa), có đến một nửa học sinh trong lớp của em có nói tục, chửi thể, chủ yếu là học sinh nam “Cô giáo con cũng biết các bạn nói tục Cô dọa là nếu còn nói tục nữa là cô mời phụ huynh Thỉnh thoảng con cũng nói nhưng con chỉ xưng hô “mày - tao” thôi” Vấn nạn này không chỉ diễn ra ngoài đời thật mà ngay cả trên không gian mạng, giới trẻ khi giao tiếp với nhau cũng sử dụng những từ ngữ kém văn minh Chỉ cần vào các trang mạng xã hội phổ biến với giới trẻ, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp vấn nạn này thông qua những bình luận của bài viết, các dòng trạng thái được đăng tải Đặc biệt, những từ dùng để nói tục, chửi thề càng được sử dụng nhiều hơn khi giới trẻ giao tiếp với nhau qua tin nhắn Bạn Phạm Đức Trung - sinh viên Trường ĐH Sài Gòn, chia sẻ: “Một bộ phận giới trẻ bây giờ còn dùng từ ngữ tục tĩu khi trao đổi qua tin nhắn, cứ vài câu vui hoặc buồn lại chêm vài từ chửi thế Nó giống như câu cửa miệng khi nói chuyện Dần dần bạn bè nói chuyện với nhau mà không có những từ đó giống như là một người khác”.4 Thực tế đã có nhiều hội nhóm được thành lập trên mạng với mục đích cổ súy cho việc chửi thề, xem những từ ngữ phản cảm ấy như một hình thức để vui đùa Coi việc nói tục, chửi thề là một điều gì đó rất đáng để khoe khoang, để chứng tỏ bản thân như: “Khóa chửi nhau văn hóa - Dạy chửi cho người mất gốc”, ”Nói tục chửi bậy thì đã sao”, “Tips chửi có học”, 4 Dạ Thảo, ‘Nói tục, chửi bậy trở nên phổ biến trong giới trẻ?’, Báo Thanh niên (21/09/2022) 8 Hình 3 Các hội nhóm khuyến khích nói tục, chửi thề Việc sử dụng ngôn ngữ thô tục, phản cảm ở giới trẻ trong giao tiếp ngày nay diễn ra như một trào lưu và đang ở mức “báo động đỏ” Nói tục, chửi thề đã và đang trở thành một căn bệnh truyền nhiễm trong hành vi và nhận thức của các bạn trẻ 2 Nguyên nhân dẫn đến việc nói tục, chửi thề Thứ nhất, giới trẻ bị ảnh hưởng từ môi trường sống Khi được sống trong một nơi xung là những người có tư tưởng tốt, tính khí tốt, giao tiếp và ứng xử văn minh, thì bản thân chúng ta sẽ coi đó là chuẩn mực chung và cố gắng để hòa nhập để giống mọi người xung quanh Nhưng khi ta sinh ra và lớn lên trong một môi trường sống với những lời lẽ thô thiển, những hành vi không lành mạnh, những đức tính xấu từ gia đình, từ mọi người xung quanh thì ít nhiều tâm tính chúng ta sẽ bị ảnh hưởng bởi những lời lẽ, những cử chỉ vô văn hóa đó Lâu dần những tính cách đó sẽ được thấm nhuần và chính ta sẽ áp dụng những điều xấu đó ngược lại lên với người thân quanh ta Đối với gia đình thì chưa thật sự làm gương, trong giao tiếp, còn văng tục, chửi thề một cách thoải mái trước mặt con cháu, cũng như không kịp thời giáo dục, nhắc nhở, uốn nắn khi các em vi phạm, không xử phạt nghiêm minh khi các em tái phạm Đối với trường học, bạn bè xung quanh nói tục chửi thể, nên giới trẻ có sự học tập, bắt chước lẫn nhau, thậm chí ở thầy cô cũng tồn tại vấn nạn này, như trường hợp một cô giáo ngữ văn tự xưng có các khóa học trực tiếp lẫn trực tuyến khối THCS, THPT, tài khoản T.H.T có khoảng 1,1 triệu người theo dõi và 14,6 triệu lượt thích trên TikTok Cô giáo này thường đăng tải video về tình yêu, đời sống trong đó lồng ghép ngữ liệu văn học, mỗi sản phẩm thu hút từ vài trăm nghìn đến hàng triệu lượt xem Tuy nhiên, nhiều video có nội dung phản cảm, không phù hợp với lứa tuổi học trò.5 5 Ngọc Long, ‘Phản giáo dục trên TikTok: Giáo viên nói tục, dạy cách yêu, nhảy 'khoe dáng'’, Báo Thanh niên (09/05/2023)

Ngày đăng: 22/03/2024, 16:26

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan