1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bài tập nhóm đề tài 10 quản lí rủi ro tín dụng ở một số ngân hàng tại việt nam tình hình hiện nay và những phương hướng giải quyết

39 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản lí rủi ro tín dụng ở một số ngân hàng tại Việt Nam: tình hình hiện nay và những phương hướng giải quyết
Tác giả Phạm Thu Cúc, Vũ Thị Phương Linh, Vương Hải Nam, Tống Viết Tấn Dũng, Nguyễn Ngọc Vinh Khánh, Lê Hoàng Lan, Triệu Ngọc Linh
Trường học National Economics University
Chuyên ngành Quản trị kinh doanh
Thể loại bài tập nhóm
Năm xuất bản 64
Định dạng
Số trang 39
Dung lượng 1,37 MB

Nội dung

Khái niệm về rủi ro tín dụng Rủi ro tín dụng: là một từ được sử dụng rộng rãi trong hoạt động cho vay của ngân hàng hoặc trên thị trường tài chính, đề cập đến việc người đi vay không tha

Trang 1

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân National Economics University

-*** -Bài tập nhóm

Đề tài 10: Quản lí rủi ro tín dụng ở một số ngân hàng tại Việt Nam:

tình hình hiện nay và những phương hướng giải quyết

Vũ Thị Phương Linh Vương Hải Nam Tống Viết Tấn Dũng Nguyễn Ngọc Vinh Khánh

Lê Hoàng Lan Triệu Ngọc Linh

Trang 2

A KHÁI QUÁT VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG 

B THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ RỦI TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM- BIDV

I Giới thiệu khái quát về ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam BIDV 

II Phân tích thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Pháttriển Việt Nam

1.2 Nhận diện rủi ro tín dụng

1.3 Đo lường rủi ro tín dụng

1.4 Quản lý rủi ro

1.5 Mô hình quản lý rủi ro tín dụng

2 Nhận xét và đánh giá tình hình về quản lý rủi ro tín dụng

III.Giải pháp và đề xuất kiến nghị để hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng

C.THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ RỦI TẠI NGÂN HÀNG

NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN- AGRIBANK

I Giới thiệu khái quát về ngân hàng nông nghiệp & phát triển nông thôn Việt Nam- Agribank

II Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng nông nghiệp & phát triển nông thôn Việt Nam-  Agribank

1 Cơ cấu bộ máy 

2 Tình hình quản trị rủi ro tín dụng 

2.1 Chỉ tiêu đánh giá rủi ro

2.2 Các mặt hạn chế trong việc đánh giá rủi ro

III Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp & phát triển nông thôn Việt Nam- Agribank

D.CHÍNH PHỦ TRONG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG 

I Ngân hàng nhà nước hỗ trợ cho công tác quản trị rủi ro tín dụng ở các ngân hàng thương mại

II Hoàn thiện môi trường pháp lý cho hoạt động tín dụng và quản lý tín 27-28III Cơ chế xử lý rủi ro tín

1 Tình hình tín dụng hiện tại

2 Phạm vi điều chỉnh

3 Nguyên tắc và điều kiện xử lý rủi ro tín dụng

4 Hợp đồng xử lý rủi ro tín

E SO SÁNH QUẢN TRỊ RỦI RO GIỮA NGÂN HÀNG BIDV VÀ ACB 

I Quy mô huy động vốn và tín dụng

II Chất lượng tín dụng và dự phòng

III Chiến lược phát triển công nghệ

IV Hiệu quả sinh lời

Trang 3

Lời mở đầu

Rủi ro được định nghĩa là sự tiêu cực không thể đoán trước được về khả năng xảy

ra, thời gian và vị trí cũng như mức độ nghiên trọng cùng hậu quả của sự việc đó Cuộc sống ngày càng phát triển kéo theo đó là sự đa dạng và phức tạp của các hoạtđộng trong đời sống dẫn đến việc những rủi ro cũng ngày càng nhiều Chính vì vậy, việc nghiên cứu và quản trị rủi ro càng trở nên quan trọng đóng vai trò tiên quyết trong sự thành bại của tất cả các hoạt động kinh tế

Rủi ro kinh doanh, rủi ro kinh tế, rủi ro đầu tư hay rủi ro tài chính là những rủi ro thường hay xuất hiện trong nền kinh tế Mỗi loại rủi ro này lại chia ra làm nhiều loại rủi ro khác cụ thể hơn như trong rủi ro tài chính lại bao gồm Rủi ro tín dụng Rủi ro thanh khoản Rủi ro kiểm toán Rủi ro lãi suất Rủi ro kiểm soát Và để những hoạt động kinh tế được hiệu quả thì chúng ta cũng cần những biện pháp quản lí rủi

ro khác nhau Quá trình tự do hóa tài chính và hội nhập quốc tế có thể làm cho nợ xấu gia tăng khi tạo ra một môi trường cạnh tranh gay gắt, khiến hầu hết các doanhnghiệp, những khách hàng thường xuyên của ngân hàng phải đối mặt với nguy cơ thua lỗ và quy luật chọn lọc khắc nghiệt của thị trường Trong bài làm ngày hôm nay, nhóm chúng em xin phép được trình bày những hiểu biết và tìm hiểu của nhóm chúng em về mục quản lí rủi ro tín dụng

Trang 4

A KHÁI QUÁT VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG

I Khái niệm về rủi ro tín dụng

Rủi ro tín dụng: là một từ được sử dụng rộng rãi trong hoạt động cho vay của ngân hàng hoặc trên thị trường tài chính, đề cập đến việc người đi vay không thanh toán tiền đúng hạn cho người cho vay Mọi hợp đồng cho vay đều có rủi ro tín dụng.Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng, các tổ chức tín dụng, các

tổ chức kinh tế, cá nhân theo nguyên tắc hoàn trả Việc hoàn trả được nợ gốc trong tín dụng có nghĩa là việc thực hiện được giá trị hàng hóa trên thị trường, còn việc hoàn trả được lãi vay trong tín dụng là việc thực hiện được giá trị thặng dư trên thị trường Do đó, có thể xem rủi ro tín dụng cũng là rủi ro kinh doanh nhưng được xem xét dưới góc độ của ngân hàng

Rủi ro tín dụng xuất phát từ người vay và ngân hàng cho vay gọi là rủi ro do

nguyên nhân chủ quan, bao gồm: Rủi ro do các nguyên nhân từ phía khách hàng vay; rủi ro do các nguyên nhân từ phía ngân hàng cho vay

1.1 Rủi ro tín dụng do môi trường kinh tế không ổn định

Thứ nhất, ảnh hưởng từ sự biến động quá nhanh và không dự đoán được của thị trường thế giới Nền kinh tế Việt Nam vẫn còn lệ thuộc quá nhiều vào sản xuất nông nghiệp và công nghiệp phục vụ nông nghiệp (nuôi trồng, chế biến thực phẩm

và nguyên liệu), dầu thô, may gia công vốn rất nhạy cảm với rủi ro thời tiết và giá cả thế giới, nên dễ bị tổn thương khi thị trường thế giới biến động xấu Ngành dệt may trong một số năm gần đây đã gặp không ít khó khăn vì bị khống chế hạn ngạch làm ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nóiriêng và của các ngân hàng cho vay nói chung Ngành thủy sản cũng gặp nhiều lao đao vì các vụ kiện bán phá giá Không chỉ xuất khẩu, các mặt hàng nhập khẩu cũng

dễ bị tổn thương không kém Mặt hàng sắt thép cũng bị ảnh hưởng lớn của giá thépthế giới Việc tăng giá phôi thép làm cho một số doanh nghiệp sản xuất thép trong nước phải ngưng sản xuất do chi phí giá thành rất cao trong khi không tiêu thụ được sản phẩm

Thứ hai, rủi ro tất yếu của quá trình tự do hóa tài chính, hội nhập quốc tế Quá trình

tự do hóa tài chính và hội nhập quốc tế có thể làm cho nợ xấu gia tăng khi tạo ra một môi trường cạnh tranh gay gắt, khiến hầu hết các doanh nghiệp, những khách hàng thường xuyên của ngân hàng phải đối mặt với nguy cơ thua lỗ và quy luật chọn lọc khắc nghiệt của thị trường Bên cạnh đó, sự cạnh tranh của các ngân hàng thương mại trong nước và quốc tế ở môi trường hội nhập kinh tế khiến các ngân

Trang 5

hàng trong nước gặp phải nguy cơ rủi ro nợ xấu tăng lên bởi hầu hết các khách hàng có tiềm lực tài chính lớn sẽ bị các ngân hàng nước ngoài thu hút

Thứ ba, sự tấn công của hàng nhập lậu Với hàng trăm km biên giới đường bộ và đường biển cùng địa hình địa lí phức tạp, tình hình đời sống nghèo khó của dân cư vùng biên giới, cuộc chiến đấu với hàng lậu đã kéo dài dai dẳng từ rất nhiều năm nay mà kết quả là hàng lậu vẫn tràn lan tại các thành phố lớn, làm điêu đứng các doanh nghiệp trong nước và các ngân hàng đầu tư vốn cho các doanh nghiệp này Các mặt hàng kim khí điện máy, gạch men, đường cát, vải vóc, quần áo, mĩ

phẩm… là những mặt hàng điển hình cho tình hình hàng lậu ở nước ta

Thứ tư, thiếu sự quy hoạch, phân bổ đầu tư một cách hợp lí đã dẫn đến khủng hoảng thừa về đầu tư trong một số ngành Nền kinh tế thị trường tất yếu sẽ dẫn đếncạnh tranh, các nhà kinh doanh sẽ tìm kiếm ngành nào có lợi nhất để đầu tư và sẽ rời bỏ những ngành không đem lại lợi nhuận, do đó, có sự chuyển dịch vốn từ ngành này qua ngành khác, đây cũng là một hiện tượng khách quan Tuy nhiên, ở nước ta thời gian qua, sự cạnh tranh đã phát triển một cách tự phát, hoàn toàn không đi kèm với sự quy hoạch hợp lí, hợp tác, phân công lao động, chuyên môn hóa lao động, sự hạn chế vai trò của các hiệp hội nghề nghiệp và điều tiết vĩ mô của Nhà nước Điều này dẫn đến sự gia tăng đáng kể vốn đầu tư vào một số ngành,dẫn đến khủng hoảng thừa, lãng phí tài nguyên quốc gia

1.2 Rủi ro tín dụng do môi trường pháp lí chưa thuận lợi

Thứ nhất, hoạt động chưa thực sự hiệu quả của cơ quan pháp luật cấp địa phương Trong những năm gần đây, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các cơ quan liên quan đã ban hành nhiều luật, văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành luật liên quan đến hoạt động tín dụng ngân hàng Tuy nhiên, hệ thống văn bản pháp quy đã có, song, việc triển khai vào hoạt động ngân hàng còn gặp nhiều vướng mắc, bất cập như một số văn bản về việc cưỡng chế thu hồi nợ Những văn bản này đều có quy định: Trong những trường hợp khách hàng không trả được nợ, ngân hàng có quyền xử lí tài sản bảo đảm nợ vay Trên thực tế, các ngân hàng không làm được điều này vì ngân hàng là một tổ chức kinh tế, không phải là cơ quan quyền lực nhà nước, không có chức năng cưỡng chế buộc khách hàng bàn giao tài sản bảo đảm cho ngân hàng để xử lí hoặc việc chuyển tài sản bảo đảm nợ vay để tòa án xử lí qua con đường tố tụng… cùng nhiều quy định khác dẫn đến tình trạng ngân hàng khó giải quyết được nợ tồn đọng, tài sản tồn đọng

Trang 6

Thứ hai, công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát vẫn còn những bất cập Bên cạnh những cố gắng và kết quả đạt được, hoạt động thanh tra ngân hàng và đảm bảo an toàn hệ thống cần được cải thiện hơn nữa về chất lượng Một số cán bộ thanh tra, giám sát còn hạn chế về năng lực, đặc biệt ở một số nghiệp vụ kinh doanh và công nghệ mới Vai trò kiểm toán chưa thực sự phát huy và hệ thống thông tin chưa được tổ chức một cách hữu hiệu Thanh tra tại chỗ vẫn là phương pháp chủ yếu, nhiều khi hoạt động theo kiểu xử lí vụ việc đã phát sinh, ít có khả năng ngăn chặn, phòng ngừa rủi ro và vi phạm Do vậy, có những sai phạm chưa được cảnh báo kịp thời, dẫn đến rủi ro, đe dọa sự an toàn của hệ thống.

Thứ ba, hệ thống thông tin quản lí còn bất cập Hiện nay, Việt Nam chưa có một cơchế công bố thông tin đầy đủ về doanh nghiệp và ngân hàng Trung tâm Thông tin Tín dụng quốc gia Việt Nam (CIC) đã hoạt động hơn một thập niên và có được những kết quả bước đầu rất đáng khích lệ trong việc cung cấp thông tin kịp thời về tình hình hoạt động tín dụng nhưng chưa phải là cơ quan định mức tín nhiệm doanh nghiệp một cách độc lập và hiệu quả Đó cũng là thách thức cho hệ thống ngân hàng trong việc mở rộng và kiểm soát tín dụng cho nền kinh tế trong điều kiện thiếu một hệ thống thông tin tương xứng Nếu các ngân hàng, mở rộng tín dụng trong điều kiện môi trường thông tin không cân xứng thì sẽ gia tăng nguy cơ

nợ xấu cho hệ thống ngân hàng

1.3 Rủi ro tín dụng do các nguyên nhân từ phía khách hàng vay

Thứ nhất, sử dụng vốn sai mục đích, không có thiện chí trong việc trả nợ vay Đa

số các doanh nghiệp khi vay vốn ngân hàng đều có các phương án kinh doanh cụ thể, khả thi Số lượng các doanh nghiệp sử dụng vốn sai mục đích, cố ý lừa đảo ngân hàng để chiếm đoạt tài sản không nhiều Tuy nhiên, những vụ việc phát sinh lại hết sức nặng nề, liên quan đến uy tín của các cán bộ, làm ảnh hưởng xấu đến các doanh nghiệp khác

Thứ hai, khả năng quản lí kinh doanh kém Khi các doanh nghiệp vay tiền ngân hàng để mở rộng quy mô kinh doanh, đa phần là tập trung vốn đầu tư vào tài sản vật chất chứ ít doanh nghiệp nào mạnh dạn đổi mới cách thức quản lí, đầu tư cho

bộ máy giám sát kinh doanh, tài chính, kế toán theo đúng chuẩn mực Quy mô kinhdoanh mở rộng quá lớn so với tư duy quản lí là nguyên nhân dẫn đến sự phá sản của các phương án kinh doanh đầy khả thi mà lẽ ra phải thành công trên thực tế

Trang 7

Thứ ba, tình hình tài chính doanh nghiệp yếu kém, thiếu minh bạch Quy mô tài sản, nguồn vốn nhỏ bé, tỉ lệ nợ so với vốn tự có cao là đặc điểm chung của hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam Ngoài ra, thói quen ghi chép đầy đủ, chính xác, rõ ràng các sổ sách kế toán vẫn chưa được các doanh nghiệp tuân thủ nghiêm túc và trung thực Do vậy, sổ sách kế toán mà các doanh nghiệp cung cấp cho ngân hàng nhiều khi chỉ mang tính chất hình thức hơn là thực chất Khi cán bộ ngân hàng lập các bản phân tích tài chính của doanh nghiệp dựa trên số liệu do các doanh nghiệp cung cấp thường thiếu tính thực tế và xác thực Đây là nguyên nhân vì sao ngân hàng vẫn luôn xem nặng phần tài sản thế chấp như là chỗ dựa cuối cùng để phòng, chống rủi ro tín dụng

1.4 Rủi ro tín dụng do các nguyên nhân từ phía ngân hàng cho vay

Thứ nhất, thiếu chặt chẽ trong công tác kiểm tra nội bộ các ngân hàng Công tác kiểm tra nội bộ có điểm mạnh ở tính thời gian vì nó nhanh chóng, kịp thời ngay khivừa phát sinh vấn đề và tính sâu sát của người kiểm tra viên, do việc kiểm tra đượcthực hiện thường xuyên cùng với công việc kinh doanh Tuy nhiên, thời gian qua, công việc kiểm tra nội bộ của các ngân hàng còn nhiều tồn tại Kiểm tra nội bộ cầnphải được xem như hệ thống “thắng” của cỗ xe tín dụng Cỗ xe càng lao đi với vận tốc lớn thì hệ thống này càng phải an toàn, hiệu quả thì mới tránh cho cỗ xe khỏi đivào những ngã rẽ rủi ro vốn luôn luôn tồn tại thường trực trên con đường đi tới

Thứ hai, vẫn còn cán bộ thiếu đạo đức và trình độ chuyên môn nghiệp vụ Thời gian qua xuất hiện một số vụ việc liên quan đến cán bộ ngân hàng tiếp tay với khách hàng làm giả hồ sơ vay, hay nâng giá tài sản thế chấp, cầm cố lên quá cao sovới thực tế để rút tiền ngân hàng Đạo đức của cán bộ là một trong các yếu tố vô cùng quan trọng để giải quyết vấn đề hạn chế rủi ro tín dụng Một cán bộ kém nănglực có thể bồi dưỡng thêm, nhưng một cán bộ tha hóa về đạo đức mà lại giỏi về mặt nghiệp vụ thì vô cùng nguy hiểm khi được bố trí làm công tác tín dụng

Thứ ba, hạn chế trong giám sát và quản lí sau khi cho vay Các ngân hàng thường tập trung nhiều công sức cho việc thẩm định trước khi cho vay hơn quá trình kiểm tra, kiểm soát đồng vốn sau khi cho vay Khi ngân hàng cho vay thì khoản cho vay cần phải được quản lí một cách chủ động để đảm bảo sẽ được hoàn trả Theo dõi

nợ là một trong những trách nhiệm quan trọng nhất của cán bộ tín dụng nói riêng

Trang 8

và của ngân hàng nói chung Việc theo dõi hoạt động của khách hàng vay nhằm tuân thủ các điều khoản đề ra trong hợp đồng tín dụng giữa khách hàng và ngân hàng nhằm tìm ra những cơ hội kinh doanh mới và mở rộng cơ hội kinh doanh Tuy nhiên, trong thời gian qua, công tác này chưa thực sự hiệu quả Điều này một phần do yếu tố tâm lí ngại gây phiền hà cho khách hàng của cán bộ ngân hàng, mộtphần do hệ thống thông tin quản lí phục vụ kinh doanh tại các doanh nghiệp còn lạc hậu, không cung cấp được kịp thời, đầy đủ các thông tin mà ngân hàng yêu cầu.

Thứ tư, sự hợp tác giữa các ngân hàng còn thiếu chặt chẽ Kinh doanh ngân hàng làmột nghề nhạy cảm, do vậy vấn đề rủi ro trong hoạt động tín dụng là không thể tránh khỏi, các ngân hàng cần phải hợp tác chặt chẽ với nhau nhằm hạn chế rủi ro

Sự hợp tác nảy sinh do nhu cầu quản lí rủi ro đối với cùng một khách hàng khi khách hàng này vay tiền tại nhiều ngân hàng Trong quản trị tài chính, khả năng trả

nợ của khách hàng là một con số cụ thể, có giới hạn tối đa Nếu do sự thiếu trao đổi thông tin, dẫn đến việc nhiều ngân hàng cùng cho vay một khách hàng đến mức vượt quá giới hạn tối đa này thì rủi ro chia đều cho tất cả chứ không chừa mộtngân hàng nào

II.Vai trò của quản trị rủi ro tín dụng với ngân hàng

Quản trị rủi ro tín dụng là quy trình nhận diện, phân tích, đo lường mức độ rủi ro,

từ đó triển khai các biện pháp và quản lý hoạt động tín dụng nhằm hạn chế hoặc loại trừ rủi ro

Sau đây là một số ý nghĩa chính của quản lý rủi ro ngân hàng thương mại:

i Rủi ro tín dụng luôn gắn liền với hoạt động tín dụng, đồng thời rất đa dạng, phức tạp, khó kiểm soát và gây ra những thiệt hại, thất thoát về vốn và

doanh thu của ngân hàng

ii Kiểm soát rủi ro tín dụng hiệu quả giúp ngân hàng giảm chi phí, tăng doanh thu, bảo toàn vốn, tạo niềm tin cho khách hàng và nhà đầu tư, tạo điều kiện

để mở rộng thị trường, gia tăng thị phần và vị thế cho ngân hàng

iii Tỷ lệ vốn chủ sở hữu của ngân hàng so với tổng giá trị tài sản là rất nhỏ, nênchỉ cần một số danh mục cho vay (có giá trị lớn)không thu hồi được sẽ gây thiệt hại nặng nề cho ngân hàng, thậm chí là nguy cơ phá sản

Chính vì vậy, quy trình quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thường được triểnkhai một cách hệ thống và bài bản, từ phát hiện, xác định, đo lường, phân tích đến

Trang 9

xử lý và kiểm soát rủi ro.Mô hình quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam

Hiện nay, ở Việt Nam có hai mô hình quản trị rủi ro tín dụng phổ biến là mô hình quản lý rủi ro tín dụng tập trung và phân tán

1 Mô hình quản lý rủi ro tín dụng tập trung

Mô hình này có sự tách biệt giữa 3 chức năng: quản lý rủi ro, kinh doanh và tác nghiệp Mục đích là nhằm giảm thiểu tối đa rủi ro, phát huy tốt nhất kỹ năng

chuyên môn của các vị trí phụ trách tín dụng

 Quản lý rủi ro một cách hệ thống

trên quy mô toàn ngân hàng,

đảm bảo tính cạnh tranh lâu dài

 Thiết lập và duy trì môi trường

quản lý rủi ro đồng bộ, phù hợp

với quy trình quản lý gắn với

hoạt động của các bộ phận kinh

doanh nâng cao năng lực đo

lường giám sát rủi ro

 Xây dựng chính sách quản lý rủi

 Đội ngũ nhân sự phải có kiến thức nền tảng và biết cách áp dụng trong thực tiễn

Trang 10

Mô hình quản trị rủi ro tín dụng tập trung

2 Mô hình quản lý rủi ro tín dụng phân tán

Mô hình này không có sự tách biệt giữa 3 chức năng quản lý rủi ro, kinh doanh và tác nghiệp Trong đó, phòng tín dụng của ngân hàng chịu trách nhiệm hoàn toàn việc chuẩn bị cho một khoản vay

 Cơ cấu tổ chức đơn giản, gọn

 Quản lý hoạt động tín dụng đều theo phương thức từ xa dựa trên

số liệu báo cáo của chi nhánh hoặc quản lý gián tiếp thông qua chính sách tín dụng

Trang 11

A B THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ RỦI TẠI

NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT

NAM- BIDV

I Giới thiệu khái quát về ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam BIDV 

1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Thông tin chung:

 Tên ngân hàng: Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Đầu tư vàPhát triển Việt Nam

 Logo

 Chủ tịch: Phan Đức Tú

 Tổng giám đốc: Lê Ngọc Lâm

 Mã số thuế: 0100150619-058 Địa chỉ thông tin liên hệ

 Địa chỉ trụ sở chính: Tháp BIDV, số194 Trần Quang Khải,phường Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội

 Website: https://www.bidv.com.vn

 Điện thoại: 024 2221 2866Fax: 0650 3825 216 Swif: BIDVVNVX650 Lịch sử hình thành và phát triển

Trang 12

 Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt NamNgày 26/4/1957, Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam [ tiền thân của Ngân hàng TMCPĐầu tư và Phát triển Việt Nam-BIDV ] chính thức được thành lập BIDV tự hào làngân hàng có lịch sử lâu đời nhất trong hệ thống các tổ chức tín dụng Việt Namtrải qua 4 giai đoạn phát triển sau:

- Giai đoạn 1957 – 1981: Ngân hàng kiến thiết Việt Nam

- Giai đoạn 1981 – 1990: Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam

- Giai đoạn 1990 – 2012: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

- Giai đoạn 2012 – nay: Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam

II Phân tích thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Đầu tư

và Phát triển Việt Nam

Hiện nay, BIDV đã xây dựng được cách thức quản trị RRTD tương đối đầy đủ baogồm 4 nội dung là nhận diện, đo lường, quản lý và kiểm soát RRTD Tất cả các nộidung trên được áp dụng đồng bộ trên toàn bộ hệ thống tất cả các chi nhánh củaBIDV và được cụ thể hóa hướng dẫn bằng các văn bản về quy trình, quy định.Thực trạng quản trị RRTD tại từng nội dung được trình bày chi tiết như sau:

1.2 Nhận diện rủi ro tín dụng

Hiện nay, BIDV mới xây dựng được danh sách 38 dấu hiệu cảnh báo sớm vàkhông trả được nợ của của khách hàng tổ chức kinh tế Các dấu hiệu này bao gồmdấu hiệu về tài chính và phi tài chính và được quy định trong hướng dẫn triển khaiHTXHTDNB đó là các chi nhánh phải rà soát thông tin của khách hàng để nhập

định kỳ hàng tháng Việc nhập các dấu hiệu này sẽ làm thay đổi xếp hạng của

khách hàng, từ đó dẫn đến chính sách khách hàng áp dụng cũng sẽ thay đổi tươngứng, thông thường bao gồm yêu cầu về tăng tỷ lệ TSBĐ, tỷ lệ vốn chủ sở hữu thamgia trong phương án kinh doanh…

1.3 Đo lường rủi ro tín dụng

Năm 2016, BIDV đã triển khai HTXHTDNB mới cùng chương trình phân loại nợ

và trích lập DPRR, nhằm cung cấp các căn cứ để đưa ra quyết định tín dụng, áp

Trang 13

dụng chính sách của khách hàng và phân loại nợ và trích lập dự phòng theo quyđịnh của NHNN (chỉ áp dụng đối với xếp hạng cho khách hàng doanh nghiệp).Theo đó, hệ thống phân thành 2 nhóm khách hàng là doanh nghiệp và cá nhân,đồng thời xây dựng các chỉ tiêu phù hợp với đặc trưng của từng loại khách hàng đểchi nhánh nhập thông tin lên và phê duyệt Quy trình chấm điểm định hạng đối vớikhách hang được thực hiện và phê duyệt toàn bộ tại Chi nhánh, cụ thể Bộ phậnQLKH sẽ chịu trách nhiệm nhập các thông tin định kỳ về khách hàng (thông tin tàichính, phi tài chính, giải trình thông tin nhập), còn Bộ phận QLRR sẽ nhập thôngtin ngành và chịu trách nhiệm thực hiện rà soát độc lập các thông tin chấm điểmđịnh kỳ của khách hàng và đầu mối trình Hội đồng tín dụng cơ sở để phê duyệt.Việc áp dụng hệ thống xã hội tín dụng nội bộ trên giúp BIDV từng bước chuẩn hóaviệc đo lường và tính toán rủi ro theo phương pháp tiếp cận của Hiệp ước Basel II.1.4 Quản lý rủi ro

Chiến lược quản

trị rủi ro

Duy trì tăng trưởng quy mô gắn liền với chất lượng

Nâng cao năng lực QTRR, hoàn thiện hệ thống quản lý

Xây dựng và hoàn thiện công nghệ để đáp ứng những yêu

cầu

Gia tăng tính kỷ cương, kỷ luật điều hành, kiểm tra giám sát nội bộ

Phân loại nợ và thiết lập dự phòng rủi ro tự dộng

Quản lý hạn mức tín dụng theo từng doanh nghiệp

Cung cấp định kỳ những bản báo cáo rủi ro thị trường

Trang 14

Mô hình chiến lược quản trị rủi ro tín dụng

a Chính sách quản trị rủi ro tín dụng

Những năm qua, BIDV đã xây dựng hệ thống văn bản chính sách tín dụng khá

đồng bộ dựa trên sự nghiên cứu và đề xuất của các phòng, ban nghiệp vụ và sự

tham mưu của các đơn vị, chuyên gia tư vấn, được phê duyệt bởi Ban lãnh đạo và

HĐQT Chính sách tín dụng được ban hành đồng bộ, bao gồm Quy định cấp giới

hạn tín dụng; quy trình cấp tín dụng đối với khách hàng tổ chức và khách hàng cá

nhân; trình tự, thủ tục và thẩm quyền cơ cấu thời hạn trả nợ, gia hạn bảo lãnh; quy

định biện pháp bảo đảm tiền vay; quy định phân loại tài sản, … Bộ ngành nhà

nước có liên quan mỗi khi mới được ban hành hoặc văn bản chỉ đạo, cảnh báo

RRTD trong từng thời kỳ để chủ động và kịp thời định hướng hoạt động tín dụng

trong trường hợp thị trường biến động bất lợi hoặc chứa đựng nhiều rủi ro cần cảnh

phân loại nợ và thiết lập dự phòng rủi ro tự động quản lý hạn mức tín dụng theo từng doanh nghiệp cung cấp định kỳ nhưngc bản phân tích cảnh báo rủi ro thị trường

duy trì tăng trưởng quy mô gắn với chất lượng

nâng cao năng lực quản trị rủi ro, hoàn thiện hệ thống quản lý

xây dựng và hoàn thiện công nghệ

để đáp ứng những yêu cầu

gia tăng tính kỷ cương, kỷ luật điều hành, kiểm tra giám sát nội bộ đối với hoạt động tín dụng

Trang 15

báo Mỗi khi một văn bản hay quy định mới, hội sở chính đều khuyến khích cácChi nhánh tham gia ý kiến để hoàn thiện dự thảo Các ý kiến trên khi đăng tải trên

hệ thống sẽ được chuyển trực ƣ tiếp cho Ban giám đốc của Ban nghiệp vụ banhành tiếp thu, sàng lọc các ý kiến phù hợp để điều chỉnh Nhờ đó mà các văn bảnhay quy định nội bộ của BIDV không chỉ hỗ trợ cho các chi nhánh trong việc hiểu

và thực hiện đúng các quy định của cơ quan nhà nước mà còn có thể được điềuchỉnh linh hoạt để phù hợp với thực tế áp dụng tại các chi nhánh

b Quản lý danh mục cho vay

Dựa trên định hướng, chiến lược phát triển của BIDV đã được xây dựng cũng nhưchỉ đạo của ngân hàng Nhà nước, Hội đồng quản trị của BIDV sẽ họp hằng nămhoăc bất thường ví dụ như giới hạn tín dụng đối với một số ngành kinh tế chiếm tỷtrọng nợ lớn trong hệ thống hay tiềm ẩn nhiều rủi ro như nông lâm nghiệp, khaikhoáng, sản xuất phân phối điện, chứng khoán, bất động sản…hay tỷ lệ cho vaykhông có TSBĐ/Tổng nợ cho vay Hiện nay, BIDV đã hoàn thành xong các dự án

đo lường RRTD theo phương pháp IRB cho phép dựa trên các thông số được lấy từ

hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ áp dụng các kỹ thuật để xác định các cấu phầnrủi ro bao gồm PD, LGD, EAD

c Kiểm soát rủi ro tín dụng

Hiện tại, các hoạt động kiểm soát thường ít được đề cập nhất trong các tài liệuchính thức của BIDV Nếu xét theo góc độ quy mô thì cơ chế kiểm tra, giám sát cóthể chia thành 2 loại như sau: Thứ nhất đó là các chi nhánh tự xây dựng riêng cơchế kiểm soát nội bộ Thứ hai là Hội sở chính kiểm tra, giám sát đối với việc thựchiện của chi nhánh thông qua số liệu của chi nhánh báo cáo và kiểm tra hồ sơ thực

tế Tại góc độ kiểm soát RRTD tại từng Chi nhánh, các hoạt động thực tế đượcthực hiện bởi các cấp quản lý và cán bộ các chi nhánh, chủ yếu dựa trên kinhnghiệm thực tế khi mà hầu như rất ít có các hướng dẫn chi tiết quy định của BIDVtrong việc kiểm tra hồ sơ tín dụng của khách hang

Tại góc độ của Hội sở chính, BIDV thực hiện hai nhiệm vụ: một là xây

dựng hệ thống và quy trình xử lý nợ có vấn đề; hai là kiểm tra việc chấp hành cácquy định của chi nhánh để đảm bảo rằng sự tuân thủ của các chi nhánh với các

Trang 16

chính sách và quy định của Ngân hàng, một hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộtrực thuộc Tổng giám đốc được xây dựng có chức năng giám sát giúp nhận biết vàphòng tránh các rủi ro xuất hiện do vi phạm.

1.5 Mô hình quản trị rủi ro tín dụng

a Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận thực hiện quản trị rủi ro tíndụng

Tại Hội sở chính các bộ phận thực hiện quản trị RRTD bao gồm Ban

Quản lý tín dụng, Ban Quản lý RRTD và Ban Kiểm tra giám sát với chức năng vànhiệm vụ cụ thể như sau:

- Ban Quản lý tín dụng: đóng vai trò xây dựng, đề xuất và t vấn cho Banđiều hành và HĐQT về định h ớng tín dụng, đánh giá để tận dụng những cơ hộithuận lợi hoặc cảnh báo các rủi ro tiềm tàng có thể xảy ra

- Ban Quản lý RRTD: thực hiện tái thẩm định các khoản tín dụng với

thẩm quyền của Chi nhánh cũng như phối hợp với Ban Quản lý tín dụng

trong việc tư vấn, xây dựng và điều chỉnh các chính sách, quy định tín dụng tạiBIDV

- Ban Kiểm tra giám sát: cùng với sự hỗ trợ của Ban Quản lý tín dụng vàBan Quản lý RRTD đóng vai trò xây dựng hệ thống kiểm tra giám sát đối với cácchi nhánh trên toàn hệ thống Tại Chi nhánh các bộ phận thực hiện quản trị RRTDbao gồm Bộ phận QLKH, QLRR và QTTD với chức năng và nhiệm vụ cụ thể

Trang 17

Hình 2.4: Mô hình quản trị rủi ro tín dụng tại BIDV

Mô hình tổ chức quản lý tín dụng phân tán có u điểm là giúp cho Chi nhánh có thể linh hoạt và rút ngắn thời gian phê duyệt đối với các khoản vay nhỏ và thời gian cho vay ngắn Đối với các khoản vay có số tiền cho vay lớn và thời gian cho vay dài hơn sẽ cần có sự rà soát lại của Hội sở chính về RRTD của bản thân khoản vay nói riêng và ảnh h ởng của khoản vay đến tổng hạn mức tín dụng của từng ngành, từng nhóm khách hàng mà HĐQT đã phê duyệt đầu năm

2 Nhận xét và đánh giá tình hình về quản lý rủi ro tín dụng

Kiểm soát RRTD [ Ban QLTD + Ban QLRRTD + Ban kiểm tra

Trang 18

Điểm mạnh Điểm yếu

- Là ngân hàng có mạng lưới chi

nhánh lớn → thanh toán dễ dàng tiện

lợi, lãi suất thấp cùng nhiều ưu đãi

- Luôn đề ra phương hướng về chất

lượng tín dụng → nâng cao hiệu quả

hoạt động kinh doanh của ngân hàng

- Không ngừng đổi mới về mô hình

tổ chức pháp lí, quy chế về nghiệp

vụ → đáp ứng nhu cầu ngày càng

cao của xã hội

- Mạng lưới các chi nhánh, các

phòng giao dịch được mở rộng

→ tạo được nhiều tiện ích,thuận lợi,

giảm chi phí tài chính cũng như thời

gian cho khách hàng

- Quy trình cho vay đã từng bước

được cải thiện qua các năm, ngân

hàng đã thận trọng hơn trong việc

xem xét, thẩm định hồ sơ vay vốn,

xác định chính xác đối tượng vay và

thực hiện đúng các điều kiện vay

vốn → đảm bảo được yếu tố pháp lý

của các hồ sơ vay vốn, quy trình cho

vay tín dụng nằmtrong quy chế cho

vay chung của hệ thống

- Còn nhiều hạn chế trong việc đảm bảo chất lượng tín dụng trong hoạt động kinh doanh Sản phẩm vay chưa đa dạng, chưa phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng

- Công tác thẩm định, kiểm soát nợ

và phân tích nợ còn hạn chế → chất lượng tín dụng còn tiềm ẩn rủi ro

- Quy trình, thủ tục còn rườm rà, thời gian kiểm định dài, tồn đọng nhiều điều khoản hạn chế → chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trườngcho vay

- Tình trạng nợ quá hạn, trong đó nợxấu tại ngân hàng vẫn còn khá cao, ngân hàng vẫn chưa giảm bớt tỷ lệ

nợ xấu/ nợ quá hạn → ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh cũng như hiệu quả tín dụng

- Dư nợ cho vay của khách hàng cũng ngày càng tăng → tiềm ẩn nhiều rủi ro cho ngân hàng, tỷ lệ nợ xấu và nợ quá hạn cũng sẽ gia tăng

III.Giải pháp và đề xuất kiến nghị để hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng

3.1 Chuyển đổi mô hình tổ chức quản lý tín dụng hiện tại

Để nâng cao hiệu quả trong công tác quản trị rủi ro tín dụng tại BIDV thì giải pháp trọng tâm và cần thiết nhất phải thực hiện đó là chuyển đổi mô hình quản lý tín dụng phân tán sang mô hình quản lý tín dụng tập trung, đảm bảo sự độc lập giữa cấp tín dụng và quản trị khoản vay nhằm đáp ứng yêu cầu thực tế về quản trị rủi ro

Trang 19

và tiến tới chuẩn mực quốc tế Việc xây dựng mô hình này sẽ giúp cho BIDV có thể:

- Chuyên môn hóa khâu thẩm định, chuyên nghiệp hóa khâu bán hàng và tăng cường kiểm soát

- Tiết kiệm thời gian luân chuyển hồ sơ, tạo điều kiện để kiểm soát và đánh giá hiệu quả xử lý hồ sơ

- Phù hợp với nguồn lực hiện tại của BIDV, tạo tiền đề hướng tới tập trung hóa quản lý quan hệ khách hàng Doanh nghiệp lớn và Quản lý rủi ro (thành lập trung tâm thẩm định ở các khu vực)

- Hỗ trợ trong việc quản lý rủi ro danh mục

3.2 Phân tách bộ phận quản lý khách hàng thành các bộ phận nhỏ

Thực hiện công việc chuyên môn Ngân hàng hướng tới việc phân tách bộ phận quant lí khách hàng thành các bộ phận chuyên môn độc lập về chức năng như : Bộ phận quan hệ khách hàng (tiếp xúc khách hàng, đàm phán, tiếp thị ), bộ phận quản trị RRTD (phân tích, thẩm định, dự báo, đo lường, đánh giá lại theo định kỳ ) bộ phận quản lý nợ (xử lý chứng từ hồ sơ, theo dõi, giám sát khoản vay, thu

nợ, thu lãi), hay nói cách khác là thực hiện chuyên môn hóa việc cấp tín dụng đối với khách hàng, tách rời việc tiếp xúc, marketing khách hàng, thu thập thông tin khách hàng, …

3.3 Thành lập các Văn phòng kiểm tra, giám sát tại từng khu vực kinh doanh

Đề tuân thủ nghiêm ngặt các quy định trên bên cạnh ý thức và trách nhiệm của mỗicán bộ tín dụng thì cơ chế kiểm tra, giám sát của mỗi ngân hàng cần phải được xây dựng chặt chẽ nhưng cũng phải đảm bảo nguyên tắc quan trọng nhất là hỗ trợ, nângcao khả năng quản trị RRTD phù hợp của các Chi nhánh Vì vậy, việc thành lập các văn phòng kiểm tra, giám sát tại từng khu vực vừa đóng vai trò là người đảm bảo việc Chi nhánh tuân thủ các quy định của pháp luật nói chung và của BIDV nói riêng vừa hỗ trợ Chi nhánh trong việc xây dựng văn hóa kiểm soát RRTD với mức độ thường xuyên hơn và nội dung kiểm tra rộng hơn so với hiện tại

Ngày đăng: 16/03/2024, 00:49

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w